You are on page 1of 3

ĐÁP ÁN: SANG THU

Phần I:
Câu 1: Bài thơ: Sang thu – Hữu Thỉnh Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se
- Nội dung: Tín hiệu báo thu về trong không gian gần và hẹp
Câu 2. Từ hương ổi chín
Câu 3. - HCST: Thu 1977 một trong những mùa thu đầu tiên khi đất nước vừa giải phóng. Tác giả
đang tham gia trại sáng tác văn quân đội và cũng là lúc ông 35 tuổi bắt đầu bước vào tuổi sang thu
của cuộc đời.
- Thời điểm sáng tác có ý nghĩa giúp tác giả dễ dàng bày tỏ suy ngẫm và chiêm nghiệm của
mình về con người, cuộc đời và đất nước, dân tộc khi bước vào thu
- Mạch cảm xúc: Bắt đầu bằng cảm xúc bất ngờ, ngỡ ngàng khi cảm nhận thấy tín hiệu của
mùa thu qua hương thơm của mùi ổi chín – hương thơm quen thuộc, dân dã, mộc mạc của mùa thu
nơi làng quê. Tín hiệu mơ hồ, mong manh, chưa rõ ràng. Dần dần hữu hình và rõ nét. Cảm xúc của
con người từ ngỡ ngàng, bâng khuâng, xao xuyến đến say sưa, ngây ngất và suy ngẫm, chiêm
nghiệm
Câu 4. Từ “phả” và từ “tỏa” đều là hai từ đồng nghĩa nhưng có sắc thái biểu cảm khác nhau:
+ Từ “tỏa”: hương thơm từ một điểm tỏa ra, lan truyền ra xung quanh -> biểu cảm ít hơn
+ Từ “phả”: Gợi mùi hương ổi đang ở vào độ nồng nàn nhất. Hương thơm như sánh lại, như
luồn vào trong gió -> Biểu cảm của từ “phả” mạnh hơn từ “tỏa”
=> Không thể thay thế được từ “tỏa” cho từ “phả” vì nó làm mất đi cái hay, cái đẹp của ý thơ
Câu 5.
-Thành phần tình thái: Hình như
- Diễn tả cảm xúc: mơ hồ, mong manh, chưa rõ ràng. Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến về một
mùa thu đã về chưa thật rõ ràng, cụ thể
- Không thể thay đổi bằng từ khác vì: nó làm mất đi sự mơ hồ, mong manh, chưa rõ ràng khi mùa
thu đang về trong không gian gần và hẹp
Câu 6. Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ vừa chép.
Nhân hóa: qua từ láy «chùng chình»
-> Sương như đang cố ý chậm lại, thong thả, vương vít
-> Hạt sương như có tâm hồn, có cảm nhận riêng cũng nhẹ nhàng, thong thả, cố ý chậm lại
khi bước chân qua ngưỡng của mùa thu
Câu 8: Từ “ngõ”
- Nghĩa thực: Con ngõ nhỏ của làng quê
- Nghĩa ẩn dụ: Con ngõ thông giữa hai mùa thu hạ
 Con ngõ như nhịp cầu nối thời gian giữa hai mùa thu hạ
Phần II:
Câu 1. -Thể thơ: 5 chữ
-Các bài thơ khác: + Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải/ Ánh trăng – Nguyễn Duy
Câu 2.
- Dềnh dàng: chậm chạp, thong thả
- Hiểu theo nghĩa bóng: +Khiến cho dòng sông hiện lên hiền hòa, thảnh thơi, chậm chạm, thong thả,
lững lờ khi bước chân vào ngưỡng cửa của mùa thu
+ Nhà thơ cũng gửi gắm trong đó một nỗi buồn sâu lắng
- Cấu tạo loại: từ láy – Nghĩa ( như trên)
- Cách dùng tương tự: Sương chùng chình qua ngõ
Câu 3.
- Dềnh dàng: chậm chạp, thong thả. Khiến cho dòng sông hiện lên hiền hòa, thanh thơi, chậm
chạm, thong thả, lững lờ khi bước chân vào ngưỡng cửa của mùa thu
+ Nhà thơ cũng gửi gắm trong đó một nỗi buồn sâu lắng
- Bắt đầu vội vã: gợi hình ảnh những cánh chim gấp gáp, hối hả bay về phương Nam tránh rét
-> Nhà thơ đã khéo léo sử dụng hai từ láy để diễn tả hai trạng thái ngược chiều, đối lập nhau của
sự vật trong cùng một thời điểm. Giúp ta thấy được bước chân của mùa thu không bảng lảng, mơ
hồ, mong manh, chưa rõ ràng mà đã rõ nét, sinh động cụ thể hữu hình hơn
Câu 4. Khổ 1 - Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có hình ảnh dòng sông và cánh chim
Câu 5: - Nhan đề sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Đảo động từ “sang” lên trước danh từ “thu”
-> Nhấn mạnh sự vận động, chuyển biến của đất trời cũng như sự vận động của cảm xúc con
người trong khoảnh khắc giao mùa cuối hạ sang đầu thu
- Lặng lẽ SaPa – Ng Thành Long
Câu 6. Đó là một ý kiến hoàn toàn chính xác
Nghệ thuật nhân hóa + ẩn dụ
+ Đám mây mềm mại, duyên dáng như một dải lụa biết vắt nửa mình từ cuối hạ sang đầu thu
+ Đám mây như một nhịp cầu duyên dáng nối hai bờ Thu – Hạ
+ Nhà thơ đã biến đám mây từ vô hình trở nên hữu hình qua động từ «vắt»
-> Ranh giới giữa hai mùa thu hạ trở nên cụ thể, rõ nét hơn
-> Hữu Thỉnh là một con người có tâm hồn yêu thiên nhiên, có sự cảm nhận tinh tế
Câu 7: Từ “vắt”: là một động từ đắt giá trong đoạn thơ. Nó như một nhịp cầu duyên dáng, vô hình
nối giữa hai mùa thu hạ.....
Câu 9: Bài thơ: Ánh trăng – Ng Duy
Phần III:
Câu 1. Hai hình ảnh thơ này mang hai lớp nghĩa: Thực và nghĩa ẩn dụ
- Nghĩa thực:
+ Sấm: hiện tượng của thiên nhiên, sang thu sấm ít dần thưa dần, bớt bất ngờ hơn
+ Hàng cây đứng tuổi: hàng cây lâu năm đã bao mùa thay lá
- Nghĩa ẩn dụ:
+ Sấm: biểu tượng cho giông tố, những bất thường của ngoại cảnh
+ Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những người từng trải, những con người trung niên, bắt đầu
bước tuổi sang thu của cuộc đời, chỉ đất nước trải qua nhiều thăng trầm
-> Sau những bão táp của cuộc đời, những con người đứng tuổi đã quen với những vang động
bất thường của cuộc sống, họ trở nên sâu sắc hơn, chín chắn hơn, vững vàng hơn
-> Sau chiến tranh, khói lửa, trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì đất nước ta vẫn kiên
cường, không có thế lực nào có thể làm chúng ta run sợ, lay động và chùn bước.
Câu 2: “còn”: Phó từ chỉ mức độ; vơi, bớt: tính từ chỉ mức độ
-Tác dụng: +Thể hiện rõ nét sự thay đổi của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa cuối hạ, đầu
thu
+ Nét đặc trưng của mùa hạ vẫn còn hiện hữu trong không gian nhưng đã ít đi, nhạt dần
nhường chỗ cho những tín hiệu thu sang ( Hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn...)
Câu 3. – Khởi ngữ
- Câu ghép
- Những suy ngẫm, triết lý sâu sắc về mùa thu đời người
- Hai câu cuối bài thơ
- Phân tích ở câu 1
Câu 5. -Ánh trăng – Nguyễn Duy
- Khổ thơ: Trăng cứ tròn vành vạnh
……..
đủ cho ta giật mình.
Câu 6.-Đây là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ
-Bài thơ này là cảm xúc của nhà thơ Hữu Thỉnh trước những biến chuyển của thiên nhiên,
đất trời, của con người, đất nước, dân tộc khi vào thu. Vì vậy, nhà thơ chỉ để duy nhất cả bài có một
dấu chấm cuối cùng khiến mạch cảm xúc được liền mạch, nối dài, liên tiếp: Trước hết là cảm xúc
ngỡ ngàng, nhạc nhiên, bâng khuâng, xao xuyến đến say sưa, ngây ngất, rồi lắng đọng ở suy ngẫm
và triết lí của nhà thơ.
-Bài thơ: Ánh trăng – Nguyễn Duy

You might also like