You are on page 1of 2

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô đại cáo)

- Nguyễn Trãi
I. Tìm hiểu chung
1. Đặc trưng cơ bản của thể cáo
- Chức năng: tuyên ngôn hoặc tổng kết một vấn đề, một sự kiện.
- Kết cấu: bao gồm bốn phần: (1) nêu luận đề chính nghĩa; (2) lên án, tố cáo tội ác của lực
lượng phi nghĩa; (3) thuật lại quá trình chinh phạt gian khổ và kết quả tất thắng của lực
lượng chính nghĩa với cảm hứng ngợi ca; (4) tuyên bố, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
- Lập luận: kết hợp giữa lí lẽ và chứng cứ thực tiễn; giữa tư duy logic và tư duy hình tượng.
- Lời văn: cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường
có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau. Cũng có khi thể cáo dùng đan
xen tản văn với biền văn.
2. Hoàn cảnh sáng tác Bình Ngô đại cáo
- Mùa đông 1427, khởi nghĩa Lam Sơn thành công, dẹp tan giặc Minh.
- Đến năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đại Hậu Lê.
- Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo. Bài cáo có ý nghĩa trọng
đại như một bản tuyên ngôn độc lập, công bố chiến thắng của ta, thất bại của kẻ thù và
khẳng định nền độc lập, tự chủ của dân tộc.
II. Tìm hiểu văn bản
1/ Tư tưởng nhân nghĩa
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
- Nhân nghĩa là khái niệm đạo đức của Nho giáo, nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương
giữa con người với nhau.
GV. VŨ NAM THÁI

- Mục đích của việc làm nhân nghĩa: để “yên dân” => đem lại cuộc sống thái bình thịnh trị
cho đất nước, cho nhân dân => mục tiêu của nghĩa quân Lam Sơn: trừ giặc diệt gian, mang
lại nền độc lập cho dân tộc.
- Nguyễn Trãi đã chắt lọc hạt nhân cơ bản (nội dung trung tâm/trọng tâm), tích cực nhất
của tư tưởng nhân nghĩa: để “yên dân” thì phải “trừ bạo” => “Nhân nghĩa” là chống giặc
xâm lược, đây được xem là một trong những thành tố của tư tưởng nhân nghĩa trong con
người của Nguyễn Trãi.
TÀI LIỆU NỘI BỘ - 2020 1
- Điếu phạt: xuất phát từ câu “điếu dân phạt tối” (thương dân (thì) đánh kẻ có tội”, trích
trong Kinh Thư nói về việc Thang, Vũ đánh kẻ có tội là Kiệt, Trụ.
2/ Khẳng định nền độc lập, tự chủ của dân tộc
- Văn hiến: truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp, bồi đắp từ đời này sang đời khác, từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
- Cương vực, lãnh thổ: Núi sông bờ cõi đã chia => khẳng định Đại Việt đã được xác lập về
vị trí, diện tích; không muốn hiềm khích, tranh chấp với những thế lực, đặc biệt là nước
xung quanh (tôn trọng nhau mà sống, cùng phát triển).
- Phong tục, tập quán: khẳng định những giá trị truyền thống được thiết lập có những điểm
dị biệt giữa đất nước phương Bắc (TQ) và đất nước phương Nam (VN).
- Chính trị, chế độ, lịch sử: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán,
Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. => mỗi quốc gia đều có cho mình một
quá trình/tiến trình phát triển riêng. Việc đặt ngang hàng, đối sánh giữa các triều đại của
VN với các triều đại của TQ có ý nghĩa: (1) xác lập thế không phụ thuộc; (2) khẳng định
nền tự tôn của dân tộc; (3) thể hiện sự coi trọng đất nước phương Bắc (trong khi đó phương
Bắc không coi trọng, đi ngược lại với những đạo lí tốt đẹp => phương Bắc đang làm mất đi
giá trị của đất nước); (4) Nguyễn Trãi cũng phân biệt rõ giữa một bộ phận, thế lực gây ảnh
hưởng tiêu cực với nước ta và toàn bộ đất nước TQ (TQ là một cái nôi văn minh nhân loại,
tư tưởng xấu chỉ xuất phát từ một bộ phận nhỏ của người dân TQ).
- Con người: khẳng định thời điểm nào cũng có người tài (Thời thế tạo nhân tài) => Con
người là giá trị cốt lõi của một dân tộc. Tác giả sử dụng cặp quan hệ từ tuy … song … để
nhấn mạnh: khó khăn, gian nguy không thể cản bước được người tài.
3/ Thất bại thảm hại của giặc Minh xâm lược
Lưu Cung công nên thất bại => Vua Nam Hán đã sai con là Hoằng Thao đem quân xâm
lược nước ta, bị Ngô Quyền đánh bại (938).
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong => Tướng nhà Tống, đem quân sang đánh nước ta thời
Lí, bị Lí Thường Kiệt đánh đuổi.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô => Trần Nhật Duật phá quân Toa Đô trong cuộc kháng
GV. VŨ NAM THÁI

chiến chống quân Mông – Nguyên lần hai; bến Hàm Tử thuộc tả ngạn sông Hồng.
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã => Cùng với Toa Đô, Ô Mã là tướng nhà Nguyên.
=> Thất bại liên tiếp, thảm hại của kẻ thù xâm lược,
=> Lịch sử đều góp phần khẳng định sức mạnh và thắng lợi vẻ vang của đất nước, dân tộc
ta.

TÀI LIỆU NỘI BỘ - 2020 2

You might also like