You are on page 1of 3

Vội Vàng

_Xuân Diệu_
Bài làm
Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ? Đó
chẳng phải là văn học hay sao? Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con
người và kết tinh thành những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu ấy đã thăng
hoa cùng ngòi bút của nhà thơ Xuân Diệu qua tác phẩm “Vội Vàng” in trong tập “Thơ thơ” đã
vương vấn trong tim biết bao người đọc.
Xuân Diệu là thành viên của nhóm “Tự lực văn đoàn”. Ông được Hoài Thanh nhận định là
“nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.” Ngoài ra, ông còn là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu
và tuổi trẻ. Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã mang làn gió sức sống mới cho văn học và tác phẩm
“Vội Vàng” – một trong những sáng tác tiêu biểu của ông cũng không ngoại lệ. Chỉ riêng với 13
câu đầu, Xuân Diệu đã mượn bút nói lên niềm say đắm trước cuộc sống tươi đẹp trần thế nơi
đây của mình.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
Trước hết, Xuân Diệu đã mở màn bằng bốn câu thơ ngũ ngôn với nhịp thơ nhanh mạnh
mà nhìn qua tưởng như “lệch nhịp” với cả bài nhưng nó đã xuất sắc thể hiện được ước muốn táo
bạo của ông.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
Mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất trong năm, cũng như tuổi trẻ là khoảng thời gian tươi đẹp
nhất trong mỗi cuộc đời con người. Dường như Xuân Diệu đã thấy được điều ấy cho nên muốn
đoạt quyền tạo hoá để giữ mãi vẻ đẹp này được thể hiện qua ngòi bút biện pháp nghệ thuật tinh
tế của ông. Đại từ “tôi” được dùng trong cả 13 câu đầu nói chung và 4 câu đầu nói riêng đã
nhấn mạnh được đó chỉ là ước muốn “ích kỷ” của cái tôi cá nhân của tác giả. Tiếp đến, điệp ngữ
“Tôi muốn” và điệp cấu trúc “Tôi muốn… cho… đừng” cùng với các động từ mạnh như “ tắt,
buộc” lại càng nhấn mạnh cho sự ước muốn mãnh liệt đó. Nhưng dù vậy, “tắt nắng”, “buộc gió”
đều là những ước muốn phi lí, táo bạo, không thể thành hiện thực. Tác giả muốn vĩnh cửu hoá
vẻ đẹp của cuộc đời, giữ cho hương vị, sắc màu còn mãi.
Suy cho cùng, ước muốn táo bạo “cái tôi” cá nhân của Xuân Diệu muốn đoạt quyền tạo
quyền tạo hoá, để giữ mãi hương sắc của cuộc đời, chống lại sự tàn phá của thời gian để có thể
sống mãi trong tuổi trẻ, trong tình yêu và tận hưởng hương vị của cuộc sống. Điều đó càng
chứng minh rằng ông là một con người yêu đời, ham sống và trân trọng từng khoảnh khắc trong
cuộc đời.
Tiếp đến, bằng ngòi bút phong phú của mình, nhà thơ Xuân Diệu đã phác hoạ nên một
bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp kèm theo đó là những cảm xúc thăng trầm thu hút người đọc.
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây hoa của cành tơ phơ phất
Của yên anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thân Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.”
Mùa xuân của ong bướm, hoa lá,… mùa xuân của vạn vật tràn trề sức sống. Cũng vẫn là
thiên nhiên non nước thế thôi nhưng ông đã phát hiện ra bao vẻ đẹp tiềm ẩn và say đắm với nó.
Chỉ vọn vẹn vài câu thơ, cuộc sống đã được Xuân Diệu miêu tả rất cụ thể, không kém phần sinh
động như một khu vườn xuân xinh đẹp, đầy sức lôi cuốn của thiên nhiên cây cỏ. Hai chữ “này
đây” được lặp lại nhiều lần cùng với điệp cấu trúc “này đây… của”, “của… này đây” giúp tô
đậm không gian và thời gian thơ, đó là ngay lúc này và ở tại nơi đây có sự phong phú dường
như bất tận của thiên nhiên hiện ra trước mắt. Xuân Diệu đã dùng biện pháp liệt kê hình ảnh
ong bướm, hoa lá, yến anh,… Tô điểm màu sắc cho bức tranh ấy: xanh rì của đồng cỏ, xanh non
của lá cành tơ, vàng nhè nhẹ của ánh sáng chớp hàng mi… Không những thế mà còn tiếng hót
say sưa của những yến anh bay lượn trên bầu trời nữa. Tất cả những điều ấy hoà lại thành một
bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, sinh động và phong phú.
Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật liệt kê và điệp cấu trúc giúp nhấn mạnh bức tranh
thiên nhiên tươi đẹp một lần nữa, sự sống phong phú, sinh động như được hiện ra như một bữa
tiệc trần gian với thực đơn quyến rũ. Hình ảnh thiên nhiên qua cái nhìn và sự cảm nhận độc đáo
của nhà thơ vừa gần gũi thân quen, tràn đầy sức sống, đầy tình tứ. Ông đã thành công thể hiện
được một tình yêu rạo rực, ngây ngất và đắm say.
Song song, nhà thơ Xuân Diệu còn nhìn qua lăng kính của tình yêu, qua cặp mắt của tuổi
trẻ: lúc bấy giờ thiên nhiên có đôi, có cặp, đều đang ở độ tươi đẹp nhất. Ong bướm đang ở tuần
tháng mật: độ căng tràn sức sống nhất; hoa ở đồng nội anh rì: hoa thật tươi tốt khi được ở đúng
môi trường thuộc về nó; lá trên cành tơ phơ phất: tươi non và đầy sức sống; yến anh hót say sưa
như khúc tình si: khúc nhạc say đắm trong tình yêu và ánh sáng chớp mi ở đây là ánh nắng bình
minh còn có thể là ánh sáng đẹp từ đôi mắt của người thiếu nữ. Xuân Diệu đã vẽ ra một bức
tranh thiên nhiên với nhiều hình ảnh khác nhau nhưng điểm chung của chúng là đều ngưng
đọng lại ở phút giây viên mãn nhất. Một khung cảnh thiên nhiên nhuốm màu tình tứ.
Hình ảnh so sánh và cách dùng từ chuyển đổi cảm giác “ngon” đầy sáng tạo và táo bạo.
Cụ thể hoá khái niệm “tháng giêng” – chỉ mùa xuân: mùa đẹp nhất trong năm bằng một hình
ảnh cụ thể “cặp môi gần” – một đôi môi căng mọng, gợi cảm. Bên cạnh đó, mỗi thời đại có
quan niệm cái đẹp khác nhau. Như qua đoạn trích nhỏ của tác phẩm “truyện Kiều” với nhà thơ
Nguyễn Du đã cho ta thấy được rõ điều ấy.
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”
Ở văn trung đại, nhà thơ Nguyễn Du đã lấy thiên nhiên làm trung tâm và so sánh con
người so với thiên nhiên làm cột mốc của cái đẹp. Nhưng trong thơ mới đối với tác phẩm “Vội
vàng”, Xuân Diệu đã dùng quan niệm thẩm mỹ mới là lấy con người làm trung tâm của vũ trụ,
làm thức đo vẻ đẹp của thiên nhiên, ví thiên nhiên với vẻ đẹp của con người “Và này đây ánh
sáng chớp hàng mi”, “Tháng giêng ngon như cặp môi gần”. Từ đó bộc lộ khát khao được giao
cảm, được tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống. Qua đó thể hiện tình yeeu
đời, lòng ham sống đến cuồng nhiệt, đắm say của nhà thơ. Đây là một các nhìn của một hồn thơ
rất mới, rất táo bạo và có tâm hồn yêu đời tha thiết.
Đến với 2 câu cuối trong đoạn trích, cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ trực tiếp
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
Dấu “.” ở giữa thơ chia câu thơ làm đôi khiến có tới hai luồng cảm xúc. “Sung sướng” và
“vội vàng” là hai từ đối lập nhau về cung bậc cảm xúc đầy mâu thuẫn nhưng vẫn thống nhất
được một hồn thơ yêu đời, ham sống cuồng nhiệt. Nhà thơ Xuân Diệu không đợi chờ thời gian
trôi qua rồi mới tiếc nuối về vẻ đẹp mùa xuân ấy mà đã tiếc nuối ngay khi đang được tận hưởng
nó. Bởi lẽ ông nhận thức được quy luật nghiệt ngã theo thời gian. Đoạn thơ trên bộc lộ sâu sắc
tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt, đắm say của Xuân Diệu.
Tóm lại, 13 câu thơ đầu trong bài thơ "Vội vàng" của tác giả Xuân Diệu là những câu thơ
tả cảnh đầy lãng mạn và mộng mơ. Đồng thời, qua những câu thơ ấy, ta rút ra được một quan
niệm sống mới mẻ: hãy sống vội vàng nhân lúc còn trẻ, còn "xuân"; bởi cuộc sống vô cùng
nhiều những thứ tươi đẹp để cho ta nhìn ngắm, hưởng thụ. Tuy nhiên, sống vội vàng không có
nghĩa là sống cẩu thả, buông lơi; mà hãy sống sao cho xứng đáng với những gì mà cuộc đời ban
tặng, hãy có trách nhiệm, biết yêu và tận hưởng từ những điều nhỏ nhặt đơn giản nhất!

You might also like