You are on page 1of 5

Trăng – người bạn tâm tình, trăng – nguồn cảm hứng dạt dào bất tận của thi

sĩ muôn đời và
trong thơ văn đông tây kim cổ, đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không
bao giờ phai mờ trong trái tim người đọc mà “Ngắm trăng” của Hồ Chí Ming cũng vậy, thông
qua hai câu thơ đầu người đọc đã thấy được hoàn cảnh ngắm trăng và nỗi lòng của Bác. Tác giả
viết:

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”

(Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ).

So sánh giữa bản dịch thơ của Nam Trân - một dịch giả thơ cổ uy tín bám sát với bản gốc của
Bác thì có thể nhận thấy đây là một bản dịch hay nhưng vẫn có
chút //////////////////////////////////////////////////////gì đó chưa phản ánh được hết ý nghĩa của bài thơ. Tuy
nhiên ta có thể hiểu được, bởi vấn đề dịch thơ Hán xưa nay chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là
với các thể thơ cổ, chữ ít nhưng ý nhiều, mà đối với thơ Bác lại có một ý vị khác, càng thêm
phần khó. Đầu tiên qua câu thơ thứ nhất, người đọc đã thấy được hoàn cảnh ngắm trăng của Bác.
Trong câu thơ đầu tiên “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa”, dịch thơ “Trong tù không rượu cũng
không hoa”, đây là một câu dịch hoàn toàn sát nghĩa, bộc lộ hoàn cảnh hiện tại của thi nhân. Với
lẽ thông thường, ngắm trăng là một thú vui tao nhã của các bậc cao nhân mặc khách trong cả
“cầm, kỳ, thư, hoạ, thi, tửu, hoa, trà”. Nếu ngắm trăng, mà lại có thêm cả chén rượu ngon, cùng
với thức hoa thơm hiếm có, thì quả thực không còn cái thú nào trên đời thanh nhã được hơn thế
nữa. Tuy nhiên đối với Hồ Chí Minh, Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt –
“ngục trung”(Trong tù), nơi bốn bức tường tối tăm, chật hẹp, tù nhân thì gông xiềng quấn thân,
phải nói là cực không thể tả, bên cạnh đó thì điệp từ “vô”(không) kết hợp từ “diệc”(cũng) được
đặt ở giữa trong cụm từ “vô tửu diệc vô hoa” đã nhấn mạnh cho ta thấy được sự thiếu thốn đến
vô cùng của người tù cách mạng, trong nhà tù thì dĩ nhiên rằng kiếm đâu ra rượu ngon, hoa đẹp,
có thể nói hoàn cảnh đó đối với văn nhân, danh sĩ không phải là một điều kiện lý tưởng để
thưởng trăng. Dĩ nhiên đối với Bác cũng vậy, Bác cũng mong được ngắm trăng ở một không
gian thư thái, phù hợp chứ. Tuy nhiên Hồ Chủ tịch không chỉ là một nhà thơ mà Người còn là
một chiến sĩ cách mạng, một người có bản lĩnh phi thường thì câu “trong tù không rượu cũng
không hoa” nó không phải là một lời than thở, quở trách, mà chỉ đơn giản là cái cách mà Bác
thuật lại hoàn cảnh ngắm trăng đầy đặc biệt. Đối với Người, dẫu gông xiềng đeo nặng chân tay
thì cũng không thể nào ngăn cản được tâm hồn yêu cái đẹp của Người. Và nỗi lòng của Bác đã
được thể hiện qua câu thơ thứ hai “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”. “lương tiêu” nghĩa là đêm
đẹp kết hợp cùng cụm từ “nại nhược hà” nghĩa là biết làm thế nào đã tạo nên một câu hỏi tu từ
hoàn chỉnh, câu thơ đã thể hiện được cái bối rồi, xốn xang rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng,
tâm hồn nghệ sĩ yêu say đắm thiên nhiên của Bác và ắt hẳn Bác cũng muốn thưởng trăng đầy đủ,
nhưng trong tù thì không thể, câu thơ còn thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê, mãnh liệt, tâm
hồn thi sĩ của Bác. Tuy nhiên ở câu này bản dịch thơ viết “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”, điều
này có vẻ đã làm mất đi cái ý tứ của tác giả. Bởi vốn dĩ đây là một câu hỏi nhưng lại bị chuyển
thành một câu trần thuật, cơ hồ đánh rơi mất sự bối rối, rung động, không bộc lộ được tính lãng
mạn và tâm hồn nhạy cảm của Bác trước vẻ đẹp của thiên nhiên – ánh trăng, thứ mà Bác luôn
tâm đắc, xem như một tri kỷ. Tuy nhiên ý thơ chung nhất của câu thơ vẫn được dịch giả biểu
hiện rõ, đó là sự ung dung tự tại, không vướng bận vật chất, dù trong khốn cảnh nhưng vẫn vui
tươi, lạc quan thả hồn mình vào thiên nhiên, tận hưởng vẻ tuyệt diệu của ánh trăng sáng ngoài
lao tù.

Trăng – người bạn tâm tình, trăng – nguồn cảm hứng dạt dào bất tận của thi sĩ muôn đời và
trong thơ văn đông tây kim cổ, đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không
bao giờ phai ……..mờ trong trái tim người đọc mà “Ngắm trăng” của Hồ Chí Ming cũng vậy,
thông qua hai câu thơ cuối đã giúp người đọc thấy được cuộc vượt ngục bằng tinh thần của Bác.
Tác giả viết:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

So sánh giữa bản dịch thơ của Nam Trân - một dịch giả thơ cổ uy tín bám sát với bản gốc của
Bác thì có thể nhận thấy đây là một bản dịch hay nhưng vẫn có chút gì đó chưa phản ánh được
hết ý nghĩa của bài thơ. Tuy nhiên ta có thể hiểu được, bởi vấn đề dịch thơ Hán xưa nay chưa
bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là với các thể thơ cổ, chữ ít nhưng ý nhiều, mà đối với thơ Bác lại có
một ý vị khác, càng thêm phần khó. Trước hết trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng
phép đối giữa hai câu thơ “nhân” – “nguyệt”, “hướng” – “tòng”, “song tiền” – “song khích”,
“minh nguyệt” – “thi gia”. Chính điều này đã tạo nên hai không gian: bên ngoài cửa sổ thì trong
sáng, đẹp đẽ, bên trong thì tăm tối kết hợp với nghệ thuật nhân hóa “trăng” qua động từ “nhòm”,
“ngắm” nhà thơ đã tạo nên một sự gần gũi, tri kỉ giữa trăng và người. Tuy nhiên ta có thể nhận
thấy nếu như ở bản phiên âm hai câu thơ mang kết cấu đăng đối, làm cho bài thơ trở nên linh
động và truyền cảm hơn cả nhưng đến bản dịch thơ thì phần kết cấu đăng đối đã bị làm mất đi,
tuy vẫn diễn tả đầy đủ nghĩa, nhưng sức truyền cảm, cũng như tính nghệ thuật mà tác giả truyền
vào bài thơ bị rút mất, khiến bài thơ bớt đi phần hấp dẫn, cũng như tính cô đọng thường có trong
thể thơ tứ tuyệt. Chưa kể, từ “song” được dịch thành “nhòm” khiến cho câu thơ mất đi
phần tao nhã, trái lại đem đến cảm giác hóm hỉnh, vui đùa. Tuy đó cũng là một tính cách
của Bác, nhưng không phải là ý /////////////Người trong bài thơ này, đặc biệt đây lại là trong
cảnh ngắm trăng thanh tao, nhã nhặn. Trong hoàn cảnh tù đày như vậy, thế nhưng người
chiến sĩ cách mạng vẫn thản nhiên ung dung hướng mắt ra ngoài cửa sổ, làm một cuộc
“vượt ngục tinh thần”, để giao hòa với thiên nhiên, để tâm hồn được hòa quyện với ánh
trăng dịu hiền đang mong ngóng ngoài kia. Và ngược lại ánh trăng cũng bất chấp song sắt
nhà tù ngăn cách, tìm vào với nhà thơ, hội ngộ cùng với nhà thơ như những người bạn tri
kỷ, tâm đắc nhất. Việc sử dụng cấu trúc đăng đối của Hồ Chí Minh đã đem đến cho người đọc
một cảm giác rất khó tả, dường như giữa người với trăng có một sự ăn ý tuyệt vời nào đó, mà
cùng lúc hướng mắt vào với nhau, đó là một thứ tình cảm thấu hiểu từ cả hai phía, đôi bên tình
nguyện của những người tri kỷ, gắn bó từ lâu. Không chỉ vậy ở hai câu thơ này ta còn nhận ra
những ngụ ý sâu xa của chiến sĩ – nhà thơ, đó là tấm lòng khao khát tự do và luôn hướng về tự
do, khi nhà tù bên trong kia chính là đại diện cho sự trói buộc, tăm tối, trái lại vầng trăng ở ngoài
kia lại chính là thế giới rộng lớn bao la, đại diện cho sự tự do vĩnh cửu, tươi đẹp. Và bản thân
người tù luôn có tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường một lòng hướng về sự tự do, và tương tự sự
tự do cũng luôn hướng về Bác, kể cả khi Người bị cảnh tù đày, thì chính tinh thần Bác vẫn luôn
tự do, vẫn luôn một lòng với cách mạng với đất nước, vẫn đủ đầy say mê với vẻ đẹp của thiên
nhiên tạo hóa.

Như vậy bằng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, đối đặc sắc bài thơ đã bộc lộ được tinh thần
kiên cường, ý chí cách mạng phi thường của Bác trước cảnh lao tù khổ sổ, cũng bộc lộ tấm lòng
khao khát tự do mạnh mẽ và cả tấm lòng yêu thiên nhiên sâu sắc, tinh thần lạc quan, yêu đời sẵn
sằng hòa mình vào với thiên nhiên không kể cảnh tù đày khó khăn. Đồng thời bài thơ cũng là
một minh chứng rõ ràng cho tài năng sáng tác xuất thần, tâm hồn thanh tao, lãng mạn của Bác –
một người chiến sĩ cách mạng cũng đồng thời là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc.
Người xưa ngắm trăng trên những lầu vọng nguyệt, những vườn hoa với bạn hiền, túi thơ, chén
rượu. Nhưng nay, Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh thật đặc biệt:

“Trong tù không rượu cũng không hoa”

Câu thơ hé mở bao điều bất ngờ. Người ngắm trăng là một người tù không có tự do “trong tù”.
Trong hoàn cảnh ấy, con người thường chỉ quay quắt với cái đói, cái đau và sự hận thù. Nhưng
Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, Người lại hướng đến ánh trăng trong sáng,
dịu hiền. Chẳng những vậy, chốn ngục tù tăm tối ấy “không rượu cũng không hoa”. Từ “diệc”
trong nguyên văn chữ Hán (nghĩa là “cũng”) nhấn mạnh những thiếu thốn, khó khăn trong điều
kiện “ngắm trăng”của Bác.

Không tự do, không rượu, không hoa nhưng “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” – Đối diện với
ánh trăng sáng ta biết làm sao đây? Nguyên văn chữ Hán là một câu hỏi đầy bối rối, đầy băn
khoăn của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp trong sáng, tròn đầy của ánh trăng. Không có những
điều kiện vật chất tối thiểu, không có cả tự do nhưng ở Hồ Chí Minh đã có một cuộc “vượt ngục
tinh thần” vô cùng độc đáo như Bác đã từng tâm sự:

“Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao”

Thể xác bị giam cầm nhưng tâm hồn Bác vẫn bay bổng với thiên nhiên. Điều đó được lí giải bởi
tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và còn bởi một tinh thần “thép” không bị khuất phục bởi cái
xấu, cái ác. Trăng trong sáng, lòng người cũng trong sáng nên giữa trăng và người đã có sự giao
hòa tuyệt vời:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

Bản dịch thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ “nhân” – “nguyệt”,
“hướng” – “tòng”, “song tiền” – “song khích”, “minh nguyệt” – “thi gia”. Điều đó thể hiện sự
đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ.
“Nhân” đã chẳng quản ngại cảnh lao tù mà “hướng song tiền khán minh nguyệt”. Trong tiếng
Hán, “khán” có nghĩa là xem, là thưởng thức. Đáp lại tấm lòng của người tù – thi nhân, vầng
trăng cũng “tòng song khích khán thi gia”. Trong tiếng Hán, “tòng” là theo; trăng theo song cửa
mà vào nhà lao “khán” thi gia. Đó là một cảm nhận vô cùng độc đáo. Vầng trăng là biểu tượng
cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay,
trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà
thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí
Minh

You might also like