You are on page 1of 4

II.

LÀM VĂN

CÂU 1:

Hình - Đúng kiểu bài: Nghị luận.


thức - Bố cục rõ ràng,đủ 3 phần, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, viết câu chuẩn
ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả…
- Bộc lộ rõ quan điểm cá nhân, văn viết giàu cảm xúc, chân thành, sâu sắc;
có sự sáng tạo trong cách viết, cách trình bày luận điểm…
- Chữ viết sạch, đẹp, rõ ràng; câu và chữ đúng văn phạm.
A. Mở bài:
Nội - Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Ngắm trăng.
dung - Vấn đề nghị luận: Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, tự tại và
tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác
- Trích thơ
B. Thân bài:
1. Khái quát:
- Hoàn cảnh sáng tác
2. Cảm nhận chi tiết:
2.1. Luận điểm 1: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác.
- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác:
+ Thời gian: nửa đêm
+ Không gian: trong tù, nơi chỉ có 4 bức tường tối tăm và xiềng xich.
+ Điều kiện: “vô tửu diệc vô hoa” (không rượu cũng không hoa)
⇒ Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ nhưng dường như Bác đã
quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà thoải mái đứng
ngắm trăng, làm thơ.
2.2. Luận điểm 2: Tình yêu thiên nhiên đến say mê; phong thái ung
dung, tự tại; tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác.
* Tình yêu thiên nhiên đến say mê của Bác được thể hiện qua:
- Tâm trạng xốn xang, bối rối của Bác trước cảnh trăng đẹp.
+ Câu thơ thứ 2 là một câu hỏi tu từ, thể hiện tâm trạng bối rối, xao
xuyến trước cảnh đẹp ngoài song sắt.
+ Trước cảnh trăng đẹp như vậy nhưng Bác lại không có rượu để đáp lại
tình tứ của ánh trăng, điều này lại càng làm thi nhân bối rối hơn.
- Cuộc ngắm trăng – cuộc vượt ngục tinh thần của Bác:
+ Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên
nhiên, của ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác
chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng
lớn.
+ Hai câu thơ 3, 4 đối nhau: Mỗi câu thơ chia làm 3, 1 bên là “nhân” (chỉ
thi nhân), 1 bên là “nguyệt” (trăng), và ở giữa là song sắt nhà tù. Cấu trúc
đối này đã vẽ ra hoàn cảnh thực tại (song sắt nhà tù chia rẽ người và
trăng), nhưng chính từ đó, người đọc lại thấy nổi bật lên đó là sự giao
thoa, sự hòa quyện giữa thi nhân với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi
hoàn cảnh.
+ Điệp ngữ “khán” lặp lại hai lần trong bài, đặc biệt ở bản dịch thơ
chuyển thành từ “ngắm” đã thể hiện trọn vẹn tình yêu, sự say mê trăng
của Bác.
=> Qua đó thể hiện tình bạn tri âm tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với
trăng.
* Phong thái ung dung, tự tại; tinh thần lạc quan, yêu đời; ý chí, nghị
lực kiên cường của người chiến sĩ cách mạng:
+ Trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực
phi thường, phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất. Bác
vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm
kẹp bởi xiềng bởi xích.
+ Hình ảnh Bác hướng về ánh trăng qua song sắt nhà tù đã cho thấy dù
trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn đau đáu hướng về bầu trời tự
do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Ánh trăng ấy hay chính là ánh
sáng hi vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một lòng muốn
giải phóng dân tộc.
c. Đánh giá:
*Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, ngắn gọn mà hàm súc.
- Nghệ thuật đối, nhân hóa trăng như người bạn tri âm tri kỉ.
* Nội dung
Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung
của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù tăm tối.
* Liên hệ, đánh giá: Liên hệ đến các bài thơ “Tức cảnh Pác Pó”, “Đi
đường” để thấy được dù trong hoàn cảnh nào, những phẩm chất của Bác
vẫn luôn sáng ngời.
3. Kết bài:
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ.
- Liên hệ bản thân

CÂU 2:

Yêu câu cần đạt


Hình - Đúng kiểu bài: Nghị luận.
thức - Bố cục rõ ràng,đủ 3 phần, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, viết câu
chuẩn ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả…
- Bộc lộ rõ quan điểm cá nhân, văn viết giàu cảm xúc, chân thành, sâu
sắc; có sự sáng tạo trong cách viết, cách trình bày luận điểm…
- Chữ viết sạch, đẹp, rõ ràng; câu và chữ đúng văn phạm.
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú.
- Vấn đề nghị luận: Bức tranh mùa hè tươi đẹp
- Trích thơ
2. Thân bài:
a, Khái quát:
- Hoàn cảnh sáng tác: 07/1939 tại nhµ lao Thõa Phñ
Nội - Mạch cảm xúc:
dung - Vị trí khổ thơ
b. Cảm nhận: Bức tranh mùa hè tươi đẹp.
- Âm thanh:
+ Tiếng chim tu hú kêu: Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, tiếng
chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong
đất trời và cả trong lòng người.

+ Tiếng ve ngân : Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp với âm
thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè.

+ Tiếng diều sáo vi vu trên trời: Hình ảnh diều sáo lộn nhào giữa
không trung thể hiện cho khát vọng bay bổng, tự do, khao khát hòa
nhập và tung hoành cùng thiên nhiên đất trời của tác giả.
-> Âm thanh báo hiệu hè sang, như một bản nhạc sôi động đầu mùa.
- Màu sắc:
+ Màu vàng của lúa chín, của bắp ngô
+ Màu vàng hồng của nắng mới
+ Màu xanh thẳm của bầu trời
-> Gam màu tươi sáng, màu của sức sống, đó còn là những màu tượng
trưng cho sự tự do.
=> Cả âm thanh và hương vị đều gợi lên khung cảnh của làng quê
nông thôn Việt Nam khi vào hè.
- Hình ảnh: cánh đồng lúa chín, trái cây bắt đầu chín -> báo hiệu mùa
hè, bước chuyển mình của thời gian từ xuân qua hạ.
- Đường nét: diều sáo “lộn nhào” giữa nền trời xanh thẳm -> cảnh vật,
đường nét có đôi có cặp, thể hiện sức sống.
-> Báo hiệu mùa hè đến, thời điểm vụ mùa lúa chiêm chín vàng trên
cánh đồng, trong vườn cây hoa trái đang chín ngọt thơm hương.
=> Bức tranh mùa hè tươi mới, sinh động, tràn đầy sức sống qua con
mắt của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời. Phải vô cùng tinh tế mới có
thể cảm nhận được từng bước chuyển của không gian và thời gian như
vậy!
c. Đánh giá:
- Thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên. Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị
mà giàu sức gợi. Giọng điệu thơ tự nhiên, dạt dào cảm xúc.
- Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã
làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng
quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã
phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.
3. Kết bài:
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ
- Liên hệ bản thân

You might also like