You are on page 1of 12

 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 

____________________________________________________________________________________________

Cô Trần Thùy Dương – Cầm bút hướng về phía mặt trời!


Khóa học 2K5 – LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (mục tiêu 9+)
Livestream lúc 21:30 giờ, thứ 3 và 3, hằng tuần

ĐỀ THI THỬ SỐ 6.
Phần I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ: Tự do.
Câu 2: Theo đoạn trích, có những năm tháng tuổi trẻ chúng ta sống như những chiếc lá vừa
xanh non đã lìa cành, chênh vênh, chới với, vô định, không đích đến; và như những chiếc lá sống
đến úa vàng rồi rơi chạm đất, sống như những chiếc lá vừa chớm niềm vui đã nhìn ra mất mát
và có cả sự khổ đau song hành cùng hạnh phúc.
Câu 3: Nội dung ý thơ gợi nhiều suy nghĩ khi nói đến việc “chọn lựa”. Chọn lựa ở đây tức là
mỗi chúng ta có quyền đưa ra quyết định và lựa chọn của chính mình. Một chiếc lá vàng chạm
đất hay xanh tươi mãi trên đầu ngọn gió là cách nói hình ảnh để chỉ hai lối sống. Chiếc lá vàng
đại diện cho một cuộc sống có nhiều trải nghiệm, trưởng thành. Ngược lại, chiếc lá xanh là thì
sẽ mãi tươi xanh và non trẻ trước cuộc đời. Bạn chọn như chiếc xanh mãnh liệt, dám dấn thân,
dám đương đầu đối diện với sóng gió, hay sống một đời tẻ nhạt, theo một vòng tuần hoàn vô vị,
nở rồi lại tàn? Con người cũng vậy, bạn chọn quyết kiệt với mục tiêu, lý tưởng để “xanh mãi
trên đầu ngọn gió” hay rụng vàng “chạm đất”?
Câu 4: Bài thơ “chỉ những chiếc lá mới biết” là một bài thơ hay và vương lại nhiều suy tư của
tác giả. Nhà thơ Nguyễn Việt Phong đã ngẫm về cuộc đời dưới một điểm nhìn thú vị qua những
chiếc lá. Cũng từ hình ảnh chiếc lá, gợi ra nhiều suy tư của nhà thơ về kiếp sống con người. Ông
không ngừng băn khoăn về cách con người lựa chọn cuộc sống. Liệu họ sẽ chọn sống một cuộc
đời như lá vàng, trải nghiệm hết mọi khổ đau vui buồn rồi chạm đất. Hay lựa chọn mình là một
chiếc lá xanh mãi mãi non trẻ và tồn tại song hành cùng trời đất. Có thể thấy, những lời thơ
trên được tuôn ra như những dòng tâm sự trăn trở của nhà thơ về con người. Đặc biệt, nhà thơ
Nguyễn Việt Phong chỉ gợi lên vấn đề để đối thoại với người đọc về những vấn đề nhân sinh.
Ông đặt người đọc giữa ngã hai con đường và trao quyền lựa chọn cho người đọc về tuổi trẻ và
cách sống của mình. Tuổi trẻ ngắn ngủi những lại thật mãnh liệt. Tuổi trẻ là quãng thời gian
ta còn non nớt, vụng dại vậy ta cần sống thể nào, sống ra sao là niềm băn khoăn, trăn trở lớn

____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 8.5+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 1 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

mà nhà thơ gợi nhắc. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng đủ sức gợi ra những vấn đề lớn lao. Những
dòng suy tư xuất phát từ một trái tim nhân hậu ấy đáng để chúng ta suy ngẫm về hành động
“chọn lựa” của mình.
Phần II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: Ý nghĩa của những quyết định trước thời khắc quan trọng của tuổi trẻ.
Tiếng khóc đánh dấu sự tồn tại của chúng ta trên thế giới, năm mười bảy tuổi cầm tấm
bằng tốt nghiệp trong tay,.. Đó là những thời khắc quan trong lưu dấu suốt nhật kí đời người.
Người ta vẫn thường nói tuổi trẻ là nơi quyết định bạn sẽ trở thành kẻ làm thuê nghèo nàn hay
những ông chủ, bà chủ giàu sang. Do đó, việc đưa ra những quyết định tuổi trẻ có ý nghĩa như
một thời khắc vô cùng quan trọng. Một quyết định chỉ cần nói ra mất vài ba giây nhưng để thực
hiện theo quyết định ấy là cả một hành trình dài. Vậy nên khi đưa ra bất cứ quyết định nào, bạn
phải sẵn sàng chịu trách nhiệm với điều đó. Đưa ra quyết định là phương thức thiết lập kế
hoạch, vạch rõ mục tiêu phấn đấu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đi đúng hay nhầm đường
phụ thuộc rất lớn vào quyết định của tuổi trẻ. Đó là thời khắc đánh dấu khởi nguyên những
hành trình mới của cuộc đời mình. Nếu như tiếng pháo là dấu hiệu đánh dấu thời khắc chuyển
giao sang năm mới thì việc đưa ra quyết định trước thời khắc quan trọng của tuổi trẻ lại là tín
hiệu bắt đầu một hành trình mới. Gọi là thời khắc bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai
của mỗi người. Nó có thể mở ra cơ hội nhưng nếu lỡ sai một bước, nó sẽ đẩy con người xuống
những chiếc hố đen rồi vội vàng chôn lấp cuộc sống của họ. Thực tế cuộc sống cho thấy, những
người đưa ra quyết định đúng đắn trong những thời khắc quan trọng nắm trong tay 80% tỉ lệ
thành công. Đó là điều dễ hiểu bởi vì khi ấy họ đã dũng cảm, trở thành vị thủ lĩnh sáng suốt thì
sẽ chỉ huy được con thuyền mình đi về đúng hướng. Thời khắc mà những cầu thủ Việt Nam cắm
ngọn cờ đỏ thắm trên tuyết trắng Thường Châu năm ấy hẳn đã để lại trong ta nhiều ấn tượng.
Những đường bóng của Quang Hải như vẽ lên cầu vồng trong tuyết, những pha kiến tạo của
Xuân Trường, những lần nghiêng mình đón bóng của thủ môn Bùi Tiến Dũng,.., Tất cả đã tạo
nên những thời khắc quan trọng vẽ nên những móc son chói lọi cho thể thao nước nhà. Quyết
định trước thời khắc của tuổi trẻ là vô cùng quan trọng nhưng không phải ai cũng đủ dũng khí
để làm được. Một số bạn trẻ hiện nay còn đang tự thu mình trong vùng an toàn của bản thân,
không dám đưa ra quyết định, chỉ dẫm chân đi sau lưng người khác. Những con người như vậy

____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 8.5+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 2 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

sao xứng gọi là “tuổi trẻ”, là chủ nhân tương lai đất nước. Quyết định dựa trên bản lĩnh vững
vàng, hành trang vững chắc sẽ đưa bạn đến với thế giới tương lai “xán lạn”.
Câu 2. (5.0 điểm). Phân tích khao khát sống mãnh liệt của Mị; so sánh sự khác biệt với hình
ảnh cô Mị đầu tác phẩm và nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của người lao động.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Mở bài: Sứ mệnh của nhà văn không chỉ là người cho máu vào sự sống của văn chương
mà còn phải là cái nôi nâng đỡ cho những tinh thần đã dần suy kiệt trước phong ba bão táp của
cuộc đời. Và có thể nói, Tô Hoài đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh ấy bằng ngòi bút tài hoa của
mình trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Với “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn đã phản ánh được chân
thực số phận của người dân lao động vùng núi cao Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất
phong kiến tàn bạo, vô nhân tính, đồng thời qua đó cũng là để phát hiện và ngợi ca những vẻ
đẹp tiềm ẩn trong con người họ. Đó là vẻ đẹp về khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, mong
muốn hướng tới ánh sáng và tự do. Tất cả những khát vọng ấy đã được nhà văn tái hiện sâu sắc
nhất qua sự trỗi dậy của Mị và A Phủ - hai nhân vật đại diện cho những con người lao động
miền núi thấp cổ bé họng lúc bấy giờ ở cuối tác phẩm.
Đoạn văn giới thiệu tác giả, tác phẩm: Vào những năm 50 của thế kỉ XX, miền Bắc được
giải phóng và tiến lên chủ nghĩ xã hội, thế nhưng ánh sáng của Đảng vẫn chưa soi rọi được đến
những con người ở miền núi cao. Bởi vậy, Tô Hoài muốn dùng tài văn của mình đem ánh sáng
của Đảng đến với đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. “Vợ chồng
A Phủ” được rút từ tập truyện “Tây Bắc”-là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng
Tây Bắc năm 1952. Tô Hoài cũng giống như Nguyễn Tuân, luôn khao khát tìm tòi, trải nghiệm
ở những vùng đất mới, có thể nói thiên nhiên và con người Tây Bắc như một mối tình gắn bó
sâu đậm mà nhà văn đã từng phải thốt lên: “Đất và người miền Tây đã để thương để nhớ cho
tôi nhiều quá, không thể và không bao giờ quên”. “Vợ chồng A Phủ” chính là một sự tri ân nhà
văn dành cho đồng bào dân tộc miền núi ở nơi đây - những người đã cùng ăn, cùng ở, cùng trải
qua 8 tháng đầy gian khổ với nhau. Tô Hoài thực sự đã trải mình trên trang viết sau quá trình
trải nghiệm cuộc sống của quần chúng nhân dân. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” đã làm nổi bật
phong cách độc đáo của nhà văn Tô Hoài, một trong những nhà văn có sức sáng tạo dồi dào
nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tô Hoài luôn tôn trọng và thiên về diễn tả sự thật của
đời thường, nhà văn có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng và được ví như một pho từ điển sống
____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 8.5+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 3 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

của nghề văn, đặc biệt ông am hiểu sâu sắc về thiên nhiên, con người và phong tục tập quán
miền núi cao Tây Bắc, bởi vậy trong những trang văn của Tô Hoài luôn phảng phất phong vị
Tây Bắc. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” chính là bức tranh chân thực nhất về số phận bi thảm của
người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến. Nỗi
thống khổ của nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lý Pá Tra cũng chính là nỗi khổ của
người lao động nghèo nói chung và người phụ nữ nói riêng ở vùng núi Tây Bắc trong giai đoạn
lịch sử này. Thế nhưng, vẻ đẹp khuất lấp đằng sau cái khổ, cái nghèo ấy chính là một sức sống
tiềm tàng, một sức phản kháng mãnh liệt được nhà văn tái hiện rõ nét qua đoạn trích viết về
cảnh Mị trong đêm đông cắt dây cởi trói cứu A Phủ.
1. Yêu cầu chính: Phân tích khát vọng sống mãnh liệt của Mị.
(Chỗ này cô viết theo cấu trúc giới thiệu nhân vật xong vào các luận điểm để các bạn dễ theo dõi nhé! Còn bạn
nào theo cấu trúc cô dạy lvie thì cứ viết nhé!)

Ở “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã xây dựng nên hình tượng cô Mị tài sắc vẹn toàn,
nhưng lại là một người “hồng nhan bạc phận”. Tô Hoài từng nói rằng “Nhân vật là nơi duy nhất
tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư
tưởng, chủ đề của tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật mà nhà văn muốn
gửi gắm thông qua tác phẩm. Mị vốn là cô gái xinh đẹp, là bông hoa ban của núi rừng Tây Bắc,
“trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng mị”. Không những thế, Mị còn có tài thổi sáo giỏi,
“thổi lá cũng hay như thổi sáo”, vì thế mà “có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo
Mị”. Xinh đẹp, tài năng là điểm thu hút mà nhìn vào ta có thể thấy ngay ở người con gái ấy,
nhưng điều đáng trân quý hơn nữa tạo nên vẻ đẹp cho nhân vật chính là tấm lòng hiếu thảo với
cha mẹ, tính chăm chỉ trong lao động, và năng lượng tích cực, sự khao khát tự do tỏa ra từ cô
gái nhỏ bé này. Tuy nhiên, vì món nợ truyền kiếp từ thời “bố Mị lấy mẹ Mị, Mị đã trở thành “con
dâu gạt nợ” cho nhà thống lý.
Cuộc sống thống khổ của chốn địa ngục trần gian khiến Mị chai sạn, vô cảm. Đêm tình
mùa xuân năm ấy, sức sống trỗi dậy, Mị uống rượu, thổi sáo, nhận thức được tuổi trẻ. Mị thèm
đi theo những cuộc chơi những đám chơi. Nhưng A Sử đã lấy đi khát vọng đó của Mị bằng một
thúng sợi đay, hắn trói Mị vào cột. Mị không cảm thấy bị trói, tâm hồn Mị vẫn đi theo tiếng gọi
đêm tình. Chính sức sống đêm tình năm ấy đã tạo điều kiện cho sự bừng tỉnh nhận thức và cháy
bùng lên ngọn lửa giải thoát cho A Phủ sau này. Đồng cảnh cơ cực và khốn khổ như Mị, A Phủ

____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 8.5+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 4 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

vì để hổ bắt mất một con bò nên phải chịu trói, chờ chết. Cha con nhà thống lý Pá Tra đã trói A
Phủ vào cột. Lúc này đây, A Phủ đang rơi vào tình trạng sắp chết vì đau, vì đói, vì rét.
Theo Đại văn hào Nga Maksim Gorky: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi
thiếu vắng tình thương". Con người ta có thể vô cảm với một người xa lạ nhưng lương tâm thì
không thể không day dứt trước nỗi đau của người khác. Tuy nhiên, sống lâu ngày trong cái ngục
tù giam giữ lấy tâm hồn mình, Mị như đánh mất đi tình yêu thương con người trong cô. Lúc
đầu nhìn thấy A Phủ bị trói đứng vào cột, Mị không mảy may mủi lòng, không cảm xúc “Mị vẫn
thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu A phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Tâm trạng Mị lúc
đầu là trạng thái vô cảm, dửng dưng. Bởi sau đêm tình mùa xuân, Mị trở lại với kiếp sống chai
sạn, băng giá, tê liệt về cả thể xác lẫn tinh thần. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện. Mị
vô cảm với chính bản thân mình, không còn cảm nhận được nỗi đau đớn của thể xác, không còn
cảm nhận được sự nhục nhã về tinh thần. Thể xác bị chà đạp, tinh thần bị lăng nhục, nhưng Mị
vẫn dửng dưng, không tủi hờn hay sợ hãi. Khi Mị vô cảm với chính mình cũng là lúc mà Mị
chẳng còn thiết tha đến mọi thứ xung quanh. Mị vô cảm luôn với cả người đồng cảnh: “nếu A
Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Đắng cay cho Mị – cô đã đánh mất luôn cả tình
thương, lòng nhân ái mà bất cứ ở người phụ nữ nào cũng có. Bởi có lẽ Mị đã quá quen với sự tàn
nhẫn của cha con nhà thống lý Pá Tra. Mị chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Lửa cũng cô đơn, Mị
cũng cô đơn. Bếp lửa ấy như một người bạn đồng hành, sưởi ấm cho cô trong những đêm đông
lạnh giá. Thế nhưng, sâu thẳm tỏng cô gái lạnh lẽo kia, ta vẫn thấy có một niềm tin nhen nhóm
của khai khát sống mạnh liệt khi Mị vẫn tìm đến ngọn lửa. Nó là sự đối nghịch giữa bên trong
và bên ngoài. Có thể, lớp vở ngoài băng giá thật dày kia, là sự ngưng tụ, đóng chặt sau những gì
Mị đã trải qua trong nhà thống lý, còn tâm hồn bên trong, ngọn lửa bên trong sâu thẳm vẫn cố
giữ mình trước cơn gió. Đó sẽ là ngọn lửa để khi có một tác nhân tác động mạnh hơn nó sẽ bùng
cháy một cách dữ dội.
Đặng Tiến – một nhà phê bình văn học từng nói: “Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng
nước mắt và biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên’’. “Dòng nước mắt’’ chính
là những nỗi đau, sự bất hạnh, thân phận con người bị chà đạp trong cuộc sống bi kịch, bị bần
cùng hóa, cơ cực, đầy rẫy những bất công. Trong “Vợ chồng A Phủ”, giọt nước mắt của A Phủ
trong đêm mùa đông như đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị. Chính nhờ
ngọn lửa đêm ấy, Mị lé mắt trông sang và nhìn thấy: “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai
____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 8.5+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 5 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Dòng nước mắt ấy là nước mắt của một thân phận nô lệ
đang bất lực, tủi nhục trước số phận. Nước mắt A Phủ không chỉ chảy xuống đôi gò má sạm đen
của anh mà còn chảy vào cả trái tim băng giá của Mị. Trái tim vốn chỉ còn biết giá băng lại
được dòng nước mắt ấy của A Phủ chạm đến. Và giọt nước mắt ấy đã làm tan đi giá băng của
trái tim Mị, đập vỡ bức tường vô hình cầm tù trái tim Mị; đã thức dậy trong Mị lòng thương
người cùng cảnh ngộ. Khi lòng thương người trỗi dậy, là lúc trái tim Mị quặn đau khi “trông
người lại ngẫm đến mình”. Mị chợt “nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng
thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được”. Nhà văn
không nói đến nỗi đau đớn về thể xác của A Phủ, không nói đến nỗi tủi nhục của A Phủ nhưng
tất cả điều đó lại hiện lên tất cả qua suy nghĩ của Mị. Mị đã cảm nhận nỗi đau của A Phủ bằng
chính nỗi đau của mình. Sau một thời gian bị tê liệt sức sống, giờ đây Mị đã biết đồng cảm với
người cùng cảnh ngộ với mình.
Có người từng nói: “Nghịch cảnh là quá trình trưởng thành tất yếu phải đi qua, người có
thể dũng cảm tiếp nhận nghịch cảnh thì cuộc đời sẽ mới từng ngày, vươn lên mạnh mẽ”. Cô Mị
cũng đã ở trong sự dày vò quá lâu rồi, có lẽ lúc vùng lên cũng sẽ rất mãnh liệt. Sức sống tiềm
tàng trong cô như một đốm than đang đỏ lửa, chỉ cần một ngọn gió nhẹ thoảng qua cũng đủ
khiến nó trở nên bập bùng. Bởi lúc này đây, Mị bừng tỉnh và nhận ra sự độc ác của bọn nhà
Thống lí Pá Tra thật quá đáng. Mị thốt lên “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt
mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này”. Mị nhận
ra giá trị của con người, giá trị được sống nhưng lại bị bắt chết. Từ nhận thức về thân phận con
người, Mị nguyền rủa cha con nhà thống lí “Chúng nó thật độc ác”. Khi một kẻ đang trong tình
trạng mất hết ý thức lại nhận ra nguyên nhân của cái khổ mà mình gánh chịu thì đúng là một
cuộc lội ngược dòng của ý thức. Chắc chắn, ý thức này sẽ trỗi dậy, sẽ phản kháng mãnh liệt chứ
không dừng lại ở đây.
Viết về hiện thực khổ đau, bất hạnh của người lao động miền núi dưới ách thống trị của
bọn thực dân phong kiến không phải chỉ đơn thuần là tái hiện, phản ảnh hiện thực mà qua đó,
tác giả muốn mượn hiện thực tăm tối để ngợi ca những nét đẹp sáng ngời trong phẩm chất của
con người. Đó là những nét đẹp như hòn ngọc ẩn sâu trong lớp vỏ trai xù xì, xấu xí, và nếu
không phải là con người có đôi mắt tinh tường, có tâm hồn lớn rộng và sẵn sàng lăn xả vào đại
lộ cuộc đời để khám phá, để chiêm nghiệm như nhà văn Tô Hoài thì không bao giờ có thể nhìn
____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 8.5+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 6 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

thấy được. Quả thực: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm
cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức”
(Thạch Lam), và Tô Hoài đã phát hiện ra được những vẻ đẹp đáng ngợi ca, trân trọng của người
lao động miền núi chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, đó là bóng tối mịt mờ của cuộc sống trong
nhà thống lí Pá Tra.
Có ý kiến cho rằng, hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị vừa tô đậm sức sống tiềm
tàng mãnh liệt đã bị đàn áp từ bấy lâu, vừa là sự biểu hiện của tấm lòng thương người nổi lên
trong nhân vật Mị, quả thực vậy. Sức sống và lòng thương người ấy trỗi dậy khi Mị trông thấy
giọt nước mắt đau xót của A Phủ, khi Mị nhớ lại nỗi đau của chính mình và khi Mị nhận ra
“chúng nó thật độc ác”. Thế rồi, Mị quyết định rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây, cởi trói
cứu A Phủ. Ban đầu, Mị chỉ rón rén bước lại gần, nhưng sau đó lại có hành động cực kì dứt
khoát, quyết liệt, không hề sợ hãi. Rón rén là bởi vì Mị sợ Mị sẽ là người phải chết thay cho A
Phủ, Mị sẽ bị trói như A Phủ cho đến khi nào chết thì thôi. Mị đã bị ám ảnh bởi thứ cường quyền
ghê gớm của bọn chúa đất phong kiến, thế nhưng tình người lại thôi thúc Mị hành động, tình
người lại khiến cho Mị quên đi nỗi đau và hậu quả mình sẽ phải gánh chịu để dứt khoát đưa ra
quyết định cứu A Phủ. Nhà văn Nam Cao đã từng nói: “Một người đau chân có lúc nào quên
được cái chân đau của mình để nghĩ đến một điều gì khác đâu. Khi người ta khổ quá thì người
ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa”, thế nhưng Mị lại sẵn sàng quên đi cái đau của mình để
kiên quyết cứu thoát A Phủ khỏi chốn địa ngục trần gian này. Điều đó đã cho ta thấy được sức
mạnh vô cùng to lớn của tình yêu thương, và quả thực “tình yêu thương vượt lên mọi sự hiểu
biết của con người”. Mị cũng giống như Chí Phèo hiện lên dưới ngòi bút Nam Cao, mang cái bản
chất tốt đẹp mà hoàn cảnh chỉ có thể vùi dập nó trong đống tro tàn chứ không bao giờ hủy hoại
được nó. Giọt nước mắt của A Phủ mang trong đó là niềm đau, là khát vọng được sống, được tự
do, được thoát khỏi chốn địa ngục trần gian này đã làm tan chảy đi tảng băng vô cảm trong Mị,
khiến cho Mị nhìn thấy trong nỗi đau của A Phủ là nỗi đau của chính mình. Mị cắt nút dây mây
như cắt đi sợi dây trói buộc của cường quyền vây quanh A Phủ. Giá mà cuộc đời Mị cũng chỉ có
sợi dây ấy, sợi dây cường quyền có hình hài, có sự hiện hữu thì có thể cắt đứt nhưng sợi dây thần
quyền vô hình thì không. Có lẽ đọc đến đây, độc giả sẽ không khỏi thắc mắc rằng vì sao Mị lại
không chạy trốn cùng A Phủ ngay lúc đấy mà chỉ lặng nhìn A Phủ rời đi. Đó là bởi Mị đã bị ám
ảnh bởi thần quyền quá lớn, Mị đã có những suy nghĩ rằng cả đời này Mị chỉ có nước rũ xương
____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 8.5+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 7 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

ở nơi này mà thôi, có chạy trốn đến đâu đi chăng nữa thì con ma nhà thống lí vẫn sẽ không bao
giờ buông tha cho Mị. Khi nhận ra được sự tồn tại của cái xấu, cái ác, người ta nào muốn ở cùng
với cái xấu, cái ác thêm một giây phút nào nữa đâu, người ta chỉ muốn nhanh chóng giải thoát
chính mình ra khỏi chốn ngục tù ấy thôi. Thế nhưng những suy nghĩ về sự ràng buộc của thần
quyền lại níu chân Mị ở lại, khiến cho Mị phải chấp nhận tiếp tục giam mình trong đau khổ,
nhục nhã và quyết định chỉ cứu lấy người con trai đang cận kề cái chết kia. “Lần lần, đến lúc gỡ
được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi
ngay…”, rồi Mị nghẹn lại”, Mị có đủ sức, đủ dũng cảm để cắt dây mây cởi trói cứu A Phủ, thế mà
khi sợi dây cuối cùng lỏng ra, Mị lại hoảng hốt. Vì sao Mị hoảng hốt? Không phải vì sợ chết,
cũng không phải vì sợ mình sẽ là người thế chỗ A Phủ mà cái Mị sợ chính là bản thân mình. Mị
không thể tin được rằng mình lại có thể làm được một điều phi thường đến thế, Mị không thể
tin được rằng Mị lại dám cắt dây trói cứu một kẻ nô lệ khác ngay trong nhà thống lí Pá Tra, khi
Mị chỉ mang thân phận là con trâu, con ngựa. Đôi khi người ta ngỡ ngàng, người ta hoảng hốt
với sức mạnh của chính mình, với dự mãnh liệt trong con người mình như thế.
Cắt dây trói cứu A Phủ, Mị lại càng thêm phần đau hơn với nỗi đau của chính mình. Mị
chỉ có thể thì thào một tiếng “đi ngay” rồi nghẹn lại, đó như là một lời thúc giục A Phủ: hãy đi
đi, hãy rời khỏi nhà thống lí, rời khỏi chốn ngục tù đáng sợ này đi, để không phải chết, để không
phải chịu những dằn vặt, đau đớn đến tột cùng nữa, còn Mị, Mị sẽ ở lại đây, để chết. Lời thì thào
không thành tiếng ấy sao mà đau đớn, sao mà xót xa đến quặn lòng! Mị như muốn giãi bày nỗi
đau của chính mình với A Phủ, mình là thân đàn bà, khi đã bị cúng trình ma, khi mà khao khát
có đấy, khao khát mãnh liệt đấy nhưng biết làm sao khi chỉ có thể rũ xương ở nơi này. Nỗi đau
ấy quặn thắt quá, nghẹn ngào quá khiến cho Mị trong một khoảnh khắc không thể thốt thành
lời. “A Phủ bỗng khuỷu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ
lại quật sức vùng lên, chạy”, hành động ấy của A Phủ đã khẳng định một sức sống tiềm tang,
mãnh liệt không bao giờ vụt tắt đi trong tiềm thức chàng thanh niên bất hạnh. Có hi vọng, A
Phủ đã biết nắm lấy sợi dây hi vọng đó ngay mà leo lên thật nhanh để thoát khỏi vực sâu tăm
tối, tàn độc ở nhà thống lí. A Phủ chỉ bị hành hạ đến kiệt quệ về thân xác nhưng tinh thần anh
thì vẫn luôn hướng về sự sống, hướng về khát vọng tự do đang chờ ở phía trước.
“Mị đứng lặng trong bóng tối” như để nghĩ về cuộc đời và thân phận của mình, như để
đau thêm một lần nữa nỗi đau của chính mình. Phải chăng, trong lòng người con gái ấy đang
____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 8.5+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 8 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

có sự phân tranh dữ dội giữa khát vọng tự do và ràng buộc thần quyền. Cái độc ác, tàn bạo của
bọn chúa đất phong kiến chính là không chỉ giam cầm con người ta bằng cường quyền mà hơn
thế còn dùng cả thần quyền để nô lệ tinh thần người con gái đã phải chịu nhiều đớn đau, tủi hổ.
Sự phân tranh đó đã nhanh chóng kết thúc khi “Mị cũng vụt chạy ra…Mị vẫn băng đi. Mị đuổi
kịp A Phủ, đã lăn, đã chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: - A Phủ
cho tôi đi…Ở đây thì chết mất”. Những câu văn ngắn được xẻ nhỏ chính là dụng ý của tac giả
khi muốn tái hiện bước chân đầy dứt khoát của Mị trong đêm tối. Điều đặc biệt chính là, mới
trong khoảnh khắc trước đó, Mị còn bảo A Phủ đi đi, để mình Mị ở lại chịu chết, vậy mà giờ đây,
Mị lại vùng sức quyết định chạy theo A Phủ. Mị đã phải đấu tranh với suy nghĩ của chính mình
và đấu tranh với hoàn cảnh để đưa ra quyết định đó. Dù cho Mị chấp nhận ở lại nhà thống lí Pá
Tra chịu chết thì vẫn như những lần trước đó, sức sống tiềm tang luôn cháy âm ỉ trong tâm hồn
Mị, và chỉ cần có một tác nhân tác động, Mị sẽ lại vùng lên. Nếu như ở lần trỗi dậy trong đêm
tình mùa xuân, tác nhân ấy là tiếng sáo, là men rượu, là không khí ngay xuân thì ngay lúc này
đây, nó lại chính là khát vọng sống mãnh liệt của A Phủ. Một người đứng cận kề bên cái chết
như A Phủ, một người tưởng như đã chấp nhận thân phận nô lệ tàn tạ, héo mòn như A Phủ mà
khi có cơ hội được sống, anh ta vẫn quật sức vùng lên chạy. Vậy mà Mị lại ở đây, trong cái khung
cảnh tăm tối này, chấp nhận cái chết, đó là một hành động Mị không thể nào tiếp tục được nữa.
Khi đã thương người, và người ta đã có được sự tự do, Mị mới nghĩ đến bản thân mình, Mị mới
nhận ra mình cũng khao khát vô cùng sự tự do ấy. Có thể nói, nếu coi sức sống tiềm tàng của
Mị như một đốm lửa đang cháy âm ỉ thì A Phủ chính là ngọn gió làm bùng lên đốm lửa ấy. Mị
giải thoát cho A Phủ nhưng cũng chính nhờ sức sống của A Phủ mà Mị đã tự giải thoát được cho
chính mình. Hành động chạy theo A Phủ là biểu hiện mạnh mẽ nhất của khát vọng sống trong
nhân vật Mị, nó có nét gặp gỡ với hành động Thị đi theo Tràng để bám víu lấy sự sống, mong
muốn có được mái ấm gia đình hạnh phúc. Hành động Mị cắt dây trói và chạy theo A Phủ là kết
quả tất yếu của quá trình bị dồn nén, áp bức. Từ đó, nhà văn muốn thế hiện một thông điệp: Ở
đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh. Mị đã đấu tranh để giải thoát cho A Phủ và tự giải thoát
cho chính mình khỏi cường quyền và thần quyền. Nét mới trong ngòi bút Tô Hoài chính là để
nhân vật mình được đấu tranh bằng khát vọng sống của chính mình trong khi Chí Phèo dưới
ngòi bút của Nam Cao dù khát khao được làm người lương thiện, khát khao có được tình yêu và
hạnh phúc thì đến cuối cùng vẫn phải lựa chọn cái chết để được làm người lương thiện.
____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 8.5+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 9 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

“A Phủ, cho tôi đi…Ở đây thì chết mất”, câu nói của Mị như đang phập phồng lên khát
vọng sống mãnh liệt, khát vọng được tự do, được hạnh phúc, và dường như ngọn núi lửa bên
trong Mị đã phun trào. Dù không thêt biết được tương lai phía trước sẽ thế nào, Mị vẫn chắc
chắn với bước chân ngày hôm nay của mình. Đó là bước chân không chỉ đạp đổ cường quyền và
thần quyền trong tiềm thức của chính mình mà còn đạp đổ cả cường quyền và thần quyền ở
miền núi cao Tây Bắc lúc bấy giờ, để giúp bao nhiêu con người lao động hoàn thành quá trình
nhận thức, đi từ tự phát đến tự giác. Mị đã nhận thức được cuộc sống tăm tối ở chốn địa ngục
trần gian và muốn được giải thoát, muốn được tìm đến một chân trời mới, nơi có sự tự do, có
tình yêu và hạnh phúc. Câu chuyện cổ tích giữa đời thường không phải được tạo nên từ sức
mạnh siêu nhiên nào đó mà được vun vén từ sức sống của một con người tưởng chừng như nhỏ
bé nhưng lại đầy khát vọng vươn lên, một con người tưởng chừng như đã ngủ quên, tê liệt, chấp
nhận cuộc sống tủi nhục, tăm tối nhưng lại vùng lên mãnh liệt.
Nếu như trước đây ta đã từng chứng kiến một chị Dậu vùng chạy đi giữa trời đêm đen
tối, đen như cái tiền đồ của chị trong tác phẩm “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố, thì bây giờ cũng là
hành động chạy đi ấy nhưng trước mắt Mị lại là một tương lai tươi sáng, nơi có tự do, nơi có
hạnh phúc. “A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”, A
Phủ sẽ dẫn đường cho Mị, Cách mạng sẽ dẫn đường cho hai người ra khỏi bóng đêm lầm lũi nơi
đây. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm đông cắt dây trói cứu A Phủ tưởng như
mâu thuẫn, nghịch lý nhưng lại rất logic, thống nhất. Bởi đó là điều tất yếu con người ta sẽ phải
hoàn thành trong quá trình nhận thức của chính mình. Người ta chỉ có thể giải thoát cho người
khác và giải thoát cho chính mình khi đã trải qua một quá trình đấu tranh dài đằng đẵng, và
Mị cũng đã trải qua một quá trình đấu tranh như thế. Dù cho có thất bại trong những lần trỗi
dậy phía trước, dù cho có tiếp tục bị vùi dập, bị hành hạ đến tàn tạ thân xác thì cái sức sống
tiềm tàng vẫn giúp cho Mị vươn lên trong khoảnh khắc này. Hành động cắt dây trói và chạy
theo A Phủ của Mị không hề có sự sắp đặt mà xảy ra hoàn toàn bất ngờ. Chính nhờ sự bất ngờ
ấy mà ta mới thấy được rõ nét hơn sức sống và khát vọng của con người. Đây là đám cháy lớn
bùng lên từ những tia lửa nhỏ phía trước, là bước ngoặt giúp cho cuộc đời của những người dân
lao động nghèo khổ, lam lũ bước sang một trang tươi sáng, rực rỡ hơn. Thiết nghĩ, nếu không
phải là hành động cắt dây trói cứu A Phủ thì cũng sẽ là một hành động khác mà thôi. Mị cũng
sẽ vùng lên đấu tranh cho sự sống, cho tự do và hạnh phúc bất chấp thực tại có tăm tối, có tủi
____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 8.5+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 10 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

nhục thế nào đi chăng nữa. Cái hay của tác phẩm là Tô Hoài đã tạo ra một tình huống truyện
đẹp như một câu chuyện cổ tích, và đó chính là kết cấu chung của một thời cảm văn học mới –
văn học giai đoạn 1945-1975.
2. Yêu cầu phụ: So sánh sự khác biệt hình ảnh Mị đầu tác phẩm và nhẫn ét vẻ đẹp tâm hồn
người lao động miền núi.
Nói về văn học sau năm 1945, đặc biệt về mẳng truyện ngắn, với những ngòi bút đã được
giác ngộ cách mạng, người nghệ sĩ nhìn đời bằng một đôi mắt mới, bằng một niềm thời cảm mới
mở ra một kết cục tươi sáng hơn cho tác phẩm của mình. Nếu như con người trong văn học
trước 1945 chỉ có hai lựa chọn, một là chết hai là sống mà bị tha hóa thì con người trong văn
học sau 1945 lại có thể tự tìm ra con đường giải phóng cho chính mình bằng khao khát tự do,
khao khát hạnh phúc mãnh liệt. Bởi khi người ta chưa thể tìm thấy con đường sống cho chính
mình, người ta mới phải tìm đến cái chết. Còn khi con người ta đã tìm được con đường sống, họ
sẽ tìm mọi cách để vươn lên dù cho hoàn cảnh có éo le, có nghiệt ngã đến thế nào đi chăng nữa.
Nhà văn Tô Hoài đã tìm thấy trong khổ đau, bất hạnh, trong cái thực tại tăm tối là những vẻ
đẹp sáng người toát lên từ tâm hồn của người lao động nghèo miền núi cao. Đó là sự trỗi dậy
của những hạt mầm đầy khát vọng giữa mảnh đất khô cằn để vươn tới ánh sáng của tự do, để
chờ cơn mưa của hạnh phúc. Nó khác biệt hoàn toàn hình ảnh cô Mị đầu tác phẩm. Nếu hình
ảnh Mị đầu tác phẩm cho thấy một sự chai sạn, sự hiện thân của những cùng cực, đau khổ; của
những áp bức, bất công thì từ sự trỗi dậy của Mị và A Phủ trong đêm đông, nhà văn muốn khẳng
định: Con người không phải là nạn nhân một chiều của hoàn cảnh mà ngược lại, con người
hoàn toàn có thể đứng lên chống lại hoàn cảnh để hướng tới ước mơ của chính mình. Sự trỗi
dậy ấy là bước khởi đầu cho cả một quá trình đấu tranh của bao thế hệ người lao động nghèo
khổ miền núi, họ dù có bị giam cầm trong thân nô lệ khổ cực, bần hàn đến đâu vẫn luôn giữ cho
mình cái bản chất tốt đẹp, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Để có được sự trỗi dậy của
ngày hôm nay, đó là cả một quá trình ấp ủ, vún vén và lớn lên của sức sống tiềm tàng mãnh
liệt. Sức sống ấy có trong con người Mị ngay từ lúc ban đầu chứ không phải chỉ đến khi bị áp
bức, bóc lột mới hình thành. Trước đó, khi cha con nhà thống lí muốn Mị về làm dâu để gạt nợ,
Mị đã kiên quyết phản đối: “- Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả
nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Như vậy, khát vọng tự do và hạnh phúc trong
con người Mị đã được bộc lộ ngay từ những khoảnh khắc đầu tiên trong câu chuyện. Chỉ là khao
____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 8.5+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 11 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

khát ấy đôi khi bị thực tại tăm tối che lấp, vùi dập mất mà thôi, nó chưa bao giờ ngừng âm ỉ,
ngừng réo lên từng hồi tha thiết nơi tận sâu thẳm trong tiềm thức người con gái bất hạnh.
Đánh giá nghệ thuật: Để làm nổi bật được sức sống tiềm tang cũng như sức phản kháng mãnh
liệt của Mị và A Phủ trong khoảnh khắc trỗi dậy ấy, nhà văn Tô Hoài đã dùng ngòi bút để lặn
ngụp sâu vào bên trong thế giới nội tâm của nhân vật để diễn tả từng cung bậc cảm xúc, từng
biến thái tinh vi nhất của tâm trạng nhân vật để cho người đọc một sự thưởng thức chân thực
và cô đọng nhất. Đó là một điều hiếm có nhà văn nào làm được xuất sắc và trọn vẹn như Tô
Hoài. Đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh éo le để bộc lộ phẩm cách, Tô Hoài đã rất thành công
trong việc làm nổi bật được sức sống tiềm tàng, sức phản kháng và khao khát tự do, hạnh phúc
mãnh liệt trong cả Mị và A Phủ. Tình huống truyện Mị cắt dây trói cứu A Phủ và tự cứu lấy
chính mình chính là mắt xích quan trọng đẩy tư tưởng của toàn bộ tác phẩm lên cào trào. Và
từ những tư tưởng ấy, bạn đọc có thể tự ngẫm, tự nghĩ và tự ngộ ra những khoảng lặng mà nhà
văn không muốn thể hiện hết lên trang viết. Giải phẫu hiện thực bằng ngòi bút nhân đạo mới
mẻ, nhà văn Tô Hoài đã vừa cất lên tiếng nói đồng cảm, xót thương với số phận của người lao
động nghèo miền núi khổ đau, bất hạnh vừa mang một nỗi niềm trăn trở làm thế nào để tìm ra
hướng giải thoát cho cuộc đời họ. Sự vận động của tác phẩm chính là sự vận động của nhân
sinh quan tích cực, sự vận động từ cuộc đời tăm tối đến ánh sáng huy hoàng của cách mạng, từ
“thung lũng đau thương” đến “cánh đồng vui”. Đó cũng chính là xu thế vận động chung của
những tác phẩm sau cách mạng, hòa chung vào không khí hân hoan của thời đại, cùng đi lên
xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Kết bài: Nếu như Nguyễn Tuân lên Tây Bắc để tìm kiếm chất vàng mười của thiên nhiên cùng
“thứ vàng mười đã qua thử lửa” thì tô Hoài lại lên Tây Bắc với một thời cảm khác, đó là để ngợi
ca những con người dám đứng dậy đấu tranh giành tự do, hạnh phúc từ vũng bùn của cường
quyền và thần quyền. Điều đó đã được thể hiện rõ nét trong đoạn trích viết về sự trỗi dậy của
Mị và A Phủ nói riêng cũng như truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nói chung. Tác phẩm như một
bản tình ca Tây Bắc ngợi ca vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của con người lao đông nơi đây, đồng
thời khẳng định được ngòi bút tài hoa cũng như tấm lòng nhân đạo sâu sắc của một nhà văn
yêu tha thiết con người và cuộc sống.

____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 8.5+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 12 | Lưu hành nội bộ 

You might also like