You are on page 1of 7

Đề cương ktra cuối kì I Văn

PHẦN VĂN BẢN


I Cảnh khuya
1 Tác giả: Hồ Chí Minh
2 Tác phẩm:
-Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ đc sáng tác năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc, trong thời kì
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
-Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt
-Phương thức biểu đạt: Biểu cảm +miêu tả
-Nội dung:
+ Tâm hồn yêu thiên nhiên của HCM
+ Tấm lòng yêu nước, thương dân, lo lắng cho vận mệnh dân tộc
-Nghệ thuật:
+ Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc
+ Kết hợp chất cổ điển và hiện đại
+ Ngôn từ giàu sức gợi tả, biểu cảm
+ Các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ

II. Tiếng gà trưa


1.Tác giả: Xuân Quỳnh
2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Bài thơ “Tiếng gà trưa” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ, in lần đầu trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968)
- Thể thơ: 5 chữ
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ 5 chữ có sáng tạo về câu chữ
+ Lời xưng hô “cháu-bà” như lời trò chuyện của cháu với bà, tạo giọng điệu tâm
tình, thủ thỉ khiến ta có cảm giác như đứa cháu bé thơ đang nói với người bà trước
mặt.
+ Hình ảnh thơ sinh động, tự nhiên, gợi cảm
+ Lời thơ giản dị, mộc mạc, giàu chất biểu cảm.
- Nội dung:
+ Tiếng gà trưa gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu
+ Tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.
III. “Một thứ quà của lúa non: Cốm”
1. Tác giả: Thạch Lam
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: “Một thứ quà của lúa non: Cốm” rút từ tập “Hà Nội băm sáu phố
phường” (1943)
- Thể loại: Tùy bút
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm
- Nội dung:
+ Cốm là một thứ quà đặc sắc được kết tinh từ nhiều vẻ đẹp: vẻ đẹp của hương vị
và màu sắc đồng quê, vẻ đẹp của người chế biến, của tục lệ nhân duyên, của cách
mua và cách thưởng thức
+ Tình cảm của tác giả: trân trọng, nâng niu, giữ gìn 1 thức quà đặc sắc của dân
tộc.
- Nghệ thuật:
+ Cảm xúc tinh tế, nhẹ nhàng
+ Kết hợp biểu cảm, miêu tả, bình luận
+ Ngôn ngữ trong sáng, chọn lọc, đặc sắc
PHẦN TIẾNG VIỆT
1.Thành ngữ:
- Khái niệm thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo ổn định, biểu thị một ý nghĩa hoàn
chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo
nên nó nhưng thường thông qua 1 số phép chuyển nghĩa: ẩn dụ, so sánh…
- Cách sử dụng thành ngữ:
+ Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ cho cụm danh từ, cụm động từ…
+ Thành ngữ được sử dụng trong câu văn, lời nói khiến câu văn có tính hình tượng,
biểu cảm cao, cô đọng, súc tích.
- Sưu tầm 20 thành ngữ và giải thích nghĩa:
+ Bảy nổi ba chìm + Dục tốc bất đạt
+ Một nắng hai sương + Đoán già, đoán non
+ No cơm ấm áo + Bài binh bố trận:
+ Cố sống cố chết + Đồng tâm hiệp lực
+ Cốc mò, cò xơi +…
+ Cổ cày vai bừa
+ Ngày lành tháng tốt
+ Sinh cơ lập nghiệp
+ Mẹ tròn con vuông
+ Dựng vợ gả chồng
2. Điệp ngữ
- Khái niệm: Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng cách lặp lại từ ngữ hoặc cả câu
để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ
ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Các dạng điệp ngữ
+ Điệp cách quãng
+ Đệp nối tiếp
+ Điệp chuyển tiếp (điệp vòng)
- Lấy ví dụ về điệp ngữ và nêu tác dụng trong các văn bản đã học
+ Điệp từ “Vì” ở khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”
Td:
+ Điệp ngữ “ chưa ngủ”/ “lồng”.
Td:
PHẦN TẬP LÀM VĂN
Đề 1: Biểu cảm về 1 mùa em yêu thích (Mùa xuân)
Hướng dẫn lập dàn ý
I. Mở bài
Giới thiệu mùa xuân và ấn tượng, cảm xúc chung về mùa xuân
II. Thân bài
1. Cảm xúc về đặc điểm của mùa xuân
- Đặc điểm của thiên nhiên, đất trời: Tiết trời ấm áp, mưa phùn lất phất, cây cối
đâm chồi nảy lộc
- Đặc điểm trong đời sống con người:
+ Mùa xuân có nhiều lễ hội truyền thống
+ Mùa xuân có Tết Nguyên đán, ai đi đâu xa cũng trở về nhà đoàn tụ đón tết,
không khí gia đình ấm cúng, đoàn viên
2. Cảm xúc, suy nghĩ về ý nghĩa của mùa xuân:
- Mùa xuân đem đến cho muôn loài sức sống mới. Thiên nhiên như bừng tỉnh sau
giấc ngủ đông (cây cối đâm chồi nảy lộc, chim hót ríu rút, ong bướm hút mật
hoa…)
- Mùa xuân đem lại cho mỗi người một tuổi trong đời. Đối với thiếu nhi, mùa
xuân là mùa đánh dấu sự trưởng thành. Đối với người già, mùa xuân đánh dấu sự
trường thọ.
- Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm mới, mở đầu cho một kế hoạch, một dự
định.
+ Con người như trẻ trung ra, tràn trề nhựa sống, thêm yêu đời, yêu mọi người,
yêu cuộc sống
+ Mùa xuân tô đẹp thêm cảnh sắc đất nước, làm cho con người yêu hơn quê
hương đất nước mình.
III. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của em với mùa xuân, mong ước về mùa xuân

Đề 2. Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya”


Hướng dẫn lập dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu t
ác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Cảnh khuya”
- Nêu cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ
II. Thân bài:
Nêu cảm xúc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ (khai thác những vẻ đẹp về bài
thơ để trạm khắc ấn tượng với người đọc người nghe)
1. Cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng (hai câu
thơ đầu)
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Bức tranh thiên nhiên cảnh rừng Việt Bắc được đặc tả bởi âm thanh của tiếng
suối và bóng trăng lồng vào bóng cây cổ thụ
+ Nghệ thuật so sánh đã đem đến những cảm nhận về âm thanh tiếng suối thật mới
mẻ “tiếng suối trong” như “tiếng hát xa”. Cách so sánh này đã khiến âm thanh
tiếng suối giữa rừng sâu lạnh lẽo trở nên gần gũi, ấm áp, thân thuộc với con người.
Bút pháp nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”, chỉ âm thanh rất nhỏ của tiếng suối từ xa
vọng lại đã giúp người đọc cảm nhận được không gian vô cùng yên tĩnh của cảnh
rừng khuya.
(Mở rộng: Liên hệ so sánh với câu thơ của Nguyễn Trãi cũng tả âm thanh của tiếng
suối:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
Nguyễn Trãi gợi tả âm thanh tiếng suối êm ái, du dương như một bản đàn.)
+ Đặc tả về đường nét của bức tranh: điệp từ “lồng” (2 lần) phác họa đường nét,
hình khối của bức tranh. Hình ảnh trăng,cây cổ thụ, hoa quấn quýt, giao hòa, sinh
động tạo nên một thế giới lung linh huyền ảo.
(Mở rộng: Liên hệ hình ảnh trăng, cây cổ thụ, hoa, suối là những chất liệu thường
thấy trong thơ ca cổ nhưng ở đây ta lại thấy xuất hiện trong một bài thơ hiện đại.)
→ Hai câu thơ đầu, nhà thơ đã vẽ nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cảnh rừng
Việt Bắc vào đêm trăng rất thơ mộng, huyền ảo, vừa mang nét vẽ cổ điển vừa có
nét vẽ hiện đại.
2. Cảm nhận về vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh (2 câu thơ sau)
Cảnh khuya như vẽ/ người chưa ngủ
Chưa ngủ/ vì lo nỗi nước nhà
- Câu thơ thứ 3 ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế đối nhau. Một vế khẳng định, nhấn
mạnh cảnh đẹp của núi rừng Việt Bắc đêm trăng đẹp như một bức họa. Trên nền
bức họa ấy là con người trở thành trung tâm của bức tranh với trạng thái thao thức
chưa ngủ (vế thứ hai). Phải chăng, “người chưa ngủ” là vì mải ngắm cảnh trăng
đẹp?
- Câu thơ thứ tư lí giải cội nguồn của trạng thái “người chưa ngủ”. Lí do người
chưa ngủ ở đây là “lo nỗi nước nhà”. Nghệ thuật điệp vòng tròn: “chưa ngủ” cuối
câu 3 lại được điệp lại ở đầu câu 4 càng góp phần khẳng định điều đó.
→ Nếu như ở hai câu thơ đầu ta cảm nhận được ở Bác là một tâm hồn rất đỗi yêu
thiên nhiên thì ở hai câu thơ sau ta cảm nhận được ở Người vẻ đẹp của một tâm
hồn lo nước, thương dân; một phong thái ung dung tự tại, cho dù trong bất cứ hoàn
cảnh khó khăn nào Bác vẫn sáng ngời một phong thái lạc quan. Đây chính là phẩm
chất của người chiến sĩ luôn hòa quyện với phẩm chất thi sĩ. Vì thế ta càng thêm
yêu quý, biết ơn, tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học
- Biết trân trọng, yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên
- Biết vượt lên trên hoàn cảnh, giữ vững tinh thần lạc quan.
III. Kết bài
Khẳng định tình cảm với bài thơ, với nhà thơ hoặc khái quát giá trị, sức sống của
bài thơ.

You might also like