You are on page 1of 1

Tự tình

Bài làm
Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi tế hệ? Đó
chẳng phải là văn học hay sao? Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con
người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa
cùng ngòi bút của nhà thơ Hồ Xuân Hương để tác phẩm “Tự tình” thể hiện tiếng nói thương
cảm và sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp, khát vọng của người phụ nữ khi chịu cảnh kiếp chồng
chung ở xã hội cũ để lại vương vấn trong lòng người đọc.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mấy, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
Đầu tiên đến với nhan đề, “Tự tình” nghĩa là tự bộc lộ tâm tình, là giãi bày những tình
cảm ẩn chứa trong lòng, tự mình thôr lộ, tự mình biết, tự mình hay…mà không chia sẻ với ai.
Chỉ mới vỏn vẹn hai câu đề, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã nói lên được thân phận của
người phụ nữ đầy xót xa, họ ý thức về thân phận mình, ý thức về tuổi thanh xuân trôi nhanh mà
hạnh phúc lứa đôi chưa thành:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Trong đêm khuya yên ắng, tĩnh mịch cũng là lúc con người ta thường đối diện với chính
lòng mình để suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời đồng thời cũng là lúc con người cảm thấy cô
đơn, trống vắng nhất. Bà Hồ Xuân Hương đã khéo léo dùng nghệ thuật lấy động tả tĩnh: từ láy
“văng vẳng” của tiếng trống vang vọng, liên hồi để miêu tả không gian bao la, rộng lớn và tĩnh
lặng. Một bối cảnh thật phù hợp để nhà thơ thành thật, bộc lộ nỗi cô đơn, lạc lõng với lòng
mình. Từ “dồn” trong “trống canh dồn” là một tính từ thể hiện tiếng trống dồn dập phải chăng
là tượng trưng cho những bước đi của thời gian? Nó trôi nhanh và gấp gáp không chời đợi một
ai. Đây chính là thời gian được cảm nhận bởi tâm hồn chất chứa nỗi niềm tâm sự - thời gian tâm
lí khiến cho con người cảm thấy bất an, lo lắng, rối bời…Biện pháp đảo ngữ “Trơ cái hồng
nhan” với nhịp thơ 1/3/3: trơ/ cái hồng nhan/ với nước non” lại càng nhấn mạnh ý nghĩa của từ
“trơ” ấy. “Trơ” có nghĩa là trơ trọi, lẻ loi, là sự cô đơn, tủi hổ, bẽ bàng. Tất cả những điều ấy đã
nói lên được nỗi đau của tác gỉa Hồ Xuân Hương khi phải cô dơn một mình trong đêm khuya
thanh vắng. Ngoài ra, “Trơ” cũng có ý nghĩa là trơ lì, chai sạn, đó cũng là thái độ thách thức với
xã hội, với cuộc đời, bộc lộ bản lĩnh của Hồ Xuân Hương. Nhà thơ đã đảo từ “trơ” lên đầu, kết
hợp với cách ngắt nhịp độc đáo còn có tác dụng nhấn mạnh hai vế đối nhau “cái hồng nhan” và
“nước non” nói cách khác bà so sánh một cá nhân nhỏ bé tượng trưng cho người phụ nữ với cái
rộng lớn tượng trưng cho xã hội phong kiến đương thời. Giúp nhấn mạnh

You might also like