You are on page 1of 5

Lớp 11T1, 11T2, 11L

VỘI VÀNG
---Xuân Diệu---
I- TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Xuân Diệu là nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ
ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm hứng mới, thể hiện một quan niệm đầy mới mẻ
cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
- Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu
đời tha thiết.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: trích từ tập "Thơ thơ" (1938).
- Thể thơ: tự do.
- Nội dung chính: "Vội vàng" là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân
Diệu. Bài thơ tập trung thể hiện sở trường của Xuân Diệu trong việc bộc lộ cái tôi cá nhân và
cách cảm nhận thiên nhiên, cuộc sống qua lăng kính của tình yêu, tuổi trẻ. Cả bài thơ thể hiện
một quan niệm nhân sinh mang ý nghĩa sâu sắc.
II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đoạn 1 (13 câu đầu): Tình yêu cuộc sống nơi trần thế.
a) Ước muốn táo bạo, cuồng vĩ của nhà thơ (4 câu đầu):
- Những câu thơ ngắn, nhịp thơ nhanh, khẩn trương kết hợp với việc sử dụng điệp từ “đừng”,
“cho” và điệp ngữ “Tôi muốn” khiến cho khổ thơ hiện lên như một khúc ca sôi nổi cất lên từ
khát khao chân thành của thi sĩ Xuân Diệu. Xuân Diệu muốn "tắt nắng đi cho màu đừng nhạt
mất", muốn "buộc gió lại cho hương đừng bay đi". Ước muốn ấy thật táo bạo, muốn tước đoạt
quyền của tạo hóa, muốn can thiệp vào cả quy luật của tự nhiên để thời gian và không gian
ngưng đọng.
- Ước muốn ấy của Xuân Diệu xuất phát từ nhận thức về sự trôi chảy của thời gian, cho nên ông
muốn níu kéo thời gian, muốn tận hưởng mãi hương vị của cuộc sống. Đồng thời, còn hé mở cho
chúng ta một tình yêu bồng bột vô bờ của Xuân Diệu đối với cuộc đời.
- Nghệ thuật:
+ Nhịp thơ hối hả, gấp gáp.
+ Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn như lời khẳng định, cố nén cảm xúc và ý tưởng.
+ Điệp ngữ "tôi muốn" nhằm nhấn mạnh ước muốn táo bạo, khẳng định một cái tôi đầy khát
vọng.
b) Bức tranh mùa xuân - "thiên đường trên mặt đất" (9 dòng thơ tiếp theo)
- Điệp ngữ "này đây" và liệt kê nhằm phô bày vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên. Đó còn là lời
mời gọi mọi người hãy quan sát, thưởng thức vẻ đẹp hương, màu, sắc của cuộc sống đang bày ra
trước mắt chúng ta.
1
Lớp 11T1, 11T2, 11L

- Bức tranh mùa xuân hiện lên với những hình ảnh gần gũi, tràn đầy sức sống và lãng mạn:
+ "Ong bướm tuần tháng mật"
+ "Hoa của đồng nội xanh rì"
+ “Lá của cành tơ phơ phất”
+ "Yến anh khúc tình si"
+ “Ánh sáng chớp hàng mi”: Ánh sáng mùa xuân như hàng mi chớp khẽ của cô thiếu nữ  thể
hiện quan niệm lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp.
+”Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa”
+ “Tháng giêng ngon như cặp môi gần”: Tháng giêng hiện lên căng tràn sức sống như một cặp
môi gần nồng nàn và tình tứ.
=> Bức tranh thiên nhiên qua cặp mắt “xanh non”, “biếc rờn” và qua lăng kính của tình yêu và
tuổi trẻ của Xuân Diệu hiện lên với sự hài hòa màu sắc, rộn rã âm thanh, lung linh ánh sáng, tràn
ngập niềm vui giống như một thiên đường trên mặt đất. Tất cả đang ở vào độ khởi đầu, đang ở
vào những khoảnh khắc non tơ nhất, tươi đẹp nhất của nó. Nói cách khác, bức tranh thiên nhiên
qua cảm nhận của Xuân Diệu mang một vẻ đẹp thanh tân, tươi non, tràn đầy sức sống và lãng
mạn, tình tứ .
=> Miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên như thế, Xuân Diệu đã gởi gắm những thông điệp
mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đừng mải mê tìm kiếm ở đâu xa xôi, chỉ cần mỗi chúng ta hãy
sống hết mình ở hiện tại, trân trọng từng giây từng phút ở hiện tại thì khi đó, thiên đường chính
là trần gian ngay trước mắt chúng ta.
*Liên hệ: HS tự sưu tầm các dẫn chứng thơ có liên quan
- Đặc biệt, Xuân Diệu đã có một so sánh rất độc đáo và táo bạo: " Tháng giêng ngon như một
cặp môi gần."
-> Với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (“ngon”) và lối so sánh táo bạo, rất Tây (“như cặp
môi gần”, nhà thơ đã dùng hình ảnh cụ thể của con người - "cặp môi gần" để so sánh với đơn vị
thời gian trừu tượng là "tháng giêng" để gợi lên vẻ đẹp trẻ trung, sống động, đầy quyến rũ và tình
tứ của mùa xuân. Mùa xuân không chỉ đẹp mà nhà thơ còn cảm nhận được hương vị của nó qua
từ "ngon". Một câu thơ rất gợi cảm và độc đáo, khiến người đọc cảm nhận một cách toàn vẹn
bằng mọi giác quan, vẻ đẹp và sức hấp dẫn của mùa xuân.
=> Qua đó cho thấy, Xuân Diệu lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp. Đây là quan niệm
thẩm mỹ mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu. Vì trong thơ ca xưa, các nhà thơ luôn lấy thiên nhiên
làm chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp của con người.
- Câu thơ "Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa.": câu thơ có dấu chấm giữa dòng là dấu
hiệu thể hiện sự cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu. Câu thơ có sự chuyển đổi cảm xúc đột
ngột, đang vui sướng, hạnh phúc bỗng nhiên bị chững lại bởi nỗi băn khoăn, lo lắng, vội vàng.
2. Đoạn 2: Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian tuyến tính, cuộc đời con người:
a) Thời gian tuyến tính:

2
Lớp 11T1, 11T2, 11L

- Khác với các nhà thơ trung đại, Xuân Diệu mang đến cái nhìn mới mẻ về thời gian. Đó là thời
gian tuyến tính, một khi trôi qua không bao giờ trở lại. Quan niệm này của Xuân Diệu xuất phát
từ cái nhìn động và biện chứng về thời gian và vũ trụ. Cho nên, dù là một nhà thơ rất yêu đời,
khát khao sự sống nhưng đôi lúc Xuân Diệu cũng không tránh khỏi những hoài nghi, lo lắng.
- Tác giả sử dụng điệp ngữ "nghĩa là" kết hợp với lối nói định nghĩa khẳng định quy luật nghiệt
ngã của thời gian.
- Các cặp từ đối lập: "tới" - "qua", "non" - "già", "xuân hết" - "tôi cũng mất" nhằm diễn tả mùa
xuân và thời gian vận động không ngừng. Vì vậy, trong hiện tại "đương tới" đã có màu li biệt của
"đương qua". Trong dáng vẻ "còn non" hôm nay đã báo hiệu một tương lai "sẽ già". Điều thi sĩ
sợ nhất là tuổi trẻ qua đi tuổi già mau tới bởi thời gian là tuyến tính, mà mỗi một khoảnh khắc
trôi qua là mất đi vĩnh viễn.
*Liên hệ: HS tự sưu tầm dẫn chứng thơ
b) Quan niệm thời gian gắn liền với tuổi trẻ:
- Nhà thơ đã lấy thời gian hữu hạn của cuộc đời mình (sinh mệnh cá thể) để đo đếm thời gian của
vũ trụ. Thậm chí, Xuân Diệu đã lấy quãng ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong cuộc đời của con
người là tuổi trẻ để làm thước đo:
"Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật,
...
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời."
- Dù lòng yêu có rộng đến bao nhiêu thì "lượng trời" vẫn "cứ chật". Nên tuổi trẻ của nhân gian
không thể dài thêm mãi.
- Tác giả sử dụng hệ thống từ ngữ hình ảnh được đặt trong thế đối lập cao độ: "lòng tôi rộng" -
"lượng trời cứ chật", "xuân vẫn tuần hoàn" - "tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại", "còn trời đất" -
"nhưng chẳng còn tôi mãi" nhằm làm nổi bật tâm trạng nuối tiếc trước sự trôi chảy của thời gian.
Chính vì vậy, thước đo thời gian của Xuân Diệu là tuổi trẻ. Tuổi trẻ một khi qua đi không bao
giờ trở lại.
c) Quan niệm thời gian gắn liền với sự chia lìa, mất mát:
"Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt..."
-> Đây là hai câu thơ thể hiện rõ nhất sự cảm nhận tinh tế nhất của Xuân Diệu về thời gian. Cảm
nhận đó không chỉ bằng thị giác "rớm" mà còn bằng khứu giác "mùi tháng năm", bằng vị giác "vị
chia phôi". Đối với Xuân Diệu, khoảnh khắc nào ở hiện tại cũng là một sự chia ly, mất mát.
- Phép nhân hóa: "tháng năm chia phôi", "sông núi vẫn than thầm tiễn biệt", "con gió xinh thì
thào", "hờn dỗi", "chim rộn ràng phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?"
-> Gió cất lên lời thì thào vì nỗi hờn giận phải chia tay với hoa lá mà bay đi. Chim chóc trên
cành ca hát "rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi". Với việc sử dụng thủ pháp nhân hóa, cảnh vật
mang tâm trạng buồn bã như con người. Đó là sự hoài nghi, hụt hẫng của nhà thơ trước sự trôi

3
Lớp 11T1, 11T2, 11L

chảy của thời gian. Qua đó cho thấy, quan niệm thời gian của Xuân Diệu gắn liền với sự chia ly,
mất mát, phôi pha, mòn héo.
*Sơ kết đoạn 2:
- Quan niệm thời gian của Xuân Diệu là thời gian tuyến tính, thời gian gắn liền với tuổi trẻ, gắn
liền với sự chia ly, mất mát.
- Quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ, hạnh phúc (quan niệm nhân sinh): thế giới
này đẹp nhất là bởi có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của đời người
là tuổi trẻ. Hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu. Đây là một quan niệm nhân sinh mới mẻ
và tích cực.
3. Đoạn 3: Lời giục giã vội vàng.
- Cụm từ "mau đi thôi" như một lời giục giã khá vội vàng để kịp yêu thương và sống trọn vẹn với
tuổi xuân đến phút cuối cùng.
- "Mùa chưa ngả chiều hôm": mùa xuân vẫn còn đó và người đang yêu tha thiết thì tại sao phải
nghĩ nhiều đến chia ly để hao hụt niềm vui ở hiện tại. Vì thế, Xuân Diệu bừng tỉnh và giọng thơ
trở lại nồng nàn tha thiết.
- Nhà thơ sử dụng điệp ngữ "Ta muốn" (không phải là "Tôi muốn" như đoạn thơ đầu) mới có thể
nói lên được cái ham muốn khát thèm đến hăm hở, cuồng nhiệt của nhà thơ. Cụm từ "Ta muốn"
được lặp lại nhiều lần làm cho nhịp thơ trở nên hối hả, giống như hơi thở gấp gáp của thi nhân
khi muốn ôm trọn vào lòng tất cả vẻ đẹp, thanh sắc của thiên nhiên, của cuộc đời.
- Các động từ mạnh: "ôm", "riết", "say", "thâu", "cắn" diễn tả tình cảm vồ vập và niềm khao khát
tận hưởng đến tham lam. Các động từ này cốn sự tăng tiến rõ rệt.
- Câu thơ "Và non nước, và cây, và cỏ rạng": liên từ "và" được lặp lại nhiều lần đã mang đến cho
người đọc một cảm xúc hăm hở, cuồng nhiệt của một kẻ si tình.
- Sử dụng điệp từ "cho" kết hợp với các tính từ "no nê", "chếnh choáng", "đã đầy" đã khẳng định
tâm thế sẵn sàng của một con người lúc nào cũng hòa mình vào thiên nhiên, cuộc sống.
- Câu thơ cuối thể hiện cảm xúc táo bạo: cảm xúc được cụ thể hóa bằng hành động “cắn” cũng là
điều hợp lý của nhà thơ đang yêu điên cuồng.
=> Đoạn thơ thể hiện tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt: niềm khát khao sống sôi nổi, mãnh liệt của
thanh niên, của tuổi trẻ.
*Tóm lại:
"Vội vàng" không phải là lối sống ích kỷ, hưởng thụ tầm thường mà là chạy đua với thời gian,
sống mạnh mẽ, cuồng nhiệt, biết yêu quý và trân trọng từng giây phút của sự sống. Đây là quan
niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực của Xuân Diệu.
4. Nghệ thuật:
- Kết hợp mạch cảm xúc và mạch luận lý.
- Sử dụng ngôn từ độc đáo, mới mẻ.
- Nhịp điệu dồn dập, sôi nổi.

4
Lớp 11T1, 11T2, 11L

5. Ý nghĩa văn bản:


Bài thơ thể hiện quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mỹ mới mẻ - người nghệ sĩ của niềm khát
khao giao cảm với đời.

You might also like