You are on page 1of 4

Trần Ngọc Bảo Khanh 11.

BÀI VIẾT SỐ 5
Đề: Cảm nhận phần đầu bài Vội vàng (Xuân Diệu) từ Tôi muốn…mới hoài xuân.
Bài làm:
Cuộc sống là bản hòa tấu tuyệt vời, sự hòa thanh giữa nhiều nốt nhạc, những giai
điệu và thanh âm. Có những nốt nhạc cao vút, vang lên giữa không gian khiến tâm hồn
con người cứ mãi mơ về một miền xa xôi nào đó. Thế nhưng, cũng có những thăng trầm,
khoảng lặng khiến tâm hồn con người cứ mãi buông lơi trong từng nhịp điệu thảnh thơi
của cuộc sống. Văn học cũng vậy, đó là cái nhìn của nhà văn, nhà thơ theo nhiều góc độ
khác nhau. Xuân Diệu là một trong những nhà thơ đi đầu trong phong trào Thơ mới, là
một cái tôi đầy bản lĩnh. Vội vàng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu,
thể hiện quan niệm nhân sinh rất riêng. Và tất cả những điều đó được đúc kết trong mười
ba câu thơ đầu: Tôi muốn…mới hoài xuân.

Trong giai đoạn 1932-1945, trên thi đàn văn học Việt Nam xuất hiện phong trào
Thơ mới. Mỗi nhà thơ đều đề ra một hướng đi nghệ thuật rất riêng. Họ đi tìm cấu từ mới,
chất liệu mới, thi liệu mới nên người đời gọi họ là những nhà thơ mới. Chúng ta không
thể không nhắc đến Hoài Thanh với nhận định của ông về những nhà thơ mới trong cuốn
Thi nhân Việt Nam: Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi, mất bề rộng ta đi tìm bề sâu.
Nhưng càng đi sâu càng lạnh, ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, phiêu lưu trong trường tình
cùng Lưu Trọng Lư, điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, đắm say cùng Xuân
Diệu. Xuân Diệu là một trong những người đi đầu trong phong trào Thơ mới. Ông được
mệnh danh là Ông vua của mảng thơ tình, Hoàng tử tình yêu và là Nhà thơ mới nhất
trong các nhà thơ mới. Huy Cận được xem như là một cặp song trùng với Xuân Diệu.
Nếu nói Huy Cận là nhà thơ của trời, thì Xuân Diệu là nhà thơ của đất. Huy Cận luôn bị
ám ảnh bởi không gian bao la rợn ngợp còn Xuân Diệu lại bị ám ảnh với bước đi của thời
gian. Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ
này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, sắc trời, sống vội vàng, cuống quýt và muốn tận hưởng
cuộc sống ngắn ngủi của mình.

Chúng ta đều biết rằng Xuân Diệu nổi tiếng về chùm thơ tình, tuy nhiên Vội vàng
không phải là một bài thơ tình. Đây là thi phẩm gói trọn hết thảy những cung bậc cảm
xúc, cũng có thể gọi đây là bài thơ rất Xuân Diệu. Vội vàng được trích từ tập Thơ thơ- tập
thơ đầu tay của Xuân Diệu. Đó là tiếng thơ dạt dào của một tâm hồn trẻ tuổi lúc nào cũng
thèm yêu, khát sống, say đắm cuộc đời, quyến luyến cảnh sắc trần gian. Tập thơ bộc lộ
quan niệm nhân sinh mới mẻ, hình thức hấp dẫn với nhiều cách tân táo bạo, mới lạ,
nhuần nhị; đồng thời thể hiện sự cảm nhận tinh vi về sự lạnh lùng của trần gian và sự cô
đơn giữa dòng đời. Tập thơ được xem là đỉnh cao của phong trào Thơ mới. Mười ba câu
đầu là tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế.
Trần Ngọc Bảo Khanh 11.7

Tôi muốn tắt nắng đi


Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Ngay khi đọc bốn câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể cảm nhận được khát vọng lạ
lùng của nhân vật trữ tình. Cái tôi cá tính, bản lĩnh của Xuân Diệu được thể hiện rõ qua
bốn câu đầu. Để làm nổi bật lên khát vọng đó , Xuân Diệu đã sử dụng điệp ngữ Tôi
muốn…Cho. Đây là sự lặp lại cấu trúc và kết hợp với từ tôi. Điều này không chỉ tạo âm
điệu cho khổ thơ mà còn nhấn mạnh khao khát cháy bỏng, những cảm xúc nồng nàn
mãnh liệt của thi nhân và ý thức chiếm lĩnh thiên nhiên, đất trời, vạn vật. Trong thơ Xuân
Diệu, ý thức về cái tôi được thể hiện rất rõ khi từ tôi xuất hiện nhiều lần trong thơ ông:
Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả?
(Cảm xúc – Xuân Diệu)
Đây là khao khát được hòa mình vào thiên nhiên vạn vật, nó trở thành lực hấp dẫn,
thu hút mọi khao khát của thi nhân. Sự chiếm hữu, mong muốn đoạt quyền tạo hóa được
thể hiện rất rõ thông qua các động từ mạnh như là tắt nắng, buộc gió. Tắt nắng để những
gam màu cuộc sống không phai nhạt, buộc gió để hương thơm cuộc đời không bay mất.
Mục đích của tác giả là ông muốn lưu giữ lại hương sắc của đời người, đúng với hồn thơ
của Xuân Diệu. Nhưng sâu xa hơn, phải chăng ông muốn giữ lại những gì tươi đẹp nhất
trong cuộc đời mình, muốn ngưng đọng sự chảy trôi của không gian và thời gian? Đây là
một tư tưởng mới mẻ, táo bạo của một nhà thơ mới. Ông đã thoát ra lớp vỏ bọc bấy lâu
nay, thoát ra hẳn suy nghĩ tầm thường mà biết bao nhà văn, nhà thơ vẫn thường đi trên lối
mòn ấy để rồi tự mình viết nên trang thơ thấm đẫm cái tôi và cảm xúc cá nhân của mình.
Hiếm ai có thể làm được như Xuân Diệu.

Tóm lại, bốn câu thơ đầu thể hiện ý thức chiếm hữu thiên nhiên, thanh sắc và khát
khao giao cảm với đời và tinh thần của một hồn thơ đầy cá tính.

Nói như nhà phê bình văn học Diệp Tiếp: Thơ là tiếng lòng. Nói như Tố Hữu: Thơ
chỉ bật ra khi trong tim anh mọi thứ đã thật ứ đầy. Thơ là một dòng chảy của cảm xúc.
Nếu như Thế Lữ cũng là một nhà thơ mới, nhà thơ này có xu hướng thoát lên tiên để
quên đi hiện tại cuộc sống thì Xuân Diệu lại hoàn toàn ngược lại với Thế Lữ. Dường như
thi nhân muốn đốt chốn bồng lai để xua ai nấy về với hiện tại. Nhà thơ này vẽ nên bức
tranh thiên nhiên mùa xuân. Đó chính là thiên đường ở ngay trên mặt đất. Chín câu tiếp
theo là một bức tranh thiên nhiên mùa xuân nồng nàn, tươi mới, tràn đầy nhựa sống và có
sự hòa quyện giữa cảnh vật và con người:
Trần Ngọc Bảo Khanh 11.7

Của ong bướm này đây tuần tháng mật


Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Thi nhân như muốn làm ngưng đọng vẻ đẹp của tự nhiên bởi bức tranh đẹp quá,
vườn xuân mơn mởn, như một bữa tiệc của trần gian. Xuân Diệu đã làm sống dậy nét
quyến rũ, điệu tình tứ, vẻ kì thú của thiên nhiên bằng sự quan sát mô tả tinh tế. Hai chữ
Này đây được nhắc đến nhiều lần không gợi sự dư thừa trong câu chữ mà tô đậm không
gian và thời gian thơ, đó là ngay lúc này và ở tại đây. Đồng thời, từ này đây được đặt ở
các vị trí khác nhau góp phần diễn tả bước chân hăm hở của thi nhân. Nơi đây – nơi cuộc
sống trần thế với bao điều hấp dẫn, chính là cái phần ngon nhất mà nhà thơ muốn ôm trọn
vào lòng. Nơi có bướm ong dập dìu, yến anh tình tự. Nơi có màu xanh rì đồng nội, màu
lá phất phơ. Nơi có âm thanh của khúc tình si. Tất cả đều gợi ra một bức tranh thiên nhiên
ngồn ngộn sự sống, dạt dào sắc xuân. Vì mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu, ông khẳng định
rằng đây là những gì đẹp nhất, là thiên đường ở ngay trên mặt đất. Chúng ta biết rằng,
Huy Cận luôn vẽ mọi thứ bằng hình khối: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc. Nhưng Xuân
Diệu không như vậy, ông vẽ mọi thứ bằng đường nét: Này đây lá của cành tơ phơ phất.
Đây là hình ảnh một cành tơ đang lay động theo gió, chuyển động hết sức tinh tế. Tác giả
sử dụng tất cả những giác quan của mình để cảm nhận một cách trọn vẹn nhất vẻ tinh
khôi, hấp dẫn và đầy xuân tình của cảnh vật. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có thể
nói Xuân Diệu là Ông hoàng của mảng thơ tình, cũng bởi qua âm thanh ông liên tưởng
đến tình yêu. Bức tranh xuân không phải bây giờ mới có nhưng đến bây giờ Xuân Diệu
mới nhìn thấy. Bằng cặp mắt xanh non, biếc rờn, Xuân Diệu lần đầu tiên ngơ ngác, vui
sướng, nhìn cái gì cũng thấy say mê, đáng yêu vô cùng. Cuộc sống mùa xuân bày ra trước
mắt Xuân Diệu như một bữa tiệc trần gian đang mời gọi con người say mê thưởng thức.
Với Xuân Diệu, bức tranh xuân tươi đẹp không phải tìm đâu xa mà ở ngay chính trần
gian. Đây là một quan niệm nhân sinh vô cùng mới mẻ, tích cực so với các nhà thơ lãng
mạn cùng thời. Thiên nhiên đẹp, nhưng với Xuân Diệu đẹp nhất là con người giữa tuổi
trẻ và tình yêu:
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Trong thơ xưa, con người không là chuẩn mực mà thiên nhiên mới là chuẩn mực
của con người. Xuân Diệu là một trong ba đỉnh cao của phong trào Thơ mới, là Ông vua
của mảng thơ tình, nhà thơ này khẳng định con người là chuẩn mực của cái đẹp. Khi
hàng mi chớp mắt thì ánh sáng của một buổi bình minh gọi thần Vui đến. Cả bình minh
rực rỡ của vũ trụ được tỏa ra từ đôi mắt người thiếu nữ. Lần đầu tiên trong văn chương,
đúng là Thơ mới luôn luôn đem đến cho chúng ta cấu từ mới, chất liệu mới, thi liệu mới.
Làm gì có nhà thơ nào lại lấy một khái niệm về thời gian là tháng giêng, sử dụng nghệ
Trần Ngọc Bảo Khanh 11.7

thuật chuyển đổi cảm giác thần tình chỉ bằng một từ ngon với đôi môi của người thiếu nữ.
Điều này chỉ có được khi nhà thơ bị ảnh hưởng nhiều bởi thơ ca phương Tây mà thôi.
Ông nhìn nhận mùa xuân như người con gái đang ở độ tuổi xuân thì. Xuân Diệu đã cảm
nhận thiên nhiên vạn vật bằng tất cả các giác quan. Đây là một đặc điểm dễ thấy trong
thơ ông:
Sống toàn tim! Toàn trí! Sống toàn hồn!
Sống toàn thân! Và thức nhọn giác quan
(Thanh niên-Xuân Diệu)
Vườn xuân đẹp, con người đẹp, thi sĩ đã say sưa tận hưởng vẻ đẹp của trần gian,
cuộc đời:
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Kết cấu câu thơ vô cùng khác lạ. Nó ngắt nhịp, đặt thẳng giữa câu thơ. Ta dễ dàng
hiểu ra, trong cùng một câu thơ mà lại có hai luồng cảm xúc trong trái tim Xuân Diệu.
Niềm vui của thi nhân không trọn vẹn. Nửa bên này dấu chấm là mùa xuân, nửa bên kia
là giới hạn của cuộc đời. Bài thơ này được viết khi nhà thơ hai mươi tuổi. Đây là độ tuổi
khi ông đang hừng hực sức sống. Tuy nhiên, ông đã biết tiếc nuối tuổi thanh xuân rồi.
Không phải chờ mùa xuân đi qua mới biết tiếc nuối tuổi xuân của mình. Đây là quan
niệm về thời gian, sự hạnh phúc, sự tàn phai, cũng là triết lý sống vội trong thơ Xuân
Diệu.

Khổ hai cho chúng ta thấy được rằng, bằng cách nhìn tình tứ, cảm nhận tinh tế về
thiên nhiên, con người, nhà thơ đã bày ra một bữa tiệc trần gian và niềm cảm xúc ngây
ngất trước cảnh sắc ấy.

Qua phần đầu của bài thơ Vội vàng, ta cũng có thể phần nào thấy được cái tôi đầy
hân hoan, nồng nhiệt với từng dấu hiệu của sự sống nhưng lại đầy lo âu, phấp phỏng
trước những bước đi thời gian. Càng yêu cuộc sống bao nhiêu, Xuân Diệu càng lo sợ
trước sự tàn phai của vẻ đẹp, của sự sống bấy nhiêu. Không thể thay đổi quy luật chảy
trôi của thời gian nên người thi sĩ ấy đã chủ trương sống vội, sống gấp để tận hưởng trọn
vẹn những khoảnh khắc của một thời tuổi trẻ.

You might also like