You are on page 1of 5

“Xuân qua trăm hoa rụng

Xuân tới trăm hoa cười


Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước nở nhành mai”
(Mãn Giác Thiền sư)
Vẻ đẹp thiên nhiên đất nước luôn là một trong những chủ đề lớn, là nguồn cảm hứng
dâng trào bất tận được các tác giả khai thác. Mượn hình ảnh đất trời, cảnh sắc qua bốn mùa
mà tác giả lồng ghép vào đó những tâm tư tình cảm của bản thân mình và hơn hết là khát
vọng thầm kín nhưng đầy tính nhân văn. Và “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi cũng là một
tác phẩm như vậy. Những vẻ đẹp tâm hồn của bậc đại tài Nguyễn Trãi cùng với những lí
tưởng nhân nghĩa và tình yêu thiên nhiên, con người, khát vọng về cuộc sống thanh bình hạnh
phúc cho nhân dân đã được thể hiện một cách rõ nét qua những dòng thơ sau:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
Nguyễn Trãi (1380-1442) là anh hùng dân tộc và là nhà văn hóa lớn. Ông đã để lại di
sản phong phú về mặt chính trị quân sự, văn hóa, văn học cho nước nhà. Nguyễn Trãi cũng là
tác giả của tập thơ Nôm có giá trị mở đầu nền thơ cổ điển viết bằng tiếng Việt. Không có
thông tin chính xác tác phẩm “Cảnh ngày hè” được sáng tác khi nào nhưng nhiều nguồn tin
cho rằng bài thơ này được ông sáng tác khi lui về ở ẩn nơi Côn Sơn. “Cảnh ngày hè” là bài số
43 trong chum thơ Bảo kinh cảnh giới, thuộc phần vô đề. Bài thơ thể hiện sự quan sát tinh tế
của tác giả về khung cảnh thiên nhiên, đất trời  vào mùa rực rỡ nhất. Nhưng ẩn đằng sau đó ta
vẫn thấy được tấm lòng yêu nước, thương dân, ước vọng cao đẹp của nhà thơ.
Tác giả đã mở đầu bài thơ với một tâm thế an nhàn, tự tại:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường,”
Bài thơ được viết theo thở thất ngôn bát cú xen lục ngôn với nhịp thơ 2/2/3. Thế
nhưng đến với câu thơ đầu tiên ta nhận thấy một nét vô cùng đặc sắc đó là tác giả đã sử dụng
nhịp thơ 1/2/3, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, ngồi ngắm nhìn thiên nhiên với tâm thế
vô cùng hưởng lạc. “Rồi” nghĩa là rãnh rỗi, là nhàn nhã. “Hóng mát” là một tư thế thư thái,
thoải mái, đó có lẽ là sự nghỉ ngơi của tác giả sau những tháng ngày lăn lộn nơi quang
trường, cống hiến cuộc đời mình cho dân, cho nước. Tác giả ngồi nghỉ ngơi ung dung tự tại
hóng mát trong một thời gian rất dài đó là “thuở ngày trường”-cả một ngày dài. Qua đó chúng
ta có thể thấy Nguyễn Trãi thưởng thức và ngắm nhìn cảnh vật với một tâm thế ung dung, tự
tại, thư thái và không kém phần thanh thản. Tác giả đã hòa mình vào thiện nhiên, sống với
thiên nhiên mới cảm nhận được sự tự do tự tại như thế. Và những ngày hè luôn hiện lên với
cái nóng oi ả, với tiếng chim tu hú đã gắn bó với văn chương Việt Nam. Khi nhắc đến mùa
hè, ta lại có bao sự rung động, cùng với đó là sự những chiệm nghiệm về không gian, thời
gian. Chỉ với câu thơ đầu tiên, ta đã cảm nhận được một cách rất rõ nét về tư thế ngồi ung
dung tự tại, không còn bị rang buộc bởi những “áng mận đào” , vòng “danh lợi” nữa hay nói
cách khác đó là một tư thế “nhàn cư” của chính tác giả Nguyễn Trãi.
Và phải chăng tất cả những tâm tư ấy đang dồn nén vào trong bức tranh thiên nhiên
ngày hè mãnh liệt và căng tràn sức sống trước mắt và được nhà thơ nâng niu ghi lại:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.”
Đến với ba câu thơ tiếp theo, tác giả đã phát họa lên một bức tranh phong cảnh ngày
hè vô cùng đặc sắc với những sắc thái cảnh vật và sự hòa quyện của thiên nhiên đất trời.
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”: một cây hòe to, xanh thâm thẫm với tán lá tỏa rộng che
rợp cả mặt đất. Cây hòe hiện lên với một sắc xanh dìu dịu,là một gam màu lạnh đã xóa tan cái
oi ả của mùa hè. Nhà thơ đã vô cùng tinh tế sử dụng những động từ mạnh “đùn đùn” cho thấy
sự đâm chồi nảy lộc, hết lớp này đến lớp khác, một sự phát triển không ngừng. Qua đó ta cảm
nhận thức, cảm nhận được sự phát triển sinh sổi nảy nở của cảnh vật. Không chỉ đẹp với màu
xanh, cây hòe còn che mát cho chủ thể trữ tình là Nguyễn Trãi với “tán rợp giương”. Không
những nở hoa, đâm chồi mà còn vươn lên cho bóng mát tạo điều kiện để chủ thể trữ tình ngồi
ngắm nhìn cảnh vật, chiêm nghiệm về cuộc đời. Nhà thơ đã miêu tả cây hòe với tất cả sự
nâng niu, trân trọng như loài cây gắn bó với mình ở Côn Sơn. Không những thế hòe còn là
loài cây gắn bó với sự thanh tao, thường gắn liền với làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Chính vì thế
đã có không ít tác giả đưa cây hòe vào đứa con tinh thần của mình:
"Lại có hoa hoè chen bóng lục"
(Cảnh hè - Ức Trai)
"Có thuở ngày hè trương tán lục,
Đùn đùn bóng rợp cửa tam công".
(Hoè - ức Trai)
"Đằng đẵng ngày chầy giương tán nắng,
Đùn đùn bóng rợp phù màn hoè".
( Vịnh cảnh mùa hè - Hồng Đức quốc âm thi tập)
  "Rợp rợp màn hoè bóng mới xây,
Choi chói hoa vàng đưa gió
  Đun đùn tán lục gương mây".
(Màn hoè - Lê Thánh Tông)
Bức tranh cảnh sắc ấy không chỉ có hình ảnh hoa hòe mà còn có sự xuất hiện của
“thạch lưu”. “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ.” “Thức” là một từ cổ chỉ màu sắc. Thạch lựu
ngoài hiên đã nở hoa có màu đỏ thẳm. Màu đỏ của thạch lựu nơi hiên nhà xen lẫn với sắc
xanh của những tán lá hòe là hòa quyện với nhau làm bức tranh thiên nhiên ngày càng sinh
động. Đỏ là một gam màu nóng, thể hiện sự sống động, rực rỡ. Nguyễn Trãi đã rất tinh tế khi
đảo ngữ “thạch lựu hiên” nhằm nhấn mạnh chủ thể chữ tình muốn thế hiện. Một động từ
mạnh tiếp tục được tác giả sử dụng đó là “phun”. Một sự phun trào ra, một mạch sống tốt tươi
như không thể kìm lại, cứ trào ra hết lớp này đến lớp khác. Bên cạnh đó cây lựu còn được sử
dụng để trưng trong những dịp tết bởi lẽ nó mang lại sự trường tồn cho gia đình. Trong các
tác phẩm văn học, ta cũng hay bắt gặp hình ảnh cây lựu được tác giả gửi gắm vào bài thơ của
mình:
"Ngoài hiên lửa lựu luống thè be" (Mùa hè-Lê Thánh Tông)
"Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông" (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Tưởng chừng như với gam màu đỏ nóng của thạch lựu cộng với gam màu xanh lạnh
của hoa hòe đã đủ tạo nên bức tranh bình dị nhưng tràn đầy sắc màu ấy. Nhưng không, tác
giả lại tinh tế đưa đến cho chúng ta hình ảnh hoa sen với một màu hồng trung tính. “Hồng
liên trì đã tiễn mùi hương”: Sen hồng ngoài ao tỏa ngát mùi hương. Biện pháp nghệ thuật đảo
ngữ lại được tác giả sử dụng “hồng liên trì” nhằm nhấn mạnh hình ảnh sự vật mà mình muốn
miêu tả đó là sen hồng. Trì là đầm, là đìa. Những bông sen nơi đầm ấy đã “tiễn” mùi hương.
“Tiễn” là một động từ mạnh, chỉ sự tràn đầy, tỏa ngát, có thừa. Qua đó đã cho thấy hoa sen
đang vươn hết thân mình lên, không ngừng tỏa ngát mùi hương cho mọi người xung quanh
được thưởng thức cái mùi hương thanh khiết của mình, cống hiến những cái đẹp của mình
cho thiên nhiên đất trời. Cây sen cũng được xem là quốc hoa của Việt Nam, gắn liền với thiên
nhiên làng quê và hơn hết nó còn tượng trưng cho sự thanh cao, thanh khiết về tâm hồn.
Không khó để bắt gặp hình ảnh hoa sen trong kho tàng văn học Việt Nam:
"Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen".
(Thuật hứng - số 24)
Trong câu thơ hai, ba , bốn tác giả đã cảm nhận thiên nhiên bằng các giác quan như
khứu giác, thị giác. Nếu thơ ca cổ điển ưa những gam màu trầm hơn là những sắc gắt, ưa tả
tĩnh hơn tả động thì Nguyễn Trãi đã dám bước qua cái khuôn khổ ấy để thoát khỏi những bức
tranh thanh đạm, tiêu sơ và để đến gần hơn với bức tranh cảnh ngày hè tươi vui, đầy sức
sống.Với việc tổng hợp ba gam nóng, lạnh, trung tính khác nhau đã tạo nên những đường nét,
màu sắc khiến bức tranh màu hè trở nên sinh động, hài hòa không kém phần dân dã. Trong
các câu thơ trên, Nguyễn Trãi đã đưa đến cho người đọc ba chủ thể: cây hòe, cây lựu và cây
sen. Ba chỉ thể này cùng hòa quyện và tôn lên nhau. Không có một hình ảnh nào, một chủ thể
nào quá đặc sắc, quá là đặc biệt, quá nổi trội mà cả ba cùng nâng đỡ nhau lên quyện hào tạo
nên bức tranh thiện nhiên của chính nhà thơ. Tác giả phải chăng có một tình yêu thiên nhiên
vô cùng sâu đậm mới có thể quan sát và cảm nhận thiên nhiên một cách gần gũi và sâu đậm
đến thế . Ông đã quan sát từ ba điểm nhìn khác nhau, từ trên xuống với hoa hòe mọc trên cao,
thạch lựu mọc ngang tầm mắt và cuối cùng là hoa sen một dưới đầm, dưới đìa. Sự quan sát
của Nguyễn Trãi nó giống như một cú lia của điện ảnh từ trên xuống dưới, cho thấy ba góc
độ quan sát khác nhau, nhiều điểm nhìn trong một bức tranh rhieen nhiên mà tác giả đem đến
cho người đọc. Đó là một sự quan sát tổng thế, không quan sát riêng lẻ trong một bố cục nào
hết mà nhìn tổng thể với nhìu góc độ khác nhau của một con người đang ngồi ngắm nhìn
thiên nhiên, hòa vào thiên nhiên với tư thế thư thái tự tại vô cùng. Tất cả đã cho ta thấy, mặc
dù được miêu tả vào những thời khắc cuối cùng của một ngày nhưng cảnh vật không vì thế
mà úa tàn, sự sống vẫn như một mạch ngầm tự bên trong luôn ứa căng, tràn đầy, rạo rực phơi
bày những hương sắc, âm thanh.
Tiếp nối bức tranh thiên nhiên, tác giả Nguyễn Trãi đã đưa đến cho người đọc bức
tranh đời sống với những vẻ đẹp của sắc thái âm thanh qua những dòng thơ sau:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.”
Thiên nhiên cuộc sống không hề u ám, trầm lặng khi nắng chiều buông xuống mà trái
lại, rất rộn rã và sôi động. Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ “lao xao chợ cá”
nhằm nhấn mạnh sắc thái âm thanh của tiếng chơ cá. Cùng với đó tác giả là những trạng ngữ
chỉ nơi chốn như làng ngư phủ là làng chài lưới và tiếng chợ cá là một nét đặc trưng nơi
những làng chài. “Lao xao” - một từ chỉ trạng thái, mức độ âm thanh, là một âm thanh phát ra
từ phía xa, có lúc nhỏ lúc to, lúc trầm lúc bổng xem lẫn vào nhau. Chính điều đó đã cho thấy
tác giả Nguyễn Trãi không đứng giữa chợ cá để mà quan sát nghe ngóng, ông ngồi ở nhà đã
lắng tai nghe những chuyển động của cuộc sống, những âm thanh của chợ cá. Việc ông lắng
tai nghe những âm thanh ấy đã cho thấy ông vận dụng tất cả những giác quan của mình để
cảm nhận thiên nhiên cuộc sống xung quanh mình đã cho thấy ông sự tinh tế, nhạy cảm của
ông, luôn quan tâm lo lắng về cuộc sống, đời sống sản xuất lao động của nhân dân. Nguyễn
Trãi đã cho thấy sự rất gần gũi với dân, tình yêu thương ông dành cho mọi người, cho nhân
dân, cho đất nước. Để có được điều đó chắc chắn phải xuất phát từ một con người đã có
những tình cảm đặc biệt với Quốc gia, với dân tộc. Và chợ là một trong những không gian
gắn liền với cuộc sống đủ đầy, sung túc. Ở đâu có chợ ở đó có sự sống. Âm thanh lao xao của
chợ cá đã phản ánh được một đời sống, một giai đoạn nhân dân sống đủ đầy về vật chất,
phong phú về tinh thần. Qua việc nghe những âm thanh lao xao của chợ cá để thấy được
những chuyển biến, thấy được cuộc sống thái bình thịnh trị, no đủ của nhân dân. Tất cả đã
cho thấy được niềm vui, niềm hứng khởi của Nguyễn Trãi khi quan sát, cảm nhận được đời
sống nhân dân như thế. Ông vui với niềm vui của dân, đau với nỗi đau của dân. Xen lẫn vào
tiếng rộn rang, lao xao của chợ cá nơi làng ngư phủ ấy là một thanh âm tiếng ve dắng
dỏi :”Dẳng dỏi cầm ve lầu tịch dương”. Với thủ pháp nghệ thuật đảo ngủ từ láy miêu tả âm
thanh“dẳng dỏi” đã được đảo lên đầu câu nhằm nhấn mạnh thanh âm đầy đặc sắc ấy lúc chiều
ta. “Dắng dỏi” là âm thanh liên tục vang dội, inh ỏi, được kéo dài triền miên vô tận. “Cầm
ve” nghĩa là tiếng ve như tiếng đàn. Tác giả đã đưa đến cho người đọc một âm thanh quen
thuộc là tiếng ve. Tiếng ve ấy không mang lại môt cảm giác khó chịu mà ngược lại còn được
so sánh với tiếng đần làm âm thanh trở nên như hối thúc, thúc giục, phản ánh một nhịp sống
hối hả, năng động của ngày hè. Âm thanh ấy xen lẫn tiếng lao xao của chợ cá thể hiện một
nhịp sống vui tươi rỗn rã của thiên nhiên cuộc sống. Bên cạnh đó, âm thanh còn được đặt
trong một không gian là lầu tịch dương: lầu (nhà cao) lúc mặt trời sắp lặn (tịch dương) hay là
lúc chiều tà. Việc đưa đến một không gian to rộng nhưng tiếng ve vẫn vang lên một cách
“dắng dỏi” đã chứng tỏ dù là đến thời khắc cuối cùng của một ngày, những vận động của đời
sống vẫn luôn luôn xoay vòng, nó vẫn có những dư âm, dư vang hình bóng của sự sống, phản
ánh cuộc sống vẫn luôn luôn vận động, một mạch ngầm vẫn không ngừng phát triển. Qua tất
cả đã cho thấy bức tranh thiên nhiên cuộc sống dân giã, đơn sơ những hết sức sinh động có sự
kết hợp hài hòa giữa những đường nét màu sắc và âm thanh con người và cảnh vật, bức tranh
ấy lại càng trở nên có hồn hơn bao giờ hết.
Sống giữa vòng tay bình yên của mẹ thiên nhiên, giữa cuộc sống "vô ưu vô tư" nhưng
chưa giây phút nào Nguyễn Trãi quên đi bổn phận của minh, những vẻ đẹp tâm hồn của
Nguyễn Trãi đã được thể hiện một cách rõ nét qua hai câu thơ cuối cùng kết lại tác phẩm:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dâu giàu đủ khắp đòi phương”
Bài thơ mở đầu với tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi, một cuộc sống ung
dung tự tại thư thái của ông nơi Côn Sơn. Nguyễn Trãi biết hòa màu sắc, âm thanh, đường nét
theo quy luật cái đẹp trong hội họa, trong âm nhạc làm cho bức tranh thiên nhiên có hồn vừa
gợi tả, vừa sâu lắng. Cũng chính vì ông yêu đời yêu cuộc sống mà thiên nhiên qua con mắt
của Nguyễn Trãi lại trở nên sinh động, đầy sức sống hơn bao giờ hết. Tác giả thực sự đang
sống với một tâm thế “nhàn cư”. Thế nhưng khi bài thơ kết thúc với hai câu thơ cuối lại là
một nỗi lo đau đáu, không an lòng trước cuộc sống của nhân dân. Dù ông luôn “nhàn cư” với
bên ngoài thư thái nhẹ nhàng thế nhưng ông không hề “nhàn tâm”. Trong câu bảy đã sử dụng
một điển tích điển cổ Ngu cầm. Ngu cầm là đàn của vua Ngu Thuấn tượng trưng cho sự ấm
no hạnh phúc yên bình của nhân dân. “Dẽ có” là đáng ra nên có, dẽ ra nên có, qua đó thể hiện
nỗi mong ước, khát vọng của Nguyễn Trãi có được cây đàn của vua Thuấn để gảy khúc
“Nam phong” cầu mong cho nhân dân giàu đủ khắp đòi phương (khắp nhiều phương). Trong
thời điểm này, Nguyễn Trãi đã lui về ở ẩn, không cần quan tâm gì đến chuyện chính trị triều
đình, thế nhưng ông vẫn không quên nghĩ về quốc gia, về dân tộc đặc biệt là nhân dân.
Nguyễn Trãi là người có tấm lòng tha thiết với dân với nước. Để có được những tình cảm vô
bờ bến ấy phải được xuất phát từ một con người yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả
cuộc đời mình cho dân, chỉ mong sao nhân dân vẫn sống bình an thịnh trị, ấm no hạnh phúc.
Thời khắc để tĩnh dưỡng tuổi già, nghỉ ngơi sau những thàng ngày nơi quan trường, tác giả
vẫn không quên đau đáu lo nghĩ cho vận mệnh quốc gia, dân tộc, mong ước cho dân no đủ.
Qua đó ta đã cảm nhận được rất rõ vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi, một tình yêu
thiên nhiên, yêu đời sống đặc biệt là yêu nước thương dân. Những lời thơ vô cùng giản dị và
mộc mạc được cất lên từ một tấm lòng rất đỗi chân thành, một con tim luôn cháy bỏng tình
yêu với đất nước, với nhân dân. Nguyễn Trãi rảnh rỗi nhưng không hề thanh thản trong tâm,
ông nhàn thân nhưng không nhàn tâm, trong lòng nhà Nho chân chính ấy luôn canh cánh nỗi
niềm dân nước:
“Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu
Hậu thiên hạ chi lạc ưu lạc.”

Bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bức tranh về cảnh sắc ngày hè tràn đầy sức sống, sinh
động, vừa giản dị, vừa dân dã đời thường lại vừa tinh tể, gợi cảm với sự tham gia của vẻ đẹp
thiên nhiên, những sắc thái cảnh vật âm thanh và hơn hết là bức tranh cuộc sống. Cách ngắt
nhịp đặc biệt ¾ ở câu thơ thứ ba và bốn đã tập trung sự chú ý của người đọc, làm nội bật lên
những cảnh vật trong ngày hè. Với thể thơ thất ngôn bát cú xen lục ngôn, tình yêu thiên nhiên
yêu đất nước đã được thể hiện một cách chân thực nhất. Bên cạnh đó là tấm lòng hết mình vì
dân vì nước của tác giả với ngôn ngữ giản dị mà tinh tể, biểu cảm , xuất phát từ tận đáy lòng
của Nguyễn Trãi. Nhưng đọc bài thơ, ta không chỉ đơn thuần thấy được vẻ đẹp của thiên
nhiên mùa hè rực rỡ, sống động mà còn cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, thanh cao của hồn
thơ Nguyễn Trãi. Một hồn thơ đã bắt rễ sâu vào đời sống thiên nhiên, một cảm xúc thơ đã hòa
nhịp với mạch sống nhân dân, dân tộc.
“Cảnh ngày hè” là một tác phẩm vô cùng xuất sắc của nhà thơ Nguyễn Trãi. Nó thể
hiện những nỗi niềm thầm kính của tác giả khi lui về ở ẩn ở Côn Sơn. Trong đó là tình yêu
thiên nhiên đất nước, hòa mình vào thiên nhiên, sống với thiên nhiên để cảm nhận tất cả
những gì gần gũi, bình dị mà đẹp đẽ nhất của đất trời. Không chỉ sống trong tâm thế ung
dung thư thái , tĩnh dưỡng tuổi già sau những ngày tháng cống hiến nơi triều đình mà đầu óc
ông thãnh thơi, không lo nghĩ, mà ngược lại ông vẫn ngày ngày đau đáu cho cuộc sống của
dân, ông vui khi thấy dân bình an, hạnh phúc và hơn hết đó là những ao ước khát vọng của
nhà thơ để có cây đàn gảy khúc “Nam phong” cầu cho dân giàu nước mạnh. Qua "Cảnh ngày
hè" ta không chỉ ngưỡng mộ tài năng của nhà văn hóa lớn mà ta thấy hình ảnh của một con
người mang trong mình tình yêu với quốc gia, với dân tộc và với người dân vô cùng to lớn
mang tên Nguyễn Trãi.

You might also like