You are on page 1of 25

TỐ HỮU

I. GIỚI THIỆU CHUNG


1. Tác giả
a) Cuộc đời
 Tố Hữu (1920 – 2002), tên thật Nguyễn Kim Thành quê ở Thừa
Thiên - Huế
 Xuất thân trong gia đình Nho giáo, yêu thích thơ ca, tục ngữ và
dân ca Huế.
 Sống trong bầu không khí dân gian thấm đẫm những lời ca ngọt
ngào xứ Huế.
 Ông sớm giác ngộ cách mạng, năm 1938 ông được kết nạp
Đảng  trở thành nhà thơ Cộng sản.
Þ Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là “cánh chim đầu đàn”
của thơ ca cách mạng Việt Nam.
b. Phong cách nghệ thuật:

• Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị


• Mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng
lãng mạn.

• Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết
• Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà.
c. Sự nghiệp sáng tác: thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng
đường cách mạng Việt Nam

Các tập thơ chính

Từ ấy – Việt Bắc – Gió lộng – Ra trận – Máu và hoa – Một tiếng đờn – Ta với ta
(1937–1946) (1947–1954) (1955–1961) (1962–1971) (1972–1977) (1992) (1999)

Huân chương Sao vàng ( 1994), giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học và nghệ thuật ( 1996), giải thưởng văn học ASEAN 1999)
Chân dung của Tố Hữu lúc 17 và 20 tuổi

Tố Hữu lúc 17 tuổi Tố Hữu lúc 20 tuổi


2. Bài thơ “Từ ấy”
a) Xuất xứ

Nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy” (tập thơ gồm 3 phần:
Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng)
b) Bố cục: 3 phần

- Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng Đảng


- Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống
- Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà
thơ.
II- ĐỌC HIỂU
VẲN BẢN
TỪ ẤY
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
1. Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê
khi gặp lí tưởng Đảng
a) Hai câu đầu: bút pháp tự sự
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
- “Từ ấy”: khi người thanh niên Tố Hữu 18 tuổi đã giác ngộ cách
mạng và được kết nạp Đảng
 Mốc thời gian có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời nhà
thơ, nó đánh dấu sự trưởng thành của một con người khi
nhận ra ánh sáng của lí tưởng cộng sản.
-Hình ảnh ẩn dụ:
+ Nắng hạ: nắng chói chang, rực rỡ
+ Mặt trời chân lí: lí tưởng của Đảng làm bừng sáng trí
tuệ và trái tim nhà thơ

-Hai động từ mạnh:


+ “bừng”: ánh sáng phát ra đột ngột
+ “chói”: ánh sáng có sức xuyên mạnh
• Thái độ: thành kính, ân tình
 Lí tưởng cách mạng như nguồn sáng
mới rực rỡ làm bừng sáng tâm hồn nhà
thơ về nhận thức, tư tưởng, tình cảm.
Hai câu tiếp : bút pháp lãng mạn
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
- Hình ảnh so sánh: “hồn tôi – vườn hoa lá, đậm
hương, rộn tiếng chim”

 Gợi tả một thế giới tràn đầy sức sống với


hương sắc của hoa, vẻ tươi xanh của lá, âm
thanh rộn rã của tiếng chim hót.
- Những tính từ chỉ mức độ cao: “rất đậm, rộn”
 sự say mê, ngây ngất của người chiến sĩ cộng
sản khi bước theo ánh sáng lí tưởng đời mình.
 Diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà
thơ trong buổi đầu đến với lý tưởng Cộng sản.
Tóm lại

Tố Hữu là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới của
tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ.
Cách mạng không đối lập với nghệ thuật mà đã khơi
dậy sức sống, đem lại một cảm hứng sáng tạo cho hồn
thơ.
2. Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
- Động từ “buộc”  Ý thức tự nguyện và quyết tâm muốn
vượt qua cái tôi cá nhân để sống chan hoà với mọi người
-“Tình trang trải”  tác giả dành sự quan tâm, đồng cảm
với tất cả mọi người, đặc biệt là quần chúng lao khổ
-Trăm nơi (hoán dụ):chỉ mọi người sống ở khắp nơi
 Khẳng định quan niệm mới về lẽ sống: sự gắn bó hài
hoà “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi
người.
- Điệp từ “để”,nhịp thơ dồn dập, thôi thúc, hăm hở
Câu 3: Hồn tôi với bao hồn khổ
Xác định vị trí của mình là trong hàng ngũ nhân dân lao
động, xác định tình yêu thương con người là tình cảm
hữu ái giai cấp, là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.
Câu 4: Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
-Hình ảnh ẩn dụ “khối đời”: khối người đông đảo cùng chung
cảnh ngộ, đoàn kết, phấn đấu vì mục tiêu chung.
-“Mạnh khối đời”: sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân.
Khi cái tôi chan hòa trong cái ta cùng lí tưởng thì sức
mạnh sẽ được nhân lên gấp bội
Tóm lại
• Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng
lớn của quần chúng lao khổ. Ở đấy, Tố Hữu đã tìm thấy niềm
vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng
tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua
đó, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ giữa văn học và cuộc
sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.
3. Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc
trong tình cảm của nhà thơ
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…"
- Điệp từ là: nhấn mạnh, khẳng định giác ngộ lí
tưởng đã hiện thực hóa tình yêu thành hành động
cụ thể => nhịp thơ dồn dập, thôi thúc, hăm hở
- Lối xưng hô thân tộc: con, anh, em => thân thiết,
ruột thịt
- Số từ ước lệ « vạn »: số lượng đông đảo
 Nhà thơ cảm nhận sâu sắc bản thân mình là
thành viên của đại gia đình quần chúng lao
khổ.
-“kiếp phôi pha”: đau khổ, bất hạnh
-“cù bất cù bơ”: lang thang, vất vưởng
 Sự đồng cảm, xót thương chân thành ->
tư tưởng nhân đạo
 Liên hệ: Tiếng chổi tre, Tiếng hát sông
Hương, Đi đi em, Lão đầy tớ, Một tiếng
rao đêm,...
=> Nhà thơ đứng trên
quan điểm của giai cấp vô sản,
nhận thức sâu sắc về mối liên
hệ giữa cá nhân với quần
chúng lao khổ. Đó là mối quan
hệ gắn bó, gần gũi, thân thiết.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Khổ 1: Niềm vui sướng,
Mặt trời chân lí chói qua tim
say mê khi bắt gặp lí
Hồn tôi là một vườn hoa lá tưởng cách mạng
Rật đậm hương và rộn tiếng chim
Cuộc sống mới
Tôi buộc lòng tôi với mọi người Khổ 2: Những nhận thức
Để tình trang trải với trăm nơi mới về lẽ sống
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Cái tôi hoà vào cái ta
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Nhận thức
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha Khổ 3: Sự chuyển biến sâu
Là anh của vạn đầu em nhỏ sắc trong tình cảm của
Không áo cơm cù bất cù bơ nhà thơ
Hành động Cái tôi gắn bó máu
thịt với đại gia đình
“Mới bình minh đó đã hoàng hôn
Đang nụ cười tươi bỗng lệ tuôn
Đời thường sớm nắng chiều mưa vậy
Khuấy động lòng ta biết mấy buồn”
(Một tiếng đờn)

“Xin tạm biệt đời yêu quý nhất


Còn mấy vần thơ, một nắm tro
Thơ gửi bạn đường, tro bón đất
Sống là cho và chết cũng là cho.”
TỔNG
KẾT
NỘI DUNG
Bài thơ bộc lộ niềm vui sướng, say mê
mãnh liệt khi đón nhận lí tưởng Đảng của
Tố Hữu. Đồng thời thể hiện tâm nguyện
của nhà thơ khi giác ngộ cách mạng: gắn
cá nhân với quần chúng nhân dân để tạo
cho mình sức mạnh tinh thần to lớn.
“Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn,
những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy
trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà,
buộc lòng mình cùng nhân loại…”.
(Chế Lan Viên)
NGHỆ THUẬT

 Ngôn ngữ: giàu nhạc điệu, hình ảnh


 Giọng thơ: dồn dập, hăm hở, ngắt nhịp
linh hoạt
 Biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, điệp
từ… giàu sức gợi cảm
“Phải qua một cuộc kháng chiến, những
năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong lí tưởng
chúng ta cũng như của thi sĩ, quần chúng mới
có cái nội dung cụ thể”
(Chế Lan Viên – Thơ Tố Hữu)

You might also like