You are on page 1of 6

TỪ ẤY

_ Tố Hữu _

1. Tác giả:
★ Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị.
★ Ở ông, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất làm một.
★ Chặng đường thơ của ông gắn liền với những chặng đường cách mạng của
cả dân tộc.
★ Mỗi tập thơ của ông đánh dấu một giai đoạn lịch sử của đất nước.
★ Cả sự nghiệp sáng tác thơ ca của mình, ông dành trọn vẹn cho cảm hứng
cách mạng vì thể thơ ông luôn sục sôi ý chí cách mạng.

2. Tác phẩm:
Từ ấy là tập thơ đầu tiên của Tố Hữu, tập hợp những sáng tác của ông từ 1937
đến 1946, thể hiện niềm say mê lí tưởng và niềm khát khao chiến đấu hy sinh cho
cách mạng. Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Bài thơ “Từ ấy”
được sáng tác 7/1938, rút từ phần Máu Lửa

II. Đọc hiểu văn bản:


1. Niềm vui sướng say mê của nhân vật trữ tình khi gặp lý tưởng của Đảng:

Trong buổi ban đầu, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết
nhưng vẫn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách
thống trị của thực dân phong kiến "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời". Và nhà thơ Tố
Hữu trước đây khi chưa tìm được hướng đi cho mình, ông cũng đã từng rơi vào
trạng thái:

“Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước


Chọn một dòng hay để nước trôi”

Chính vì thế "Từ ấy" là mốc son đánh dấu bước ngoặt, lối rẽ mới trong cuộc đời
của nhà thơ Tố Hữu.

“Từ ấy” là từ khi được bắt gặp ánh sáng cách mạng, lí tưởng của Đảng, được
giác ngộ cách mạng, được dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đối với ông, "từ ấy " là một thời gian rất cụ thể, ông đã xác định được con đường
đúng đắn mà mình phải đi và cũng chính từ ấy, lý tưởng cách mạng đã soi sáng tâm
hồn ông, đã giúp ông tìm được lối đi đúng đắn cho cuộc đời mà trước đây, ông đã
từng lạc lối.

Khổ thơ đầu tiên của bài thơ diễn tả tâm trạng vui sướng của nhân vật trữ tình khi
bắt gặp lí tưởng cộng sản:

1
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

Một vấn đề chính trị, vấn đề lí tưởng sống, nhưng đã được tác giả thể hiện bằng
một hình thức “rất đỗi trữ tình”. Niềm vui được thể hiện một cách tự nhiên và thành
thực. Nhà thơ đã tìm ra con đường đi cho cuộc đời mình, đó là con đường chung
của cả dân tộc khi bắt gặp ánh sáng của cách mạng, lý tưởng của Đảng.

Để thể hiện niềm vui ấy, nhà thơ đã chọn dùng một loạt từ ngữ gợi hình và gợi cảm:

bừng (nắng hạ), chói (qua tim), rất đậm (hương), rộn (tiếng chim)

Đây đều là những từ ngữ có khả năng biểu hiện trạng thái mạnh của sự vật, sự
việc. Nó vừa đột ngột, vừa mạnh mẽ, vừa sôi nổi và sâu sắc. Vì thế nó thể hiện
được trạng thái, cảm xúc hưng phấn của nhân vật trữ tình.

Cùng thời với nhân vật trữ tình, những năm ba mươi ấy, khi mà cách mạng Việt
Nam còn hoạt động bí mật, có rất nhiều thanh niên Việt Nam có tấm lòng yêu nước
thương nòi, nhưng họ đã không thể hoặc không có cơ hội để đến với cách mạng.
Lớp thanh niên ấy đã rơi vào tâm trạng bế tắc, chán chường, người thì tìm đến với
thế giới cô đơn, người lại tìm đến với thế giới tưởng tượng để trốn tránh hiện thực
hoặc tìm quên bằng những cách của riêng mình.

Tâm trạng bế tắc của lớp thanh niên ấy được thể hiện rất rõ trong Thơ mới:

“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi


Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung Quế đã ai ngồi đó chửa?
Trần gian xin chị nhấc lên chơi
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống, thế gian cười ...”
(Tản Đà)

Khổ thơ như tiếng reo vui đầy phấn chấn. Ánh sáng của cách mạng chói sáng
như “nắng hạ”, như “mặt trời” soi đường cho nhân vật trữ tình. Khi đất nước mất chủ
quyền, nhân dân sống trong lầm than nô lệ, cả dân tộc như chìm trong đêm tối, mỗi
người phải phải tự dò dẫm để tìm ra con đường sống cho mình. Cách mạng đã soi
đường cho người chiến sĩ trẻ.

2
Cách mạng không chỉ là ngọn đèn mà là “mặt trời” - nơi chân lí chói sáng. Bắt gặp
ánh sáng ấy tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi bừng dậy sức sống, nó được ví như
một vườn cây đầy sức sống. Nhịp thơ dồn dập, câu thơ nối dòng đã thể hiện thành
công tâm trạng vui mừng của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng lạc quan tin tưởng
vào con đường cách mạng của người thanh niên trẻ chưa gặp thất bại và những
gian khổ trên con đường hoạt động cách mạng.

KHỔ 2: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu

Sau giây phút đầy hào hứng và vui mừng, tâm trạng nhân vật trữ tình tạm lắng
xuống, suy tư hơn. Khổ thơ tiếp theo thể hiện nhận thức của nhân vật trữ tình về
con đường cách mạng mình đã chọn. Đó là sự thức tỉnh về mối quan hệ tình cảm
cách mạng, tình cảm dân tộc. Cùng thời với Tố Hữu, nhưng khi chưa đến được với
cách mạng, nhà thơ Chế Lan Viên viết:

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh


Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo

Xuân Diệu thì cực đoan:


Ta là Một, là Riêng, là thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta

Còn HC thì cảm thấy bơ vơ, nhỏ nhoi trước cảnh “sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
với tâm trạng “lòng quê dợn dợn vời con nước”. Đó là tâm trạng của những thanh
niên chưa tìm được vị trí của mình trong lòng dân tộc, chưa có tình cảm cách mạng.

Vẫn là một cái tôi cá nhân - nhưng nhân vật trữ tình trong Từ ấy thì khác hẳn. Anh
đã ý thức rất rõ mối quan hệ tình cảm của mình với nhân dân:

Tôi buộc hồn tôi với mọi người


Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Khi được giác ngộ cách mạng, nhân vật Tôi coi như mình đã thuộc về dân tộc, về
nhân dân. Cái tôi ấy không còn tách rời mà hoà trong cái ta chung của cả dân tộc
để tạo nên khối đại đoàn kết, làm nên sức mạnh dân tộc.

Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai là bản quyết tâm thư
của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung
rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao. Người đọc thật sự cảm động bởi thái độ

3
chân thành thiết tha đến về vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư
sản tự giác và quyết tâm gắn bó với mọi người:

"Tôi buộc lòng tôi với mọi người


Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"

- Động từ "buộc", "trang trải": là những hành động có tính tự nguyện.

- "Buộc" là đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với
hết thảy nhân dân lao động Việt Nam.

- "Trang trải"-"trăm nơi" biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm,
chan hòa với nhân dân.

- "Lòng tôi ","tình","hồn tôi" gắn liền với "mọi người","trăm nơï","bao hồn
khổ", sự gắn bó đồng cảm sâu xa giữa cái tôi riêng và cái ta chung, giữa tấm lòng
nhà thơ với khối đời chung của nhân dân lao động.

- "Bao hồn khổ": tầng lớp đáng thương nhất trong xã hội đương thời, "để" gợi lên ý
thơ chủ động sự gắn kết lòng mình với mọi người hòa làm một, chứa đựng nỗi
thương xót tột cùng và sự đồng cảm sâu sắc đối với "đại gia đình" đang trong cảnh
lầm than.

- "Khối đời": danh từ trừu tượng, thể hiện một khái niệm cuộc sống bao quát, gộp
chung, không thể nhìn, cân đo đong đếm, nhưng lại gói ghém thành một sức mạnh
phi thường, cụ thể hóa phi vật thể.

=> Nhấn mạnh lần nữa mối ân tình giữa tác giả với muôn dân, khẳng định cuộc
sống bản thân nhà thơ không có sự riêng biệt, mà chỉ là một phần tử nhỏ chan hòa
và giao cảm với những mảnh đời còn lại.

Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, Tình
yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.
Nhà thơ muốn được như Mác:

"Vị lẽ sống, hy sinh cho cuộc sống


Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng".

Mong ước xây dựng một khối đời vững chắc làm nên sức mạnh quần chúng cách
mạng. Từ đó, Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột
thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh.

4
3. Sự khẳng định của nhà thơ:

"Tôi đã là con của vạn nhà


Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ"

- "đã là”,"là con”,"là em”,"là anh”: tình cảm đầm ấm, thân thiết, gắn bó và gần gũi

- Đối tượng: "vạn nhà ", "vạn kiếp phôi pha", "vạn đầu em nhỏ”: quần chúng lao
khổ, những kiếp sống mòn mỏi đáng thương, những mái đầu trẻ thơ tội nghiệp
không nơi nương tựa.

- Điệp từ "là" gắn với những đại từ quan hệ thân thuộc, trìu mến, một mặt thể hiện
mối quan hệ tự nhiên mà gắn bó sâu sắc, mặt khác ngầm khẳng định nhiệm vụ, vai
trò lớn lao của người thanh niên đối với cộng đồng, xã hội.

- "Cù bất cù bơ": tính từ cho ta cảm nhận được hoàn cảnh nay đây mai đó, bơ vơ
không chỉ riêng tác giả, mà còn dựng lên được cuộc sống mỏng manh của hầu hết
đồng bào đang trong đói khổ.

=> Sự chuyển biến trong tâm trạng của Tố Hữu: tấm lòng đồng cảm, xót thương đối
với mọi người lao khổ.

Qua đó còn thể hiện lòng căm giận của nhà thơ trước bao bất công ngang trái
của cuộc đời cũ. TH đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một tv ruột thịt trong đại
gđ những người nghèo khổ bất hạnh, nguyện sẽ đứng vào hàng ngũ những người
"than bụi, lầy bùn"là lực lượng tiếp nối của "vạn kiếp phôi pha", là lực lượng ngày
mai lớn mạnh của "vạn đầu em nhỏ", để đấu tranh cho ngày mai tươi sáng.

Điệp từ "là" được nhắc đi nhắc lại, nó vang lên một âm hưởng mạnh mẽ lắng
đọng trong tâm hồn ta một niềm cảm phục, quý mến người trai trẻ yêu đời, yêu
người này.

Với một tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng, "Từ ấy" đã nói một cách thật tự
nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên,
một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng
cách mạng.

4. Nghệ thuật
● Sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, điệp từ
● Thể thơ thất ngôn - 1 thể thơ truyền thống.
● Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu.
● Sự đa dạng của bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình.

5
III. Tổng kết:

“Từ ấy” thể hiện niềm hạnh phúc vô bờ của một thanh niên trẻ tuổi bắt gặp lý
tưởng cách mạng, tìm ra con đường đi đúng đắn cho mình. Bài thơ là niềm say mê
là khát vọng cống hiến trọn đời cho nhân dân, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nhà thơ đã đưa ra một quan niệm sống đúng đắn, đó là quan niệm sống vì cộng
đồng, vì dân tộc.

Những hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm, đặc biệt là việc sử dụng nghệ thuật ẩn
dụ mang sắc thái thẩm mỹ cao

Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có
những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào
lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ 20. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha,
sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ
thuật thơ ca cách mạng, cả cuộc đời Tố Hữu đã hiến dâng cho tổ quốc, cho Đảng và
nhân dân. Khi biết sắp phải đi xa, ông cũng chỉ nghĩ là về một nơi mà ta vẫn gọi là
"cõi tạm". Ông mong muốn tiếp tục được hiến dâng. Nhà thơ Cách mạng ấy, cùng
biết bao nhà thơ khác đã từng lạc lối giữa cuộc đời, giữa sự lựa chọn lớn lao, cống
hiến cuộc đời, tuổi trẻ cho Cách Mạng. Nhưng với "Từ ấy", nhà thơ đã tìm được lối
đi cho mình khi giác ngộ lý tưởng cộng sản.

You might also like