You are on page 1of 4

Trong dàn hợp xướng của phong trào Thơ mới lãng mạn Việt Nam, Xuân Diệu

nổi bật như một ngôi sao


rực rỡ, chói lóa, với những vần thơ nồng nàn, say đắm, mãnh liệt. Thơ Xuân Diệu là bầu xuân. “Thơ ông
là bình chứa muôn hương của tuổi trẻ”(Vũ Ngọc Phan). Bởi lẽ, cứ mỗi lần xuân tới, những trái tim non
trẻ của các thế hệ học sinh lại rung cảm lên những cảm xúc mãnh liệt trước tâm tình của Xuân Diệu gửi
gắm với đời trong bài thơ Vội vàng – bức thông điệp vô cùng mới mẻ và ý nghĩa.

Xuân Diệu(1916-1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, có bút danh là Trảo Nha. Ông quê ở Hà Tĩnh nhưng
sinh tại thành phố biển Quy Nhơn. Là nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu, Xuân Diệu luôn thể
hiện những khát khao cháy bỏng , niềm mong ước được giao cảm với cuộc đời bằng hồn thơ tha thiết,
rạo rực, đầy băn khoăn.Trên thi đàn văn học nước nhà, ông còn là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi
dào và bền bỉ, là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). “Vội vàng” được sáng tác năm
1938, in trong tập “Thơ thơ”.Nó là thi phẩm đầu tay và tiêu biểu nhất của XD trước Cách mạng tháng
Tám.Sống vội vàng chỉ là một cách nói, Trong cốt lõi đây là một quan niệm sống mới mẻ, mang ý nghĩa
tích cực nhằm phát huy cao giá trị của cái tôi cá nhân trong thời hiện đại. Quan niệm sống trên được
diễn giải qua một hệ thống cảm xúc và suy nghĩ mang màu sắc “biện luận rất riêng” của tác giả.

Mở đầu bài thơ là một khổ ngũ ngôn thể hiện ước muốn kỳ lạ đến ngông cuồng của thi sĩ:

“ Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

Điệp từ “tôi muốn” vừa tạo nhịp điêu, vừa nhấn mạnh khát vọng táo bạo, mới mẻ của thi sĩ. Đó chính là
tước đoạt những quyền năng của tạo hóa và thiên nhiên - “Tắt nắng” và ‘’ buộc gió”. Để từ đó, thi sĩ giữ
cho “màu đừng nhạt”, “hương đừng bay”.Hóa ra trong niềm mơ ước hết sức ngông cuồng ấy, Xuân Diệu
muốn được lưu giữ những hương sắc trần gian, muốn bất tử hóa cái đẹp, cái tinh tế của cuộc đời.Qua
vẻn vẹn bốn câu thơ đầu, tác giả đã thể hiện một ước muốn vô cùng phi lý nhưng lại rất hợp lý.Bởi lẽ, đó
là tâm hồn của một thi sĩ xuất phát từ tình yêu cuộc đời rạo rực, tha thiết. Không những vậy, nhà thơ thể
hiện “cái tôi” công khai, ngang nhiên, không hề lẩn tránh hay giấu giếm. Đó chính là một điểm mới của
thi sĩ trong nền văn thơ hiện diện lúc bấy giờ.

Hình ảnh của cuộc sống đi vào thơ Xuân Diệu như một thứ ánh sáng được khúc xạ qua lăng kính tình yêu
rất tinh khôi và giàu sức sống. Men theo mạch cảm xúc ấy, “ông hoàng thơ tình” đã đưa chúng ta đến
với bữa tiệc no nê con mắt:

“ Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si”


Dưới đôi mắt si tình của thi sĩ, mọi sự sống, cảnh vật quen thuộc bỗng trở nên hấp dẫn đến lạ.Từ “của”
thể hiện sự gắn bó chặt chẽ mật thiết giữa các sự vật có đôi có cặp: ong – bướm, hoa – lá, yến – anh. Đó
chính là điểm mới trong thơ của XD: những sự vật không hề tách biêt, đơn côi mà luôn giao hòa, quấn
quýt và đan xen nhau.Không những vậy, điệp từ “này đây” đứng đầu câu cùng giọng điệu gấp gáp vừa
mang tính chất liệt kê, vừa mang tính chất khẳng định, vừa nhấn mạnh những vẻ đẹp đang hiện hữu
ngay trước mắt.” Tuần tháng mật”, “Đông nội xanh rì”,”cành tơ phơ phất” và “tình si” đều là những sự
vật trong độ viên mãn,căng tràn sức sống, trong niềm hạnh phúc, ngọt ngào đang diễn ra một cách uyển
chuyển và nhẹ nhàng . Trước bức tranh đầy màu sắc của trời xuân, tác giả đã thể hiện niềm say sưa, yêu
đời bằng nhiều giác quan và bằng cả chính tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của mình.Qua đó, tác giả muốn
gửi gắm tình yêu cuộc sống tha thiết, rạo rực ngay trong chính thời điểm của thực tại từ những hình ảnh
rất đỗi bình dị,quen thuộc.Đối với nhà thơ, thiên đường chỉ có ở mặt đất. Bởi lẽ đó nên Hoài Thanh đã
có lần nhận định trong “Một thời đại trong thi ca” rằng: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề
rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong
trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân
Diệu”.

Với Xuân Diệu, cuộc đời lúc nào cũng tràn ngập niềm vui , mỗi ngày mới đến là niềm vui cũng gõ cửa ùa
vào theo:

“ Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

Dưới cái nhìn non tơ và biếc rờn của mùa xuân, vườn xuân trở thành khu vườn tình. Hai câu thơ đầu thể
hiện “cái mới” rất độc đáo, phá bỏ đi những quy tắc, lỗi mòn về cái đẹp trong thi ca. Nếu thơ xưa lấy vẻ
đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp của con người “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu
da” thì Xuân Diệu cho rằng tuổi trẻ mới là chuẩn mực cho cái đẹp trên thế gian này. Bức tranh thiên
nhiên vốn đã đẹp lại càng đẹp hơn qua hình ảnh “ánh sáng chớp hàng mi”. Phải chăng đây chính là ánh
sáng của bình minh khiến hàng mi giật mình hay chính là ánh dương thanh tân rực rỡ tỏa ra sau cái chớp
mắt của người thiếu nữ? Hình ảnh thơ đa nghĩa thể hiện lăng kính quan sát mới mẻ của nhà thơ, gợi
chiều sâu cuốn hút cho bức tranh thiên nhiên nơi trần thế.Bên cạnh đó, bằng biện pháp tu từ so sánh và
phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, thi sĩ đã đặt hình ảnh trừu tượng vô hình”Tháng giêng” và sự vật cụ
thể, hữu hình”cặp môi gần” lại gần nhau.Nó vừa gợi lên một cảm xúc trần thế đắm say, nồng nàn vừa
gợi lên tình cảm trong sáng, thanh cao, không gợi chút nhục cảm.Quả thật, vườn xuân lúc này đã trở
thành vườn yêu, mùa xuân lúc này đã trở thành mùa yêu và thi nhân đã hóa thành tình nhân, rạo rực
trong men say tình ái.Tựa như một cung đàn đang vút lên cao, đến đây câu thơ bỗng chùng xuống. “Tôi
sung sướng… hoài xuân”. Dấu chấm đặt giữa câu khiến nhịp thơ bỗng trở nên đứt đoạn,bị ngắt quãng,
tạo sự chuyển đổi đột ngột về mạch cảm xúc của nhà thơ. Dường như lúc này ý thức về thời gian đã dần
hiện ra trong câu thơ mang tâm trạng lo lắng của tác giả.

Ai đó đã từng nhận định: “ Lần đầu tiên trong thơ ca Việt Nam hiện đại lại có quan niệm về thời gian vô
cùng ráo riết như Xuân Diệu.” Những lời thơ mang đến cái nhìn đầy mới lạ, tiến bộ trong cảm nhận về sự
hữu hạn của đời người trước sự trôi chày của thời gian:

“ Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.”

Trong nền văn học trung đại, con người quan niệm thời gian tuần hoàn với chu kỳ bốn mùa “xuân đến,
xuân đi, xuân lại đến” . Quan niệm đó xuất phát từ cái nhìn tĩnh tại siêu hình, lấy sinh mệnh của vũ trụ
làm thước đo thời gian. Vì vậy, con người cứ thế mà an nhiên, tự tại, không có gì lo lắng hay vội vàng
cả.Trái lại, Xuân Diệu luôn tâm niệm thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. Cách nhìn này mang
đậm ý vị triết học: “ Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” (Heralit).Đối với nhà thơ, một dòng chảy
thời gian, mỗi phút giây ta đang có đều vô giá. Chính vì lẽ đó, nhà thơ sợ rằng những vẻ đẹp cứ thế mà
già nua, héo úa, không thể tồn tại mãi mãi. Cách cảm nhận thời gian mới mẻ này xuất phát từ ý thức cá
nhân sâu sắc, từ tấm lòng quý trọng sự sống con người của thi sĩ. Không những vậy, lời thơ còn có sự đối
lập giữa con người và vũ trụ. Nếu con người trong mình những khát khao được tận hưởng những vẻ đẹp
vĩnh cửu thì cuộc đời lại đưa cho họ những màn chắn bao quanh là những quy luật vô cùng chặt chẽ,
nghiệt ngã. Dưới ngòi bút của mình, thi sĩ đã bày tỏ hết tâm trạng, nỗi xót xa, nuối tiếc trước dòng chảy
của thời gian và sự ý thức của chính bản thân trong mối quan hệ của cuộc đời, vũ trụ.

Mùa xuân của đất trời đẹp lắm, quý giá lắm nhưng mùa xuân chỉ quý giá khi con người biết tận
hưởng nó. Khi con người chẳng còn trẻ mà tận hưởng mùa xuân thì xuân cũng mất hết ý nghĩa. Những
câu thơ của Xuân Diệu cũng vì thế mà chuyển sang giọng điệu buồn bã:

“ Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biêt

Con gió xinh thì thào trong lá biêc


Phải chăng sơ

You might also like