You are on page 1of 2

Tự tình

Hồ Xuân Hương sống vào khoảng nửa cuối TK18, là một trong những nữ thi sĩ xuất sắc của Việt
Nam. Nói đến Hồ Xuân Hương, Lê Trí Viễn từng nói:” “Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm
tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sông mạnh mẽ khác thường”. Bà là tiếng nói, là lời
than của người phụ nữ trong XHPK. Mặc dù con đường sự nghiệp rất thành công, nhưng cuộc
đời tình duyên của bà thì éo le, oan trái. Điều đó đã được thể hiện qua bài Tự tình. Bài thơ là
tiếng nói thương cảm, xót xa; là sự đề cao, khẳng định khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ
trong xã hội xưa
II- ĐỌC HIỂU
Khái quát: “Tự tình” là kể lể, tâm sự,bày tỏ lòng mình
Bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn vừa phẫn uất trước duyên
phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch
Hai câu đề: “ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”.
- Khoảng thời gian: đêm khuya → thanh tĩnh, vạn vật chìm vào trạng thái nghỉ ngơi →
thích hợp để giải bày tâm sự, nỗi lòng.
- Từ láy tượng thanh “văng vẳng”: chỉ âm thanh từ xa vọng tới → không gian càng thêm
im ắng, tĩnh lặng (MR: “Văng vẳng trong tự tình I” < tự tình II vì được kết hợp thêm
tiếng trống
- “Trống canh dồn(gấp gáp, liên hồi, bước đi vội vã của thời gian)”: vừa gợi ngoại cảnh,
vừa gợi tâm cảnh, báo hiệu sự chuyển giao thường là nhẹ nhàng → cảm nhận sự bẽ àng
của duyên phận
- “ Trơ”: + trơ trọi, lẻ loi, tủi hổ . “Đuốc hoa để đó mặc nàng làm trơ” + bền gan, thách
thức với XHPK
- Sự kết hợp từ độc đáo: “cái” + “hồng nhan”: sự mỉa mai sắc đẹp của người phụ nữ
- Đối: cái hồng nhan (bé nhỏ tp) >< nước non (bao la): sự đối lập giữa thân phận sự nhỏ
bé, cô đơn của nv trữ tình → Sự tủi hổ khi tình duyên không đến, duyên phận không
thành
 Tâm trạng sầu buồn về thân phận, lẻ loi trước không gian rộng lớn mênh mông
Hai câu thực:
- Tìm đến rượu để giải tỏa “Rút dao chém nước nước vẫn chảy/Nâng chén tiêu sầu sầu
càng sâu” (Lí bạch) → HXH không phải ngoại lệ
- Say lại tỉnh: vòng lẩn quẩn, càng nhận rõ nỗi đau thân phận, nhận thức về hiện thực
- Miêu tả ngoại cảnh có sự tương đồng với tình duyên, cuộc đời”
+ quy luật vầng trăng: khuyết-tròn-xế. Trong thơ, trăng vẫn chưa tròn -> đúng với cuộc
đời của HXH: tuổi xuân qua đi nhưng tình duyên vẫn dở dang, lỡ làng với người phụ nữ
tài hoa
 Phận hẩm duyên ôi
Hai câu luận: Khát vọng vượt lên hoàn cảnh
- Bp đảo ngữ: nhấn mạnh hành đọng “xiên ngang”, “đâm toạc”: cá tính ngang ngạnh,
bướng bỉnh -> sức sống mãnh liệt trong tình huống bi thảm => cá tính Hồ Xuân Hương
- “rêu”, “đá”: sự vật mềm yếu nhỏ bé, hèn mọn. Sự tương đồng với người phụ nữ XHC
 Tâm trạng phẫn uất, không cam chịu, phản kháng vươn lên.
Hai câu cuối: rơi vào bi kịch
- Ngán: chán ngán, buông xuôi, bất lực
+ Xuân: mùa xuân: đi rồi trở lại, nhưng tuổi xuân đã qua đi thì không trở lại
+ Lại: thêm lần nữa; sự trở lại
Tuổi xuân ra đi, mùa xuân trở lại nhưng hạnh phúc vẫn chưa đến
 Sự hữu hạn nhỏ bé của kiếp người
- Âm điệu rời rạc: hạnh phúc quá khó đối với người là lẻ “Chém cha cái kiếp lấy chồng
chung/ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”.
- Nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé: mảnh tình không trọn vẹn nhưng lại phải
chia sẻ nên ít ỏi -> xót xa, tội nghiệp
 Tuyệt vọng
Nghệ thuật:
+ tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của HXH
+ Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc mà độc đáo
+ hình ảnh thơ quen thuộc nhưng mạnh mẽ, cá tính
+ Sử dụng thành công biện pháp tu từ
 Phong cách thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Kết bài: Như Thạch Lam đã từng nói: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta
có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch
và phong phú hơn”. Hồ Xuân Hương đã nói lên tiếng lòng chân thật và uất ước của người phụ nữ khi cam
chịu kiếp làm lẻ. Đồng thời, đó cũng là lời phê phán với chế độ đa thê của xã hội phong kiến Những giá
trị nhân đạo ấy đã cho chúng ta biết được rằng hạnh phúc luôn là niềm khao khát đối với mỗi người
không chỉ trong XHPK mà là của mọi thời đại.

You might also like