You are on page 1of 6

Tức cảnh pác bó

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ toàn tài của dân tộc Việt Nam. Suốt cả chặng đường dài ra đi tìm

đường cứu nước, Người đã đi qua nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau. Ba mươi năm sau,

mùa xuân năm 1941, Người trở về quê hương và nơi đầu tiên Người đặt chân đến là Cao

Bằng. Kể từ đấy, Người sống, làm việc tại hang Pác Bó (Cao Bằng), trực tiếp tham gia chỉ đạo

kháng chiến. Cũng tại nơi đây, Người đã sáng tác ra nhiều tác phẩm đặc sắc và bài thơ “Tức

cảnh Pác Pó” là một trong số những tác phẩm như thế. 

Trước hết, ba câu thơ mở đầu bài thơ như đã vẽ lên trong lòng người đọc cuộc sống sinh

hoạt và làm việc thường ngày của Bác nơi hang Pác Pó. Câu thơ đầu tiên đã khái quát một

cách rõ nét về cuộc sống sinh hoạt thường nhật mỗi ngày của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Với phép đối chuẩn chỉnh và độc đáo “sáng” - “tối”, “ra” - “vào” câu thơ đã cho thấy nhịp sống

thường nhật, cứ thế đều đặn lặp đi lặp lại mỗi ngày của Bác trong những ngày sống ở hang

Pác Pó. Cùng với đó, câu thơ cũng cho thấy nơi sống và làm việc chủ yếu của Bác mỗi ngày

đó chính là “hang” và “bờ suối”. Mỗi ngày, cứ thế, Bác ra suối để làm việc và vào hang để nghỉ

ngơi, sinh hoạt sau một ngày làm việc. Như vậy, có thể thấy, câu thơ đầu tiên đã giúp chúng

ta cảm nhận rõ cuộc sống hằng ngày của Bác, tuy có khó khăn, thiếu thốn song ở Bác, chúng

ta vẫn thấy luôn hiện lên sự ung dung, quy củ và luôn hòa mình với thiên nhiên.

Những bài Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay nhất

Không chỉ tái hiện lại cuộc sống thường nhật, câu thơ thứ hai còn thể hiện rõ nét chuyện ăn

uống giản dị của Bác.

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

“Cháo bẹ”, “rau măng” là những món ăn chính trong bữa cơm hằng ngày của Bác. Dẫu bữa

ăn chỉ có thế, đạm bạc và thiếu thốn nhưng tinh thần của Người thật khiến chúng ta ngưỡng

mộ - “vẫn sẵn sàng”. Dường như, với mình, Bác xem việc ăn những món ăn dân dã, đời

thường ấy là một thú vui, là sự thích nghi và vượt lên trên sự khó khăn, thiếu thốn của hoàn

cảnh. Nhưng có lẽ, hơn tất cả, ẩn sau đó chính là tư thế chủ động, tinh thần lạc quan, bất

chấp mọi khó khăn, gian khổ của Bác.


Và nếu như hai câu thơ mở đầu đã thể hiện rõ nét cuộc sống thường ngày của Bác thì câu

thơ thứ ba cho người đọc thấy được những công việc hằng ngày Bác làm.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.

Với từ láy “chông chênh” giàu sức gợi được đặt sau danh từ “bàn đá” đã cho thấy điều kiện

làm việc tạm bợ, thiếu thốn của Bác. Không chỉ làm việc ở nơi bàn đá mà hơn thế còn là “bàn

đá chông chênh” nó tạo cảm giác bấp bênh, không bằng phẳng, không vững vàng và vì vậy

càng khắc sâu thêm sự khó khăn. Thế nhưng, dẫu khó khăn như thế nào đi nữa, Bác vẫn

ngồi đấy, kiên trì với công việc “dịch sử Đảng” của mình - công việc với ý nghĩa to lớn cho sự

nghiệp cách mạng của dân tộc. Tất cả những điều đó đã cho thấy sự tập trung cao độ, sự

kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ của Bác vì sự nghiệp cách mạng, vì cuộc chiến vĩ đại của

nhân dân ta.

Để rồi, sau tất cả, vị lãnh tụ toàn tài ấy có những cảm nhận thật sâu sắc về cuộc đời hoạt

động cách mạng.

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác đã phải trải qua bao khó khăn, gian

nan và vất vả nhưng có lẽ với Bác, được mang lại hạnh phúc, bình yên cho nhân dân, độc lập

cho đất nước là niềm hạnh phúc lớn lao, thiêng liêng nhất. Phải chăng vì thế mà với Bác cuộc

đời cách mạng ấy thật là “sang”, thật giàu có biết bao. Từ “sang” như nhãn tự của bài thơ, từ

đó làm bật lên phong thái ung dung, tinh thần lạc quan và cả sự vững vàng, niềm tin vào

cách mạng Việt Nam. 

Tóm lại, bài thơ “Tức cảnh Pác Pó” với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cùng  ngôn từ, hình ảnh thơ

giản dị, tự nhiên và giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh đã thể hiện một cách rõ nét phong thái

ung dung, tinh thần lạc quan, tư thế của động của Bác trên con đường hoạt động cách mạng.

Đối với Bác, được hoạt động cách mạng, được mang lại hạnh phúc, tự cho cho nhân dân, đất

nước  là niềm hạnh phúc lớn lao và là sự giàu có tuyệt vời nhất.

 
Ngắm trăng

Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại một người cha già của dân tộc. Người là một
nhà cách mạng sáng lập ra đảng cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt
nền móng và lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ cho dân
tộc Việt Nam éo trong việc hành văn của Bác.
Trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, giải đi gần 30 nhà giam
của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây bị đày đọa hơn một năm trời. Thời gian này
người đã viết Nhật kí trong tù gồm 113 bài. Bài thơ ngắm trăng được trích từ tập thơ
này. Bài thơ ghi lại cảnh ngắm trăng trong tù từ đó nói lên tình yêu trăng yêu thiên
nhiên tha thiết mong muốn được hòa mình vào trong thiên nhiên cảnh vật.

Trong câu thơ đầu tác giả đã kể ra những thiếu thốn trong tù: "Trong tù không rượu
cũng không hoa". Trong tù thì thiếu thốn biết bao nhiêu là thứ nào là cơm nước quần
áo nào chăn màn nhất là trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch thì cái thiếu thốn ấy lại
càng được tăng lên gấp bội khi giam cầm một nhà chính trị một nhà cách mạng.

Nhưng đối với Hồ Chí Minh thì những thứ thiếu thốn lại là "rượu" và "hoa"phải chăng
bởi đó là những thứ không thể thiếu khi người thi nhân ngắm trăng ngắm vẻ đẹp của
chị Hằng. Bởi khi có rượu có hoa thì mới đủ thi vị ngắm trăng, khi đó người thi sĩ sẽ
không còn cảm thấy cô đơn với thiên nhiên nữa. Trong tù thiếu thốn là thế nhưng tác
giả kể với một tâm trạng hoàn toàn vui vẻ chấp nhận mọi thiếu thốn hoàn cảnh.

Theo lẽ thường thì khi bị nhốt trong tù thì con người ta sẽ thường ngột ngạt khó chịu
và thơ viết muộn phiền cả ngày. Nhưng đối với tâm hồn yêu thiên nhiên của Hồ Chí
Minh thì hoàn toàn khác. Trong tâm trí của người lúc nào cũng là thiên nhiên là cảnh
vật, yêu thiên nhiên muốn ra ngoài làm bạn với thiên nhiên nhưng tâm trạng nhà thơ
không giống như Tố Hữu bức bối khi nhìn thấy thiên nhiên

"Ngột làm sao chết uất thôi


Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu"
Hồ Chí Minh đã quên đi cái thân phận của người tù đã quên đi tất cả những cơ cực
của nhà tù để đón nhận thiên nhiên đón nhận vẻ đẹp của ánh trăng đón nhận một
đêm trăng đẹp với tư cách một thi nhân hơn nữa là một thi gia. Vẫn tâm trạng đó
được nhuốm màu sang câu thơ tiếp theo.

"Đối thử lương tiêu nại nhược hà


Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"
trong thơ nguyên tác câu thơ thứ hai là hỏi nhưng trong bản dịch lại là câu trần thuật
làm mất đi cái ý tưởng đẹp của câu thơ, Sự bối rối xúc động trong bản dịch của nhà
thơ bị mất đi thay vào đó là sự phủ định «khó hững hờ», sự bối rối xúc động của nhà
thơ không còn nữa.

Trước cảnh đẹp đêm trăng như thế người thi sĩ không biết làm thế nào khi cảnh đẹp
huyền ảo như thế, Nhà thơ không thể cưỡng lại được vẻ đẹp của thiên nhiên, Câu
hỏi tự nhiên ấy cho thấy lòng yêu thiên nhiên say đắm và khát khao được thưởng
thức cái đẹp của Bác. Ta thấy câu hỏi ấy là một câu hỏi băn khoăn đối với người đọc
nhưng đối với Bác đó là một câu hỏi tu từ nhằm nhấn mạnh cách giải quyết tối ưu
của mình.

Ánh trăng thanh khiết vời vợi kia như thúc giục mời gọi thi nhân hãy ra ngoài chốn tự
do để giao hòa chia sẻ. Thế là mặc thiếu thốn vật chất thiếu thốn "không rượu cũng
không hoa" mặc không gian chật hẹp của nhà tù mặc cho song sắt ngoài cửa sổ hai
tâm hồn để hòa nhập vào nhau thả hồn cho nhau và Bác gửi gắm vào đó khát vọng
tự do và người tù ngắm trăng với một tâm thế (vượt ngục ).

"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt


Nguyệt tòng song khích khán thi gia"
Trong bản dịch là

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ


Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
Hai câu thơ bản dịch cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm hơn nữa tư
nhòm và ngắm trong bản dịch là hai từ đồng nghĩa khiến cho bản dịch không đảm
bảo được sự cô đúc cả ý tứ của thể thơ. Trong hai câu thơ bác sử dụng nghệ thuật
đăng đối tài tình và sử dụng nghệ thuật nhân hóa đúng lúc làm cho trăng và người
trở nên gần gũi thân thiết trở thành tri âm tri kỉ cùng hành động như nhau cùng vượt
qua song sắt của nhà tù để đến với nhau.

Ở đây trăng và người đều là sự hóa thân của Bác, sự hóa thân của một tâm hồn vừa
là nghệ sĩ vừa là chiến sĩ yêu tự do chủ động tìm đến cái đẹp mà không nhà ngục
nào ngăn cản được

Trong bài thơ này quan hệ giữa người và trăng là quan hệ gần gũi bình đẳng. Trăng
có vẻ đẹp của trăng người có vẻ đẹp của tâm hồn Trăng vượt song sắt của nhà tù
không ngắm tù nhân hay người bị giam mà ngắm thi gia. Đây là giây phút thăng hoa
tỏa sáng trong con người Bác và đây cũng là lần đầu tiên Bác tự thi gia.

Trong giây phút này chỉ với tư cách là thi gia mới có thể giao lưu thân mật cùng ánh
trăng kia. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, niềm khao khát
muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay vầng trăng lên mình qua song sắt chật hẹp,
đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn
nhà thơ vậy. Điều đó thể hiện vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh.
Tác phẩm cho thấy cho dù ở trong hoàn cảnh đặc biệt bị giam hãm trong tù không có
rượu cũng chẳng có hoa nhưng Bác vẫn không hề chán nản tuyệt vọng mà ngược
lại người vẫn giữ được phong thái ung dung tự tại và hòa mình vào thiên nhiên hơn
nữa người đã hoàn thành một cách ngoạn mục cuộc vượt ngục bằng tinh thần để rồi
đắm mình trong không gian rộng lớn mênh mông và thơ mộng cùng ánh trăng ngoài
song sắt nhà tù.

Nghệ thuật trong bài ngắm trăng của Bác giống như các cuộc ngắm trăng khác trong
những bài thơ bác viết khi chịu cảnh tù đày. Song có thể nói mỗi bài thơ bác viết và
trăng lại có những nét riêng:trăng đầy sức sống đầy sức xuân trong Rằm tháng
giêng trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp. Nói chung trong tất cả những bài thơ này
bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ luôn mở rộng lòng để
giao hòa cùng với thiên nhiên.

Cuộc ngắm trăng của Bác diễn ra qua bốn dòng thơ ngắn gọn mà ta thấy được cái
hồn hòa nhập vào thiên nhiên, quyến luyến gắn bó với thiên nhiên của một vị lãnh tụ.
Với Bác bất cứ ai ngắm trăng thì cũng được trăng ngắm lại vẻ đẹp của con người
cũng đủ sức làm say đắm vầng trăng. Điều đó không chỉ khẳng định cái hay mới lạ
trong bút pháp mà còn thấy được nét tinh tế hiện đại của Người khi tìm đến một thi
liệu đã quen thuộc trong cổ điển.

Ngắm trăng thưởng thức trăng đối với Bác Hồ là một tâm hồn rất yêu đời và khát
khao tự do, tự do cho con người và tự do và tự do hưởng mọi vẻ đẹp của thiên
nhiên xứ sở. Dù trong hoàn cảnh nào Bác vẫn luôn hướng đến thiên nhiên hòa nhập
vào thiên nhiên.

Đi đường

Đi đường là bài thơ nằm trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Bài thơ được
sáng tác trong quá trình Bác di chuyển từ nhà lao này đến nhà lao khác, nhưng ta
không nhìn thấy cái vất vả, khó khăn trong từng câu chữ mà thấy được một chân lí,
khi trải qua những khó khăn nhất định sẽ đạt được vinh quang. Ý nghĩa sâu sắc tạo
nên giá trị của bài thơ chính là ở chỗ đó.

Trong thời gian bị giam giữ ở Trung Quốc, Bác đã phải di chuyển hơn 30 nhà lao
khác nhau, khi trèo đèo, lối sống, khi băng rừng vượt sông, nhưng trong con người
Bác vẫn ngời lên tinh thần lạc quan. Bài thơ này cùng rất nhiều bài thơ khác nằm
trong chùm đề tài tự nhắc nhở, động viên mình vượt qua những thách thức, gian
khổ.
Mở đầu bài thơ, Người nói lên nỗi gian lao của kẻ bộ hành: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan.
Câu thơ nguyên tác chữ tẩu lộ được lặp lại hai lần, nhấn mạnh vào những khó khăn,
gian nan trong hành trình đi đường. Những khó khăn ấy được bật lên thành ý thơ
thật giản dị, mộc mạc.

Có lẽ trong những năm tháng kháng chiến, đọc câu thơ của Bác ta sẽ cảm nhận đầy
đủ và chân thực nhất những khó khăn mà người phải nếm trải nơi đất khách quê
người. “Trùng san chi ngoại hựu trùng san” những dãy núi nhấp nhô, liên tiếp hiện
ra, như không có điểm bắt đầu và kết thúc, tạo nên những thử thách liên tiếp thách
thức sự dẻo dai, kiên gan của người tù cách mạng.

Đi một hành trình dài, không có phương tiện mà chỉ có duy nhất đôi chân liên tục di
chuyển, đường đi khó khăn, đầy nguy hiểm đã cho thấy hết những gian lao, khổ ải
mà người chiến sĩ cách mạng phải có lòng quyết tâm, ý chí kiên cường để vượt qua.
Trải qua những khó khăn, khổ ải đó, ta sẽ thu lại được những gì đẹp đẽ, tình túy
nhất:

Trùng san đăng đáo cao phong hậu


Vạn lí dư đồ cố miện gian
Nếu như trong hai câu thơ đầu tiên, Bác tập trung làm nổi bật những gian lao, vất vả
mà người tù phải đối mặt thì đến câu thơ thứ ba người tù đã chinh phục được đỉnh
cao ấy. Trong hành trình chinh phục thử thách thì đây chính là giây phút sung sướng
và hạnh phúc nhất của người tù.

Trải qua bao khó khăn, Bác đã được đền đáp xứng đáng đó chính là muôn trùng
nước non thu trọn vào tầm mắt. Cả một không gian mênh mông khoáng đạt hiện ra
trước mặt người tù, đồng thời mở ra những chiều ý nghĩa sâu sắc: hoạt động cách
mạng chắc chắn sẽ gặp nhiều gian lao thử thách, nhưng chỉ cần kiên gan, bền ý chí,
không chịu lùi một bước chắc chắn sẽ giành được thắng lợi cuối cùng.

Bằng ngôn ngữ thơ giản dị, cô đọng cùng hai tầng ý nghĩa sâu sắc, Bác
đã đem đến những triết lí sâu sắc cho những người đọc. Quá trình hoạt
động cách mạng hay con đường đời sẽ vấp phải rất nhiều chông gai,
sóng gió bởi vậy chúng ta không được mềm yếu, nản lòng mà phải dũng
cảm, kiên cường vượt qua những thách thức đó. Và ánh sáng, niềm vinh
quanh chắc chắn đang đợi ta nơi cuối con đườ

You might also like