You are on page 1of 4

Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Với Tố Hữu tả cảnh hay tả tình, khóc mình hay

khóc người, viết về vấn


đề lớn hay vấn đề nhỏ đều là để nói cho hết cái lí tưởng cộng sản ấy thôi”. Chỉ vài dòng nhận xét ấy thôi
đã đủ cho ta hiểu về Tố Hữu- nhà thơ tình cách mạng lớn nhất trong thơ Hiện đại. Giữa bao ngọn cờ sai
lạc dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Tố Hữu hiện lên như lá cờ Đảng mang cái lí tưởng, cái lối sống,
cái triết học đúng đắn nhất đương thời thấm nhuần vào từng dòng thơ của mình. Ngay cả khi đến cái
tuổi “gần đất xa trời” trong ông vẫn nồng nàn chung thủy với Cách mạng Hiện lên như một vệt sáng giữa
bầu trời tăm tối, bài thơ “Từ ấy” được coi là tuyên ngôn về cuộc sống của chàng thanh niên 16-17 tuổi
đầy nhiệt huyết, vạch ra cho người thanh niên ấy một lẽ sống, một lí tưởng giữa những cám dỗ lúc bấy
giờ.

Bài thơ “Từ ấy” được sáng tác năm 1938 in trong phần “Máu lửa” thuộc tập “Từ ấy” mang những sắc
thái riêng tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu, thể hiện niềm vui cũng như tâm nguyện của người
thanh niên trẻ khi đến với con đường Cách mạng.

Giải thích: Tố Hữu là nhà thơ của tình cảm lớn: Thi sĩ không viết về những tình cảm riêng tư nhỏ bé của
con người trong mối quan hệ đời thường mà say mê ca ngợi những tình cảm công dân, tình Cảm Cách
mạng như tình đồng bào đồng chí, tình yêu quê hương, đất nước, kính yêu lãnh tụ, tinh thần quốc tế và
sản. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái
tội nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc.

Lẽ sống lớn trong thơ Tố Hữu là gắn bó với cuộc đấu tranh chung của đất nước nhân dân “vì thiêng
liêng giá trị con người/ Vì muôn đời hoa lá xanh tươi”. Niềm vui trong thơ Tố Hữu cũng không nhỏ bé,
tầm thường mà là niềm vui lớn; sôi nổi, hân hoan nhất và cũng rực rỡ tươi sáng nhất là những vần thơ
về chiến thắng

“Từ ấy” là mốc son đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời và trong cả tâm hồn của nhà thơ. Giây
phút bắt gặp lý tưởng cách mạng của Đảng khiến nhà thơ không thể nào giấu nổi cảm xúc say mê vui
sướng của mình đến nỗi không thể định nghĩa chính xác được, chỉ biết là “từ ấy”.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình. “Từ ấy”
là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu. khoảnh
khắc bắt gặp lí tưởng cách mạng của Đảng trong nhà thơ như có ánh nắng hạ sáng soi.Bằng những hình
ảnh ẩn dụ sáng tạo“nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim”, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như
một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. . Nó chấm dứt những tháng ngày dài quanh quẩn
đi tìm lẽ yêu đời.. Đây là những hình ảnh rực rỡ, chói chang vừa làm bừng tỉnh, vừa chiếu sáng tâm hồn
nhà thơ và xua tan đi bóng tối của chủ nghĩa cá nhân trong tâm hồn thi sĩ. Không ít lần ánh sáng huy
hoàng của chân lí đã soi sáng vào thơ Tố Hữu:

Đời đen tối phải đi tìm ánh sáng

Ta bước tới. Chỉ một đường: Cách mạng

(như những con tàu)


Những động từ mạnh “bừng”, “chói” góp phần khẳng định vai trò của lí tưởng cuộc sống đối với đời
cách mạng, đời thơ của Tố Hữu. Một bên là ánh sáng đột ngột (bừng), một bên là ánh sáng xuyên thấu
rất mạnh, rất rực rỡ (chói) nó như bao kín đôi mắt nhà thơ và như soi sáng trong lòng tác giả. Ánh sáng
ấy đã hoàn toàn xua đi màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân
trời trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm

Hai câu thơ tiếp theo được viết theo bút pháp trữ tình lãng mạn diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà
thơ trong buổi đầu đến với cách mạng:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Tố Hữu ví tâm hồn mình như “một vườn hoa lá”, ông đã lấy cái cụ thể để diễn tả cái trừu tượng thật
sống động tạo ra phép so sánh chính xác, độc đáo, bất ngờ và mang tính thẩm mĩ cao. Trong khu vườn
ấy là một cuộc sống đầy màu sắc, âm thanh, mùi vị. Đó là màu xanh của lá, là hương thơm ngây ngất của
hoa, là âm thanh tiếng chim ríu rít rộn ràng. Tất cả âm vang của cuộc sống đã được nhà thơ chắt lọc để
nuôi dưỡng tâm hôn. Xuân Diệu- một đại biểu xuất sắc của thơ ca lãng mạn thời ấy cũng có hình ảnh
tương tự khi diễn tả tình cảm trong trẻo, hồn nhiên của cặp tình nhân:

“Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi

Trong vườn thơm ngát của hồn tôi”

( Nguyên đán)

“Đậm” là sự ngào ngạt của hương thơm, “rộn” là cái ríu rít của âm thanh, hai tính từ đã diễn tả sức sống
mãnh liệt, niềm vui và hạnh phúc tột đỉnh của tâm hồn thi sĩ Các giác quan đã được đánh thức, khu
vườn ảo của tâm trạng đã thêm phần cụ thể, tràn đầy âm thanh, hương vị,… Trong sự tỏa sáng của chân
lí, ngôn từ thơ Tố Hữu cũng như cựa mình trỗi dậy. Sự sống cứ ăm ắp dâng lên, nhà thơ sung sướng đón
nhận cái chân lí như cỏ cây hoa lá đón ánh nắng mặt trời

Từ giác ngộ lí tưởng, người chiến sĩ trẻ tuổi tiếp tục chọn cho mình một lẽ sống mới:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao “cái tôi” cá nhân chủ nghĩa. Khi
được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hoà giữa “cái tôi”
cá nhân và “cái ta” chung của mọi người.

Nhà thơ đến với quần chúng lao khổ, cảm thông, chia sẻ những nỗi khổ đau. Nhà thơ đến với họ không
phải lòng trắc ẩn mà đến bằng tình cảm chan chứa yêu thương. Tình cảm ấy được diễn tả bằng những từ
ngữ cô đọng hàm súc. Với động từ “buộc”, câu thơ “Tôi buộc lòng tôi với mọi người” là một ẩn dụ thể
hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá
nhân để sống chan hoà với mọi người. “Trăm nơi” là một hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi. Với từ
“trang trải” có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa
với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải thứ tình thương chung
chung mà là tình cảm ái hữu giai cấp.

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Câu thơ “Để hồn tôi với bao hồn khổ” khẳng định trong mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ
đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Từ “gần gũi” nghĩa là sát cánh nhau, cùng đoàn kết nhau lại.
Từ “khối đời” là một ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết
chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Khi “cái tôi” chan hoà trong “cái ta”, khi cá
nhân hoà mình vào một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội. Lí
tưởng đã dẫn dắt nhà thơ về với cuộc đời, tìm thấy vị trí chỗ đứng trong đời. Nhà thơ đứng trên lập
trường nhân dân để hành động.

Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ. Ở đấy, Tố
Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu,
bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đó, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học
và cuộc sống mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân. Từ thực tại đen tối, ông thấy tương lai
tươi đẹp nhất của loài người là chủ nghĩa cộng sản. Qua đó, ta thấy được sự cảm động và quyết tâm dấn
bước thực hiện quan niệm mới về lẽ sống. Đó là lẽ sống gắn bó, chan hoà với mọi người. . Qua đó Tố
Hữu khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống: “Cuộc đời là nơi xuất bản, cũng là nơi đi
tới của văn học”.

Bốn câu thơ tiếp theo là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò, vị trí của mình:

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ …

Khổ thơ tiếp nối ý tưởng của khổ thơ thứ hai, tiếp tục bắc cây cầu từ cái “tôi” đến cái “ta”. Tôi hướng về
“vạn nhà”, “vạn kiếp phôi pha”, “vạn đầu em nhỏ”, hình ảnh thơ hiện lên cụ thể hơn, sinh động hơn và
cũng xúc động hơn. Từ “vạn” được lặp lại ba lần vừa nhấn mạnh số đông, vừa tràn đầy nhiệt huyết của
nhà thơ muốn bứt khỏi cái tôi riêng tư để đến với chân trời rộng lớn. Nó cũng là số từ mang tính ước lệ
để một lần nữa khẳng định sự đoàn kết, đàm ấm, thân thiết như một gia đình. Điệp từ “là” gắn với
những đại từ chỉ quan hệ thân thuộc (em, con, anh) một mặt thể hiện mối quan hệ tự nhiên mà gắn bó
sâu sắc, mặt khác khẳng định nhiệm vụ, vai trò lớn lao của người thanh niên đối với cộng đồng. Tố Hữu
nhận thấy bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. . Đến đây làm ta nhớ
đến những dòng thơ xúc động khi Tố Hữu viết về Bác Hồ:

“Người là cha là bác là anh

Quả tim lớn bọc trong dòng máu đỏ”

Với một tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng được thể hiện bằng một hệ thống ngôn từ giàu hình
ảnh, ngôn ngữ giàu nhạc điệu, “Từ ấy” đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính
trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình
mạch nguồn của lí tưởng cách mạng.

Dẫu phải chết một phần ta cứ chết

Không kêu ca, không hối tiếc, than phiền

Bài thơ “Từ ấy” diễn tả niềm vui sướng, say mê khi giác ngộ lý tưởng cộn sản, khẳng định lẽ sống mới và
thể hiện sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của người thanh niên trẻ tuổi đôi mươi đang khao khát
tìm lẽ sống. Từ cảm hứng đến giọng điệu, ngôn từ, hình ảnh,…tất cả đều cho thấy một niềm vui lớn khi
Tố Hữu bắt gặp lý tưởng sống của cuộc đời mình. Chất men say trong lý tưởng khiến cho bài thơ có
giọng điệu say sưa, náo nức và đầy sảng khoái. Nhịp thơ dồn dập, say sưa, thôi thúc đầy hăm hở… đều
bộc lộ tâm trạng vui sướng, tin tưởng, say mê và khao khát hành động, dâng hiến đến quên mình của
nhà thơ.. Đọc những vần thơ, những bài thơ của Tố Hữu, chúng ta như cảm nhận được một tâm hồn thơ
dạt dào cảm xúc, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng trung trinh với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân
và tình cảm gắn bó thân thiết keo sơn với đồng bào, đồng chí.

Nhà thơ đã xây dựng những hình ảnh thơ tươi sáng, giàu sức sống như hình ảnh mặt trời chân lí, nắng
hạ, vườn hoa lá. Bên cạnh đó, thi sĩ đã sử dụng nhuần nhuyễn những biện pháp tu từ truyền thống như
ẩn dụ, so sánh, điện từ ngữ, ngôn ngữ thơ giản dị giàu tính nhạc .Giáo sư Đặng Thai Mai gọi tập thơ Từ
ấy là “bó hoa lửa lộng lẫy nồng nàn nở ra từ cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc”.

“Từ ấy” chính là tiếng hát lạc quan, yêu đời, đắm say lí tưởng của chàng thanh niên trẻ. Bài thơ vừa có
chất triết lí, vừa gần gũi thân thuộc. Từng câu thơ như nung nấu ý chí quyết tâm của người cộng sản
luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và có lẽ suốt cuộc đời chàng thanh niên trẻ đã
cống hiến hết mình cho sự nghiệp ấy:

You might also like