You are on page 1of 5

Cảnh ngày hè

Nguyễn Trãi (1380 -1442) là đại thi hào dân tộc, người anh hùng cứu quốc thuở “Bình
Ngô”, danh nhân văn hoá Đại Việt. Thơ chữ Hán cũng như thơ chữ Nôm của Nguyễn
Trãi đẹp đẽ, sâu sắc, biểu tượng cao quý của nền văn hiến Việt Nam.

“Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi hiện còn 254 bài thơ, được chia nhiều loại, nhiều
thể tài khác nhau: Ngôn chí (21 bài), Thuật hứng (25 bài), Tự thán (41 bài), Báo kính
cảnh giới (61 bài) .v.v… Phần lớn các bài thơ trong “Quốc âm thi tập” không có nhan
đề. Đây là bài thơ số 43 trong “Bảo kính cảnh giới”. Các bài thơ trong “Bảo kinh cảnh
giới” hàm chứa nội dung giáo huấn trực tiếp, nhưng bài thơ này rất đậm đà chất trữ
tình, cho ta nhiều thú vị.

Đề tài mùa hè, cảnh hè được nói nhiều trong thơ văn cổ dân tộc. Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Khuyến v.v… đều có thơ viết về mùa hè rất hay. Bài thơ này là một thi phẩm
khá tiêu biểu cho ngôn ngữ thi ca Ức Trai, đậm đà dấu ấn thời đại, thời Lê, thế kỷ XV.
Nó nói lên cảnh sắc mùa hè làng quê và nỗi ước mong của nhà thơ về một cuộc sống
ấm no, hạnh phúc.

Câu 1 (lục ngôn) nói lên một cảnh sống của thi nhân. Câu thơ bình dị như một lời nói
vui vẻ, thoải mái, hồn nhiên:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Đằng sau vần thơ là hình ảnh một cụ già, tay cầm quạt giấy “Hài cỏ dẹp chân đi đủng
đỉnh – Áo bô quen cật vận xềnh xoàng” đang đi dạo mát. Lúc bấy giờ, Ức Trai không
bị ràng buộc bởi vòng “danh lợi” nữa, mà đã được vui thú nơi vườn ruộng, làm bạn với
cây cỏ, hoa lá nơi quê nhà. “Ngày trường” là ngày dài. “Rồi” là tiếng cổ, nghĩa là rỗi
rãi, thong thả, nhàn hạ, cả trong công việc lẫn tâm hồn. Câu thơ phản ánh một nếp
sinh hoạt nhàn nhã: trong buổi ngày dài rỗi rãi, lấy việc hóng mát làm niềm vui di
dưỡng tinh thần. Ta có thể phán đoán Ức Trai viết bài thơ này khi ông đã lui về Côn
Sơn ở ẩn.

Năm câu thơ tiếp theo tả cảnh hè làng quê Việt Nam xa xưa. Các câu 2, 3, 4 nói về
cảnh sắc, hai câu 5, 6 tả âm thanh chiều hè. Cảnh sắc hè trước hết là bóng hòe, màn
hòe. Lá hòe xanh thẫm, xanh lục. Cảnh hòe sum sê, um tùm, lá “đùn đùn” lên thành
chùm, thành đám xanh tươi, tràn đầy sức sống:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”

Tán hòe tỏa bóng mát, che rợp sân, ngõ, vườn nhà, “giương” lên như chiếc ô, chiếc
lọng căng tròn. Mỗi từ ngữ là một nét vẽ màu sắc tạo hình gởi tả sức sống của cảnh
vật đồng quê trong những ngày hè: lục, đùn đùn, tán, rợp giương. Ngôn ngữ thơ bình
dị, hàm súc và hình tượng.

Cây hòe vốn được trồng nhiều ở làng quê: vừa làm cảnh, vừa cho bóng mát. Hòe nở
hoa vào mùa hè, màu vàng, làm dược liệu, làm chè giải nhiệt. Trong văn học, cây hòe
thường gắn liền với điển tích “giấc hòe” (giấc mộng đẹp), “sân hòe” (chỉ nơi cha mẹ ở
). Truyện Kiều có câu: “Sân hòe đôi chút thơ ngây – Trân cam ai kẻ đỡ thay việc
mình”. Trong thơ Ức Trai, hình ảnh cây hòe xuất hiện nhiều lần được miêu tả bằng
một thứ ngôn ngữ trau chuót, đậm đà:

“Có thuở ngày hè trương tán lục,

Đùn đùn bóng rợp cửa tam công”.


Câu 3 nói về khóm thạch lựu ở hiên nhà trổ hoa rực rỡ: “Thạch lựu hiên còn phun
thức đỏ”. Thức tiếng cổ chỉ màu vẻ, dáng vẻ. Trong cành lá xanh biếc, những đóa hoa
lựu như chiếc đèn ---g bé tí phóng ra, chiếu ra, “phun” ra những tia lửa đỏ chói, đỏ
rực. Chữ “phun” được dùng rất hình tượng và thần tình.

“Truyện Kiều” cũng có câu: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” - Từ hoa lựu “phun
thức đỏ”, đến hình ảnh “đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” là cả một quá trình
sáng tạo ngôn ngữ thi ca của các thế hệ thi sĩ dân tộc qua 5 thế kỷ từ “Quốc âm thi
tập” đến “Truyện Kiều”. Vẻ đẹp ngôn ngữ thi ca được trau chuốt như ngọc quý sẽ ánh
lên màu sắc huyền diệu là như thế đó!

Câu 4 nói về sen: “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. “Tiễn” là ngát (tiếng cổ). Sen
hồng nở thắm ao làng, hương thơm tỏa ngát. Sen là biểu tượng cho cảnh sắc mùa hè
làng quê ta. Sen trong ao làng đã “tiễn mùi hương” gợi không cảnh làng quê thanh
bình, không khí thanh cao thoát tục. Nguyễn Trãi đã chọn hòe, thạch lựu, sen hồng
(hồng liên) để tả và đưa vào thơ. Cảnh sắc ấy vô cùng xinh đẹp và bình dị. Nhà thơ
đã gắn tâm hồn mình với cảnh vật mùa hè bằng một tình quê đẹp và cảm nhận vẻ
đẹp của nó bằng nhiều giác quan.

Hè rất đẹp, rộn ràng trong khúc nhạc làng quê. Ngoài tiếng cuốc tiếng chim tu hú,
tiếng sáo diều còn có tiếng ve, tiếng cười nói “lao xao” của đời thường:

Câu 5,6 :

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,


Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Sau khi tả hòe màu “lục”, lựu “phun thức đỏ”, sen hồng đã “tiễn mùi hương”, nhà thơ
nói đến âm thanh mùa hè, khúc nhạc đồng quê. Tiếng “lao xao” từ một chợ cá làng
chài xa vọng đến, đó là tín hiệu cuộc đời dân đã đầy muối mặn và mồ hôi. Nhà thơ
lắng nghe nhịp sống đời thường ấy với bao niềm vui. “Lao xao” là từ láy tượng thanh
gợi tả sự ồn ào, nhộn nhịp. Hòa điệu với tiếng lao xao chợ cá là tiếng ve vang lên rộn
rã, nhịp nhàng. “Cầm ve”, hình ảnh ẩn dụ, tả âm thanh tiếng ve kêu như tiếng đàn
cầm. “Dắng dỏi” nghĩa là inh ỏi, âm sắc tiếng ve trầm bổng, ngân dài vang xa. Ngôi
lầu buổi xế chiều trở nên náo động rộn ràng. Nhà thơ lấy tiếng ve để đặc tả khung
cảnh một chiều hè làng quê lúc hoàng hôn buông dần xuống mái lầu (lầu tịch dương)
là một nét vẽ tinh tế đầy chất thơ làm nổi bật cái không khí êm ả một chiều hè nơi
thôn dã:

“Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Trở về “Côn sơn quê cũ” Ức Trai đã từng bồi hồi “trong tiếng cuốc kêu xuân đã
muộn”, giờ đây ông lại thả hồn mình trong khúc ca dân dã “cầm ve” buổi chiều tà
cuối hè. Tiếng ve lúc hoàng hôn thường gợi nhiều bâng khuâng, vì ngày tàn, màn
đêm đang dần dần buông xuống. Nhưng với Ức Trai, nó đã trở thành “cầm ve” nhặt
khoan trầm bổng, dắng dỏi vang xa, làm cho khung cảnh làng quê một buổi chiều tà
bỗng rộn lên bao niềm vui cuộc đời.

Hai câu kết diễn tả ước mong nhà thơ:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khẵp đòi phương”.

“Dẽ có” nghĩa là hãy để (cho ta) có; học giả Đào Duy Anh ghi chú là “Lẽ có” và giải
thích “Đáng lẽ có….”. Ngu cầm là cây đàn thần của Thuấn (Nghiêu, Thuấn là hai ông
vua thời cổ đại Trung Quốc - triều đại lý tưởng: nhân dân được sống trong hạnh phúc,
thanh bình). Câu kết cảm xúc trữ tình được diễn tả bằng một điển tích phản ánh khát
vọng cao đẹp của Nhà thơ. Ức Trai chân thành bày tỏ: Hãy để cho ta cây đàn thần
của vua Thuấn, ta sẽ gảy lên khúc “Nam phong”, cầu mong cho mọi nhà, mọi chốn,
khắp các phương trời (đòi phương) được ấm no, giàu có.

Hai câu kết toát lên một tình yêu lớn. Con người Ức Trai lúc nào cũng hướng về nhân
dân, mong ước cho nhân dân được ấm no và nguyện hy sinh phấn đấu cho hoà bình,
hạnh phúc của dân tộc.

Trong thơ Ức Trai, hai câu kết luôn luôn là sự hội tụ bừng sáng những tư tưởng tình
cảm cao cả, đẹp đẽ. Vì thế mà câu kết đã để lại trong tâm hồn người đọc những ấn
tượng mạnh mẽ:

“Bui một tấc lòng ưu ái cũ


Đêm ngày cuồn cuồn nước triều đông”
(Thuật hứng - số 5)

Bài thơ nôm ra đời gần 600 năm về trước miêu tả cảnh tình mùa hè nơi đồng quê, đã
đem đến cho chúng ta nhiều thú vị văn chương. Một giọng thơ thâm trầm, hồn hậu
đáng yêu. Nhiều tiếng cổ cấu trúc câu thơ thất ngôn xen lục ngôn. Phép đối ở phần
thực và phần luận khá chặt chẽ về ngôn từ, thanh điệu, hình ảnh và ý tưởng. Cảnh
sắc và âm thanh mùa hè quê ta xa xưa như sống dậy qua những vần thơ nhuần nhị
đầy cá tính sáng tạo. Ức Trai đã gửi gắm một tình yêu thiên nhiên nồng hậu, một tấm
lòng thiết tha với cuộc sống, một niềm ước mong tốt đẹp cho hạnh phúc của nhân
dân. Vĩ đại thay Ức Trai. Bài học thương yêu nhân dân mà ông nói đến lúc nào cũng
mới mẻ và đậm đà.
Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm . Tuy nhiên khi
nhắc đến ông là làm mọi người phải nghĩ đến việc , lúc ông còn làm quan ông đã
từng dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng đã không thành
công nên ông đã cáo quan về quê . Do học trò của ông đều là những người nổi tiếng
nên được gọi là Tuyết Giang Phu Tử . Ông là người có học vấn uyên thâm ,là nhà thơ
lớn của dân tộc . Thơ của ông mang đậm chất triết lí giáo huấn , ngợi ca chí khí của
kẻ sĩ ,thú thanh nhàn , đồng thời cũng phê phán những điều sống trong xã hội . Khi
mất ông để lại tập thơ bằng tập viết thơ bằng chữ Hán là Bạch Vân am thi tập ; tập
thơ viết bằng chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi và “ Nhàn” làbài thơ tiêu biểu trong
tập thơ Bạch Vân quốc âm thi tập , được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật .
Bài thơ ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn .Qua đó ta có thể thấy được vẻ
đẹp chân chính của ông, nét mộc mạc của làn quê .

“ Một mai một cuốc , một cần câu


Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại , ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người dến chốn lao xao
Thu ăn năng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến cội cay ta sẽ uống
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.”
Hai câu đề đã khắc họa dược như thế nào 1 cuộc sống nhàn rỗi
“ Một mai , một cuốc, một cần câu
Thơ thẫn dầu ai vui thú nào.....”

Ở câu thơ đầu câu thơ đã khắc họa hình ảnh 1 ông lão nông dân sống thảnh thơi
.Bên cạnh đó tác giả còn dùng biện pháp điệp số từ “ một “thêm vào là 1 số công cụ
quen thuộc của nhà nông nhằm khơi gợi trước mắt người đọc 1 cuộc sống rất tao
nhãn và gần gũi nhưng không phải ai mún là có . Từ “ thơ thẩn” trong câu hai lại
khắc họa dáng vẻ của 1 người đang ngồi ung dung chậm rãi và khoan thai .Đặt hình
ảnh ấy vào cuộc đời của tác giả ta có thể thấy được lúc nhàn rỗi nhất của ông chính
là lúc ông cáo ông về ở ẩn . Và từ “ vui thứ nào” cũng 1 lần nữa nói lên đề tài của bài
thơ là về cảnh nhàn dẫu cho ai có ban chen vòng danh lợi nhưng tác giả vẫn thư
thái . Hai câu thơ đầu đã không chỉ giới thiệu được đề tài mà còn khắc họa tư thái
ung dung nhàn hạ , tâm trang thoải mái nhẹ nhàng vui thú điền viên.

“..... Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ


Người khôn người dến chốn lao sao......”

Hai câu thực của bài thơ ý tác giả muốn nhắm đến cảnh nhàn và sử dụng các từ đối
nhau như “ ta “_ “ người” ; “ dại” _ “ khôn” ; “ nơi vắng vẻ”_ “ chốn lao xao” từ 1
loạt những từ đối lập đó đã thể hiện được quan niệm sống của tác giả . Nhân vật trữ
tình đã chủ động tìm đến nơi vắng vẻ đến với chốn thôn quê sống cuộc sống thanh
nhàn mặc cho bao người tìm chốn “phồn hoa đô hội” . hai câu thơ đã đưa ra được hai
lối sống độc lập hoàn toàn trái ngược nhau. Tác giả tự nhận mình là “ dại” vì đã theo
đuổi cuộc sống thanh đạm thoát khỏi vòng danh lợi để giữ cho tâm hồn được thanh
nhàn .Vậy lối sống của NBK có phải là lối sống xa đời và trốn tránh trách nhiệm ?”
Điều đó tất nhiên là không vì hãy đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác chỉ có thể làm
như vậy mới có thể giữ được cốt cách thanh cao của mình . Do NBK có hoài bảo
muốn giúp vua làm cho trăm dân ấm no hạnh phúc nhưng triều đình lúc đó đang
tranh giành quyền lực , nhân dân đói khổ tất cả các ước mơ hoài bảo của ông không
được xét tới .Vậy nên NBK rời bỏ “ chốn lao xao “ là điều đáng trân trọng .
“ ..... Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.........”

Hai câu luận đã dùng biện pháp liệt kê những đồ ăn quanh năm có sẵn trong tự
nhiên . Mùa nào thức ăn nấy , mùa thu thường có măng tre và măng trúc quanh
nhà , mùa đông khi vạn vật khó đâm chồi thì có giá thay . Câu thơ “ xuân tắm hồ
sen, hạ tắm ao” gợi cho ta cuộc sống sinh hoạt nơi dân dã .Qua đó ta có thể cảm
nhận được tác giả đã sống rất thanh thản , hòa hợp với thiên nhiên tận hưởng mọi vẻ
đẹp vốn có của đất trời mà không bon chen , tranh giành .Đăt bài thơ vào hoàn cảnh
lúc bấy giờ thì lối sống của NBK thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn thanh cao đó là lối
sống tích cực thể hiện rõ thái độ của Bạch Vân cư sĩ .

“....... Rượu đến cội cây ta sẽ uống


Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.”

Hai câu luận đã thể hiện dược cái nhìn của 1 nhà trí tuệ lớn , có tính triết lí sâu sắc ,
vận dụng ý tượng sáng tạo của điện tích Thuần Vu . Đối với NBK phú quí không phải
là 1 giấc chiêm bao vì ông đã từng đỗ Trạng Nguyên , giữ nhiều chức vụ to lớn của
triều đình nên cuộc sống phú quí vinh hoa ông đã từng đi qua nhưng ông đã không
xem nó là mục đích sống của ông. Mà ông đã xem đó chỉ là 1 giấc chiêm bao không
có thực và ông đã tìm đến với cuộc sống thanh thản để luôn giữ được cốt cách thanh
cao của mình .

Như vậy qua bài thơ ta đã hiểu được quan niệm sống nhàn và nhân cách của NBK coi
thường danh lợi , luôn giũ dược tâm hồn thanh cao hòa hợp với thiên nhiên , dề cao
lối sống của những nhà nho giáo giàu lòng yêu nước nhưng do hoàn cảnh nên phải
sống ẩn dật . Bên cạnh đó NBK còn sử dụng ngôn ngữ gần gũi mộc mạc nhưng giàu
chất triết lí . Sử dụng khéo léo thể thơ thất ngôn đường luật , điện tích điện cố và
cách phép đối thường gặp ở thể thơ Nôm 1 cách linh hoạt .

Bài “Nhàn” là 1 bông hoa viết bằng chữ Nôm tuyệt đẹp của VHTĐVN . Quan niệm
sống đề cao vẻ đẹp tâm hồn , lối sống trong sạch của NBK vẫn còn giữ nguyên giá trị
cho đến ngày hôm nay.

You might also like