You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

TRƯỜNG THPT U MINH THƯỢNG MÔN: HÓA HỌC 12.


(Đề kiểm tra có 3 trang) Thời gian: 45 phút.
ĐÊ THAM KHẢO

Họ tên thí sinh:....................................................SBD:.......................Mã đề: 121


Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
(H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64;
Zn = 65;Ag = 108; Ba = 137)
Câu 1: Tên gọi của este HCOOCH3 là
A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl fomat. D. etyl fomat.
Câu 2: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng thu
được sản phẩm gồm axit axetic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là
A. HCOOH. B. CH3OH. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 3: Một este đơn chức X. Cứ 9 gam X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 0,75M. Vậy
công thức cấu tạo của X là( cho: C= 12, O= 16, H=1)
A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOCH3.D. HCOOC2H5.
Câu 4: Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH thu được ancol có công thức

A. C2H4(OH)2. B. C2H5OH. C. CH3OH. D. C3H5(OH)3.
Câu 5: Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch kali hiđroxit (dư) đến khi phản ứng hoàn toàn thu
được 0,92 g glixerol và m gam hỗn hợp Y gồm muối của axit oleic (C17H33COOH) và 3,18 g muối của
axit linoleic (C17H31COOH). Gía trị của a là
A. 7,80 gam. . B. 8,24 gam. C. 16,68 gam. D. 8,82gam.
Câu 6: Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ

A. C2H4O2. B. (C6H10O5)n. C. C12H22O11. D. C6H12O6.
Câu 7: Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,20M.     B. 0,01M.    C. 0,02M.    D. 0,1M.
Câu 8: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, mantozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia
phản ứng tráng gương là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 9: Polisaccarit X là chất rắn, màu trắng, dạng sợi. Trong bông nõn có gần 98% chất X. Thủy phân
X, thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y có tính chất của ancol đa chức. B. X có phản ứng tráng bạc.
C. Phân tử khối của Y bằng 342. D. X dễ tan trong nước.
Câu 10: Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau:
(1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thuỷ phân.
(2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia
phản ứng tráng bạc.
(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ.
(5) Thuỷ phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 11: Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n-5N (n ≥ 6). B. CnH2n+1N (n ≥ 2). C. CnH2n-1N (n ≥ 2). D. CnH2n+3N (n ≥1).
Câu 12: Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch sau đây, dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch:
A. H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH B. H2N-CH2-COOH
C. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH D. C2H5NH2.
Câu 13: Hợp chất H2NCH2COOH có tên là
A. valin. B. lysin. C. alanin. D. glyxin.
Câu 14: X là một -aminoaxit no chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm -COOH. Cho 10,3 gam X tác
dụng với dung dịch HCl dư thu được 13,95 gam muối clohiđrat của X. Công thức cấu tạo thu gọn của
X là
A. CH3CH(NH2)COOH B. H2NCH2COOH
C. H2NCH2CH2COOH D. H3CH2CH(NH2)COOH
Câu 15: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Câu 16: Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(b) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng.
(c) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí.
(d) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 17: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải
phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng
A. trùng ngưng. B. trùng hợp. C. xà phòng hóa. D. thủy phân.
Câu 18: Khi đốt cháy một loại polime thu được CO 2 và H2O theo tỉ lệ mol 1:1. Vậy loại polime nào
dưới đây là phù hợp:
A. Nhựa PVA. B. Cao su buna C. Nhựa PVC D. Nhựa PE
Câu 19: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X
là chất lỏng. Kim loại X là
A. W. B. Cr. C. Pb. D. Hg.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.
Câu 21: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính bazơ. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính khử.
Câu 22: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ca2+. B. Cu2+. C. Fe2+. D. Zn2+.
Câu 23: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với
dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe 3+/Fe2+ đứng
trước Ag+/Ag)
A. Fe, Cu. B. Cu, Fe. C. Ag, Mg. D. Mg, Ag.
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 3,6gam một kim loại M hóa trị II vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít
H2 (đktc). Tên kim loại M đã dùng là ( Cho: Mg = 24; Zn= 65; Fe =56; Ca = 40):
A. Canxi B. Kẽm C. Sắt D. Magie.
Câu 25: Cho các phát biểu sau:
(a). Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái lỏng.
(b). Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.
(c). Thành phần dầu mỡ bôi trơn xe máy có thành phần chính là chất béo.
(d). Thành phần chính của giấy chính là xenlulozơ.
(e). Amilozơ và amilopectin đều cấu trúc mạch phân nhánh.
(f). Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Este isoamyl axetat có mùi chuối chín.
B. Etylen glicol là ancol no, đơn chức, mạch hở.
C. Axit béo là những axit cacboxylic đa chức.
D. Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH.
Câu 27: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bẳng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Quỳ tím Chuyển màu hồng
Y Dung dịch I2 Có màu xanh tím
Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 Kết tủa Ag
T Nước brom Kết tủa trắng
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ. B. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.
C. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin. D. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic.
Câu 28: X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác (trong đó, X, Y đều đơn chức,
Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn
hợp F chỉ chứa 2 muối có tỉ lệ mol 1: 1 và hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ
hỗn hợp ancol này qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu
được CO2, 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử
nhỏ nhất trong E là
A. 3,84% B. 3,92% C. 3,78% D. 3,96%
Câu 29: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và hiđrocacbon Y (số mol X lớn hơn số mol Y). Đốt
cháy hết 0,26 mol E cần dùng vừa đủ 2,51 mol O 2, thu được N2, CO2 và 1,94 mol H2O. Mặt khác, nếu
cho 0,26 mol E tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng HCl phản ứng tối đa là 0,28 mol. Khối lượng
của Y trong 0,26 mol E là
A. 10,32 gam. B. 10,00 gam. C. 12,00 gam. D. 10,55 gam.
Câu 30: Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp R gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần dùng vừa hết 0,87 mol
dung dịch H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y (chứa chất tan là
111,46 gam muối sunfat trung hòa) và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm hai khí không màu, có tỉ khối
so với H2 là 3,8 (biết trong X có một khí hóa nâu trong không khí). Phần trăm khối lượng Mg trong R

A. 10,8%. B. 28,15%. C. 25,51%. D. 31,28%.

---------------Hết -----------------

You might also like