You are on page 1of 2

Câu 3: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, có sử dụng câu cảm than, một trật tự từ,

trình bày cảm nhận của em về


sáu câu thơ mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu (chú thích rõ).
Sáu câu thơ mở đầu bài thơ “Khi con tú hú” của Tố Hữu đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về mùa hè.
Trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân
thực bằng tình yêu tha thiết của tác giả với cuộc sống. Bức tranh bắt đầu với hình ảnh tiếng chim tu hú gọi bầy gây ấn
tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến, thời điểm đó là vụ mùa lúa chiêm chín vàng trên cánh
đồng, trong vườn cây hoa trái đang chín ngọt thơm hương. Cả âm thanh và hương vị đều gợi lên khung cảnh của làng
quê nông thôn Việt Nam khi vào hè. Người tù cộng sản còn nhớ đến tiếng ve đặc trưng mỗi khi hè tới, tiếng ve râm ran
làm cho cái nắng hè càng thêm lan tỏa. Tiếng ve réo rắt và râm ran như mang đầy tâm trạng của nhà thơ, đó là tâm
trạng đầy bức bối và ngột ngạt, tù túng. Cái nắng đào hong khô những bắp rây vàng phơi đầy sân. Chao ôi, những hình
ảnh ấy thật bình dị, gần gũi với cuộc sống làng quê làm sao! Nhà thơ hồi tưởng về bầu trời cao trong xanh, nơi đó có
những cánh diều tung bay nhào lộn với tiếng sáo vi vu giữa không gian bao la. Sự khoáng đạt của không gian và sự tự
do của cánh diều đã khắc họa rõ hiện thực trái ngược của tác giả. Hình ảnh con diều đại diện cho ước muốn tự do, khát
khao tung hoành của tác giả.
_________________: câu cảm thán
Đề 3:
Câu 2:
a/ Hãy chép chính xác bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”? Bài thơ được sáng tác vào năm nào?
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
- Bài thơ được sáng tác vào năm 1941.
b/ Có thể hiểu ba chữ cuối ở câu thơ thứ hai trong bài thơ trên như thế nào?
Câu thơ có ý tả thực nhưng cũng có pha vui đùa để tăng tính sinh động, ba từ “vẫn sẵn sàn” được hiểu là dù cuộc sống
nơi Bác làm việc thiếu thốn nhưng tinh thần Bác vẫn lạc quan, hăng hái. Sẵn sàng sống và làm việc để cống hiến cho
quê hương, Tổ quốc bằng tất cả tấm lòng và sự cố gắng của mình.
c/ Dựa vào bai thơ trên, hãy viết đoạn văn diễn dịch (12 câu) làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của tác giả
trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ,trong đó có sử dụng một câu hỏi tu từ.
Trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ và khó nhọc nhưng ta vẫn thấy rõ được tinh thần lạc quan phong
thái ung dung của Hồ Chủ tịch qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. Trong bài thơ, thú lâm tuyền của Bác được thể hiện ở
nếp sống sinh hoạt hàng ngày của Bác. Dù phải sống trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn gian khổ: hang ẩm ướt, lạnh
lẽo bên bờ suối nhưng Bác vẫn sinh hoạt đều đặn, quen thuộc. Hai vế của câu sóng đôi nhịp nhàng, tiểu đối cho ta thấy
Bác đã thích nghi, hòa hợp với hoàn cảnh mới ở Pác Bó. Bữa cơm của Bác cũng thật là đạm bạc chỉ có “cháo bẹ” và
“rau măng”, nhưng bác vẫn rất lạc quan, “vẫn sẵn sàng”. Với giọng điệu thơ đùa vui, hóm hỉnh, ta như cảm thấy tuy sự
thực thiếu thốn, nhưng với tinh thần, bản lĩnh thép của người chiến sĩ, cùng với tâm hồn thi sĩ yêu thiên nhiên, Bác đã
biến sự thiếu thốn ấy trở nên dư thừa, giàu có. Hoàn cảnh làm việc của Bác vô cùng khó khăn, nhưng điều đó dường
như trở nên nhỏ bé khi đứng cạnh công việc trọng đại, lớn lao Bác đang làm vì cách mạng, vì dân tộc. Bác còn thấy
''cuộc đời cách mạng thật là sang''. Từ “sang” ấy thể hiện sự ung dung, thành thản với thú vui lâm tuyền, tinh thần lạc
quan, yêu đời của Bác, làm chủ được hoàn cảnh, vượt lên khó khăn. Cái sang về tinh thần với Bác, được làm việc,
được phục vụ nhân dân là sự mãn nguyện, vui vẻ. Vì vậy, cho dù điều kiện sống và làm việc có gian khổ, thiếu thốn thì
Bác vẫn thích nghi và coi nó là đủ đầy. Phải chăng đây là phong thái của người chiến sỹ cách mạng lạc quan và dành
trọn cho đất nước, non sông?
_______________: câu hỏi tu từ

You might also like