You are on page 1of 18

VỘI VÀNG

“Vội vàng” được in trong tập “Thơ Thơ” sáng tác năm 1938, là tập thơ tiêu biểu nhất của
Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám. Nhan đề “Vội vàng” ở đây không được hiểu là cách
sống vội, qua loa mà nó đã giúp thi nhân truyền tải một quan niệm sống tự giác và thể hiện
giá trị cá nhân – đó cũng là một lẽ sống tích cực của nhà thơ luôn khát khao giao cảm với
cuộc đời. Ở Xuân Diệu, chúng ta thường bắt gặp một cá tính thơ khoáng đạt, khác biệt và đầy
sáng tạo có thể nói “có một không hai” trong thơ ca Việt Nam. Xuân Diệu đã mở màn cho
“Vội vàng” bằng bốn câu thơ ngũ ngôn mà nhìn qua tưởng chừng “lệch nhịp” với toàn bài:

“Tôi muốn tắt nắng đi


Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất trong năm, cũng như tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất
trong cuộc đời mỗi con người. Bốn dòng thơ ngũ ngôn như lời đề từ của bài thơ, khẳng định
ước muốn đoạt quyền tạo hóa của thi nhân. Xuân Diệu muốn ngăn cản bước đi của thời gian
để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất, đáng nhớ nhất. Thi sĩ khao khát giữ lại ánh nắng để
“màu đừng nhạt mất”, giữ lại gió để cuộc sống luôn tràn ngập sắc hương. Khao khát “tắt
nắng”, “buộc gió” thể hiện ý thức làm chủ thiên nhiên của con người. Điều này vừa hợp lí bởi
nhà thơ “yêu tha thiết cái chốn nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh); nhưng cũng vừa vô lí và
không thể thực hiện được bởi con người làm sao có thể cưỡng lại được quy luật của tạo hóa,
làm sao nắm bắt, điều khiển được những thứ vốn là mỏng manh, ngắn ngủi, không tồn tại
được mãi mãi đó. Điệp ngữ “Tôi muốn” được nhắc lại hai lần đã khẳng định ý nguyện của cái
“tôi” tha thiết muốn giữ lấy vẻ đẹp chóng tàn phai của thiên nhiên; đồng thời làm nổi bật tâm
hồn của một nhà thơ yêu đời, say mê thiên nhiên. Cách ngắt nhịp vội vã, dứt khoát càng tô
đậm hơn mức độ mãnh liệt, nồng nàn của ước vọng trong tâm hồn ông. Tuy nhiên, ẩn sâu
trong khát vọng ngông cuồng, táo bạo ấy lại là một tình yêu cuộc sống đến tha thiết, khắc
khoải. Thời gian tuyến tính một chiều, khi đã trôi qua rồi thì không trở lại nên thi sĩ muốn lưu
lại những vẻ đẹp tự nhiên, thanh khiết của cuộc đời để mãi lưu giữ khoảnh khắc của thời tươi
trẻ, để tận hưởng hết vẻ đẹp của đất trời. Ông muốn lưu giữ nó bên mình để được thưởng
thức một cách trọn vẹn, mãi mãi.

Đoạn thơ sau là những câu thơ tám chữ, Xuân Diệu như dắt chúng ta đồng hành vào khu
vườn thiên đường trần thế của sự sống. Nhà thơ chỉ cho mọi người thấy những báu vật mà tạo
tạo hóa ban phát cho trần gian, cho tuổi trẻ hạnh phúc.
Sự cảm nhận đầu tiên là hạnh phúc của ong và bướm:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật:
“Tuần tháng mật” là không gian riêng dành cho ong và bướm. Ba tiếng ấy còn gợi cho ta thời
gian hạnh phúc trong quan hệ lứa đôi: tuần trăng mật. Ngoài ra nó còn gợi cho một niềm
hạnh phúc tươi vui, tràn đầy vì lúc nào ong và bướm cũng hút đầy mật ngọt. Điều này gợi lên
sự ngọt ngào trong quan hệ lứa đôi.
Câu thơ tiếp theo lại tạo nên quan hệ sở thuộc mới:
“Này đây hoa của đồng nội xanh rì”
Tai sao đồng nội không xanh ngọc, xanh tơ mà lại là “xanh rì” màu xanh của sự già nua, tàn
lụi? “Đồng nội xanh rì” đang sở hữu những bông hoa thơm hương tươi sắc. Miêu tả hoa mọc
trên đồng nội ấy tức là nhà thơ muốn nói Tạo Hóa đang cho mùa xuân trở lại.
“Này đây là của cành tơ phơ phất”
Câu thơ này là một bản nhạc dịu dàng, lá cành đẫm chất xuân tình bởi vần thơ liền nhau “tơ
phơ”, bởi sau vần “ơ” ấy là “phơ phất”. Đây là một không gian rất riêng, rất khác lạ, gợi cho
ta quan hệ lứa đôi tuyệt vời hạnh phúc.
“Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”
Dường như trên “càng tơ phơ phất” ấy yến anh được là trọn vẹn của nhau, được sở hữu trọn
vẹn khúc tình si mà tạo hóa ban phát. Đó là tiếng hót mà đôi chim kia không ngờ rằng nó
nồng nàn đến thế.
Đoạn thơ lặp lại hai tiếng “này đây”, khi thì ở giữa câu thơ, khi thì ở đầu câu thơ. Nó tạo cảm
giác cho ta thấy nơi này hạnh phúc, nơi kia hạnh phúc. “Này đây” còn cho ta một ấn tượng
vội vàng, hãy đi nhanh hơn nữa bởi vì khu vườn này còn nhiều điều kì thú và hấp dẫn hơn.
Rất nhiều ý kiến đã cắt nghĩa và hiểu là ánh mặt trời chói lọi của buổi bình minh tháng giêng
mùa xuân khiến cho đôi mắt của cô gái phải chớp hàng mi. Thật ra cái độc đáo là Xuân Diệu
lại nói điều ngược lại. Bình minh không phải phát ra từ mặt trời mà từ đôi mắt của người
thiếu nữ. Đôi mắt ấy khẽ chớp hàng mi và nắng ấm dào dạt đã tuôn đầy khắp khu vườn tình
ái. Hiểu như thế này chúng ta mới thấy rõ cái quan niệm thế là con người, cái giá trị nhất trên
đời cũng là con người. Vì vậy mà đôi mắt con người, cái giá trị nhất trên đời cũng là con
người. Vì vậy mà đôi mắt của người thiếu nữ “chớp hàng mi” đã khiến cho thần Vui đến “gõ
cửa” đem hạnh phúc cho muôn loài vào mỗi buổi sáng mai.
Bằng tâm hồn phong phú và trí tưởng tượng dồi dào của mình với câu thơ:
"Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa"
Thi nhân đã tạo ra sự bất ngờ đầy thú vị bởi sự liên tưởng bất ngờ hết sức độc đáo. Hình ảnh
"thần vui hằng gõ cửa" gợi liên tưởng gần gũi với hình tượng mặt trời trong thần thoại Hy
Lạp xưa, cũng có thể là vị thần mang niềm vui ban tặng cho thế gian vào mỗi buổi sớm ban
mai, đánh thức mọi người dậy để tận hưởng thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp. Với Xuân Diệu
mỗi ngày được sống, được chiêm ngưỡng ánh dương, được tận hưởng sắc hương của vạn vật
là một ngày hân hoan vui sướng. Và trong niềm hân hoan vui sướng đó ngòi bút của Xuân
Diệu thật sự rất xuất thần, ông đã sáng tạo nên 1 câu thơ tuyệt bút:
"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"
Đây là câu thơ mới mẻ nhất, hiện đại nhất, đã khái quát được sự hấp dẫn của mùa xuân bằng
sự so sánh vô cùng độc đáo. Có thể nói, trước Xuân Diệu, chưa có ai "tỏ tình" với thiên nhiên
như vậy. Nhà thơ cảm thụ thiên nhiên bằng tình lứa đôi, bằng thể xác và tâm hồn. Sự hấp dẫn
của thiên nhiên hiện ra trong vẻ đẹp của người tình với "cặp môi gần" căng tràn tươi trẻ, mê
đắm và quyến rũ. Từ ngon được thốt lên đầy khát khao, nhục cảm bởi nhà thơ đã huy động
mọi giác quan: từ thị giác, thính giác, vị giác đến xúc giác để tận hưởng thiên nhiên, tuổi trẻ
và cuộc đời này. Phép so sánh như đã đưa cặp môi của người thiếu nữ trở thành trung tâm của
vũ trụ, con người trở thành chuẩn mực cho cái đẹp, là thước đo vẻ đẹp của tạo hóa. "Tháng
giêng" là một khái niệm thời gian vốn vô hình, nhưng trong phép so sánh vừa táo bạo vừa
mang sắc thái biểu cảm ấy đã trở nên trẻ trung hữu hình qua vẻ đẹp cặp môi gần của người
thiếu nữ đầy sâu sắc.
Nhưng ngay lúc chàng thi sĩ trẻ đang ngất ngây mê đắm vô cùng trong niềm tận hưởng mật
ngọt tình yêu nơi thiên đường trần thế, đang thỏa thuê với bữa tiệc lớn của trần gian và reo
lên "tôi sung sướng" thì cũng chính là lúc thi nhân ngừng lặng với cảm giác "vội vàng một
nửa".
"Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa"
Câu thơ bị ngắt làm hai, niềm vui không trọn vẹn. Bởi Xuân Diệu nhận ra rằng điều sung
sướng ấy ngắn ngủi biết bao. Dự cảm mơ hồ về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người đã
khiến cho thi nhân sống vội vàng tận hưởng.
"Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân."
Hai câu thơ được xem như hai cái bản lề khép mở tâm trạng vừa vồ vập đắm say vẻ đẹp của
cuộc sống tình yêu vừa là linh cảm bất an, băn khoăn âu sầu của nhà thơ vì thời gian qua
mau, tuổi trẻ một đi không trở lại, quả thật Xuân Diệu là nhà thơ của những cảm quan tinh tế
về thời gian.
Và ở khổ thứ hai của bài thơ chính là đoạn văn thể hiện sâu sắc nhất về triết lý thời gian và
cuộc đời của tác giả:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua


Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”
Nếu như ở khổ thơ đầu của bài, nhà thơ đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp
với ong bướm, hoa cỏ, đồng nội, yến anh, cùng với đó là tình yêu đến cháy bỏng của người
thi sĩ; thì đến khổ thơ thứ hai, tác giả lại thể hiện sự khắc khoải trước những tốc độ trôi thật
nhanh của thời gian. Dường như sâu thẳm trong tâm hồn người thi nhân ấy, đã có ý thức rất
rõ sự vô tình của thời gian trôi đi quá nhanh. Trước một mùa xuân tràn đầy sức sống và sắc
hương rực rỡ quyến rũ mê ấy, tác giả cũng hòa mình vào bầu không khí, cùng thưởng thức
đấy thôi nhưng lòng vẫn lo sợ. Lỡ sợ rằng “xuân đương tới” rồi xuân cũng sẽ “đương qua”,
xuân còn non không có nghĩa là xuân sẽ không già, bởi mỗi phút giây qua đi như đẩy cuộc
đời của con người thêm ngắn lại. Thời gian chẳng chờ đợi ai, nó cứ mặc kệ đi tuổi trẻ, thanh
xuân, cảnh vật xung quanh mà vụt đi mất. Thời gian, tuổi trẻ, chả bao giờ có thể quay lại, bởi
thế mà tứng giấy đều phải trân trọng, phải sống một cách vội vàng kẻo lỡ những thành xuân
cuộc đời. Sự phối kết hợp những động, tính từ trái nghĩa “tới” - “qua”; “ già”- “non”, đã cho
thấy cảm quan của thi nhân trước thời gian đầy nhạy bén, tinh tế. Mỗi ngày, mỗi tháng năm
qua đi đời người thêm phần ngắn lại, khi mà ta không còn thấy được những vẻ đẹp của mùa
xuân nữa nghĩa là đời người không còn, sinh thể vĩnh viễn xa rời cuộc đời. Dù biết lòng
người thì rộng, còn bao khát khao, bao hoài bão và những ước mơ đấy nhưng biết làm sao
được khi thời gian càng rút ngắn, khi lượng trời hữu hạn, tuổi trẻ nhân gian đâu có chịu dài.
Cảm nhận được sự vội vã ấy, nhà thơ càng bất an, càng thảng thốt, nghẹn ngào:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn


Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.”
Thật vậy, đất trời, vũ trụ bao la là thế, nhưng con người lại nhỏ bé, đời người lại hữu hạn.
Phải chấp nhận sự thật dẫu biết rằng mùa xuân tuần hoàn đấy thôi, nhưng tuổi trẻ đâu có vĩnh
viễn mà tuần hoàn theo thời gian, đâu thể thắm lại những lần như thuở còn sung sức, dồi dào
sức khỏe, tràn đầy nhiệt huyết. Thế nên nỗi tiếc nuối, bâng khuâng rợn ngợp cả đất trời. Mùi
chia ly cũng bao trùm lấy cả sự vô tận của thời gian, khoảng không cách biệt của không gian:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi


Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt
Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.”
Có thể thấy rằng, đây chính là lẽ thường của tạo hoá, một quy luật của vũ trụ mà vạn vật đều
không tránh khỏi. Vì thời gian rớm màu chia phôi, núi sông than thầm lời tiễn biệt, những
cơn gió xuân vốn dạt dào đến thế cũng thều thào trong tiếng nghẹn. Tiếng vàng anh ru khúc
nhạc tình cũng đành dừng lại. Có lẽ con người chúng ta đều sợ thời gian, sợ những khoảnh
khắc phải chia xa, nước mắt rơi, sợ những phai tàn, héo úa.

“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa ...


Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm.”
Và đến đây, thi sĩ Xuân Diệu đã vỡ lẽ ra một điều rằng chẳng bao giờ có thể tắt nắng buộc
gió, níu giữ mãi tuổi trẻ của mùa xuân ở lại. Khát vọng cháy bỏng trong lồng ngực, ước muốn
táo bạo đã tan thành mây khói. Chỉ còn lại nỗi bàng hoàng, thoảng thốt còn in dấu trong dấu
chấm cảm giữa dòng thơ và dấu chấm lửng cuối dòng thơ. Không thể buộc gió, chẳng thể tắt
nắng để níu giữ mãi hương sắc mùa xuân, Xuân Diệu đã hối thúc bản thân mình và mọi
người hãy sống vội vàng, tràn đầy nhiệt huyết để không lãng phí thời gian trôi qua: “Mau đi
thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”. Lời giục giã hối thúc mang sắc điệu mạnh mẽ, quyết liệt bởi
kiểu câu cầu khiến có sử dụng dấu chấm cảm giữa dòng. Có thể nói câu thơ “Mau đi thôi!
Mùa chưa ngả chiều hôm” rẩt điển hình, tiêu biêu cho hồn thơ vội vàng cuống quýt của Xuân
Diệu trước Cách mạng Tháng Tám. Không chỉ ở “Vội vàng”, Xuân Diệu luôn hối thúc giục
giã mọi người cần sống mau, sống vội. Hãy mau mau chạy thật nhanh để đua với vũ trụ, với
thời gian, nhân lúc “mùa chưa ngả chiều hôm”, nhân lúc màu lá phải chưa ngả, mùa chia ly
chưa đến. Câu cầu khiến “Mau đi thôi” như một lời thức tỉnh những ai đang u mê ngập chìm
trong sự chậm chạp, trễ nải và thơ ơ hãy sống nhanh, sống vội và sống có trách nhiệm. Đừng
bỏ lỡ thành xuân bởi những tháng năm sống phí, sống hoài.

Và ở khổ thứ hai của bài thơ chính là đoạn văn thể hiện sâu sắc nhất về triết lý thời gian và
cuộc đời của tác giả:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”
Nếu như ở khổ thơ đầu của bài, nhà thơ đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp
với ong bướm, hoa cỏ, đồng nội, yến anh, cùng với đó là tình yêu đến cháy bỏng của người
thi sĩ; thì đến khổ thơ thứ hai, tác giả lại thể hiện sự khắc khoải trước những tốc độ trôi thật
nhanh của thời gian. Dường như sâu thẳm trong tâm hồn người thi nhân ấy, đã có ý thức rất
rõ sự vô tình của thời gian trôi đi quá nhanh. Trước một mùa xuân tràn đầy sức sống và sắc
hương rực rỡ quyến rũ mê ấy, tác giả cũng hòa mình vào bầu không khí, cùng thưởng thức
đấy thôi nhưng lòng vẫn lo sợ. Lỡ sợ rằng “xuân đương tới” rồi xuân cũng sẽ “đương qua”,
xuân còn non không có nghĩa là xuân sẽ không già, bởi mỗi phút giây qua đi như đẩy cuộc
đời của con người thêm ngắn lại. Thời gian chẳng chờ đợi ai, nó cứ mặc kệ đi tuổi trẻ, thanh
xuân, cảnh vật xung quanh mà vụt đi mất. Thời gian, tuổi trẻ, chả bao giờ có thể quay lại, bởi
thế mà tứng giấy đều phải trân trọng, phải sống một cách vội vàng kẻo lỡ những thành xuân
cuộc đời. Sự phối kết hợp những động, tính từ trái nghĩa “tới” - “qua”; “ già”- “non”, đã cho
thấy cảm quan của thi nhân trước thời gian đầy nhạy bén, tinh tế. Mỗi ngày, mỗi tháng năm
qua đi đời người thêm phần ngắn lại, khi mà ta không còn thấy được những vẻ đẹp của mùa
xuân nữa nghĩa là đời người không còn, sinh thể vĩnh viễn xa rời cuộc đời. Dù biết lòng
người thì rộng, còn bao khát khao, bao hoài bão và những ước mơ đấy nhưng biết làm sao
được khi thời gian càng rút ngắn, khi lượng trời hữu hạn, tuổi trẻ nhân gian đâu có chịu dài.
Cảm nhận được sự vội vã ấy, nhà thơ càng bất an, càng thảng thốt, nghẹn ngào:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn


Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.”
Thật vậy, đất trời, vũ trụ bao la là thế, nhưng con người lại nhỏ bé, đời người lại hữu hạn.
Phải chấp nhận sự thật dẫu biết rằng mùa xuân tuần hoàn đấy thôi, nhưng tuổi trẻ đâu có vĩnh
viễn mà tuần hoàn theo thời gian, đâu thể thắm lại những lần như thuở còn sung sức, dồi dào
sức khỏe, tràn đầy nhiệt huyết. Thế nên nỗi tiếc nuối, bâng khuâng rợn ngợp cả đất trời. Mùi
chia ly cũng bao trùm lấy cả sự vô tận của thời gian, khoảng không cách biệt của không gian:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi


Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt
Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.”
Có thể thấy rằng, đây chính là lẽ thường của tạo hoá, một quy luật của vũ trụ mà vạn vật đều
không tránh khỏi. Vì thời gian rớm màu chia phôi, núi sông than thầm lời tiễn biệt, những
cơn gió xuân vốn dạt dào đến thế cũng thều thào trong tiếng nghẹn. Tiếng vàng anh ru khúc
nhạc tình cũng đành dừng lại. Có lẽ con người chúng ta đều sợ thời gian, sợ những khoảnh
khắc phải chia xa, nước mắt rơi, sợ những phai tàn, héo úa.

“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa ...


Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm.”
Và đến đây, thi sĩ Xuân Diệu đã vỡ lẽ ra một điều rằng chẳng bao giờ có thể tắt nắng buộc
gió, níu giữ mãi tuổi trẻ của mùa xuân ở lại. Khát vọng cháy bỏng trong lồng ngực, ước muốn
táo bạo đã tan thành mây khói. Chỉ còn lại nỗi bàng hoàng, thoảng thốt còn in dấu trong dấu
chấm cảm giữa dòng thơ và dấu chấm lửng cuối dòng thơ. Không thể buộc gió, chẳng thể tắt
nắng để níu giữ mãi hương sắc mùa xuân, Xuân Diệu đã hối thúc bản thân mình và mọi
người hãy sống vội vàng, tràn đầy nhiệt huyết để không lãng phí thời gian trôi qua: “Mau đi
thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”. Lời giục giã hối thúc mang sắc điệu mạnh mẽ, quyết liệt bởi
kiểu câu cầu khiến có sử dụng dấu chấm cảm giữa dòng. Có thể nói câu thơ “Mau đi thôi!
Mùa chưa ngả chiều hôm” rẩt điển hình, tiêu biêu cho hồn thơ vội vàng cuống quýt của Xuân
Diệu trước Cách mạng Tháng Tám. Không chỉ ở “Vội vàng”, Xuân Diệu luôn hối thúc giục
giã mọi người cần sống mau, sống vội. Hãy mau mau chạy thật nhanh để đua với vũ trụ, với
thời gian, nhân lúc “mùa chưa ngả chiều hôm”, nhân lúc màu lá phải chưa ngả, mùa chia ly
chưa đến. Câu cầu khiến “Mau đi thôi” như một lời thức tỉnh những ai đang u mê ngập chìm
trong sự chậm chạp, trễ nải và thơ ơ hãy sống nhanh, sống vội và sống có trách nhiệm. Đừng
bỏ lỡ thành xuân bởi những tháng năm sống phí, sống hoài.

Khổ thơ thứ hai không phải là quá dài nhưng đã gửi gắm biết bao nhiêu những cảm xúc của
người viết, của tác giả Xuân Diệu. Khổ thơ đã mang đến cho chúng ta - những người trẻ tuổi
một cảm quan mới mẻ về lẽ sống để học tập. Hồn thơ Xuân Diệu phải chăng chính là “tiếng
nói của một tâm hồn yêu đời” như thế. Đọc khổ thơ, chúng ta càng thấy mình cần phải gắng
sức mỗi ngày, tận dụng thời gian để sống, học tập và làm việc có ý nghĩa hơn nữa để sống
một tuổi trẻ thật đẹp, thật trọn vẹn.
Tựu chung lại, Xuân Diệu có cách cảm nhận về thời gian khác lạ như vậy, chính là nhờ vào
“sự ý thức sâu xa về sự sống của cá thể”. Quan niệm mới mẻ, đột phá ấy của Xuân Diệu đã
khiến cho ta phải trân trọng từng phút được sống, tận hưởng một cuộc sống trọn vẹn và đầy ý
nghĩa. Qua bài thơ này, chúng ta đã thấy được niềm khát khao sống mãnh liệt, cháy bỏng của
ông hoàng thơ tình Việt Nam. Từ đó, chúng ta thêm trân trọng những quan niệm nhân sinh,
tích cực, tiến bộ. Như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “Đây là tiếng nói của một tâm
hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan
niệm nhân sinh mới mẻ chưa thấy trong thơ ca truyền thống”.

NỤ CƯỜI XUÂN
Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Thơ của ông chất chứa sự say mê nồng
nàn, khát khao cháy bỏng với tình yêu và cuộc sống. Tiêu biểu là tác phẩm “Nụ cười xuân” in
trong tập thơ thơ với ngòi bút sắc sảo về cái đẹp của mùa xuân gắn với hình ảnh người thiếu
nữ khát vọng đợi chờ một tình yêu giống như khát vọng của nhà thơ về một cuộc sống hạnh
phúc muôn màu.

Bài thơ viết về chủ đề quen thuộc về mùa xuân nhưng Xuân Diệu đã mang đến cho thi phẩm
màu sắc mới mẻ.

Mở đầu bài thơ là khung cảnh duyên dáng của mùa xuân:

Giữa vườn inh ỏi tiếng chim vui


Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời
Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi

Mùa xuân hiện lên với tiếng chim ngân vang inh ỏi, thánh thót, như một bản hòa ca cho khu
vườn thêm sức sống mới. Giữa âm hưởng rạo rực đó, thiếu nữ ngồi soi gương dọi ánh mặt
trời chói lọi, những tia nắng ấm áp xua tan đi cái lạnh giá của Đông tàn. Không khí đầu mùa
xuân sao mà êm ái đến thế! Chính tác giả còn phải ngỡ ngàng trước cái đpẹ trữ tình, lôi cuốn
của mùa Xuân. Những cánh hồng trong khu vườn theo tiếng gọi của chim ca, theo ánh nắng
của đất trời mà đua nở những nụ cười tươi với màu một màu đỏ thắm.
Cảnh sắc mùa xuân tiếp tục được khắc họa rõ nét với ánh sáng, nắng vàng, cơn gió, hoa và
không khí:

Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao


Cây vàng rung nắng lá xôn xao
Gió thơm phơ phất bay vô ý
Đem đụng cành mai sát nhánh đào
Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều
Bên màu hoa mới thắm như kêu
Nỗi gì âu yếm qua không khí
Như thoảng đưa mùi hương mến yêu

Ánh nắng mùa xuân sáng rực vượt qua cr những ngọn cao để ban phát ánh sáng cho muôn
loài. Bức tranh mùa xuân được tô điểm thêm với màu vàng của cây “rung ắng lá xôn xao”.
Cùng với cô nắng dịu dàng, cậu gió cũng khẽ bay hương dịu mát tạo thêm màu sắc của cành
mai, nhánh đào đua nhau nảy lộc chào đón Tết mùa Xuân. Bên cạnh đó, còn có màu xanh của
cây liễu lả lướt, mỹ miều, màu hoa tươi sắc thắm. Màu sắc còn ẩn chứa một mùi hương đậm
chất mùa xuân. Một mùi hương âu yếm, ôm lấy tâm hồn và làm xao xuyến trái tim của những
người yêu Xuân.

Mùa Xuân không chỉ lay động tâm hồn của người thi sĩ, mùa Xuân còn đọng lại trong lòng
người thiếu nữ một vẻ dịu êm đến nặng nề:

Này lượt đầu tiên thiếu nữ nghe


Nhạc thầm lên tiếng hát say mê
Mùa xuân chín ửng trên đôi má
Xui khiến lòng ai thấy nặng nề…

Thiếu nữ thả hồn để cảm nhận tiếng hát say mê của cỏ vây, hoa lá, vạn vật đầu mùa Xuân.
Những tia nắng chiếu dọi, tinh nghịch nhảy lên đôi má đỏ hồng của nàng thơ. Phải chăng đôi
má chín ửng hồng đó là do tia nắng hay là nỗi tâm tư nặng nề của nàng nghĩ về người thương:

Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người


Chưa từng hẹn đến – giữa xuân tươi
Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy
Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười

Tia nắng mùa Xuân làm chúng ta cảm nhận được cái dịu êm của tình yêu tuổi trẻ. Thiếu nữ
bâng khuâng ngồi nhớ về chàng trai ở nơi xa xôi chưa từng hẹn thề. Giường như cái êm đềm
của mùa Xuân đã xoa dịu tâm trạng buồn rầu của người thiêu nữ, tia nắng và âm hưởng tươi
mới của mùa Xuân đã vẽ nụ cười duyên dáng cho nàng.

Trong bài thư, Xuân Diệu sử dụng những hình ảnh thơ mang đặc trưng của mùa
xuân: Cánh hồng kết nụ cười tươi; Cây vàng rung nắng lá xôn xao; Gió thơm ; nhánh đào;
Mùa xuân chín ửng trên đôi má diễn tả sức sống căng tràn của mùa xuân và niềm vui của con
người.

Đặc biệt, dòng cảm xúc của bài thơ còn xuất phát từ điểm nhìn từ tâm hồn nhà thơ say mê,
cuồng nhiệt với mùa xuân để tỏa ra cảnh vật để trở thành bức tranh màu xuân ấm áp, đầy
nhựa sống.
Hình tượng nhân vật trữ tình theo mạch cảm xúc: vui, phấn khởi, tự hào, say mê trước vẻ
đẹp của mùa xuân. Qua đó, thể hiện tình yêu và niềm tự hào với vẻ đẹp của con người giữa
mùa xuân.

Bài thơ chứa đựng nét đặc sắc nghệ thuật như thể thơ 7 chữ phù hợp xúc cảm của nhà
thơ; sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt chính là biểu cảm kết hợp miêu tả. Ngoài ra,
tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác kết hợp ngôn ngữ đa
dạng, sinh động mang đến cảm nhận về nhựa sống chứa căng, chảy tràn trong từng cơ thể sự
vật. So sánh với những bà thơ khác, tác phẩm “nụ cười xuân” là tiếng lòng phơi phới của nhà
thơ trước cuộc sống, mùa xuân và tình yêu mùa xuân của nhà thơ. Khác xa với Chế Lan Viên
luôn muốn chắn nẻo xuân sang,buồn bã khi nhìn thấy xuân sang.

Ai đâu trở lại mùa thu trước

Nhặt lấy cho tôi những lá vàng

Về đây đem chắn néo xuân sang

Còn với Xuân Diệu, lúc nào ông cũng yêu và gắn bó tha thiết với cuộc sống, mùa xuân

Bài thơ khép lại với bức tranh Xuân tươi tắn, rộn rã mang ân vang tình tứ, hài hòa của nụ
cười duyên dáng. Nụ cười xuân là sự kết hợp giữa cảm hứng yêu đời và tư tưởng nhân sinh
của Xuân Diệu. Với cách miêu tả tài tình, nét biểu đạt phong phú đã khắc họa rõ ét bức tranh
thiên nhiên mùa Xuân dồi dào sức sống sen lẫn chân dung, tâm hồn người thiếu nữ, qua đó
thể hiện nổi bật phong cách và tài năng sáng tác của thi sĩ.

HOA CAU
Thơ Xuân Diệu mang vẻ đẹp riêng của mình. Tuy viết về chủ đề tình yêu có rất nhiều tác giả
cũng có tác phẩm tình yêu của mình, thế nhưng thơ tình Xuân Diệu lại khiến độc giả cảm
nhận tình yêu dưới một góc độ rất khác. Một tình yêu tươi mới, trong sáng, cháy bỏng. Tình
yêu như có sức mạnh để hồi sinh mọi thứ, hồi sinh vạn vật dưới sự tưới tắm của tình cảm.
Tình yêu là một điều thiêng liêng, cao quý mà chỉ có hai người đang và được yêu cảm nhận
được cái đẹp rất riêng đó. Bài thơ ” Hoa Cau” là điển hình cho một tình yêu như thế:
” Đôi ta giàu lắm, bởi thêm nhau
Là cả nhân gian lại bắt đầu
Lại mới trời xanh, thanh nước biếc
Như vườn sáng sớm nở hoa cau
Hoa cau nứt mở tủa hoa ngà
Ánh sáng cùng hương lấp lánh hoa
Anh muốn tặng em hương thoảng ấy
Vô cùng dịu mát với sâu xa
Tình ta như thể nhánh hương cau
Cuốn cả vườn theo sức nhiệm mầu
Chim chóc ríu ran dan díu hót
Đôi ta giàu lắm, bởi thêm nhau.”
Ngay khi mở đầu, tác giả đã khẳng định : ” Đôi ta giàu lắm, bởi thêm nhau”. Đôi ta không
giàu có về tâm hồn khi là hai cá thể riêng biệt, thế nhưng khi gắn kết lại bên nhau đôi ta lại
trở thành những người giàu có nhất thế giới. Có thể ta không giàu có về vật chất nhưng tâm
hồn ta lại giàu có bởi những yêu thương mà ta đem tới cho nhau. Tình yêu của hai ta không
những chỉ giàu có, thậm chí còn làm vạn vật như được hồi sinh, được ươm mầm sống. Nhân
gian như bừng tỉnh trước những hạnh phúc của đôi tình nhân mới. Trời lại càng thêm phần
trong xanh, nước lại càng thêm màu xanh biếc như chưa từng bị vấy bẩn. ” Lại bắt đầu” có lẽ
không chỉ nói riêng tới sự vật xung quanh mà chính là tâm hồn của hai người. Tâm hồn khô
cằn cũng như được “sống lại” trước tình yêu của ” đôi ta”. Tình yêu của mình khiến tác giả
liên tưởng tới vườn cau sáng sớm. Tuy không thơm ngát, không rực rỡ như hoa hồng hay hoa
hướng dương nhưng lại đẹp đến nao lòng. Đặt trong hoàn cảnh sáng sớm, ta nghĩ tới sự yên
bình, nhẹ nhàng kết hợp cùng với mùi hoa cau thoang thoảng, lan tỏa trong không gian không
khỏi khiến chúng ta liên tưởng tới một mối tình thật nhẹ nhàng, không ồn ào nhưng lại mang
lại cho những người xung quanh cảm giác cháy bỏng của nhựa sống. Tuy nhẹ nhàng nhưng
lại căng tràn nhựa sống, căng tràn hứng khởi để bắt đầu một ngày mới đầy niềm vui và hạnh
phúc.
Hoa cau thật đẹp, bung nở như hàng vạn hạt ngọc giữa trời xanh. Hoa trắng ngà, nhỏ nhắn
khiến ta ngẩn ngơ đứng nhìn một vẻ đẹp tự nhiên của tạo hóa. Hương hoa thơm ngát, lan tỏa
khắp khu vườn làm ta tưởng hương hoa ” lấp lánh tỏa sáng”. “Anh”- ở đây là tác giả như
muốn gói ghém lại hương hoa kia để mang tặng cho riêng người mình yêu, để gửi gắm những
ý nghĩ sâu sa của mình vào đó cho “em”. Hoa cau kia cũng giống như “em”, làm tác giả chỉ
muốn giữ lại cho riêng mình. Từ dáng vẻ tới hương thơm đều cho ta thấy vẻ đẹp thật nhẹ
nhàng, ẩn hiện giữa những rực rỡ của muôn vàn loài hoa rực rỡ sắc màu. Tuy không bắt mắt,
thu hút nhưng là duy nhất, là vẻ đẹp riêng của người mình yêu.
Tình yêu của ta đã được ví như nhánh hoa cau, mang lại vẻ đẹp riêng cho đất trời. Hương
thơm, vẻ đẹp của tình yêu mang lại điểm nhấn cho vườn cây, cuốn cả vườn cây theo vẻ đẹp
nhiệm màu của tình yêu. Khu vườn tình yêu đẹp và bình yên tới nỗi chim chóc cũng kéo tới
làm tổ, ca hát líu lo mỗi ngày tô điểm cho khu vườn. Tình yêu cá nhân giữa hai người mang
đến tình yêu cho cộng đồng, cho đất trời và cho cả thiên nhiên nữa. Kết bài, tác giả lại một
lần nữa khẳng định:” Đôi ta giàu lắm bởi thêm nhau”. Sau tất cả, ta thấy rằng tình yêu đã
khiến cho ” đôi ta” giàu có. Không chỉ làm giàu cho tâm hồn riêng mà còn làm giàu cho thiên
nhiên, xã hội xung quanh “đôi ta”.
Với nghệ thuật sử dụng ngôn từ kết hợp cùng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, hoán
dụ,.. đã giúp cho bài thơ thật tình, dễ dàng chạm đến trái tim độc giả, cũng như tạo nên những
suy nghĩ, những cảm nhận thật riêng biệt khi cảm nhận về tình yêu đôi lứa. Tình yêu trong
thơ Xuân Diệu đã được đưa lên một tầm cao mới, một khái niệm mới thật trong sáng, nhẹ
nhàng nhưng cũng không kém phần cháy bỏng, căng tràn sức sống. Là một trong những nhà
thơ của phong trào Thơ mới, có lẽ cùng vì vậy mà Xuân Diệu đã đưa cái tôi cá nhân được nở
rộ trong thơ ca của mình tới vậy. Cái tôi lãng mạn hòa mình vào cái tôi chung của cộng đồng,
của đất trời từ đó đưa tình yêu lên thành sự vĩnh cửu, vẹn nguyên mãi mãi.
Người nghệ sĩ tài năng ấy tuy đã rời xa cõi tạm, rời xa những thăng trầm cuộc sống nhưng vị
trí của ông trên diễn đàn thơ ca là không bao giờ thay đổi. Xuân Diệu cũng như ” Hoa Cau”
sẽ mãi luôn tỏa sáng mãi trong lòng độc giả cả nước, cũng như trên dòng chảy ngân hà bất
tận của văn học Việt Nam.
XUÂN VỀ

Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Bính Thuyết, sinh năm 1919 tại thôn Thiệu Vịnh, huyện Vụ
Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình nhà Nho nghèo. Mồ côi mẹ từ lúc còn nằm nôi, lên
10 tuổi Nguyễn Bính đã phải theo anh là Nguyễn Mạnh Phác (nhà văn Trúc Đường) ra Hà
Nội giúp nhau kiếm sống. Nguyễn Bính ba lần vào Nam, để lánh chuyện bị chính quyền Pháp
làm khó dễ. Nguyễn Bính đã đổi tên trong căn cước thành Nguyễn Bính Thuyết. Nguyễn
Bính làm thơ khá sớm. Cô hái mơ là bài thơ đăng báo đầu tiên. Năm 1937, ông được giải
thưởng Tự lực Văn đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi. Từ đó, người đọc quý mến Nguyễn Bính
bởi ông đã tạo được phong vị thơ đặc biệt cho mình: phong vị lục bát ca dao. Bài thơ Xuân về
lại mang phong vị khác cho bạn đọc: phong vị thơ mới thất ngôn.

Ít có nhà văn, nhà thơ nào không ghi cảm nhận về mùa xuân của mình lên trang giấy. Mỗi
người một nét nhìn, một phong vị văn thơ khác nhau nhưng hầu như ai cũng ca ngợi sức sống
của đất trời, của con người mùa xuân. Với Nguyễn Bính mùa xuân bao trùm lên tất cả. Trong
bốn khổ thơ bảy chữ tác giả là người quan sát và miêu tả bằng những câu thơ trong sáng, nhẹ
nhàng. Nét xuân đầu tiên mà nhà thơ cảm nhận từ một vị trí gần với nhà thơ nhất:

Đã thấy xuân về với gió đông


Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
“Xuân về" đầu tiên mà Nguyễn Bính “thấy” chỉ là cảm nhận qua tác nhân khác, qua hình ảnh
khác. Tác nhân ấy là “gió đông”, có thể không còn làm da lạnh buốt khiến nhà thơ cảm nhận
là xuân đang về và tác nhân ấy chính là “cổ hàng xóm" mới lớn có “màu má - đôi mắt trong"
biểu hiện sức sống dạt dào, thanh tân của những ngày đầu năm mới. Xuân gần là ở đó, là ở
gió, là cô láng giềng đang lơ đãng nhìn trời dưới mái hiên...

Rồi xa hơn một chút:


Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh giời quang nắng mới hoe
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi.
Khung cảnh thật tươi sáng và trong lành. Trời không mưa. “Gió về từng trận gió hay đi", câu
thơ mang lại cho người đọc không khí mát mẻ, nhẹ nhàng mà không là gió lốc, gió xoáy. “Lá
nõn nhành non ai tráng bạc" là một câu thơ đẹp về hình ảnh, hay về nội dung. Đẹp về hình
ảnh “lá nõn nhành non” và nghệ thuật so sánh “ai tráng bạc”; hay là ở chỗ nó làm phong phú
thêm sắc màu tươi trẻ của ngày xuân, làm cái nền rất phù hợp với niềm vui của “đàn con trẻ”.
Bức tranh xuân về mở rộng thêm:
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương hay, bướm vẽ vòng.
Không gian bức tranh Xuân về mở rộng thành một tổng thể. Từ mái hiên hàng xóm, lá nõn
nhành non rộng ra khu vườn với màu sắc của hoa bưởi hoa cam ngọt ngào hương thơm và
đầy ong bướm lượn. Tất cả nằm trong khung nền của cánh đồng làng “lúa thì con gái mượt
như nhung". Lúa đang lớn, đang vào lúc sắp trổ bông lá xanh mềm mại trải khắp. Lúc này,
nhà nông nhàn nhã nghĩ tới việc “tháng giêng ăn tết ở nhà"

Phần cuối cùng của bức tranh tổng thể Xuân về là hình ảnh

Trên đường cát mịn một đôi cô


Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt miệng nam mô.
Nếu ở hai khổ thơ giữa nhà thơ miêu tả cảnh cây cỏ, ruộng lúa,... là chính thì ở khổ thơ trên
nhà thơ lại tập trung miêu tả về con người đang đón xuân về, đặc biệt là các cô gái và các cụ
bà. Ba khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả xuân đang về với con người, còn ở khổ thơ này thì xuân
đã về, con người thực sự đón xuân. Một trong những hình thức đón xuân ấy là “trẩy hội
chùa”. Cảnh trong khổ thơ là cảnh làng quê miền Bắc vào những năm trước Cách mạng tháng
Tám. Đi trẩy hội chùa phần lớn là người già và các cô gái. Quanh năm chân lấm tay bùn,
quần áo bạc màu mưa gió. Nhân xuân về, các cô diện “yếm đỏ khăn thâm” dắt bà thong thả
đến chùa cầu phước.

Như trên đã viết, Xuân về mang một phong vị khác trong thơ ca của Nguyễn Bính. Cảnh
Xuân thì vẫn là cảnh đầy sức sống với cảnh sắc tươi sáng, trong lành của làng quê Việt Nam
nhưng những dòng thơ về cảnh sắc ấy lại là những dòng thơ mới đang trong thời khuấy động
thành phong trào. Riêng về Xuân về mà xét thì đó là một bài thơ hay trong những bài thơ ghi
lại những hình ảnh đặc trưng của quê Việt vào những năm đầu của thế kỉ XX.

VẠN LÍ TÌNH

“Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm, là sự tự trao gửi và gửi gắm tâm tư” (Lê
Ngọc Trà) và văn học cũng chính là “người thư kí trung thành của trái tim” chuyên chở mọi
cung bậc tình cảm của con người, là cầu nối của biết bao tâm hồn, cảm xúc. Vì thế, mỗi nhà
thơ, trong quá trình tạo tác đã đem đến cho thế giới nghệ thuật những bông hoa tuyệt đẹp
chứa đầy hương sắc của cuộc đời, của tâm hồn. Đến với Huy Cận, qua bài thơ “Vạn lí tình”
in trong tập Lửa Thiêng (1940), người đọc sẽ cảm nhận được những giá trị đặc sắc về nội
dung và nghệ thuật của bài thơ từ rất nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình trước một
tình yêu xa cách.

Nhan đề bài thơ “Vạn lí tình” có thể được hiểu là tình yêu xa cách của những trái tim đang
yêu. Tình yêu ấy không những bị giới hạn bởi thời gian, không gian, hoàn cảnh xung quanh
mà còn là khoảng cách của hai trái tim ở hai đầu nỗi thương nhớ.

Bài thơ viết về mối tình cách trở, xa nhau vạn dặm mỗi người một phương người, ngàn năm
khó gặp. Vì thế, cả bài thơ mạch cảm xúc xuyên suốt là tâm trạng “tương tư”, “chờ”, “mong”,
“nhớ thương” , “vạn lý sầu”…của nhân vật trữ tình. Bao cung bậc cảm xúc ấy được nhà thơ
thể hiện qua điểm nhìn tâm trạng của nhân vật cùng hàng loạt những hình ảnh giàu tính biểu
tượng vừa cổ điển vừa hiện đại như: “mây”, “núi”, “nắng”, “mưa”, “bãi”, “sông”…

Khổ thơ mở đầu, tác giả sử dụng những hình ảnh, từ ngữ tinh tế, biểu cảm sâu sắc để miêu tả
những trạng thái tình yêu khác nhau trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.

“Người ở bên trời ta ở đây;


Chờ mong phương nọ, ngóng phương nầy.
Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm,
Vạn lý sầu lên núi tiếp mây.”

Tình yêu luôn là ước vọng được ở gần nhau để cùng sẻ chia mọi nỗi niềm! Nhưng với nhân
vật trữ tình trong bài thơ, tình yêu của họ lại cách xa vạn dặm. Hình ảnh “ta” ở một nơi –
“người”, đó là một tình yêu xa cách đến đau lòng. Trái tim ấy ngày đêm chờ đợi và mong
ngóng sự xuất hiện của người mình yêu. Nhưng tình yêu của họ không chỉ xa cách bởi không
gian địa lý mà có cả sự xa cách trong tâm hồn. Sự xa cách ấy, khiến nhân vật “ta” phải một
mình đối diện với chính mình trong nhiều cung bậc cảm xúc: thương nhớ, chờ mong, ngóng
trông, tương tư, vạn lý sầu! Hình ảnh ví von “Vạn lý sầu lên núi tiếp mây” thật đặc sắc
không chỉ làm tăng giá trị biểu đạt nỗi buồn sầu mà còn cho thấy, Huy Cận là ông hoàng của
những vần thơ buồn!

Tình yêu xa cách nên nỗi nhớ thương càng da diết, khôn nguôi, bao trùm cả không gian, thời
gian.

“Nắng đã xế về bên xứ bạn;


Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy.
Trông vời bốn phía không nguôi nhớ,
Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay.”

Hình ảnh nắng tắt và cơn mưa đến, lòng người lại càng thêm trống trải và chơi vơi. Mưa
chiều làm cho hình ảnh bãi cỏ và hình ảnh nước sông trở nên đầy đặn, tạo ra cảnh tượng đẹp
đẽ rất lãng mạn. Tình yêu muôn thuở luôn gắn liền với nỗi nhớ đến da diết, cồn cào. Sự xa
cách ấy, khiến nhân vật trữ tình nhớ người thương không ngừng “Trông vời bốn phía không
nguôi nhớ”. Nỗi nhớ hiển hiện trong không gian rộng lớn “bốn phía” khiến nó vô định, mệnh
mông, không biên giới. Hình ảnh “dơi động” trong “hoàng hôn” lúc ẩn lúc hiện, tạo ra một
cảm giác thấp thỏm và buồn.

Trước không gian bao la, rộng lớn của mây- núi – đất trời, con người cảm thấy nhỏ bé, cô
đơn, lạc lõng khi phải đối diện một mình.

“Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt,


Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày.
Chiếu chăn không ấm người nằm một-
Thương bạn chiều hôm, sầu gối tay.”

Đúng là “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn
Du), phải chăng hình ảnh “cơn gió hiu hiu” kia cũng cảm nhận được nỗi buồn của con người?
Cơn gió hiu hiu mang theo nỗi buồn khi chia tay, tạo ra một không khí u buồn và sầu thảm.
Sự xa cách khiến “trái tim mẫn cảm” kia chỉ biết nhớ thương bạn trong những ngày dài.
Chiếu chăn không đủ ấm áp để làm ấm cho người cô đơn, nhất là người có trái tim chia làm
hai nửa. Sự đau lòng và nhớ thương của “người nằm” cũng thể hiện cảm giác bất lực, chỉ biết
gối tay trong sầu buồn.

Thi phẩm không chỉ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về bao nỗi tương tư
của nhân vật trữ tình trong một tình yêu xa cách mà còn đánh dấu sự thành công của một tài
năng thơ mới. Đúng như Viên Mai t đã ừng viết: “Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ
ngữ”, bài thơ “Vạn lí tình” đã truyền tải thông điệp về tình yêu thông qua những từ ngữ đơn
giản nhưng thật sắc bén, tạo nên sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các
phương tiện ngôn ngữ. Trong tác phẩm “Vạn lý tình” của Huy Cận, sự phát triển của hình
tượng nhân vật trữ tình được xây dựng qua những cung bậc cảm xúc khác nhau, từ tương tư,
đến sầu, đến nhớ nhung, thương bạn và thương chính mình. Bài thơ được viết theo thể bảy
chữ để nhân vật tự do trong bộc lộ cảm xúc. Cấu tứ bài thơ xuyên suốt là nỗi sầu thương
mong nhớ của nhân vật trữ tình cùng với nghệ thuật đối “Người ở bên trời – ta ở đây; phương
nọ – phương nầy”; nhân hóa “cơn gió – buồn”; từ láy giàu tính biểu đạt “hiu hiu”…; không
gian nghệ thuật bao la, bát ngát như cả một thế giới bên trong sâu lắng, bàng bạc mông
mênh cảm xúc của nhân vật trữ tình; hình ảnh thơ: mây, núi, nắng mưa…nhiều dấu câu
ngăn cách giữa dòng thơ: “Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy” hay “Thương bạn chiều hôm,
sầu gối tay” khiến câu thơ bị tách làm hai … Tất cả sự thành công đó làm tăng thêm tính biểu
đạt cho sự chia cách, chia xa không chỉ trong cảm xúc, mà cả trong dòng chảy của nghệ thuật
hiển hiện trên trang thơ của một hồn thơ ảo não sầu!

Tình yêu là vùng đất màu mỡ, nơi nghệ sĩ ngôn từ thăng hoa cảm xúc, tình yêu trong bài thơ
“Vạn lí tình” có những nét đặc sắc so với các tác phẩm cùng chủ đề. Đầu tiên, bài thơ mang
đến một cảm giác lãng mạn, thể hiện tình cảm sâu lắng; Huy Cận sử dụng ngôn ngữ tinh tế
giàu tính biểu đạt. Thơ tình Huy Cận thường mang đến cảm giác u sầu, cô đơn, sầu tủi, trong
khi thơ tình của Nguyễn Bính lại mang đến cho người đọc một cảm xúc khác:

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”

Với Xuân Diệu, tình yêu là sự say đắm, khát khao đến cháy bỏng: “Yêu là chết ở trong lòng
một ít/ Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu ”… Mỗi người cầm bút đều mang trong mình
những phong cách độc đáo riêng và Huy Cận cũng vậy, chính phong cách riêng biệt này đã
tạo nên một “Vạn lí tình” đặc sắc đầy dấu ấn!

Có thể khẳng định rằng: “Thời gian hủy hoại lâu đài nhưng làm giàu những vần thơ”, năm
tháng chảy trôi đã không khiến “Vạn lí tình” đi vào quên lãng mà lại bước vào khoảng trống
giữa trái tim và khối óc của biết bao đọc giả. Chính giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mỹ đã
khiến “Vạn lí tình” trở thành bài thơ đi cùng năm tháng!

TRƯỜNG HUYỆN

Học trò trường huyện ngày năm ấy


Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ
Những buổi học về không có nón
Đội đầu chung một lá sen tơ
Lá sen vương phấn hương sen ngát
Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ
Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc
Theo về tận cửa mới tan mơ
Em đi phố huyện tiêu điều lắm
Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi
Mà đến hôm nay anh mới biết
Tình ta như chuyện bướm xưa thôi.

(Nguyễn Bính)

Bạn trẻ nào sinh ra rồi lớn lên và cả đời chỉ sống ở thành phố hẳn là không thể cảm
nhận được hết vẻ đẹp của bài thơ này. Nói vậy cũng đồng nghĩa với bạn từng ở
nông thôn, lại có dịp học ở trường huyện thuở thơ ấu sẽ không khỏi bâng khuâng,
xao xuyến khi đọc bài thơ “Trường huyện” của Nguyễn Bính (1918 - 1966). Bài
thơ ra đời năm 1938 khi tác giả mới 20 tuổi.

“Trường huyện” là bài thơ ông làm từ rất sớm, lúc mới đến với thơ nhưng nhanh
chóng nổi tiếng, được nhiều thế hệ bạn đọc thuộc, coi như kỷ niệm của bản thân
mình trong đời cắp sách đến trường thuở hoa niên.

Bài thơ này, lúc đầu, Nguyễn Bính đặt tên là “Bươm bướm ngày xưa” và có 7 khổ
gồm 28 câu. Khi đưa in lần đầu tiên trong tập “Hương cố nhân” (năm 1941), ông
đã cắt bớt 4 khổ để chỉ còn 3 với 12 câu như chúng ta đã thấy ở trên. Có lẽ ông cho
rằng để như trước dài, loãng, cắt bớt sẽ cô đọng, hàm súc hơn. Như vậy, ta thấy
Nguyễn Bính là người rất khó tính trong sáng tác. Ông luôn tự tiết chế để tác phẩm
đạt được chất lượng tốt nhất.

Sau câu cuối cùng của bản đã sửa (“Tình ta như chuyện bướm kia thôi”), ông còn
viết một đoạn khá dài mới dẫn đến câu kết. Kể ra, những đoạn thơ được tác giả
lược bỏ cũng không phải là nhạt, cũng gợi được những cảm xúc bồi hồi nhất định.
Nhưng đúng là chỉ để lại 3 khổ như nhiều người đã biết vẫn cô đọng, hàm xúc hơn
mà lại không thiếu đi ý tứ của tác giả.

Nguyễn Bính sinh năm 1918, quê ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, có tên khai
sinh là Nguyễn Trọng Bính. Ông sớm nổi tiếng trong phong trào Thơ mới (1933 -
1945) với phong cách riêng độc đáo, ông có bài thơ cực kỳ nổi tiếng là “Lỡ bước
sang ngang” viết từ trước năm 1945. Ông có bài thơ “Tiểu đoàn 307” được Nguyễn
Hữu Trí phổ thành bài hát rất nổi tiếng. Ngoài ra, ông còn có nhiều bài thơ rất nổi
tiếng khác cũng nhất quán về phong cách như “Chân quê”, “Giậu mùng tơi”,
“Ghen”, “Mưa xuân”, “Tương tư”, “Những bóng người trên sân ga”, “Cô hái mơ”,
“Cô lái đò”, “Viếng hồn trinh nữ”..., không thể lẫn lộn với bất cứ ai. Đó là một
giọng thơ chân chất, dân gian, gần gũi với ca dao, đồng quê.

Tan học, đám trẻ nhỏ thường rủ nhau về từng tốp, từng đám. Vậy mà có hai bạn
khác giới kia lại đi cùng nhau, không có bạn thứ ba. Vì đều “không có nón” nên
đôi bạn đã ngắt “lá sen tơ” để đội. Lại chỉ ngắt một lá, vì sao? Ngắt một mới “đội
chung” được. Nếu ngắt hai, mỗi người một lá thì còn gì để nói, cũng làm sao thành
bài thơ? Và sao lại ngắt lá sen mà không là lá khác, như lá chuối chẳng hạn? Xin
nhớ là “lá sen tơ” tức lá còn non, mới có hương thơm, chứ lá già, không thể có.
Ai cũng biết sen là biểu tượng của sự trong trắng, thanh khiết, không bao giờ bị
“đồng hóa” bởi xung quanh, sống cạnh bùn mà chẳng bao giờ “hôi tanh mùi bùn”.
Nhưng điều này mới là quan trọng, mới là cái cần nói trong bài thơ: Phải là lá sen
mới có thể: “Lá sen vương phấn, hoa sen ngát”. “Vấn đề” bắt đầu từ đây. Nếu đội
chung cái lá sen chỉ để thuần túy che nắng, mưa (nắng thì đúng hơn), đâu cần bàn
đến cái “phấn” vương trên lá và cái “ngát” của “hương sen” làm chi? Một chút tình
cảm thoang thoảng mang màu sắc giới tính của đôi bạn nam nữ còn nhỏ tuổi, trong
sáng, thánh thiện lắm, chưa định hình cái gì, nhưng rõ ràng là khác lạ so với tình
cảm bạn cùng giới được nhà thơ phô diễn bằng hai câu thật tài tình:

Lá sen vương phấn hương sen ngát


Ấp ủ đôi ta chút nhụy hờ

Tất cả dồn vào một chữ “hờ”. Một cái gì không bền vững, không chắc chắn. Đúng
vậy, tình cảm của trẻ con mà, đã ra hình, ra dáng gì đâu. Chúng chưa thực sự có ý
thức gì, chỉ biết ở bên nhau là thích thú. Cái lá sen kia rõ là không thể rộng hơn
chiếc nón. Muốn che cả hai mái đầu xanh để tránh nắng, (mưa), chỉ có cách phải
sát lại, chụm đầu gần lại nhau. Nhưng hình ảnh đó cũng chỉ thoảng qua, chỉ “hờ”.
Cho nên cái lũ bướm tai quái, tinh nghịch kia “theo về tận cửa mới tan mơ”. Bướm
thì tan giấc mơ vì tưởng lá sen là “hoa gài mái tóc”, còn sự xao xuyến tự nhiên của
đôi bạn nhỏ chỉ là “chút nhụy hờ”. Chính vì “hờ” nên mới “tan”.

Nuối tiếc và bâng khuâng. Càng rõ cảm giác này khi xuất hiện ở khổ thơ cuối
cùng. Trường huyện - cái nơi ngày xưa ta cùng học giờ đã “xây kiểu khác rồi”.
Nghĩa là đã thay đổi, đã khác xưa. Nếu “xây kiểu khác”, hẳn là phải bề thế, khang
trang hơn. Vậy tại sao lại làm cho “phố huyện tiêu điều lắm”? Phải chăng vì “em
đi” khỏi nơi đó rồi nên cảnh vật mới tiêu điều? Đây chính là “người buồn cảnh có
vui đâu bao giờ?”.

Chút hương vị mang màu sắc tình yêu đầu đời - nếu có thể gọi được như thế - của
ai cũng đẹp, lãng mạn. Nhưng có ai nuôi dưỡng được đến trọn đời đâu. Vậy nên
nhà thơ mới phải thốt lên đầy nuối tiếc: “Tình ta như chuyện bướm kia thôi”.

Một bài thơ vừa có chút buồn, lại bâng khuâng, mơ mộng, đầy lãng mạn. Ai từng
học ở những trường huyện, hẳn không thể không yêu thích bài thơ rất đẹp, rất lãng
mạn này.

You might also like