You are on page 1of 2

- Mùa xuân năm 1941, trở về nước sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở hải

ngoại
để chỉ huy cuộc kháng chiến chống Pháp, Hồ chủ tịch lựa chọn Pác Bó, tỉnh Cao Bằng – nơi được
mệnh danh là cội nguồn của cách mạng Việt Nam, để làm căn cứ địa kháng chiến và từ đó, viết
nên một “Tức cảnh Pác Bó” để đời.
- Bài thơ đã khắc hoạ chân thật cuộc sống và sinh hoạt thường nhật của Bác ở vùng núi non Tây
Bắc, dù khó khăn nhưng luôn vui vẻ, lạc quan

- Bố cục của bài thơ được chia thành hai phần, phần một gồm ba câu thơ đầu thể hiện đời sống
và hoạt động của Bác ở hang Pác Bó, phần hai là câu thơ cuối là cảm nhận của Hồ chủ tịch về sự
nghiệp cách mạng
- Hai câu thơ đầu tiên rất ngắn gọn nhưng hàm súc, đúng với phong cách của dòng thơ thất
ngôn tứ tuyệt, như đưa ta về chốn rừng thiêng Cao Bằng. Ở câu thơ thứ nhất: “Sáng ra bờ suối,
tối vào hang”, khung cảnh hang động Pác Bó hiện lên chân thực với bờ suối như tí tách bên tai,
hang động như đồ sộ trước mắt, đối với chúng ta, những người sống trong một xã hội ấm no,
đủ đầy, thì những hình ảnh này thật quá đỗi xa lạ, nhưng đối với Bác, đó là chính là nhà, là tổ
ẩm, là nơi làm việc, ăn ngủ, dưỡng sức. Phép đối trong câu thơ cũng tạo được ấn tượng mạnh
với người đọc với hai thời điểm trái ngược, sáng và tối. Bình minh thì bác ra ngoài bờ suối hít
thở, mặt trời vừa xuống núi thì bác lại vào bên trong hang, cũng tương tự như ta trong xã hội
hiện đại, sáng thì ra ngoài đi làm, đi học, tối trở về nhà quây quần với gia đình. Bác khác với ta ở
điểm nơi bác trở về không đủ đầy như vậy, hình ảnh hang với suối thật lạnh lẽo, cô đơn và túng
thiếu, cả về vật chất lẫn tinh thần. Qua đó, nhấn mạnh điều kiện sống và làm việc của Hồ chủ
tịnh kính yêu.
- Đến với câu thơ thứ hai: “Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”, ta được chứng kiến hoạt động
quan trọng nhất của con người ở Bác, ăn uống. Có thể thấy ở đây, bác chỉ có duy nhất món cháo
bẹ ăn với rau măng, để mà nói thì quả thực rất nhạt vị, ít chất dinh dưỡng, chỉ đủ làm ấm bụng
người ta. Điều này càng nhấn mạnh cái khó, cái gian nan mà bác phải trải qua trong cuộc đời
cách mạng, tuy nhiên, với giọng thơ vô cùng tự nhiên, có chút hóm hỉnh qua vế “vẫn sẵn sàng”,
ta lại nhìn thấy cảm nhận của bác về món ăn này. Cách bác tỏ lời thể hiện sự thoải mái, chấp
nhận và trân quý, bác không dám chê bai, than thở một lời vì có lẽ bác hiểu, còn nhiều dân
chúng ngoài kia còn đang chịu cảnh đói ăn đói mặc từng ngày, một hạt gạo cũng chẳng có thì với
hoàn cảnh của Bác là quá hạnh phúc. Đây chính là thứ khiến người đời phải nể phục về vị lãnh
tự vĩ đại, trân trọng mọi thứ trong sự nghiệp cách mạng của mình
- Trong câu thơ thứ ba: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”, người đọc được biết thêm về một
hoạt động trong ngày của Bác. Bác Hồ luôn sống chan hoà với thiên nhiên, điều này ai cũng biết
và càng được sáng tỏ hơn qua nơi làm việc của bác, chiếc bàn đá. Giữa một vùng núi rừng cao
vời vợi, lại còn ở một quốc gia đang trong thời loạn lạc, kiếm đâu một chiếc bàn làm việc bóng
loáng, kiếm đâu những ghế da êm ái, thứ bác có thể tận dụng là thiên nhiên và không vì thế mà
nó làm Bác chùn bước. Bác vẫn làm việc, vẫn sống với cách mạng, bất kể hoàn cảnh, tình thế,
bất kể có chông chênh, gập ghênh. Khát vọng giải phóng dân tộc đã giúp bác làm những việc phi
thường, hay đôi khi chỉ là những công việc nhỏ nhặt nhưng rất đáng trân quý, ở đây đó chính là
công việc “dịch sử Đảng”. Ở cái thời mà ngủ còn không yên giấc, ăn còn không ấm bụng thì lấy
đâu tri thức để nhân dân trau dồi, bác Hồ cũng thấu hiểu điều đó. Bác nhận ra rằng tri thức là
vũ khí quan trọng trong công cuộc giải phóng dân tộc, chính vì vậy bác đã cất công phiên dịch
cuốn Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô ra tiếng việt để các chiến sĩ đọc, từ đó mở mang hiểu biết về
thế giới, về tầm quan trọng của cách mạng. Tấm lòng này là thứ đã dẫn đến chiến thắng vang
dội của nhân dân Việt Nam sau này
- Ba câu thơ đầu đã lột tả rõ nét những gian truân, bất lợi trong đời sống của Bác Hồ trên con
đường giải phóng đất nước, quả thực, bác đã phải hi sinh quá nhiều. Trong câu thơ cuối: “Cuộc
đời cách mạng thật là sang”, cách dùng giọng thơ hóm hỉnh, vui đùa lại khiến ta phải suy nghĩ lại
về cách mà bác nhìn cuộc đời cách mạng. Khác với lối viết thơ trang trọng thường thấy, ở đây,
bác lại khiến độc giả phải phì cười vì sự lạc quan, yêu đời qua ba chữ “thật là sang”. Trong con
mắt của người đời, những thứ sang trọng phù phiếm đáng ra phải là những bộ y phục đắt đỏ,
những xế hộp xa hoa, những tụ điểm vui chơi xa xỉ, còn trong tâm Bác, có lẽ giải phóng dân tộc
chính là thứ vật chất cao sang nhất mà bác có thể nghĩ tới, đáng mơ ước hơn cả những món đồ
kể trên. Giữ phong thái ung dung, tự tại, bác viết nên câu thơ ấy như một lời khẳng định cho
vận mệnh của dân tộc Việt Nam, nhất định phải có bằng được tự do. Góc nhìn của bác về cách
mạng cũng thật khiến ta phải suy ngẫm nhiều khi trong mắt ta, cách mạng sẽ là về những cuộc
đàm phàn chính trị, những cuộc chiến tranh đầy tiếng súng, tiếng bom đạn, những mạng người
phải đổ máu vì sự tự do, quá đau thương, quá tàn khốc, thế mà Hồ chủ tịch lại cường điệu hoá
nó một cách hài hước, càng làm nổi bật về nhân cách cao quý đáng nể của chủ tịch Hồ Chí Minh.

You might also like