You are on page 1of 4

Tên : Lê Thị Thu Dương-11 Anh

“Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn non nước
lặng lẽ này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống
cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình” trích “Thi nhân Việt
Nam”. Nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã đánh giá về những đặc
sắc chủ yếu trong sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu - gương mặt tiêu biểu và có
nhiều đóng góp nổi bật cho sự phát triển của phong trào thơ Mới. Một trong những
tác phẩm thể hiện rõ điều này chính là “Vội vàng”.

“Vội vàng’’ là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Thơ thơ”
(1938). Vượt qua dòng chảy thời gian hơn 60 năm rồi, mà những ý tưởng mới mẻ
về thời gian, về tuổi xuân, về tình yêu đời, yêu cuộc sống- cùng với một giọng thơ
nồng nhiệt đắm say vẫn lôi cuốn chúng ta một cách kì lạ. Đoạn thơ thứ hai của tác
phẩm đã nói lên sự cảm nhận về thời gian của thi sĩ Xuân Diệu. Ông cho rằng thời
gian của tuổi trẻ là quan trọng nhất nhưng rồi nó cũng sẽ trôi qua , ông thấu hiểu
được quy luật nghiệt ngã của cuộc sông nên cảm thấy tiếc, thấy xót xa, để từ đó có
ý thức quý trọng từng khoảnh khắc, sống một cách nhiệt tình nhất để không lãng
phí quãng thời gian đẹp nhất cuộc đời mỗi người là tuổi trẻ.

Hai câu thơ đầu đoạn, với cách ngắt, nhịp 3/5, đọc lên ta cảm thấy sự vận động
không ngừng của mùa xuân, của thời gian:

“Xuân dương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”.

Tác giả sử dụng các từ ngữ: “đương tới” với “đương qua”, “còn non'” với “sẽ
già” mang tính tương ứng, đối lập nhau, diễn tả mùa xuân và thời gian vận động
không ngừng. Bước đi của mùa xuân, dòng chảy của thời gian là mải miết, vô tận.
Trong hiện tại “đang tới" đã có màu li biệt “đương qua”. Chữ “đang” chuyển thành
chữ “đương” mộ: cách nói điệu đà, rất thơ. Cách cảm nhận của thi sĩ về thời gian
và mùa xuân là tinh tế và biểu cảm. Đó là một ý tưởng rất tiến bộ. Cũng chữ “non”
và chữ “già” ấy, ông có những các cảm nhận rất độc đáo bằng một tâm hồn lãng
mạng với cặp mắt xanh non. Hơn thế nữa trong cái còn sẽ có cái mất qua đó ông
nhìn thấy sự trôi chảy của thời gian là một đi không trở lại.

Tiếp theo, tác giả đã lấy quỹ thời gian hữu hạn của cuộc đời mình ra để đo
đếm thời gian trong vũ trụ. Thậm chí thi sĩ lấy quãng ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất
trong sinh mệnh của con người là tuổi trẻ để làm thước đo

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian”

Khi xuân hết tuổi trẻ đi qua là “tôi cũng mất”, từ “mất” ở đây biểu hiện cho
một sự sống vô nghĩa. Tìm thấy mục đích trong mùa xuân tuổi trẻ câu thơ thể hiện
sự vô thủy vô chung mà mùa xuân trong cuộc đời con người chỉ có hạn. Từ đó tác
giả lý giải, lòng tôi thì rộng mà lượng trời thì chật vì trời không cho rộng tuổi trẻ
con người. Tuổi xuân qua đi chả bao giờ thấm lại thời gian. Mạch thơ với hệ thống
từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ chỉ ra được sự tương
quan giữa dời người và vô tận đất trời. Với Xuân Diệu, thời gian được tính bằng
những khoảnh khắc và nó cũng là tuyến tính như một dòng chảy xuôi chieeufdax
trôi đi là mãi mãi không trở lại.

Bốn câu thơ sau vang lên như một lời tiếc nuối

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Xuân của bốn mùa thì tuần hoàn nhưng đời người chỉ có một thời thanh xuân.
Tuổi trò “chẳng hai lần thắm lại”. Vũ trụ đất trời thì vĩnh hằng, vô hạn. trái lại đời
người thì hữu hạn. Kiếp nhân sinh nhiều bi kịch. Ai cũng muốn trẻ mãi không già,
ai cùng muốn được sống mãi với tuổi xanh, tuổi hoa niên. Sự hạn hữu của đời
người với thời gian được thể hiện rõ nét nhất ở dòng thơ “Còn trời đất nhưng
chẳng còn tôi mãi”. Trời đất cứ thế mà xoay vần nhưng tôi sẽ không vĩnh hằng
cùng đất trời. Lúc này, hẹn ước ba sinh hay một cuộc sống chốn thiên đường cũng
không thể xoa dịu tâm hồn thi nhân. Bởi lẽ điều ông cần không phải là hạnh phúc ở
một kiếp nào khác mà phải là được tận hưởng hương sắc cuộc đời được hạnh phúc
ngay trong giây phút hiện tại khi tuổi trẻ đang đến, tình yêu đang xuân sắc. Xuân
Diệu đã đem đến một nỗi ngậm ngùi thật mới mẻ “Tiếc cả đất trời” vì không được
trẻ mãi để tận hưởng mọi cái đẹp của thiên nhiên. Đó là lòng yêu đời và ham sống,
khao khát được sống hết mình với cuộc đời tuy vậy ta nghe rõ cả cái bâng khuâng,
nuối tiếc của nhà thơ phả vào đất trời.

Thời gian là một đi không trở lại mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát
chia lìa. Tác giả cảm nhạn điều đó qua thời gian và không gian quanh mình:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”

Thời gian vốn không có vị nhưng qua biện pháp ản dụ thi sĩ đã gán cho “tháng
năm” một “vị chia phôi” sự chia ly đã thấm sâu vào cả những yếu tố nhử nhất. Nhà
thơ xúc động lắng nghe bước đi của thời gian, tiếng “than thầm tiễn biệt” của sông
núi, của cảnh vật. Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời gian trôi đi qua “mùi”, “vị” của
năm tháng “chia phôi” trong dòng chảy vô tận. Một cách cảm nhận thời gian rất
thơ, rất tinh tế. cách cảm nhận đó đã bao trùm lên cảnh vật và tâm trạng con người.

Những phần đời của sinh mệnh cá thể đang ra đi, tạo nên sự trôi chảy không
ngừng , tạo nên một quy luật, một sự phôi pha, phai tànkhông thể cưỡng lại:

“Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Gió đùa trong lá không phải là những âm thanh của thiên nhiên tươi vui của
mùa xuân, mà là lời “thì thào” về nỗi hờn giận, buồn thương. Gió phải chia tay với
cây lá mà bay đi; chim chóc trên cây đang ca hát rộn ràng chào xuân bỗng ngừng
bặt, chẳng phải có sự đe dọa nguy hiểm nào, mà chỉ vì chúng buồn tiếc cho mùa
xuân sắp trôi qua. Mỗi sự vật dường như đang tiễn biệt chính mình, không gian cất
lên khúc hát tiễn biệt thời gian. Thế là chẳng riêng gì Xuân Diệu mà cả vạn vật
trong thiên nhiên cũng thức nhận về cái quy luật nghiệt ngã, cái một đi không bao
giờ trở lại của thời gian ấy.

Trước bài ca ly biệt của núi sông, thi nhân cũng cất lên một tiếng thở dài cùng
đất trời đầy nuối tiếc.

“Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa”

Câu thơ như một lời kêu đầy hốt hoảng và bất lực. Hốt hoảng bởi lẽ cuộc sống
trần gian ngắn ngủi nhưng hương sắc cuộc đời lại mênh mông khi thi nhân vừa
phát hiện một chốn bồng lai nơi hạ giới. Bất lực là bởi trước dòng chảy của thời
gian con người lại không thể xoay vần con tạo cứ thế mà bị cuốn trôi đi không sao
níu giữ. Phép điệp “chẳng bao giờ” được lặp lại hai lần càng nhấn mạng thêm tâm
trạng bàng hoàng tiếc nuối ấy đồng thời thán từ “ôi” xuất hiện như một sự uất
nghẹn giữa dòng thơ. Câu thơ vì thế mà càng trở nên da diết hơn.

Từ đó, ta thấy vẻ đẹp trong thơ Xuân Diệu: Sự trau chuốt về ngôn từ, sự tinh
tế trong cảm xúc biểu hiện.người đọc cảm nhận được một quan niệm nhản sinh rất
tiến bộ về thời gian, về mùa xuân và tuổi trẻ. Cái tôi trữ tình được khẳng định.
Ham sống và yêu đời; sống hết mình, sông trong tình vêu - đó là những ý tưởng rất
đẹp, vẻ đẹp của một hồn thơ lãng mạn. Đoạn thơ thể hiện rõ nhất cảm nhận của tác
giả về thời gian mới mẻ so với thơ ca cũ, gửi gắm một thong điệp về long yêu sự
sống và thái độ trân trọng mọi khoảnh khắc trong cuộc đời.

Khép lại đoạn hai bài thơ “Vội vàng” , người đọc nhận ra tuy thể hiện tâm
trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời nhưng qua đó ta còn bắt gặp một khát khao
mạnh mẽ, một tình yêu say đắm mà ông dành cho đời. Lời thơ cũng vì thế là chính
là tiếng lòng của Xuân Diệu dành cho người cho đời. Đọc mỗi dòng thơ, ta càng
thêm yêu thêm quý những quan niệm sống mới mẻ đầy tích cực được thi sĩ Xuân
Diệu truyền tải trong thơ.

You might also like