You are on page 1of 6

SANG THU

_ HỮU THỈNH_

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả:
- Quê hương: Vĩnh Phúc – thuộc đồng bằng Bắc Bộ
- Là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội ( KCCM)
- Phong cách thơ:
+ Thường viết về con người, cuộc sống ở nông thôn/ Mùa thu
+ Mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương, thanh bình đậm hồn quê Việt Nam/ Gửi gắm những
chiêm nghiệm, triết lí nhân sinh.
2. Tác phẩm
a. HCST: MÙA THU 1977- hai năm sau ngày đất nước được giải phóng, con người Việt Nam
được tận hưởng mùa thu hoà bình, khi đó tác giả tham gia trại viết văn quân đội.
b. Xuất xứ: In trong tập thơ “ Từ chiến hào đến thành phố” (1991)
c. Chủ đề: Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển của thiên nhiên đất trời lúc giao
mùa. Qua đó khéo léo thể hiện những suy ngẫm về cuộc sống, cuộc đời con ng.
d. Thể thơ: 5 chữ
e. PTBĐ: Biểu cảm, miêu tả
f. Nhan đề: Đây là một nhan đề độc đáo, sáng tạo mang dụng ý nghệ thuật của tác giả
- Đảo trật tự cú pháp ( động từ “ Sang” được đặt đầu câu) để nhấn mạnh thời điểm mà thơ lựa
chọn để miêu tả: khi thiên nhiên đang chuyển mình từ hạ sang thu.
 + Gợi khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu
+ Gợi khoảnh khắc “sang thu” trong cuộc đời con người, khi con người đã từng trải, vững
vàng hơn.
g. Bố cục
K1: Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những tín hiệu giao mùa trong không gian gần và hẹp
K2: Cảm nhận của nhà thơ trước những biến chuyển của đất trời khi sang thu trong không gian
dài, rộng và cao
K3: Những suy tư, chiêm nghiệm về đất trời tạo vật khi sang thu và về cuộc đời con người.
h. Mạch cảm xúc: Bài thơ là một bức thông điệp lúc giao mùa, khởi nguồn từ những xúc cảm
tinh tế trước đất trời thiên nhiên khi mùa hạ dần qua, mùa thu đang tới. Mạch cảm xúc đó xuyên
suốt với hai nội dung nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về cuộc đời con
người khi đã đứng tuổi.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Khổ 1: Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những tín hiệu giao mùa trong không gian
gần và hẹp
“ Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Sự chuyển mình của thiên nhiên lúc đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bằng nhiều yếu
tố, huy động mọi giác quan và mở rộng tâm hồn để đón những rung động tinh tế:
* Thiên nhiên được cảm nhận bằng khứu giác và xúc giác. (2 câu đầu)
- Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra dấu hiệu của mùa thu chính là “hương ổi” – hương thơm
gần gũi, quen thuộc, dân dã, đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ.
- “ Hương ổi” chín nồng nàn, thơm nức “phả” vào trong làn gió se se lạnh:
+ Động từ mạnh “Phả”: toả vào, trộn lẫn, hoà vào – gợi sự vận động mạnh và sắc thái đột ngột,
bất ngờ => gợi hương ổi đậm đà, nồng nàn thơm như sánh lại, quyện hoà, luồn vào trong cơn gió
để lan toả khắp không gian.
 Gợi hình dung cụ thể về hương ổi chín ngào ngạt đang ở độ đậm nhất và sựu vận động của
gió đưa hương
+ Gió se – Tín hiệu thứ hai : Cơn gió heo may se lạnh khiến người ta dễ chịu, khoan khoái, lâng
lâng => Nét đặc trưng của mùa đất Bắc
 Đây là những tín hiệu đầu tiên đánh thức tâm hồn của tác giả, mở ra bức tranh thiên nhiên
giao mùa ở những làng quê Bắc Bộ - những vườn cây sum suê trái ngọt và ngào ngạt hương
thơm
* Thiên nhiên được cảm nhận bằng thị giác
- Dưới con mắt của thi sĩ, sương đang “ chùng chình qua ngõ”, từ láy kết hợp với biện pháp nhân
hoá:
+ Từ láy “chùng chình”: cố ý chậm lại, bịn rịn, ngập ngừng, lưu luyến
+ Nhân hoá: Khiến làn sương như có bước đi, có tâm hồn, có cảm nhận riêng như nửa muốn ở,
nửa muốn đi, cố ý chậm lại vì còn vươn vấn điều gì
 Tín hiệu thứ ba để nhận ra khoảnh khắc giao mùa chính là màn sương đầu thu giăng mắc
nhẹ nhàng, chuyển động thong thả ở nơi đường thôn ngõ xóm.
- “ Ngõ”:
+ Cổng ngõ thực ở mỗi làng quê
+ Cửa ngõ thời gian giữa hai mùa “ hạ - thu”
=> Giao thoa, chiếc cầu nối.
* Thiên nhiên được cảm nhận bằng tâm hồn, xúc cảm của nhà thơ:
- “Bỗng nhận ra” – từ “bỗng” đặt ở đầu bài thơ như một phát hiện bất ngờ, ngạc nhiên, là cái giật
mình đột ngột của tác giả trước sự thay đổi của thời tiết, thiên nhiên.
- Thành phần biệt lập tình thái “Hình như” thể hiện cảm nhận còn mơ hồ, chưa rõ ràng, chưa
chắc chắn trước bước đi nhẹ nhàng, dịu êm của mùa thu => Sự bối rối, nhà thơ như thầm hỏi lại
chính mình.
 Tiểu kết:
Nghệ thuật Nội dung
- Phép liệt kê: hương ổi, gió se, sương thu – - Miêu tả tinh tế sự biến chuyển của đất trời,
đặc trưng báo hiệu thu về thiên nhiên cảnh vật trong khoảnh khắc giao
- Hình ảnh giản dị, gần gũi, chân thực, đậm mùa.
chất thôn quê. - Tâm hồn thi sĩ nhịp nhàng biến chuyển theo
- Cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan bước đi của thiên nhiên giao mùa để cảm
nhận.
- Xúc cảm: xao xuyến, say mê, bịn rịn, lưu
luyến.
 Yêu thiên nhiên và có tâm hồn nhạy cảm

2. Khổ 2: Cảm nhận của tác giả trước những biến chuyển của đất trời lúc sang thu trong
không gian dài rộng và cao
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
- Thiên nhiên lúc giao mùa được quan sát ở không gian rộng lớn hơn, hình ảnh cũng hữu hình cụ
thể hơn, mở ra khoảng không gian dài, rộng, cao.
- Bằng nghệ thuật nhân hoá, tác giả đã lựa chọn và miêu tả sự biến chuyển rõ nét của thiên nhiên
lúc giao mùa:
+ Hình ảnh “Sông được lúc dềnh dàng”:
 Miêu tả dòng sông êm đềm, nhẹ nhàng, lững lờ trôi. Không còn cái cuồn cuộn, dữ dội,
gấp gáp như những ngày mưa lũ mà hạ.  Bức tranh dịu êm, bình yên của một không
gian rộng lớn.
 Từ láy gợi hình “dềnh dàng” gợi tả sự chậm rãi, thanh thản, con sông như đang chậm lại
để nghĩ ngợi, suy tư về cuộc đời. ( Liên hệ với cuộc đời tác giả và HCST của bài thơ -
1977, sự dềnh dàng của con sông cũng chính là nhịp sống đã thong thả, chậm rãi hơn của
những người lính sau khi bước ra khỏi cuộc chiến)
+ Hình ảnh “Chim bắt đầu vội vã”
 Từ láy “ vội vã” : Diễn tả trạng thái hối hả, khẩn trương, vội vàng của những đàn chim
đang chuẩn bị bay về phương Nam tránh rét.
 Hình ảnh gợi nhịp sống mới cần sự khẩn trương, chủ động của con người khi đất nước
khép lại chiến tranh và bước vào thời kì xây dựng XHCN.
- Nghệ thuật tương phản: "Dềnh dàng” của dòng sông >< “Vội vã” của đàn chim
=> Hai câu thơ đối nhau nhịp nhàng, cân xứng: Diễn tả sự vận động trái chiều của cảnh vật trong
cùng thời điểm là khoảnh khắc hạ sắp đi và thu đang đến. Đây là bức tranh thiên nhiên phong
phú, đa dạng, sinh động bởi có cả nét vội vã, hối hả lại có cả nét dịu dàng, êm đềm.
 Tô đậm sự chuyển mình sang thu của vạn vật.
- Cảm nhận tinh tế của tác giả Hữu Thỉnh được minh chứng qua việc sử dụng 2 từ “ bắt đầu” và
“được lúc” bởi tất cả những dấu hiệu và biến chuyển của cảnh vật đang ở thời điểm giao mùa,
mới chớm và chỉ là khoảnh khắc bắt đầu sang thu ( không phải là “đang” ) => Tâm hồn nhạy
cảm, tinh tế và dành trọn cho thiên nhiên.
+ Hình ảnh đám mây “ Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu” là sản phẩm của trí tưởng
tượng phong phú và ngòi bút đậm chất tạo hình của tác giả:
 Biện pháp nhân hoá: Gợi ra làn mây mùa hạ mỏng manh như một dải lụa mềm mại trên
bầu trời
 Động từ “vắt” ( vắt nửa mình) gợi liên tưởng đám mây như nhịp cầu duyên dáng, nối hai
bờ không gian hạ và thu
 Đám mây vẫn còn vương sắc hạ nhưng một nửa đã mang sắc thu, đám mây ngập
ngừng bước đến mùa thu nhưng vẫn bịn rịn với mùa hạ.
 Đây là hình ảnh duyên dáng, gợi cảm được tạo ra bởi liên tưởng thú vị của nhà thơ.
- Cảm xúc của nhà thơ: Tinh tế, say xưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên trong khoảnh khắc
giao mùa.
 Tiểu kết:
Nghệ thuật Nội dung
- Lựa chọn những hình ảnh quen thuộc, gần - Thiên nhiên lúc giao mùa mang những sắc
gũi với nông thôn Bắc Bộ. thái khác nhau => Bức tranh khoáng đạt, đậm
- Giọng điệu thơ nhẹ nhàng, say xưa. chất thu sang.
- Ngôn ngữ giàu chất tại hình, liên tưởng sáng - Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và yêu thiên
tạo thú vị nhiên.

Khổ 3: Những suy tư, chiêm nghiệm của tác giả trước tạo vật lúc sang thu và về cuộc đời
con người.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
- Các từ chỉ mức độ “ vẫn còn”, “ vơi dần”, “ cũng bớt” cho ta thấy thu đã sang và hạ đạ nhạt
dần, những sự vật trở nên rõ nét hơn: vẫn là “nắng, mưa, sấm” của mùa hạ nhưng mức độ đã
khác, đã chừng mực hơn để chuyển sang những nét đặc trưng của mùa thu:
+ Những tia nắng cuối hạ vẫn còn nhưng đã bớt gay gắt, chói chang bởi những cơn gió se lạnh
đang đến.
+ Những cơn mừa rào ào ạt, bất chợt cũng đã ít dần
+ Tiếng sấm không còn rền vang, dữ dội đủ để làm giật mình những hàng cây cổ thụ.
 Bước đi của thời gian tạo ra sự biến chuyển của cảnh vật trong không gian.
- Đảo ngữ => Nhấn mạnh sự biến chuyển tinh tế của thời tiết, thiên nhiên từ hạ sang thu rất nhẹ
nhàng, êm diu, không gây cảm giác đột ngột, khó chịu mà chỉ tâm hồn nhạy cảm của Hữu Thỉnh
mới nắm bắt được.
- Bằng nghệ thuật ẩn dụ và nhân hoá, hai câu thơ cuối không chỉ miêu tả bước chuyển mình của
đất trời mà còn mang ý nghĩa sâu sắc:
+ Tả thực: Khi thu sang, nắng đã dịu và sấm đã ngớt, hàng cây không còn bị lay động bất ngờ,
không còn giật mình và nghiêng ngả vì tiếng sấm.
+ Nghĩa ẩn dụ:
 Sấm: ẩn dụ cho những vang động bất thường của cuộc đời, những biến cố, thử thách mà
cuộc đời mang đến.
 Hàng cây đứng tuổi ( nhân hoá): ẩn dụ cho những con người từng trải, đã thăng qua
những sóng gió, chìm nổi của cuộc đời.
 Ý nghĩa, suy ngẫm về cuộc đời: Khi con người ta từng trải, tích luỹ đủ kinh nghiệm
thì sẽ vững vàng, bản lĩnh hơn trước những tác động, biến cố bất ngờ của cuộc đời.
 Câu thơ gửi gắm những chiêm nghiệm, bài học cuộc sống được rút ra từ chính trải
nghiệm của nhà thơ.
 Chứng kiến sự chuyển mình của thiên nhiên vạn vật khi sang thu đã khiến tác giả
bâng khuâng, xao xuyến và có những suy nghĩ sâu sắc, kín đáo về đời người: con người
sẽ chín chắn, điềm tĩnh, sâu lắng hơn, không còn bồng bột, sôi nổi như thời tuổi trẻ đi qua
( Sấm: gian nan nguy hiểm trong 2 cuộc kháng chiến/ Hàng cây đứng tuổi tượng trưng
cho dân tộc Việt Nam luôn vững vàng vượt qua mọi bão táp mưa sa, không một thế lực
nào có thể ngăn nổi)
 Bài thơ không chỉ là câu chuyện giao mùa của thiên nhiên mà còn là chuyện gửi gắm
triết lí về con ngừoi, đất nước.

You might also like