You are on page 1of 4

Đề bài 1: Bức tranh thiên nhiên và tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết của nhà

thơ qua
đoạn 1 bài “Vội vàng”
1)Mở bài chung: Đến với Thơ mới là đến với thế giới cảm xúc muôn cung nghìn bậc, thế giới
nghệ thuật muôn hình vạn trạng. Một Thế Lữ “rộng mở”, một Lưu Trọng Lư “mơ màng”, một
Nguyễn Bính “quê mùa”, một Hàn Mặc Tử “kì dị”… Họ đều là những cái tên không thể bỏ
quên khi nhắc về Thơ mới. Nhưng sẽ mãi mãi là thiếu sót, là chưa đủ nếu không có sự góp mặt
của Xuân Diệu. Xuân Diệu là một trong ba đỉnh cao của phong trào thơ mới. Những tên gọi đầy
trân trọng ấy đã xác lập một chỗ đứng riêng cho Xuân Diệu trong làng thơ, để đến tận hôm nay
người đời vẫn không thôi nhắc đến và ngưỡng mộ. Và một trong những thi phẩm đỉnh cao của
XD là bài thơ “Vội vàng”
2) Thân bài:
a)Luận điểm 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ “Vội vàng”
-XD là cây bút có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ mãnh liệt, “một nhà thơ mới nhất trong các nhà
thơ mới” (Hoài Thanh), một thi sĩ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ với tâm hồn “khát khao
giao cảm mãnh liệt với đời” (Nguyễn Đăng Mạnh); một nghệ sĩ lớn, một nhà văn lớn có đóng
góp không nhỏ cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
+XD say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt (...) khi vui cũng như
khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết.
- “Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ XD trước cách
mạng, được in trong tập “Thơ thơ” – cụm đầu mùa xuân mà chàng tặng cho nhân gian” (Thế
Lữ). Khi viết tập thơ này, XD có giãi bày “Đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân, đây là lòng tôi
đương thời sôi nổi, đây là tuổi xuân của tôi và đây là sự sống của tôi nữa”. Bài thơ trích từ tập
thơ đã thể hiện tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt. Đằng sau
những tình cảm ấy là một quan niệm nhân sinh mới mẻ ít thấy trong thơ ca truyền thống.
+Nhan đề: một phong cách sống “rất Xuân Diệu” nồng nàn, cuống quýt, đắm say; hết mình với
trời đất, tình yêu và cuộc đời – đặc biệt là nồng độ giao cảm của một thi sĩ từng tự nhận mình là
“kẻ uống tình yêu dập cả môi”/ “Tôi nói mùa xuân níu lưỡi tôi”. Ẩn đằng sau là một quan niệm
nhân sinh mới mẻ, một ý thức mới mẻ về thế giới và kiếp người. Hai lớp nghĩa nhan đề chi phối
cả bài thơ, ứng với phong cách sống là cảm hứng vội vàng, ứng với quan niệm sống là triết lý về
cái vội vàng ấy. Trong đó, triết lý lãnh sứ mệnh cắt nghĩa cảm hứng.
+ “Vội vàng” không bị gò bó vào một thể thơ nào cố định, rất phóng túng, có đoạn là thể thơ
ngũ ngôn, có đoạn là thơ 7 chữ, 8 chữ. Chính sự linh hoạt đó của thể thơ đã mở ra một khả năng
biểu đạt mới về những cảm xúc, suy nghĩ chân thành, đắm say, nồng nhiệt nhất trong lòng
người. Mỗi cảm xúc sôi nổi, mê say tưởng như bột phát qua những hình ảnh tràn trề nhựa sống,
rực rỡ thực chất đều bị chi phối bởi mạch luận lý ẩn bên trong. Bài thơ có nhiều sáng tạo độc
đáo về hình ảnh, ngôn từ. Hình ảnh thơ táo bạo “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.
Ngôn ngữ thơ phong phú, mới lạ, cách đảo, đối.
b) Luận điểm 2: Phân tích đoạn thơ để thấy bức tranh mùa xuân và tình yêu trần thế của XD
* Vị trí của đoạn thơ: Bài thơ “Vội vàng” của XD muốn gửi tới những người trẻ tuổi và trẻ lòng
mùa xuân của mình mà cũng là sự sống của mình. Bài thơ cho thấy sức rung cảm tinh tế và sự
mới mẻ trong lối diễn đạt của nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Điều đó trước hết bộc lộ
ở 13 câu đầu.
*Thứ nhất: 4 câu đầu, xuất hiện một cái Tôi độc đáo với ý tưởng táo bạo, niềm khao khát tận
hưởng hương sắc cuộc đời
-XD từng viết “Cái bay không đợi cái trôi/ Từ tôi phút trước sang tôi phút này”. XD cảm nhận
một cách sâu sắc cái “bay” của hương sắc, của sự sống, tuổi trẻ và tình yêu còn vượt lên trên cả
tốc độ trôi chảy của thời gian. Vì thế, “Vội vàng” được mở đầu bằng những lời tuyên bố cho
một niềm khao khát đến cuồng nhiệt “muốn tắt nắng”, “muốn buộc gió” để màu đừng nhạt,
hương đừng phai, để giữ mãi những gì đẹp nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người như
hương sắc của mùa xuân. Thể thơ ngũ ngôn làm cho lời tuyên bố trở nên mạnh mẽ, dứt khoát vì
sự ngắn gọn của nó. Điệp ngữ “tôi muốn” như sự bùng cháy của niềm khao khát trong trái tim
nhà thơ. Ông đã nhân danh cá nhân của mình để đối thoại với mọi người, cuộc đời. Từ xưng hô
“tôi” điệp trở lại khẳng định lời tuyên bố hùng hồn mạnh mẽ. Ươc muốn “tắt nắng”, “buộc gió”
được diễn tả bằng những động từ mạnh “tắt”, “buộc” với những hình ảnh thiên nhiên cụ thể
“nắng, gió” như những ước muốn cuồng nhiệt nhất bởi đó là những ước muốn chế ngự cả tự
nhiên, những ước muốn níu giữ thời gian, muốn điều khiển cả quy luật của tạo hóa. Những ước
muốn không để cho màu nhạt, không để cho hương phai.
-“Nắng, gió” vốn dĩ là những hiện tượng của tự nhiên, thể hiện sự trường tồn bất diệt. Nhưng ở
đây, XD lại có ước muốn kì lạ đến mức “kì dị” (Chu Văn Sơn), muốn quay ngược lại quy luật
của tự nhiên, tranh quyền, đoạt quyền của tạo hóa để bất tử hóa những khoảnh khắc diệu kì của
cái đẹp trong cuộc sống. Khát vọng đó tưởng chừng là ngông cuồng, phi lý nhưng thực chất lại
rất có lý khi xuất phát từ lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt của một thi sĩ lãng mạn
thời đại Thơ mới, một hồn thơ không thôi ao ước về một cuộc sống thắm sắc đượm hương. Thật
khó có cách diễn đạt nào ấn tượng và đặc sắc hơn những câu thơ của XD khi diễn tả trạng thái
tâm hồn cuồng nhiệt ấy. Cái “Tôi” cá nhân của thơ mới đã được đẩy tới tầm vóc lớn lao như bao
trùm cả không gian, vũ trụ mạnh hơn cả quy luật của tạo hóa.
*Thứ hai: “Một thiên đường trên mặt đất”, một cõi vườn trần đầy khát khao giao cảm như một
sự cắt nghĩa, lý giải cho ước muốn cuồng nhiệt kia.
-Suy cho cùng, những khát khao “tắt nắng”, “buộc gió” để màu đừng nhạt, đừng phai đều gắn
liền với tình yêu sôi nổi mãnh liệt của XD với cuộc đời, một tư thế nhân sinh, một trái tim yêu
cuộc sống tha thiết rạo rực.
-Với đôi mắt xanh non, “biếc rờn” của tuổi trẻ, XD đã nhìn cuộc đời như một cõi vườn xuân dào
dạt sức sống, một thế giới của những niềm giao cảm đến say đắm, si mê. Còn vườn trần ấy là
tuần tháng mật, là đồng nội xanh rì, là những cành tơ phơ phất mà hương xuân tỏa ra từ những
cánh hoa, nhựa sống trào lên thành lá của cành tơ; của ong bướm dập dìu trong những ngày
tháng ngọt ngào; chim yến anh hòa điệu ca vang thành khúc tình si mê đắm. Đó không chỉ là
một thế giới tràn đầy âm thanh rạo rực mà còn là một thế giới tràn đầy ánh sáng của nắng sớm;
những tia nắng tươi mới, tinh khôi, trẻ trung lấp lánh như hàng mi người thiếu nữ. Đó là một thế
giới mà mỗi buổi sớm “thần Vui hằng gõ cửa”. Các hình ảnh hiện lên gợi tả những sự vật của
bức tranh thiên nhiên thật mơn mởn, non tơ tràn đầy mà gần gũi. Những sự vật đó thật quen
thuộc, xoay quanh chúng ta nhưng qua cặp mắt xanh non, con mắt đa tình của XD, thi sĩ đã thổi
hồn, đem đến cái mới cho cõi vườn xuân đó. Quả là “một thiên đường trên mặt đất”, một bữa
tiệc trần gian thật thịnh soạn, rực rỡ sắc màu, ngào ngạt hương thơm, chói ngời ánh sáng, rộn rã
âm thanh và tràn đầy sức sống; một vườn tình để vạn vật trao sắc gửi hương, tình tự, đôi lứa.
-Hơn thế, hình ảnh cõi vườn trần tràn đầy sức xuân đã được nhà thơ mô tả bằng những từ ngữ
giàu sức tạo hình, biểu cảm. Tính từ gợi ra vẻ đẹp trẻ trung, mơn mởn của sự vật. Điệp từ “này
đây” như mời, như gọi, như giãi bày, như sẻ chia, ngồn ngộn, nồng nàn và tha thiết. Sau mỗi
điệp từ ấy là hình ảnh của cõi vườn trần tràn đầy bướm ong hoa lá. Những chữ “này đây” đã làm
cho nhịp điệu câu thơ nhanh, sôi nổi, trở nên tưng bừng, rạo rực.
-Cõi vườn trần ấy không chỉ gợi ra ở XD niềm tha thiết được gắn bó như ông đã từng viết
“Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn
Làm dây da quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất” (Thanh niên)
mà còn thể hiện một cảm quan hết sức mới mẻ, tinh tế về vẻ đẹp của con người, bộc lộ một quan
niệm thẩm mĩ mới của thi sĩ. XD đã lấy vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực để so sánh với
thiên nhiên cho nên coi mùa xuân là “tuần tháng mật””, “của ong bướm” coi tiếng chim hót là
“khúc nhạc tình si”, coi tia sáng mặt trời là hàng mi người thiếu nữ vẫn tỏa sáng mỗi ban mai.
Ông nhìn thấy cái long lanh trong trẻo đầy xốn xang của sóng mắt người thiếu nữ tuổi dậy thì
“Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”. Chẳng phải ở “Vội vàng”, XD mới viết, mới so sánh như
thế. Trong một thi phẩm khác, XD từng viết: “Tà áo mới cũng say mùi gió nước/ Rặng mi dài
xao động ánh dương xa”. Ở “Trường ca” sau này, XD sẽ còn sử dụng thành công hình ảnh đó
một lần nữa: “My của ánh sáng thật dài, tia của ánh sáng thật đượm, (...) Con mắt điện quang
thấu suốt muôn trùng”. XD đã cảm nhận bức tranh thiên nhiên, cuộc sống mùa xuân - cõi vườn
xuân bằng sự sắc nhọn của mọi giác quan, bằng trái tim tha thiết,đa tình của mình. Thi sĩ thơ
mới XD thực sự đã “đốt cảnh Bồng Lai và xua ai nấy về hạ giới” (Hoài Thanh).
+ XD đã cảm nhận cái thế giới ấy, không chỉ bằng thị giác, thính giác, mà cả bằng vị giác khi
thấy “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, bằng cả những giác quan tổng hợp khi thấy mùa
xuân như tuần tháng mật, tháng giêng rưng rưng “ngon” như một cặp môi gần. XD không chỉ
mới mà còn táo bạo ở hình ảnh này, ở chữ “ngon”. Một vẻ đẹp rất trần gian nhưng chỉ có tạo hóa
toàn năng mới làm được. Hình ảnh so sánh thật gần gũi, có tính nhục thể nữa nhưng đồng thời
lại rất đỗi xa vời. Ông cảm nhận được cái rạo rực nồng nàn đến ngây ngất của nụ hôn đầu khi
sắp sửa để đối sánh với cái ngon của tháng giêng. Những tuyệt đích của tình yêu con người đã
trở thành chuẩn mực cho cái đẹp. Nếu như thơ xưa lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp
của con người thì XD đã đem một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc. Đối
với XD, thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời
gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu.
Đây có lẽ là một trong những câu thơ hay nhất, mới nhất của thi sĩ với những hình ảnh trực cảm
tình tứ mà vẫn trong sáng, trần thế mà không trần tục.
*Thứ ba: Tâm trạng của cái tôi trữ tình
-Cảm nhận và khắc họa vẻ đẹp của vườn trần, vườn xuân, XD đã bộc lộ kín đáo một tình yêu
tha thiết đến rạo rực, si mê, một cảm giác “ngơ ngác”, vui sướng như lần đầu tiên trông thấy trời
xanh, hoa lá... cái gì cũng đẹp, cũng lạ, cũng non tươi, cái gì cũng mê, cũng say...
-Tuy nhiên, sự ám ảnh thời gian bao giờ cũng bám riết lấy tâm hồn của XD cho nên ngay trong
những phút say mê đến bồng bột trước một thế giới đầy giao cảm của cõi vườn trần, XD vẫn
giật mình, thảng thốt khi nghĩ tới thời gian. Một dấu chấm câu giữa chừng “Tôi sung sướng.
Nhưng vội vàng một nửa” chính là nhấn mạnh cái giật mình thảng thốt ấy: Ở đây không chỉ có
cái mới trong cấu trúc câu thơ mà còn có cả cái mới trong cảm xúc đầy ám ảnh của XD. XD đã
đưa cảm xúc ấy tới sự khái quát “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. XD đã nhớ mùa xuân
ngay giữa mùa xuân. Sự đến và đi của mùa xuân như đồng hiện trong nhau. Sự thức nhận đó
cũng bắt nguồn từ tình yêu mãnh liệt, rạo rực với cuộc đời. Đúng như Hoài Thanh đã nói “Thơ
XD là một nguồn sống rào rạt giữa chốn nước non lặng lẽ này”
c)Luận điểm 3: Đánh giá
-Qua 13 câu thơ đầu, người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên, mùa xuân, cuộc sống qua
lăng kính tình yêu, con mắt tuổi trẻ đồng thời thấy được tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết, rạo
rực đến si mê, mãnh liệt của thi sĩ XD
-Bộc lộ cái Tôi tự ý thức sâu sắc của XD: niềm khao khát giao cảm với đời, bám chặt với cuộc
đời trần thế, sự cảm nhận thời gian, một quan niệm thẩm mĩ mới, hiện đại của thi nhân: Vẻ đẹp
của con người ở độ tuổi thanh xuân làm chuẩn mực
-XD đã đem đến những nét nghệ thuật mới mẻ khi thể hiện: hình ảnh giàu cảm xúc, táo bạo, cấu
trúc câu thơ mới, sự linh hoạt về kiểu câu, lối nói rất “Tây”, biện pháp tu từ.
-Qua đó, toát lên sự đóng góp, nét độc đáo riêng của hồn thơ XD trước CM, một nhà thơ mới
nhất trong các nhà thơ mới
3) Kết bài: Trong những giây phút cuối đời, XD từng viết “Hãy để cho tôi được giã từ/ Vẫy
chào cõi thực để vào hư/ Trong hơi thở chót dâng trời đất/ Vẫn cứ si tình đến ngất ngư”. Từ
quan niệm sống yêu đời đến mãnh liệt, hối hả, si mê. XD đã đem đến một cuồng sóng dâng trào
của tình yêu cuộc sống, cuộc đời.

You might also like