You are on page 1of 5

🥑Nguyễn Bảo Trinh – 10A15🍰

PHÂN TÍCH BÀI THƠ “CẢNH NGÀY HÈ” CỦA NGUYỄN TRÃI

Bài làm
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.”
Đề tài mùa hè không phải là nguồn cảm hứng cho các thi nhân bởi sự khắc nghiệt của
nó. Các nhà thơ thường thả hồn mình để viết về mùa xuân và mùa thu, vì đó là hai mùa
thanh bình, ngập tràn sức sống. Thơ ca trung đại Việt Nam cũng rất hiếm hoi nhưng bài thơ
viết về mùa hè nhưng ta lại bắt gặp bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. “Cảnh ngày
hè” là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Trãi, là một thi phẩm xuất sắc viết về
đề tài mùa hè. Được sáng tác vào thời gian khi Nguyễn Trãi xin cáo quan về ẩn ở Côn Sơn.
Tác giả đã ghi lại cảm xúc phấn chấn của mình vào bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp
và gửi gắm vào bài thơ khát vọng dân giàu, nước mạnh.
“Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp gương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng cũng là
người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông là nhà
thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hóa thế giới, có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát
triển văn hóa, văn học dân tộc. Ntrãi để lại rất nhiều bài thơ Nôm có giá trị. Thơ của Nguyễn
Trãi còn là nỗi niềm tâm sự của một con người tài năng, đức độ, hết lòng vì nước vì dân
nhưng luôn bị bọn gian thần ghen ghét, ấm hại. Ngoài ra, Nguyễn Trãi đã để lại nhiều bài
thơ Nôm có giá trị, tiêu biểu là "Cảnh Ngày Hè". "Cảnh ngày hè" là bài số 43 thuộc chùm thơ
"Bảo kính cảnh giới" trong tập thơ "Quốc âm thi tập", tập thơ được coi là "bông hoa đầu
mùa của thơ Nôm Việt Nam". Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật,
câu thơ thất ngôn xen lục ngôn diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên ngày hè và bộc lộ nỗi lòng, chí
hướng của nhà thơ.
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng cũng là
người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông là nhà
thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hóa thế giới, có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát
triển văn hóa, văn học dân tộc. Ntrãi để lại rất nhiều bài thơ Nôm có giá trị. Thơ của ông thể
hiện một tấm lòng suốt đời vì dân vì nước, một nhân cách cao đẹp, một tâm hồn trong sáng
và một tình cảm tha thiết luôn dành cho con ng và thiên nhiên. Ngoài ra thơ của Nguyễn
Trãi còn là nỗi niềm tâm sự của một con người tài năng, đức độ, hết lòng vì nước vì dân
nhưng luôn bị bọn gian thần ghen ghét, ấm hại. Thơ Nguyễn Trãi luôn trĩu nặng tình đời.
Điều đó được thể hiện qua bài thơ “CNH”.
“Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp gương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
Quốc âm thi tập có một cấu trúc chỉnh thể với 4 phần. Trong đó phần vô đề gồm toàn
bộ những bài thơ không có tựa đề, đc chia thành các nhóm : ngôn chí, mạn thuật, trần tình,
thuật hứng, tự thán, bảo kính cảnh giới.... Chùm thơ “BKCG” (Gương báu răn mình) có 61
bài. "Cảnh ngày hè" là bài số 43 thuộc chùm thơ "Bảo kính cảnh giới" trong tập thơ "Quốc
âm thi tập", tập thơ được coi là "bông hoa đầu mùa của thơ Nôm Việt Nam". Bài thơ được
viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, câu thơ thất ngôn xen lục ngôn diễn tả vẻ
đẹp thiên nhiên ngày hè và bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của nhà thơ.
Trước hết, mở đầu bài thơ tác giả đã khắc họa hoàn cảnh sống và tâm trạng của mình
trong những ngày về ở ẩn.
“Rồi hóng mát thuở ngày trường,”

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, nhưng lại mở đầu bằng một câu thơ
lục ngôn. Từ “rồi” ở đầu câu diễn tả tâm trạng rảnh rỗi, nhàn hạ của tác giả, không có sự
bon chen, đố kỵ, chèn ép của chốn phồn hoa đô hội. Có một số sách dịch là “rỗi”, nhưng dù
là từ “rồi” hay “rỗi” đều diễn tả tâm trạng nhàn hạ, rảnh rỗi của tác giả. Còn “ngày trường”
nghĩa là ngày dài. Câu thơ không chỉ hiện lên hình ảnh Nguyễn Trãi đang ngồi hóng mát mà
nó còn toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả: “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một
xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của ông đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành
phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải ngồi “hóng mát” cả “ngày trường” để vơi đi nỗi tâm
sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Từ “rồi” kết hợp với "ngày trường" cộng hưởng
với âm điệu câu thơ tự do 1/2/3 như kéo giãn thời gian của một ngày. Đó là tâm thế của
một người tự do, tự tại, an nhàn, thư thái dành cho thiên nhiên.

Những câu thơ tiếp theo tác giả đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên ngày hè vô cùng
rực rỡ và sinh động. Có thể nói Nguyễn Trãi giống như một nhà họa sĩ dùng ngôn từ để vẽ
lên bức tranh tuyệt đẹp ấy:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.


Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.”
Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn, ông cảm thấy say
mê, thích thú trước vẻ đẹp của thiên nhiên ngày hè. Cảnh vật thiên nhiên mùa hè qua tâm
hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng, che
rợp mặt đất,”giương” lên như những chiếc ô, chiếc lọng căng tròn. Mỗi từ ngữ là một nét
vẽ màu sắc tạo hình gợi tả sức sống của cảnh vật đồng quê trong những ngày hè : lục, đùn
đùn, tán, rợp giương. Ngôn ngữ thơ bình dị và hàm súc. Cây hòe vốn đc trồng nhiều ở làng
quê : vừa làm cảnh, vừa cho bóng mát. Hoa hòe có màu vàng, thường nở vào mùa hè.
Ngoài ra, hoa hòe còn đc dùng để làm dược liệu, làm chè giải nhiệt. Trong văn học, cây hòe
thường gắn liền với điển tích “giấc hòe” (giấc mộng đẹp), “sân hòe” (chỉ nơi cha mẹ ở). Ở
Truyện Kiều còn có câu “Sân hòe đôi chút thơ ngây – Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình”.

Không chỉ nói về cây hòe, Nguyễn Trãi còn nói về khóm thạch lựu ở hiên nhà trổ hoa
rực rỡ. Từ “thức” là tiếng cổ chỉ màu vẻ, dáng vẻ. Trong cành lá xanh biếc, những đóa hoa
lựu như những chiếc đèn lồng bé tí “phun” ra những tia lửa đỏ rực. Chữ “phun” được dùng
rất hình tượng và thân tình. Trong TK còn có câu “Dưới trăng quyên đã gọi hè - Đầu tường
lửa lựu lập lòe đâm bông”. Từ hoa lựu “phun thức đỏ”, đến hình ảnh “đầu tường...bông” là
cả một quá trình sáng tạo ngôn ngữ thi ca của các thế hệ thi sĩ dân tộc qua 5 thế kỉ từ
“QÂTT” đến “TK”. Vẻ đẹp ngôn ngữ thi ca khi đc trau chuốt như ngọc quý sẽ ánh lên màu
sắc kì diệu như thế đó!

Bên cạnh đó, khi nhắc đến quê hương, ngta không thể nào quên đc hình ảnh những
bông sen hồng với hương sắc tuyệt vời. Nhà thơ không nói hẳn là hoa sen mà dùng hai từ
“hồng liên” gợi sự trang trọng, cổ kính. Chữ “tiễn” nghĩa là ngát. Câu thơ thứ 4 đã làm hiện
lên hình ảnh những bông sen hồng trong ao làng nở thắm và tỏa hương thơm ngát. Sen là
biểu tượng cho cảnh sắc mùa hè quê ta. Sen trong ao làng đã “tiễn mùi hương” gợi khung
cảnh làng quê thanh bình, thanh cao. Nhà thơ NT đã chọn những hình ảnh bình dị, gần gũi
với làng quê như cây hòe, thạch lựu, sen hồng để đưa vào thơ. Qua đó cho ta thấy NT đã
gắn tâm hồn mình với cảnh vật mùa hè bằng một tình quê đẹp và cảm nhận vẻ đẹp của nó
bằng nhiều giác quan.
Không chỉ có bức tranh thiên nhiên, nhà thơ còn khắc họa vẻ đẹp của bức tranh cuộc
sống con người:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,


Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Việc sử dụng nhiều từ Hán Việt như “ngư phủ, cầm ve, tịch dương” kết hợp nhuần
nhuyễn với những từ thuần Việt như “lao xao”, dắng dỏi” tạo nên vẻ đẹp vừa mộc mạc,
bình dị, vừa trang trọng tao nhã. Cuộc sống của con người không chỉ được cảm nhận bằng
thị giác mà còn được cảm nhận bằng thính thanh. Đó là âm thanh từ làng chợ cá, của tiếng
ve râm ran mỗi độ hè về. Những âm thanh đặc trưng của ngày hè nơi làng quê khiến ngày
hè trở nên vui vẻ, nhộn nhịp.”Lao xao” là từ láy tượng thanh gợi tả sự ồn ào, nhộn nhịp, là
tiếng “lao xao” từ một chợ cá làng chài xa vọng đến. Hòa điệu với tiếng lao xao chợ cá là
tiếng ve vang lên rộn rã, nhịp nhàng. “Cầm ve” là một hình ảnh ẩn dụ diễn tả tiếng ve như
tiếng đàn cầm. Còn “dắng dỏi” nghĩa là inh ỏi, diễn tả âm sắc tiếng ve trầm bổng, ngân dài,
vang xa. Nhà thơ lấy tiếng ve để đặc tả khung cảnh một chiều hè làng quê lúc hoàng hôn
buông dần xuống mái lầu là một nét vẽ tinh tế đầy chất thơ làm nổi bật cái không khí êm ả
một chiều hè nơi thôn dã.

Nếu sáu câu thơ đầu là vẻ đẹp thanh bình của bức tranh thiên nhiên mùa hè thì hai
câu thơ cuối lại là khát vọng của nhà thơ.

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,


Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Ở đây, tác giả đã mượn điển tích để nói lên khát vọng của mình. Câu thơ cuối sáu chữ ngắn
gọn, nhịp 3/3 thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài – tác giả khát khao đem tài trí, cuộc
sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

nhà thơ đã mượn hình ảnh “Ngu cầm” là cây đàn của vua Nghiêu vua Thuấn. Đó là một điển
cố quen thuộc của Trung Hoa kể về thời đại Nghiêu Thuấn - những ông vua nhân từ đem lại
cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Hằng ngày vua Nghiêu Thuấn thường đem đàn
ra gảy khúc nam phong ngợi ca cảnh thái bình trên xứ sở này. Qua đó, nhà thơ bộc lộ mong
muốn có được cây đàn đó đến với cuộc sống của nhân dân, để ca ngợi khung cảnh thiên
nhiên tươi đẹp và cuộc sống vui tươi trên quê hương ông, niềm vui sướng, hạnh phúc của
tác giả khi được sống hòa hợp cùng thôn quê. Bài thơ kết lại với ước mơ được thấy cảnh
thanh bình, ấm no trên đất nước của Nguyễn Trãi.

Như vậy, qua bài thơ trên, ta thấy được một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, tất
cả những màu sắc đều thể hiện đặc trưng của mùa hè. Có thể nói chắc hẳn nhà thơ phải là
một người yêu thiên nhiên nhiều lắm thì mới có thể cảm nhận được cả những bước sinh
trưởng của cây cối mùa hè như thế. Đồng thời ta cũng thấy được một tâm hồn trung nghĩa
với nhân dân. Mặc dù xa rời quan trường nhưng ông không lúc nào không lo cho nhân dân,
mong muốn nhân dân có một cuộc sống an lành bình yên.

You might also like