You are on page 1of 12

Chủ đề 1: Tự tình - Hồ Xuân Hương

I.Tác giả
1. Con người - cuộc đời

- Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh, năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng bà chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long.

 Bà sống vào thời kỳ cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, tức 1772-1822. Do đó bà có
điều kiện tiếp thu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của quần chúng và
chứng kiến tận mắt sự đổ nát của nhà nước phong kiến.
- Hồ Xuân Hương có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây có tên là Cố Nguyệt
Đường.

 Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống
đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn
và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội.
Bà là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm,
bà giao du rộng rãi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà
nho. Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
trong đó có cả Nguyễn Du

 Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh.
Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm
lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. (Nhưng theo tài liệu của GS
Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới 3 đời chồng chứ không
phải hai: Tổng Cóc, quan Tri phủ Vĩnh Tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp
trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển). XH không vì éo le ngang trái của c/đ mình
mà bi quan, buồn chán.

2. Sự nghiệp thơ văn

- Gồm cả chữ Nôm và chữ Hán Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay
còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng. Có trên dưới 40
bài thơ Nôm.( Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”)
Một số bài thơ nổi tiếng như: Bánh trôi nước, Khóc Tổng Cóc, Không chồng mà
chửa, Quả mít

- Lưu Hương kí bao gồm 24 bt chữ Hán – 26 bt chữ Nôm

- HXH là hiện tượng độc đáo trong VHVN: THơ viết về phụ nữ, đậm chất trào
phúng, dân gian...

…( Tại sao có thể khẳng định HXH là bà chúa thơ Nôm?

- Vì tài năng NT của nữ sĩ được bộc lộ rõ nhất ở các sáng tác viết bằng thể loại
thơ Nôm.
- Tp được nghiên cứu và tìm hiểu nhiều nhất chính là tập Lưu hương kí với 24
bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm. Hơn nữa nhiều bt Nôm được truyền tụng là
của bà
- Thơ Nôm của HXH là tiếng nói quyết liệt đòi quyền hưởng hạnh phúc của
người phụ nữ trong xhpk. Tiếng nói ấy thể hiện qua hình thức thơ độc đáo, táo
bạo trong cách dùng từ ngữ hình ảnh, phá vỡ nhiều quy phạm của thơ cổ điển)

Nội dung thơ HXH:


- Là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp
và khát vọng của họ. Trong lịch sử VHVN, HXH là hiện tượng rất độc đáo, nhà
thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ
đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ hình tượng.
- Sự độc đáo trong thơ XH được biểu hiện tập trung ở cách nhìn cuộc đời mới mẻ,
táo bạo, không bị vướng vào những thói tục tầm thường, ở thái độ bênh vực thẳng
thắn, mạnh mẽ với cái đẹp, cái tự nhiên trong c/s.
Nghệ thuật: thơ bà độc đáo, thiên nhiên được miêu tả sinh động. Âm thanh,
màu sắc, hình ảnh được đưa vào mộc mạc, trần trụi với bút pháp châm biếm,
trào phúng, ngôn ngữ phổ thông. HXH là nhà thơ giàu sức sống, tài hoa, có cá
tính độc đáo.
* Tham khảo một số bài thơ của HXH
Chùm thơ Tự tình- Tự tình (I, II, III) là chùm ba bài thơ của Hồ Xuân
Hương.=> bộc lộ những nỗi niềm sầu tủi, cay đắng của chính nhà thơ. Cả ba bài
thơ đều được viết theo thể thất ngôn bát cú.
- Bài thơ trong SGK là bài "Tự tình II".

Tự tình I
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Tự tình II
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Tự tình III
Chiếc bách buồn vì phận nổi lênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.

Một số bt khác
ốc nhồi
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi,
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi.
Quân tử có thương thì bóc yếm,
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.
Sư hổ mang
Chẳng phải là Ngô, chẳng phải ta,
Đầu thì trọc lốc, áo không tà.
Oản dâng trước mặt, năm ba phẩm,
Vãi mọp sau lưng, bảy tám bà.
Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ,
Giọng hì, giọng hí, giọng hi ha.
Tu lâu có lẽ lên sư cụ,
Ngất nghểu tòa sen nọ đó mà!

Già kén kẹn hom


Bụng làm dạ chịu trách chi ai,
Già kén kẹn hom ví chẳng sai.
Tiếc đĩa hồng ngâm cho chuột vọc,
Thừa mâm bánh ngọt để ngâu vầy.
Miệng khôn trôn dại đừng than phận,
Bụng ỏng lưng eo chớ trách trời!
Đừng đứng núi này trông núi nọ,
Đói lòng nên mới phải ăn khoai.

Cảnh làm lẽ
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!
Năm thì mười họa, nên chăng chớ,
Một tháng đôi lần, có cũng không ...
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Thân này ví biết dường này nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
II. Phân tích tác phẩm
1. Bốn câu đầu: Nỗi lòng cô đơn, buồn tủi và khát vọng hạnh phúc của nhân vật
trữ tình
- Bài thơ mở ra bằng một hoàn cảnh tâm trạng khá đặc trưng:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
+ Thời gian: đêm khuya
+ Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh
=> Câu thơ đầu của bài thơ đã gợi buồn. Cái buồn gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm
khuya. Tiếng trống không gần (văng vẳng) mà vẫn nghe thấy cái nhịp vội vàng,
gấp gáp, ấy là vì tiếng trống gợi bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó là tiếng
trống được cảm nhận bằng tâm trạng. Chính vì thế mà trong cái nhịp gấp gáp, liên
hồi của tiếng trống canh ta như nghe thấy cả bước đi dồn dập của thời gian và sự
rối bời trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Câu thơ thứ hai gợi cảm nhận về sự bẽ bàng của thân phận một cách dữ dội hơn:
+ Phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng.
“Trơ” là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác. Thêm vào đó, hai chữ “hồng nhan”
(chỉ dung nhan người thiếu nữ) lại đi với từ "cái" thật là rẻ rúng, mỉa mai. Cái
“hồng nhan” trơ với nước non đúng là không chỉ gợi sự dãi dầu mà đậm hơn có lẽ
là ở sự cay đắng. Câu thơ chỉ nói đến hồng nhan mà lại gợi ra cả sự bạc phận của
chủ thể trữ tình. Nhịp câu thơ 1/3/3 cũng như vậy, cứ chì chiết, càng khơi sâu vào
sự bẽ bàng khôn tả.
+ Tuy nhiên câu thơ không hẳn chỉ có nỗi đau, mà nó còn thể hiện cả bản lĩnh của
nhân vật trữ tình. Bản lĩnh ấy thể hiện ở ngay trong chữ “trơ” như là một sự thách
thức vậy. Từ “trơ” kết hợp với “nước non” thể hiện sự bền gan, sự thách đố. Nó
gợi cho ta nghĩ đến một câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan trong bài Thăng Long
thành hoài cổ (“Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”).
- Nếu hai câu đề làm nhiệm vụ dẫn dắt người đọc vào hoàn cảnh tâm trạng thì hai
câu thực nói rõ hơn thực cảnh và thực tình của Hồ Xuân Hương:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trâng bóng xế khuyết chưa tròn.”
+ Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng
sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Cùng đó là với Xuân Hương, tuổi
xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn.
+ Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên.
+ Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành một trò
đùa của con tạo.
4 câu cuối: Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn
- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận dường như cũng mang cả nỗi niềm
phẫn uất của con người:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”
+ Những sinh vật bé nhỏ như đám rêu kia mà vẫn không chịu phận nhỏ bé, hèn
mọn, không chịu yếu mềm. Tất cả như đang muốn bứt thoát hẳn lên: rêu phải mọc
"xiên ngang mặt đất", đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt để
"đâm toạc chân mây".
+ Nghệ thuật đảo ngữ càng làm nổi bật sự phẫn uất của đá, của rêu và cũng là sự
phẫn uất của tâm trạng con người.
+ Kết hợp với việc sử dụng những động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ độc
đáo (ngang, toạc) thể hiện rất rõ sự bướng bỉnh và ngang ngạnh => Đá, rêu như
đang oán hờn, như đang phản kháng quyết liệt với tạo hoá.
=> Có thể nói, trong hoàn cảnh bi thảm nhất, thơ Hồ Xuân Hương vẫn ẩn chứa
mạnh mẽ một sức sống, một khát khao.
- Hai câu kết là tâm trạng chán chường, buồn tủi:
“Ngán nỗi xuân di xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.”
+ "Ngán" là chán ngán, là ngán ngẩm. Xuân Hương ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo bởi
xuân đi rồi xuân lại lại, tạo hoá đang chơi một vòng quay nhàm chán như chính
chuyện duyên tình của con người.
+ Từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa được dùng với nghĩa chỉ tuổi xuân. Với thiên
nhiên, xuân đi rồi xuân lại nhưng với con người thì tuổi xuân đã qua không bao giờ
trở lại. Hai từ "lại" trong cụm từ "xuân đi xuân lại lại" cũng mang hai nghĩa khác
nhau. Từ "lại" thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ "lại" thứ hai nghĩa là
trở lại. Mùa xuân trở lại nhưng tuổi xuân lại qua đi, đó là cái gốc sâu xa của sự
chán ngán.
+ Trong câu thơ cuối, nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh của nhân vật trữ
tình càng éo le hơn: mảnh tình - san sẻ - tí - con con. Mảnh tình - vốn đã ít, đã bé,
đã không trọn vẹn lại còn phải "san sẻ" thành ra gần như chẳng còn gì (tí con con)
nên càng xót xa, tội nghiệp => Câu thơ nói lên cả nỗi lòng của người phụ nữ trong
xã hội xưa, khi cảnh chồng chung vợ chạ đối với họ không phải là xa lạ.
c. Giá trị nội dung
- Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn,
vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
- Trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc, vẫn muốn
cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra. Sự phản kháng và khát khao ấy ở Hồ
Xuân Hương làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.
d. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh
ngụ tình đặc sắc,...

Một số nhận định về tác giả, tác phẩm


1. “Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản
lĩnh sống mạnh mẽ khác thường.”
(Lê Trí Viễn)
3. “Hồ Xuân Hương là một trong những hiện tượng văn học độc đáo nhất của Việt
Nam trong toàn bộ nguồn thơ mà tôi được biết trên nền thơ thế giới qua tất cả các
thời đại.”
(Thi sĩ Dimitrova người Bulgaria )
4. “Tứ thơ dồi dào nhưng vẫn tỏ ra vui mà không buông tuồng; buồn mà không
đau thương; khốn khổ mà không lo phiền; cùng mà không bức bách. Thật là do
tính tình nghiêm chỉnh mà ra. Cho nên, khi hát lên, ngâm lên những lời thơ ấy, thì
tay cứ muốn múa, châm cứ muốn dậm mà không tự biết. Lưu Hương Ký tuy đầy vẻ
gió, mây, trăng, móc, nhưng đều tự đáy lòng mà phát ra, biểu hiện thành lời nói,
lại cũng đều đúng với cái ý trên kia là xuất phát từ mối tình mà biết dừng lại trên
ân nghĩa”.
( Tốn Phong)
-

- Bài tham khảo

- Hồ Xuân Hương là nhà thơ lớn của dân tộc. Sáng tác của bà để lại không nhiều
song những bài thơ Nôm truyền tụng và tập thơ chữ Hán Lưu Hương kí đã
khẳng định được vị trí của bà trên thi đàn của văn học Việt Nam với một phong
cách thơ vô cùng độc đáo. Chính vì vậy đời và thơ của HXH đã trở thành đề tài
cho nhiều nhà nghiên cứu vh. Hoàng Hữu Yên cho rằng: Thơ Hồ Xuân Hương
là rực rỡ nhất; Xuân Diệu lại đánh giá Hồ Xuân Hương như là một vị chúa thơ
Nôm. Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâm sự của HỒ XUÂN
HƯƠNG, "Tự Tình 2" là một trong những bài thơ hay nhất mang cả hai vẻ đẹp
về nội dung và hình thức.

 Mở đầu bài thơ, tác giả gợi ra một khoảng thời gian, không gian đặc biệt.
Không gian - thời gian ấy trong văn học trung đại thường hiếm , và nếu có
thì đó là tiếng lòng của một đấng máy râu ,xót xa , cảm hoài trước thời thế .
ta cũng từng bắt gặp tâm tình của Kiều trong nhiều tình huống với nhiều
trạng thái: sau khi tảo mộ ,gặp Kim Trọng (Một mình nặng ngắm bóng nga /
Rộn ràng đường gần với nỗi xa bời bời…),lúc đã quyết định bán mình chuộc
cha ( Nỗi riêng ,riêng những bàn hoàn /Dầu chong trắng đĩa , lệ tràn thấm
khăn) , khi thất thân bởi Mã Giám Sinh (Đêm xuân một giấc mơ màng/Đuốc
hoa đẻ đó mặc nàng nằm trơ/Nỗi riêng tầm tã tuôn mưa),hoặc lúc ở lầu xanh
9Khi tỉnh rượu lúc tàn canh /Giật mình mình lại thương mình… Đêm khuya
thanh vắng là lúc con người thường đối diện với chính bản thân mình , để
xót thương , để tự vấn , tự nhìn ngắm lại bản thân.Tự tình là một cách đối
diện như thé . Đấy là lúc những âm vang của cuộc đời dường như không
động đến con người ,song con người lại cảm nhận được cả bước đi của cuộc
đời .Tiếng trống văng vẳng như sự hối hả , thúc giục ( trông canh dồn ).Nó
thúc giục người ta không phải để hành động mà soi lại đời mình, là sự rối
bời của tâm trạng. Âm thanh văng vẳng cũng xuất hiện nhiều trong thơ
XH :
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì (Bỡn bà lang khóc chồng)
……………………………
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng (Dỗ người đàn bà
chồng chết)

Trong cái gấp gáp của t/g, XH cảm nhận cái duyên phận bẽ bàng của mình: “Trơ
cái…non.”. Hay nhất của câu thơ thứ hai là từ "trơ". Trơ là trơ trọi, cô đơn, lẻ loi.
Một trong những trường nghĩa của từ “trơ” là thách thức. Nhà thơ cảm nhận nỗi
buồn hồng nhan. Một nỗi buồn cá thể càng kinh khủng hơn khi cọ xát với toàn xã
hội, toàn cuộc đời: "nước non". Một nỗi buồn đè nặng lên tâm sự bà, lên số phận
của người phụ nữ. Cấu trúc đảo ngữ được nhà thơ sử dụng kết hợp với từ “cái”
nghe thật rẻ rúng, mỉa mai càng nhằm nhấn mạnh cảm giác lẻ loi trơ trọi, bẽ bàng
của duyên tình. Phải chăng hồng nhan ấy kém duyên nên không được quân tử yêu
thương. Vì vậy nỗi xót xa càng thấm thía, đau đớn. nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa
đầu thế kỷ XIX là thời kì xh nhiều biến động. HỒ XUÂN HƯƠNG là người chứng
kiến và phần nào chịu ảnh hưởng của không khí sôi sục của phong trào quần chúng
đòi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Không khí ấy tác động đến tâm
hồn vốn thông minh và giàu lòng trắc ẩn của bà. Vì thế bà uy nghiêm, thức tỉnh,
trắc trở về đời mình, một cuộc đời đầy éo le, bạc phận, lấy chồng hai lần, hai lần
làm lẻ và hai lần chồng đều chết sớm. Điều đó, với bà là những biểu hiện cụ thể,
đầy nước mắt của nỗi đau "hồng nhan bạc phận".

Hai câu thơ tiếp nói rõ cái thực cảnh thực tình của XH: người phụ nữ ấy tìm quên
trong chén rượu mong giải khuây nhưng kết cục say lại tỉnh, lúc tỉnh ra nỗi cô đơn
dường như càng thấm thía, trĩu nặng. Hướng đến vầng trăng tìm người bạn tri âm
nhưng mảnh trăng khuyết, mỏng manh, lại xé bóng, đang tà lặn càng thêm mờ nhạt
xa xôi. Câu thơ tả ngoại cảnh mà cũng là tả tâm cảnh tạo nên sự đồng nhất giữa
trăng và người: Trăng tròn xế bóng mà vẫn khuyết chưa tròn, cũng như con người,
tuổi xuân trôi qua mà duyên phận cũng không trọn vẹn. Trong quan điểm thẩm mỹ
xưa, vầng trăng tượng trưng cho cuộc đời, tuổi tác của người phụ nữ. Câu "vầng
trăng bóng xế khuyết chưa tròn" vừa là hình ảnh đẹp, có thực nhưng đượm buồn.
Cái buồn của một "vầng trăng khuyết". Vầng trăng tròn chỉ sự viên mãn ,tốt đẹp,
song mong ước ấy mãi chưa tới. (Chén rượu cũng như miếng trầu là những thứ
không làm cho người no nê,nhưng nhiều lúc khiến người ta vui sướng , thân mật ,
bớt buồn , quên đời.Thế mà,chén rượu ở đây không giúp ích điều đó ,bởi hương
đưa say lại tỉnh. Thành ra hai câu luận có vẻ như tả cảnh ( về mặt đất ,về bầu trời )
mà thực ra là sự bộc lộ một thái độ bực dọc theo kiểu của Hồ Xuân Hương .Cuộc
đời đang diễn ra trước mắt của nữ sĩ thật vẹo vọ,khập khễnh , chẳng đáng gì. (Câu
thơ nữ sĩ gợi nhớ

một câu thơ đầy trầm tư của Lý Bạch:


"dùng gươm chém nước, nước chẳng dứt
uống rượu tiêu sầu, sầu vẫn sầu”

hay cũng là tâm trạng của Kiều trong lầu ngưng bích: “Khi tỉnh rượu….xa”. cái
vòng say lại tỉnh đã trở thành con đùa của tạo hóa.

Nhưng người phụ nữ đó không hề đắm chìm trong tuyệt vọng mà cất lên tiếng nói

bi phẫn - tràn đầy tinh thần phản kháng. Đây cũng chính là đặc điểm trong thơ XH.
Tác giả đã sử dụng các yếu tố tương phản để gợi lên thân phận người phụ nữ xưa
"rêu từng đám; đá mấy hòn" - ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh
mông của chân mây mặt đất và là ẩn dụ cho thân phận lẻ loi cô đơn của chủ thể trữ
tình .Nhưng người phụ nữ này đã ko chịu khuất phục - trái lại dũng cảm đấu tranh
– phản kháng mạnh mẽ quyết liệt. Tinh thần ấy được diễn tả bằng cấu trúc đảo ngữ
với những động từ mang sắc thái mạnh: xiên ngang, đâm toạc. Nghệ thuật đảo ngữ
và đối đã tạo nên sự sinh động và cảnh đầy sức sống. Rêu xiên ngang mặt đất, đá
đâm toạc chân mây như vạch đất, vạch trời mà hờn oán, không chỉ phẫn uất mà
còn là hờn oán, phản kháng. Đó chính là khát vọng nổi loạn muốn phá tung đạp đổ
những trói buộc đang đề nặng lên thân phận mình. Rõ ràng, dẫu đang rất buồn, rất
cô đơn nhưng điều đó vẫn không làm suy giảm chất riêng của Hồ Xuân Hương.
Bản lĩnh, sức sống mãnh liệt, sự khát khao với cuộc đời khiến cho lòng đầy cám
cảnh bà vẫn nhìn cảnh vật với con mắt yêu đời, tha thiết, chứa chan sức sống. Đó
là lý giải về những phản kháng, đối nghịch trong bản chất của bà, tạo nên những
vần thơ châm biến đối lập. Vũ khí ấy hơn hẳn chén rượu "say rồi tỉnh.

Hai câu kết đẩy đến cùng tâm trạng của Hồ Xuân Hương trước cuộc đời:
Ngàn nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẽ tí con con!
Cuộc đời đáng chán , đáng buồn như thế thì cái sự xuân tới ,xuân qua nào có gì
đáng nói ? Nó lặp đi lặp lại buồn tẻ đến mức người ta phải ngán ngẩm .Thời Thơ
Mới ,các thi sĩ thường hay bộc lộ nỗi sầu, nỗi khổ trước cuộc đời ( Tôi có chờ đợi
ai đau / Ai mang xuân đến gửi thêm sầu - Chế Lan Viên...).Từ xuân mang 2 nghĩa:
vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Mùa xuân đi rồi mùa xuân trở lại với thiên
nhiên, với muôn nghìn hoa lá, cỏ cây nhưng với con người thì tuổi xuân qua là
không bao giờ trở lại. Từ “lại” trong câu thơ cũng mang hai nghĩa: từ lại thứ nhất
là thêm lần nữa, từ lại thứ hai nghĩa là trở lại. Sự đồng nghĩa của mùa xuân đồng
nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Tiềm ẩn trong tâm hồn người phụ nữ ấy là niềm
khát khao đc hạnh phúc, bộc lộ ý thức của con người về bản thân mình với tư cách
cá nhân - có ý thức về giá trị của tuổi thanh xuân và sự sống. Nghệ thuật tăng tiến
ở hai câu cuối càng tăng thêm nghịch cảnh éo le của XH: mảnh…con. Mảnh tình
đã bé, lại còn san sẻ nên chỉ còn tí con con. câu thơ in đậm dấu ấn tâm trạng nhà
thơ - Hồ Xuân Hương là người phụ nữ xinh đẹp tài hoa - nhưng lỡ làng duyên phận
- từng chịu cảnh làm lẽ - thấm thía hơn ai hết nỗi cay đắng bẽ bàng hờn tủi của
cảnh ngộ: mảnh tình san sẻ...
==> Ẩn sâu trong những dòng thơ này là niềm khát khao hạnh phúc tình yêu - một
tình yêu nồng thắm một hạnh phúc trọn vẹn đủ đầy. Đây cũng là nỗi lòng của biết
bao phụ nữ trong xã hội xưa khi với họ hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp.
Dù rằng diễn biến cuộc đời có nhiều phức tạp, khổ đau song Hồ Xuân Hương
đã làm ta xúc động. Bởi lẽ, người có nhân cách không chỉ nghĩ về mình, Hồ Xuân
Hương đã gắn chặt mình với người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến,
đồng cảm chia sẻ với sự đau khổ của họ và nói lên tiếng nói bênh vực họ. Hơn
nữa, sự thành công trong nghệ thuật cũng là điều đáng nói. NT đối, bút pháp ước lệ
tượng trưng, sự sáng tạo khi việt hoá thơ Đường, cách dùng từ, ngắt nhịp có dụng ý
của Hồ Xuân Hương… tất cả đều tạo nên một bản lĩnh rất Xuân Hương.
IV.Luyện đề - bài tập
Đề 1 Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,


..............
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.
Mảnh tình san sẻ tí con con!
(Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương)
Câu 1: Tác dụng của từ láy “văng vẳng” và từ “dồn” trong việc thể hiện tâm trạng
nhà thơ?
Câu 2: Nghĩa của từ “trơ” trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” là gì?
Câu 3: Tác dụng của biện pháp đảo ngữ và các động từ được sử dụng trong hai câu
Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Câu 4: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Sử dụng phương
thức biểu đạt nào là chủ yếu?
Đáp án đề đọc hiểu Tự tình 2 số 2

Đề 2
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
(Tự tình 2,Hồ Xuân Hương, Ngữ văn 11, tập 1, NXBGDVN 2010, tr.18).
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Xác định các từ Hán Việt trong bài thơ.
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong 2 câu đầu của bài
thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Từ xuân trong hai câu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại có nghĩa là gì?
Đáp án đề đọc hiểu Tự tình 2 số 3

You might also like