You are on page 1of 3

TỨC CẢNH PÁC BÓ

Nhà thơ Sóng Hồng đã từng nói rằng: “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”.
Thật vậy, thơ ca và thời đại gắn bó chặt chẽ với nhau vì con người xướng lên những vần điệu thơ ca dựa vào
chất liệu xuất phát từ thời đại lúc bấy giờ. Văn chương không chỉ nói chuyện lòng người mà còn nói chuyện
cuộc đời, không chỉ là những phút giây thăng hoa của cảm xúc mà còn là những khoảng khắc hiện thực đầy
biến cố. Và tác phẩm “Tức cảnh Pác Bó” đã mở ra một hoàn cảnh một cuộc sống hoạt động cách mạng của Bác
ở chính địa danh được nêu tên trong nhan đề. Qua đó thể hiện phong thái ung dung, tự tại và một tinh thần cách
mạng lạc quan của Bác trước hiện thực cuộc sống đầy khó khăn và gian khổ. Đây còn là một trong ba bài thơ
mà vị lãnh tụ vĩ đại ấy sáng tác cùng địa điểm và hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Tác phẩm được ra đời vào năm 1941 – một cột mốc lịch sử rất quan trọng trong cuộc đời của
Người. Vào tháng 2 năm 1941, sau khoảng thời gian ba mươi năm bôn ba nơi chốn người ra đi tìm con đường
cứu nước, Người đã về nước và trực tiếp chỉ đạo hoạt động Cách mạng thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở
thời kì này, Bác sinh sống và làm việc tại hang Pác Bó – tỉnh Cao Bằng. Mặc dù điều kiện vật chất rất kham
khổ, thiếu thốn nhưng con người ấy vẫn luôn mang trong mình một tinh thần lạc quan, vui vẻ, yêu đời; đồng
thời còn thể hiện được sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên núi rừng qua bài thơ.

Đối với những người dân bình thường, khu vực địa phận núi rừng Cao Bằng chỉ là những phong
cảnh thiên nhiên đẹp đẽ mà thôi. Nhưng đối với Bác, nơi đây không chỉ là quê hương mà còn là nơi sinh sống
và làm việc ở thời đầu sau khi bôn ba nước ngoài trở về Việt Nam. Và chính hai câu thơ đầu tiên, Người đã viết
nên cuộc sống thuở ấy của mình với một hoàn cảnh rất đặc biệt.

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

Đây là hai câu khai và thừa trong bố cục bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật và nó như là một lời
giới thiệu với người đọc về cuộc sống của Bác ở hang Pác Bó – Cao Bằng. Ngay câu thơ thứ nhất đã diễn tả
một cuộc sống sinh hoạt thường nhật của vị lãnh tụ vị đại này. Mỗi ngày trôi qua chỉ đơn giản với những hoạt
động là sáng thì ra bờ suối ngồi làm việc rồi đến tối thì lại vào trong hang để nghỉ ngơi. Một nét sống sinh hoạt
và làm việc đều đặn trở thành thói quen hàng ngày. Ở nơi đó, không gian núi rừng hoang sơ, chứa đầy nguy
hiểm, khó khăn nhưng câu thơ của Bác đã toát lên tư thế chủ động, tinh thần thoải masicuar nhân vật trữ tình.
Qua đó ta hình dung được một cuộc sống sinh hoạt nề nếp, gọn gàng, đúng giờ giấc. Cách kết hợp các từ đối
lập sáng – tối, ra – vào, ra suối – vào hang cho mọi hoạt động đều trở thành thói quen trong hoàn cảnh sống đầy
đặc biệt của Hồ Chí Minh. Sang câu thơ thứ hai, ta thấy được thức ăn mà Bác ăn hằng ngày tuy đạm bạc với rau
và cháo nhưng là những thức ăn có sẵn của thiên nhiên, do núi rừng ban tặng. Giọng thơ có phần hóm hỉnh như
toát lên một nụ cười kin đáo đang được ẩn chứa, thể hiện sự vui thích, chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Qua
đây có thể thấy Người vô cùng thoải mái với cuộc sống này, không hề cảm thấy khắc khổ, phong thái ung dung
được thể hiện qua cụm từ “vẫn sẵn sàng”. Giữa một bên là sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, một bên là tin thần
lạc quan, thanh thản. Bác đã chọn sống lạc quan, ung dung, thư thái trước hoàn cảnh và thực hiện một sứ mệnh
cao cả là lãnh đạo nhân dân đứng lên giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do. Với một điều kiện sinh hoạt
khó khăn, kham khổ, nguy hiểm nhưng con người ấy không hề phiền lòng mà trái lại cảm thấy rất vui vì được
sống giữa thiên nhiên núi rừng, vui vì được làm công việc Cách Mạng trên mảnh đất quê hương.

Dù là thế nào đi chăng nữa thì câu thơ cũng đem đến cho người xem cảm giác gần gũi của bậc cha
già dân tộc. Người không kêu ca mà đón nhận đời sống như thể một lẽ tự nhiên. Trong câu thơ thứ nhất về nếp
sinh hoạt sau câu thơ thứ hai như các bữa ăn thường ngày thì ở câu thơ thứ ba là hình ảnh Người đang làm việc:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Không còn là một bộ ghế ngay ngắn, sạch sẽ mà lại là hình ảnh vị lãnh đạo kê sách sử lên trên một
tảng đá và chăm chú tập trung vào sự nghiệp cách mạng. Hơn ba mươi năm sau cách mạng quay về nước, Bác
Hồ lại ngày ngày trên con đường tìm kiếm ánh sáng cho dân tộc. Trong cái giá lạnh của rừng núi, trong sự thiếu
thốn của ánh sáng, trên một chiếc bàn đá không mấy vững chắc, Người đang cặm cụi dịch lịch sử Đảng Cộng
Sản Liên Xô thành sách để những chiến sĩ cách mạng đọc. Cách vần với “ang” gợi giác mở rộng hơn khi ở nhà,
do đó đem đến sự mạnh mẽ và phóng khoáng cho lời ca. Hai chữ “chông chênh” là từ láy tạo hình cộng với các
từ có vần chắc chắn “dịch sử Đảng” rất khoẻ khoắn và đem đến cảm giác thăng bằng cho thơ. Điều kỳ diệu chủ
thể của bộ ảnh lại là con người mà không phải thiên nhiên. Nhà thơ sống hài hoà với thiên nhiên còn là một
chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Hai hình ảnh đối lập, một bên là cái bàn đá bấp bênh, không chắc với một bên là
công việc quan trọng nhất Bác đang thực hiện: mở cửa đưa kiến thức cách mạng về với mỗi người chiến sĩ cách
mạng. Điều này vừa làm nổi rõ những khó khăn về hoàn cảnh cuộc sống và công tác của Bác đồng thời thể hiện
được trách nhiệm lớn lao mà Bác đang gánh trên vai.

“Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Câu thơ hợp này là câu quan trọng nhất bài thơ và tỏa sáng ý nghĩa của cả tác phẩm. Chẳng cần gì
các vật dụng cao, rộng nhiều tiện nghi, Bác chỉ cần có được sự bình dị mà đôi phần kham khổ. Nhưng mọi việc
như vậy không ngăn cản nổi một tinh thần thép, một ý chí kiên cường và tình thương yêu vì dân cho nước. Ba
câu cuối cùng là hình tượng về Pác Bó – nơi Bác đã ở để sinh hoạt cách mạng, với biết bao sự gian khổ nhưng
đối với Người như thế đã tròn đầy lắm chưa. Từ “sang” kết thúc đoạn thơ đã làm rõ nội dung của cả tác phẩm.
Cái sang ở đây không phải là sự sang về vật chất nữa mà còn giàu hơn rất nhiều thứ khác. “Sang” là có một
cuộc sống hoà mình với thiên nhiên, dù không xa hoa nhưng gần gũi và hoà hợp với thiên nhiên làm cho tinh
thần tươi vui phơi phới. “Sang” ở đây là một tấm lòng hạnh phúc khi luôn sống và cống hiến vì cộng đồng, vì tổ
quốc, những việc làm có ý nghĩa với đất nước. “Sang” còn là dù thiếu thốn của cải vật chất nhưng tinh thần con
người vẫn tràn trề đủ đầy một niềm lạc quan khi ngày thống nhất đất nước đang sắp tới. Không những đem đến
cho người xem niềm tin tưởng niềm tự hào ở tương lai phía trước và nhìn thấy sự lạc lối của Hồ Chủ tịch. Thơ
của Bác tuy đơn giản mà rất sâu sắc, vừa gần gũi với thiên nhiên lại càng đi kèm với sự nghiệp cách mạng. Bài
thơ vừa có màu sắc hoài cổ nhưng vẫn mang tinh thần dân tộc với nhiều ý chí và niềm tin vào điều mới của
Người. Chính nó đã khiến chúng ta càng cảm phục hơn về Bác và hiểu rõ hơn vị Cha già của dân tộc.

Tác phẩm “Tức cảnh Pác Bó” của chủ tịch Hồ Chí Minh vừa kết tinh những giá trị nghệ thuật đặc
sắc của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vừa in đậm dấu ấn sáng tác của tác giả. Nhà thơ đã sử dụng một
cách linh hoạt và điêu luyện các yếu tố đặc trưng của thể loại: sự hòa phối thanh điệu, kết cấu chặt chẽ, tính cô
đọng, hàm súc … Các hình ảnh thơ mang ý nghĩa trong sáng, đẹp đẽ, kết hợp với những biện pháp tu từ như
phép đối, ẩn dụ, … Với ý thơ dung dị, gần gũi, lời thơ hào sảng và tràn đầy tinh thần lạc quan, Hồ Chủ Tịch đã
cho chúng ta biết được “thú lâm tuyền” của Người là sự hoạt ngôn, hoà mình với thiên nhiên ngay trong cuộc
đời người lính. Ở Bác, niềm vui hoà mình với thiên nhiên luôn gắn với cuộc đời cách mạng, cuộc đời lao động
hăng say không ngừng vì dân vì nước. Đây còn là một trong những bài thơ tiêu biểu đại diện cho phong cách
văn chương riêng của chủ tịch Hồ Chí Minh: mang một màu sắc cổ điển nhưng rất hiện đại.

Chỉ với vỏn vẹn bốn câu thơ ngắn gọn, cô đọng mà tác phẩm được coi là một bài thơ giản dị nhưng
vô cùng sâu sắc và cao đẹp. Nó ghi lại cuộc sống và làm việc của Bác trong những ngày đầu trở về Tổ Quốc
sau 30 năm bôn ba nước ngoài. Bài thơ còn khắc họa hình tượng Bác Hồ với phong thái ung dung, tự tại, tinh
thần lạc quan, vui vẻ cách mạng và sự chan hòa, hòa hợp của con người với thiên nhiên núi rừng. Bài thơ cho
độc giả cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn Người: một tâm hồn thi sĩ hòa quyện trong một cốt cách chiến sĩ vĩ
đại.

You might also like