You are on page 1of 2

ĐỀ 3: PHÂN TÍCH BÀI THƠ “TỨC CẢNH PÁC PÓ” CỦA HỒ CHÍ MINH

Mở Bài Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một người chiến sỹ Cách Mạng, nhà ngoại giao lỗi lạc, nhà
quân sự tài ba, ... Người còn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ của Bác là sự giao thoa hài hòa giữa tâm
hồn chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ . Tiêu biểu là bài thơ “Tức cảnh Pác Pó” được sáng tác vào T2-1941, sau 30
năm ra đi tìm đường cứu nước, khi Bác trở về hoạt động Cách mạng bí mật ở hang Pác Pó, tỉnh Cao Bằng.
Tác phẩm đã diễn tả cuộc sống hết sức gian khổ qua đó giúp ta hiểu thêm về tinh thần lạc quan CM và
phong thái ung dung, tự tại của Người.
“ Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Thân bài
Lđ1: Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu về nơi ở và nếp sinh hoạt hàng ngày của Bác.
“ Sáng ra bờ suối tối vào hang”
Dạo đầu bài thơ, tác giả đã khéo léo sử dụng nhịp thơ 4/3 cùng với phép đối “ra”,”vào” tách câu thơ làm
2 ý sóng đôi, diễn tả được hình ảnh nếp sống của Bác, song song với đó là thời gian “sáng”,“tối” giúp ta
cảm nhận được phép đối chỉnh thể hiện cuộc sống đều đặn, nhịp nhàng, liên tục quay vòng của Bác khi ở
Pác Pó. Không gian sinh hoạt của Người được diễn ra ở hai địa điểm: hang và suối. Song song với đó là
hai hành động "ra bờ suối", "vào hang" cứ tuần hoàn, nối tiếp nhau như sự tuần hoàn của tự nhiên, tạo vật.
Chính ngòi bút sử dụng phép đối ở 2 vế này đã gợi cho ta về nếp sinh hoạt hằng ngày trong thời gian hoạt
động Cách Mạng bí mật ở hang Pác Pó đều đặn , nề nếp, ngày nào cũng giống ngày nào. Sự đều đặn đó
thể hiện một nếp sống, một thói quen sống trong một hoàn cảnh quá đỗi đặc biệt. Ta như cảm nhận được
tâm trạng thoải mái, ung dung, phong thái tự tại, hòa mình với cuộc sống núi rừng thiên nhiên của Người.
Lđ2: Bài thơ không chỉ là lời giới thiệu nơi ở và nếp sinh hoạt hàng ngày mà còn mở ra cho ta những bữa
ăn của Bác trong thời gian hoạt động Cách mạng ở hang Pác Pó.
“Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”
Câu thơ đã giới thiệu cho ta về bữa ăn hằng ngày của Bác, là một bữa ăn chỉ có “ cháo bẹ”, “ rau măng”-
những sản vật không thể không nhắc đến của núi rừng Tây Bắc. “Cháo bẹ” là cháo ngô, “rau măng” là loại
măng rừng được lấy làm thức ăn. Đó đều là những nguồn thức ăn vốn có, rất dân dã, đạm bạc của người
dân vùng sơn cước. Ở thì ở trong hang, làm việc bên bờ suối, ăn cháo bẹ rau măng,… Ôi! Một cuộc sống
đầy những thiếu thốn nhưng ta vẫn bắt gặp một tinh thần lạc quan, một nụ cười hóm hỉnh qua cụm từ “vẫn
sẵn sàng”. “Vẫn sẵn sàng” ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa: Theo cách hiểu thứ nhất thì những thức ăn
đạm bạc, quá đỗi quen thuộc như cháo bẹ, rau măng của người miền núi lúc nào cũng sẵn có. Còn cách
hiểu thứ hai lại bộc lộ rõ chất chiến sĩ của nhà thơ: Đó là dù cuộc sống có lắm gian truân, dẫu cho phải ăn
uống kham khổ nhưng tinh thần cách mạng thì phải luôn sẵn sàng. Với nghĩa này, câu thơ như đang toát
lên một niềm lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh sống. Quả là một cuộc đời Cách Mạng giản dị, sống vĩ đại
đến nhường nào !
Lđ3 Đặc biệt, cuộc sống hoạt động Cách Mạng ở hang Pác Pó còn được khắc họa rõ nét qua nơi làm việc
và tính chất công việc của Người.
“Bàn đá chông chênh dịch sử đảng”
Hai câu nói về chuyện ăn, chuyện ở thong dong bao nhiêu, thoải mái bao nhiêu thì câu nói về chuyện làm
việc vất vả bấy nhiêu. Không có bàn, người chiến sĩ cách mạng phải dùng bàn đá chông chênh. Bằng ngòi
bút sử dụng khéo léo từ láy “chông chênh”, tác giả như đang gợi cho người đọc hình dung về một nơi làm
việc không bằng phẳng, không vững chãi, tư thế không ổn định. Đó là một điều kiện hết sức khó khăn
trong những năm tháng hoạt động Cách Mạng của Người ở hang Pác Pó. Rõ vậy, “dịch sử Đảng” – một
công việc hệ trọng bàn về những nội dung công việc quốc gia, đại sự, phục vụ cho chiến lược Cách Mạng
nước nhà. Lại một lần nữa, nhà thơ sử dụng nghệt thuật đối lập giữa một nơi làm việc đơn sơ, tạm bợ với
công việc hệ trọng, lớn lao. Và cũng chính phép nghệt thuật này đã làm nổi bật những khó khăn, thiếu
thốn về điều kiện vật chất song không thể cản trở được tinh thần Cách Mạng mãnh liệt ở Người. Qua câu
thơ trên như đang khắc họa đậm nét về h/ả của 1 vị lãnh tụ làm việc đại sự nhưng luôn tìm thấy niềm vui,
sự hòa nhập cuộc sống, luôn làm chủ cuộc sống trong bất cứ hoàn cảnh nào.
=>> Tóm lại, 3 câu thơ đầu đã cho ta hiểu được hoàn cảnh khó khăn, vất vả của Người trong những năm
tháng hoạt động CM ở hang Pác Pó. Mặc dù cuộc sống khó khăn gian khổ, khó khăn là thế nhưng Người
vẫn vui vẻ, bằng lòng với cuộc sống núi rừng vượt lên hoàn cảnh để hoạt động Cách Mạng và người đã
cảm nhận về cuộc sống núi rừng, vượt lên hoàn cảnh để hoạt động Cách Mạng và Người đã cảm nhận về
cuộc đời hoạt động.Cách Mạng bằng một câu thơ chốt lại bài thơ.
Lđ4 Kết thúc bài thơ chính là lời khẳng định về cuộc đời hoạt động Cách Mạng của Người
“ Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Cuối bài thơ là lời tổng kết lại một cuộc đời Cách Mạng từ 3 câu thơ trên. Đó là 1 cuộc đời phải sống
trong bí mật, phải chịu đựng gian khổ thiếu thốn trăm bề. Nhưng khi con người đã sống vì lí tưởng cao
đẹp thì cuộc đời ấy vẫn luôn cảm thấy vui thích để rồi Người đã khẳng định cuộc đời Cách Mạng thật là
“sang”. Từ “ sang” bỏng cháy là nhãn tự bài thơ, có nghĩa là sang trọng, giàu có của những người hoạt
động Cách Mạng không bị những khó khăn, gian truân khuất phục. “Sang” ở đây còn là cái cao cả, cao
sang của một tâm hồn thư thái, ung dung, tự tại, vượt lên trên vật chất tầm thường để sống một cuộc sống
với tinh thần cao cả, hữu ích, để công hiến sức mình cho Cách Mạng, cho nhân dân, cho đất nước.
Lđ5 Đánh giá
Bài thơ viết theo thể thơ Thất ngôn Tứ Tuyệt, với lời thơ thuần Việt dễ hiểu, cùng với giọng thơ tự nhiên,
nhẹ nhàng, vui, hóm hỉnh. Bài thơ giúp ta cảm nhận phong thái ung dung, tự tại, hòa hợp với thiên nhiên,
núi rừng và tinh thần lạc quan Cách Mạng của Người trong cuộc sống khó khăn, gian khổ, thiếu thốn đủ
đường của Cuộc đời Cách mạng
Kết bài
Với tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, sự dung dị thể hiện trong toàn bài mà bài thơ trở
nên gần gũi mà đẹp đẽ. Thơ Bác giúp chúng ta học hỏi được từ nó tinh thần lạc quan, yêu đời, biết sống và
theo đuổi lý tưởng cao đẹp. Một bài thơ cũng là một bằng chứng cho sự khó khăn của Cách mạng nước
nhà thời mới thành lập. Càng thêm yêu quý, khâm phục vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta và “Việt Nam luôn
đẹp nhất vì có tên Người” !

You might also like