You are on page 1of 2

*Thân bài: 

1. Khái quát chung


 - Thi sĩ Hồ Xuân Hương là người tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc sống lại nhiều éo le, trắc trở, Hai lần lấy chồng
nhưng cả hai lần đều chịu kiếp lẽ mọn hẩm hiu, và hai lần chồng đều chết sớm. Cảnh ngộ riêng chua xót là
những biểu hiện cụ thể, đầy nước mắt của nỗi đau “hồng nhan bạc phận” Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến
những sáng tác của bà Xuân Diệu từng nhận định: Trong văn học dân tộc Việt Nam trước cách mạng ít có tác giả
nào mà đời mình lại gắn liền với tác phẩm khăng khít như Hồ Xuân Hương”.
 - Với phong cách sáng tác thơ Nôm tả cảnh ngụ tình sâu sắc cùng ý tứ chân thành nhằm giãi bày tâm sự lòng
mình, Hồ Xuân Hương đã nói lên tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, khẳng định đề cao vẻ đẹp và khát
vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt trong trái tim họ. Điều này được thể hiện sâu sắc qua những câu thơ
Nôm Đường luật trong bài thơ Tự tình 2 của nữ sĩ.
2. Phân tích chi tiết:
a. Bi kịch duyên phận của HXH:
 - Trước hết, bài thơ cho thấy XH đang trong hoàn cảnh và tâm trạng bị kịch, vừa buồn tủi, vừa xót xa cay đắng
trước duyên phận lỡ làng, hãm hiu. Thấm đẫm trong 4 câu thơ đầu là nỗi buồn tủi, tâm trạng cô đơn của nhân vật
trữ tình trước tình cảnh bẽ bàng của mình:
  “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
   Trợ cái hồng nhan với nước non
   Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
   Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” 
Câu thơ đầu mở ra thời gian và không gian nghệ thuật rất đặc biệt: đêm đã về khuya, không gian quá mênh mông
và vắng lặng Đêm khuya văng vẳng. Đây là thời điểm thật phù hợp để nhân vật trữ tình bày tỏ tình mình. Khi
mọi người đang say giấc nồng, khi mọi âm thanh của CS lắng lại, đối diện với đêm khuya tĩnh vắng, người phụ
nữ đa đoan ấy càng đong đầy, thấm thía nỗi buồn. Đêm khuya tĩnh mịch đến mức nghe được cả các thanh âm
vọng lại. Đó là âm thanh thân quen của đêm khuya. Ấy là tiếng trống cầm canh, điểm từng canh một như nhắc
nhở con người về bước đi lạnh lùng của thời gian. Nữ sĩ XH đã sử dụng từ láy gợi thanh văng vẳng và thủ pháp
NT của thơ xưa lấy động tả tĩnh để diễn tả cái quạnh vắng của đêm cũng như bước đi dồn dập của thời gian và
sự rối bời trong tâm trạng của người phụ nữ bất hạnh.
   “Trơ cái hồng nhan với nước non” 
Động từ trợ được đẩy lên đầu câu đứng ngay trước chủ thể "hồng nhan". Trơ là tủi hổ, bẽ bàng còn hồng nhan
sắc mặt hồng) vốn chỉ dung nhan người phụ nữ thiên về ngợi khen vẻ đẹp. Thế mà lại "trơ cái hồng nhan". Chủ
thể dường như mất hoàn toàn cảm giác, trơ ra, chai lì đi trước cuộc đời. Hình ảnh thơ gợi sự bạc phận, thấm thía
nỗi đau của kiếp má hồng.
Lời thơ có sự kết hợp từ đặc biệt từ “cái” đặt cạnh “hồng nhan” thể hiện sự rẻ rúng, mỉa mai đầy khinh bạc, đồng
thời là là lời oán trách định kiến xã hội bất công. Từ trở kết hợp với nước non diễn tả bản lĩnh của XH ngang tầm
với nước non. Nhịp thơ 1/3/3 kết hợp đảo ngữ, cách dùng từ càng khắc sâu sự bẽ bàng của duyên phận. Hai câu
để thể hiện nỗi cô đơn, buồn tủi của nhân vật trữ tình trong đêm khuya thanh vắng.
-> Người con gái hồng nhan là thế mà chẳng ai ngó ngàng, phải cô đơn lẻ loi trong đêm. Dù câu thơ mới chỉ nói
đến một vệ thành ngữ “hồng nhan” mà vẫn làm nổi bật vế ” bạc phận”. Vì vậy, nỗi xót xa càng thấm thía cho
duyên phận hẩm hiu
b. Khát vọng 
- Tuy nhiên, bên cạnh nỗi đau, sống trong bi kịch nữ thi sĩ ấy vẫn bản lĩnh, tìm cách thoát khỏi cảnh ngộ éo le,
khao khát được sống, được hạnh phúc. Bản lĩnh của người phụ nữ cá tính ấy đã được thể hiện phần nào trong câu
thơ thứ 2:
    Trơ cái hồng nhan với nước non
Từ “Trơ” được đặt đầu câu thơ không chỉ là sự tủi hổ, bẽ bàng mà còn là sự thách đố. “Trơ” đối lập trong không
gian bao la “nước non” đã cho thấy sự bền gan thách đố cùng nỗi niềm phẫn uất của XH đã lan tỏa khắp cả đất
trời.
      “ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.”
 - Hai câu thơ sử dụng biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh trạng thái của thiên nhiên, cũng là tâm trạng của con
người. Các động từ mạnh: xiên, đâm kết hợp với những bổ ngữ: ngang, toạc thể hiện sự vận động mạnh mẽ,
ngang ngạnh của vạn vật với một sức sông nội tại mạnh mẽ.
- Những sinh vật nhỏ bé, hèn mọn như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu, nó phải mọc xiên, lại xiên
ngang mặt đất. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”. Rêu và đá
hay đó chính là bản lĩnh mạnh mẽ, khát vọng sống của HXH ngay trong hoàn cảnh bị thương nhất.
Người phụ nữ muốn xé trời, vạch đất để thoả nỗi tủi hờn, uất ức, không chấp nhận thực tại cay đăng bẽ bàng.
-> Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ kết hợp NT đối trong hai câu luận làm nổi bật sự Vươn dậy của thiên nhiên
cũng là sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng bà chúa thơ Nôm, đồng thời cho thấy khát vọng sống hạnh phúc ở
bà, muốn vượt lên nghịch cảnh, không bằng lòng, chấp nhận hoàn cảnh. 
- XH đã truyền tâm tư, khát vọng sống, khát vọng HP trong lòng vào cảnh vật. Một sự phản kháng mãnh liệt,
không chịu khuất phục, muốn vùng vẫy để thoát khỏi hiện thực vươn tới một cuộc sống đáng sống hơn. Với ý
nghĩa như thế, thật đáng trân trọng nữ sĩ XH, dù trong tình cảnh éo le, bẽ bàng, dù rơi vào bi kịch duyên phận mà
vẫn mạnh mẽ, vẫn thổn thức những khát khao cháy bỏng.
- Hai câu thơ cuối dù là nỗi chán chường thất vọng nhưng đó lại là nỗi đau của một tình yêu lớn. Hạnh phúc đối
với người phụ nữ trong XH phong kiến xưa quả như là một chiếc chăn quá hẹp. Đằng sau nỗi thất vọng là một
tâm hồn khát sống, khát yêu, khát hạnh phúc.
- Tâm trạng chán nhường, buồn tủi khắc sâu bi kịch duyên phận trong hai câu thơ cuối cùng của bài thơ:
   “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
    Mảnh tình san sẻ từ con con.” 
+ Tâm trạng nữ sĩ trực diện bày tỏ qua từ “Ngán. Nhà thơ thật sự chán ngán với thói
đời bạc bẽo, éo le. Từ xuân lặp lại đa nghĩa cùng NT hoán dụ nói lên nỗi niềm xót xa của Xuân Hương, gợi cái
vòng lân quân của tạo hóa. Mùa xuân đi rồi mùa xuân trở lại với thiên nhiên, nhưng với con người thì tuổi xuân
qua không bao giờ trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. 
- Câu thơ cuối với lối diễn đạt tăng tiến nhấn mạnh sự bé nhỏ dần, gợi nghịch cảnh éo le, nỗi xót xa tội nghiệp
của thân phận làm lẽ:
+ Mảnh tình san sẻ tí con con Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn tí con con, nên càng xót xa tội
nghiệp. Câu thơ là tâm sự chung, bi kịch đớn đau của người phụ nữ đi làm lẽ trong XHPK
3. Đánh giá:
Với cách dùng từ rất đặc sắc, độc đáo, đưa ngôn ngữ dân gian, tiếng nói đời thường vào thơ, bình dị hoá và Việt
hoá thế thơ thất ngôn bát cú Đường luật Hồ Xuân Hương đã diễn tả mọi đau khổ bi kịch của duyên phận. Ta cảm
nhận sự bất hạnh cay đắng cho thân phận nữ sĩ đến đâu thì ta lại càng cảm phục, trân trọng sự đấu tranh cho
quyền được sống hạnh phúc chính đáng của con người đến đó. Bài thơ chính là nét tiêu biểu cho hôn thơ trữ tình
của nữ sĩ XH. 
III. Kết:
Tự tình II là bài thơ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Thị phẩm đã diễn tả một tình cảnh thật éo le, một bi kịch
duyên phận đáng thương của người phụ nữ xưa. Đồng thời bài thơ còn cho thấy một vẻ đẹp tiềm ẩn ở trong trái
tim họ. Đó là niềm khao khát sống, khát khao hạnh phúc luôn mãnh liệt, bỏng cháy..

You might also like