You are on page 1of 19

CHUYÊN ĐỀ 4.

AND - GEN
I. TRỌNG TÂM LÍ THUYẾT.
1. Kiến thức về ADN
- ADN được cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại
nuclêôtit A, T, G, X.
- Phân tử ADN mạch kép luôn có số nuclêôtit loại A = T; G = X. Nguyên nhân là vì ở ADN
mạch kép, A của mạch 1 luôn liên kết với T của mạch 2 và G của mạch 1 luôn liên kết với X của
mạch 2.
- Phân tử ADN xoắn kép có cấu trúc 2 mạch liên kết bổ sung và ngược chiều nhau. Cứ 10 cặp
nuclêôtit tạo nên một chu kì xoắn có độ dài 34 Ăngtron (3,4nm). Gen là một đoạn ADN nên cấu
trúc của gen chính là cấu trúc của 1 đoạn ADN.
- Ở ADN mạch đơn, do A không liên kết bổ sung với T, G không liên kết với X nên A ≠ T; G  ≠
X. Do vậy, ở một phân tử ADN nào đó, nếu thấy A ≠ T hoặc G ≠ X thì đó là ADN mạch đơn.
- Phân tử ADN mạch kép có 2 mạch liên kết bổ sung và ngược chiều nhau. Cho nên khi biết trình
tự các nuclêôtit trên mạch 1 thì sẽ suy ra trình tự các nuclêôtit trên mạch 2.
- ADN của sinh vật nhân thực và ADN của sinh vật nhân sơ đều có cấu trúc mạch kép. Tuy nhiên
ADN sinh vật nhân thực có dạng mạch thẳng còn ADN của sinh vật nhân sơ có dạng mạch vòng
và không liên kết với prôtêin histon. ADN của ti thể, lục lạp có cấu trúc mạch vòng tương tự như
ADN của vi khuẩn.
- Ở trong cùng một loài, hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào là đại lượng ổn định và đặc trưng
cho loài. ADN ở trong tế bào chất có hàm lượng không ổn định (vì số lượng bào quan ti thể, lục
lạp không ổn định, thay đổi tùy từng loại tế bào), do đó hàm lượng ADN trong tế bào chất không
đặc trưng cho loài.
2. Kiến thức về GEN
- Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm. Sản phẩm mà gen mã
hóa là ARN (tARN, rARN) hoặc chuỗi pôlipeptit. Như vậy, về cấu trúc thì gen là 1 đoạn ADN;
về chức năng thì gen mang thông tin di truyền mã hóa cho 1 loại sản phẩm.
- Dựa vào chức năng của sản phẩm người ta chia gen thành 2 loại là gen điều hòa và gen cấu trúc.
Gen điều hòa là những gen mà sản phẩm của nó làm nhiệm vụ điều hòa hoạt động của gen khác.
Gen cấu trúc là những gen còn lại.
- Gen không phân mảnh là gen mà vùng mã hóa của nó liên tục, toàn bộ thông tin di truyền trên
gen được dịch thành axit amin. Gen phân mảnh là gen mà vùng mã hóa không liên tục, có các
đoạn intron xen kẽ các đoạn exon.
- Gen của sinh vật nhân sơ có cấu trúc không phân mảnh còn hầu hết gen của sinh vật nhân thực
đều có cấu trúc phân mảnh.
- Gen phân mảnh có khả năng tổng hợp được nhiều phân tử mARN trưởng thành. Nguyên nhân
là vì khi gen phiên mã thì tổng hợp được mARN sơ khai, sau đó enzim sẽ cắt bỏ các đoạn intron
và nối các đoạn exon theo các cách khác nhau để tạo nên các phân tử ARN trưởng thành.
3. Kiến thức về nhân đôi ADN
- Được gọi là nhân đôi ADN là vì từ 1 phân tử tạo thành 2 phân tử và cả 2 phân tử này hoàn toàn
giống với phân tử ban đầu.
- Quá trình nhân đôi ADN cần nhiều loại enzim khác nhau, trong đó enzirn tháo xoắn làm nhiệm
vụ tháo xoắn và tách 2 mạch của ADN; enzim ADN polimeraza làm nhiệm vụ kéo dài mạch mới
theo chiều từ 5’ đến 3’.
- Mạch mới luôn được tổng hợp kéo dài theo chiều từ 5’ đến 3’ là vì enzim ADN polimeraza có
chức năng gắn nuclêôtit tự do vào đầu 3’OH của mạch polinuclêôtit.
- Trong quá trình nhân đôi, trên mỗi phễu tái bản thì một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch
được tổng hợp gián đoạn. Nếu tính trên cả phân tử thì mạch nào cũng được tổng hợp gián đoạn
(đầu này gián đoạn, đầu kia liên tục).
- Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. Do đó
từ 1 phân tử, sau k lần nhân đôi sẽ tạo ra được 2 k ADN, trong đó có 2 phân tử chứa một mạch của
ADN mẹ đầu tiên.
- Quá trình nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST, từ đó dẫn tới sự phân chia tế bào và
sự sinh sản của cơ thể sinh vật.
II. CÂU HỎI KHÁI QUÁT
Câu 1. Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các đơn phân (các

nuclêôtit)  .
Hãy xác định:
a.         Trình tự các nuclêôtit của đoạn mạch thứ hai.
b.         Số nuclêôtit mỗi loại của đoạn gen này.

c.         Tỉ lệ   ở đoạn mạch thứ nhất, ở đoạn mạch thứ hai và của cả gen.
d.         Số liên kết hiđrô của đoạn gen này.
e.         Số liên kết cộng hoá trị giữa các nuclêôtit ở đoạn gen này.
Hướng dẫn giải
a. Gen có cấu trúc 2 mạch xoắn kép, liên kết bổ sung và có chiều ngược nhau. Do vậy mạch thứ
hai sẽ bổ sung và có chiều ngược lại với mạch thứ nhất.
Đoạn mạch thứ nhất của gen:         
Đoạn mạch thứ 2 phải là:           .
b.         Hai mạch của gen liên kết bổ sung với nhau cho nên số lượng A của mạch này bằng số
lượng T của mạch kia ->  A1 = T2, G1 = X2.
T1 = A2, X1 = G2.
Số nuclêôtit của gen bằng tổng số nuclêôtit trên cả hai mạch.
Cho nên Agen = A1 + A2.
Số nuclêôtit mỗi loại của gen là:
Agen = Tgen = A1 + A2 = A1 + T1 = 3 + 3 = 6.
Ggen = Xgen = G1 + G2 = G1 + X1 = 4 + 5 = 9.

c.        - Tỉ lệ   ở đoạn mạch thứ nhất là: 

- Ở đoạn mạch thứ hai:   (vì A1 = T2 và G1 = X2)

Hai mạch có chiều ngược nhau nên tỉ lệ   ở mạch thứ nhất tỉ lệ nghịch với mạch thứ hai.

- Tỉ lệ   của gen = tổng tỉ lệ này ở cả hai mạch  .

Trên mỗi gen, tỉ lệ   luôn luôn bằng 1.


d.         Hai mạch của gen liên kết bổ sung với nhau bằng các liên kết hiđrô, trong đó A của mạch
này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô, G của mạch này liên kết với X của mạch
kia bằng 3 liên kết hiđrô. Do vậy tổng số liên kết hiđrô của đoạn gen trên là:
2T1 + 2A1 + 3G1 + 3X1 = 2.(A1 + T1) + 3.(G1 + X1)
= 2.(3 + 3) + 3.(4 + 5) = 39 liên kết.
Vì A1 + T1 = Agen, G1 + X1 = Ggen.
Nên tổng số liên kết hiđrô của gen là 2Agen + 3Ggen.
e. Số liên kết cộng hoá trị giữa các nuclêôtit ở đoạn gen này.
Trên mỗi mạch pôlinuclêôtit, hai nuclêôtit đứng kế tiếp nhau liên kết với nhau bằng 1 liên kết
phôtphođieste (liên kết cộng hoá trị) giữa nuclêôtit này với nuclêôtit kế tiếp. Do vậy trên một
mạch có x nuclêôtit thì sẽ có (x - 1) liên kết cộng hoá trị giữa các nuclêôtit.
Đoạn mạch trên có 15 nuclêôtit nên sẽ có 14 liên kết cộng hoá trị, cả 2 mạch của gen sẽ có
2*(15 - 1) = 28 liên kết. Vậy nếu một gen có N nuclêôtit thì số liên kết cộng hóa trị giữa các
nuclêôtit là N - 2.
- Hai mạch của gen có chiều ngược nhau và liên kết theo nguyên tắc bổ sung, cho nên
Agen = Tgen = A1 + T1; Ggen = Xgen = G1 + X1

Nếu   của mạch thứ nhất bằng   thì tỉ lệ này ở mạch thứ hai là  .
Số liên kết hiđrô của gen là 2A + 3G.
- Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit ở trên gen là N – 2.
(N là tổng số nuclêôtit của gen)
Câu 2. Một gen có tổng số 3000 nuclêôtit và ađênin (A) chiếm 20%.
Hãy xác định:
a.         Chiều dài và số chu kì xoắn của gen.
b.         Số nuclêôtit mỗi loại của gen.
c.         Số liên kết hiđrô của gen.
Hướng dẫn giải
a.         Gen là một đoạn phân tử ADN cho nên mỗi chu kì xoắn dài 34 Ăngtron và có 10 cặp
nuclêôtit.
-        Một chu kì xoắn có 10 cặp nuclêôtit (20 nuclêôtit) cho nên số chu kì xoắn

          (chu kì xoắn).


-        Một chu kì xoắn dài 34 Ăngtron cho nên chiều dài của gen bằng số chu kì xoắn nhân với 34
hoặc bằng

         .
Chiều dài của gen là 150. 34 = 5100 Ăngtron .
b.         Tổng số nuclêôtit của gen là A + T + G + X = 100%.
Vì A = T, G = X cho nên A + G = 50%  G = 50% - A = 50% - 20% = 30%.
Số nuclêôtit mỗi loại của gen: A = T = 3000. 20% = 600.
        G = X = 3000.30% = 900.
c.         Số liên kết hiđrô của gen: 2A + 3G = 2.600 + 3.900 = 3900 (liên kết).

Số chu kì xoắn 

(N là tổng số nuclêôtit, L là chiều dài của gen theo đơn vị  ) (Ăngtron)

Câu 3. Một phân tử ADN mạch kép có tỉ lệ  . Trên mạch 1 của ADN có G = A = 10%.
Hãy xác định:
a.         Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN này.
b.         Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1.
Hướng dẫn giải
a.         Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN này.

Tỉ lệ  .

Mà A + G = 50% (1) nên thay   vào (1) ta có 


=>  G = 35%; A= 15%.
Tỉ lệ số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN này là
        A = T = 15%; G = X = 35%.
b.         Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1.
Ta có %A1 + %T1 = 2.%AADN.
Và %G1 + %X1 = 2.%GADN
->  A1 = 10% -> T1 =2.15% -  10% = 20%.
G1 = 10% -> X1 = 2.35% - 10% = 60%.
Câu 4. Một gen có chiều dài 4250 Ăngtron và ađênin (A) chiếm 22,4% số nuclêôtit của gen. Hãy
xác định:
a.         Số chu kì xoắn của gen.
b.         Số nuclêôtit mỗi loại của gen.
c.         Số liên kết hiđrô của gen.
a. Một chu kì xoắn có chiều dài 34 Angtron cho nên số chu kì xoắn của gen = 4250 : 34 = 125
chu kì xoắn.
b.         Số nuclêôtit mỗi loại của gen

- Tổng số nuclêôtit của gen  .


Số nuclêôtit mỗi loại: A = T = 2500 * 22,4% = 560
        G = X = 2500 * 27,6% = 690.
c. Số liên kết hiđrô của gen:
Vì gen có cấu trúc là một đoạn phân tử ADN có 2 mạch liên kết bổ sung, trong đó A liên kết với
T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.
->  Tổng liên kết hiđrô của gen là
        2A + 3G = 2 * 560 + 3 * 690 = 3190 liên kết.
Câu 5. Một gen có tổng số 5472 liên kết hiđrô và trên mạch 1 của gen có T = A; X = 2T; G = 3A.
Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen.
Hướng dẫn giải
- Trên mạch 1 của gen có T1 = A1; X1 = 2T1; G1 = 3A1
-        Gen có 5472 liên kết hiđrô : 2A + 3G = 1824
->  2(A1 + T1) + 3.(G1 + X1) = 5472 (1)
Thay T1 = A1; X1 = 2T1; G1 = 3A1 vào phương trình (1) ta được:
2.(A1 + A1) + 3.(3A1 + 2A1) = 19A1 = 5472 → A1 = 5472 : 19 = 288
-> T1 = 288, G1 = 864, X1 = 576.
-        Số nuclêôtit mỗi loại của gen B là
A = T = A1 + T1 = 288 + 288 = 576
G = X = G1 + X1 = 864 + 576 = 1440.
Câu 6. Một phân tử ADN vi khuẩn có chiều dài 34.106 Angtron và có tổng số 24.106 liên kết
hiđrô. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần. Hãy xác định:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN.
b.         Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi.
c.         Số phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường.
d.         Số liên kết cộng hỏa trị được hình thành giữa các nuclêôtit trong quá trình nhân đôi của
ADN.
Hướng dẫn giải
a. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN.
- Một cặp nuclêôtit có chiều dài 3,4 Angtron nên tổng số nuclêôtit của phân tử ADN là

          (nuclêôtit)
Ta có hệ phưong trình:        2A + 2G = 20.107         (1)
                2A + 3G = 24.107        (2)
- Giải ra ta được số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN là
        A = T = 30%.2.107 = 6.106; G = X = 20%.2.107 = 4.106
b. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình tự nhân đôi.
Khi nhân đôi, nguyên liệu được lấy từ môi trường để cấu tạo nên các phân tử ADN con. Do vậy
số nuclêôtit mà môi trường cung cấp bằng số nuclêôtit có trong các ADN con trừ số nuclêôtit có
trong phân tử ADN ban đầu.
Amt = Tmt = AADN.(2k - 1).                Amt = Tmt = 6.106.(22 - 1) = 18.106
Gmt = Xmt = GADN.(2k - 1).                Gmt = Xmt = 4.106.(22 - 1) = 12.106
c.         Số phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường.
Khi phân tử ADN nhân đôi k lần thì sẽ tạo ra 2 k phân tử ADN, trong số các phân tử ADN con thì
luôn có 2 phân tử ADN mang một mạch của ADN mẹ.
Do vậy, số ADN có cấu tạo hoàn toàn mới là 2k - 2 = 22 - 2 = 2 (phân tử).
d.         Số liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nuclêôtit.
-        Trong quá trình nhân đôi, liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nuclêôtit trên
mạch mới. Do vậy, số liên kết cộng hóa trị mới được hình thành bằng số liên kết cộng hóa trị
giữa các nuclêôtit trên các mạch mới.
-        Tổng số liên kết cộng hóa trị trên 2 mạch của ADN là N = 2.10 7. (Vì ADN của vi khuẩn có
dạng mạch vòng nên tổng số liên kết cộng hóa trị bằng tổng số nuclêôtit của ADN).
-        Tổng số mạch ADN mới bằng 2.(2k - 1), (trong đó k là số lần nhân đôi)
-        Tổng số liên kết cộng hóa trị được hình thành là:
        2.107.(22 - 1 ) = 6.107 (liên kết).
Câu 7. Một phân tử ADN được cấu tạo từ các nucleotit có N 15 nhân đôi 3 lần trong môi trường
chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N 15 và tiếp tục tiến
hành nhân đôi 5 lần. Hãy xác định:
a) Có bao nhiêu phân tử ADN có N14?
b) Có bao nhiêu phân tử AND chỉ có N15?
Hướng dẫn giải
Công thức giải nhanh:
Một phân tử ADN đưọc cấu tạo từ các nucleotit có N 15 nhân đôi m lần trong môi trường chỉ
có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N 15 và tiếp tục tiến
hành nhân đôi n lần thì số phân tử ADN có N14 = 2m + 1 − 2. Số phân tử ADN chỉ có N15 = tổng
số phân tử ADN con − tổng số phân tử ADN có N14 = 2m + n − (2m + 1 − 2) = 2m + n + 2 − 2m + 1.
Chứng minh:
a) Số phân tử ADN có N14 = 2m + 1 - 2.
-        Ở m lần nhân đôi trong môi trường có N14, số phân tử ADN được tạo ra là 2m.
-        Trong tổng số 2m phân tử ADN này, có 2 mạch phân tử có N15 và số mạch phân tử ADN có
        N14 = 2 *  2m - 2 = 2m + 1  - 2.
b) Số phân tử chỉ chứa N15 = 2m + n + 2 - 2m + 1.
-        Ở n lần nhân đôi tiếp theo trong môi trường có N 15, số phân tử ADN được tạo ra là
2m * 2n = 2m + n phân tử.
-        Tổng số ADN chỉ có N15 = 2m + n - (2m + 1 - 2) = 2m + n + 2 - 2m + 1.
Áp dụng công thức giải nhanh ta có:
a) Số phân tử ADN có N14 = 2m + 1 - 2 = 23 + 1 - 2 = 14 phân tử.
b) Số phân tử ADN chỉ có
N15 = 2m + n + 2 - 2m + 1 = 23 + 5 + 2 - 23 + 1 = 28 + 2 - 24 = 242.
Ví dụ vận dụng: Một phân tử ADN được cấu tạo từ các nucleotit có N15 nhân đôi 2 lần trong môi
trường chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có  và tiếp tục
tiến hành nhân đôi 3 lần. Hãy xác định:
a) Có bao nhiêu phân tử ADN có N14?
b) Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ có N15?
Hướng dẫn trả lời:
Áp dụng công thức giải nhanh ta có:
a) Số phân tử ADN có N14 = 2m + 1 - 2 = 22 + 1 - 2 = 2 phân tử.
b) Số phân tử ADN chỉ có N15 =
= 2m + n + 2 - 2m + 1 = 22 + 3 + 2 - 22 + 1 = 25 + 2 - 23 = 26.
Câu 8. Có 10 phân tử ADN được cấu tạo từ N 15 tiến hành nhân đôi đôi 2 lần trong môi trường chỉ
có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N 15 và tiếp tục tiến hành
nhân đôi 3 lần. Hãy xác định:
a) Số phân tử ADN có N14 là bao nhiêu?
b) Số phân tử ADN chỉ có N15 là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Công thức giải nhanh:
Có a phân tử ADN được cấu tạo từ N 15 tiến hành nhân đôi đôi m lần trong môi trường chỉ
có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N 15 và tiếp tục tiến
hành nhân đôi n lần thì số phân tử ADN có N 14 = a * (2m + 1 - 2); số phân tử chỉ có N15 =
a * (2m + n + 2 - 2m + 1).
Chứng minh:
a) Số phân tử ADN có N14 = a * (2m + 1 - 2).
-        Ở m lần nhân đôi trong môi trường có N14, số phân tử ADN được tạo ra là a * 2m.
-        Trong tổng số a * 2m phân tử ADN này, có số mạch phân tử ADN chứa N 15 là 2a; Số mạch
phân tử ADN có N14 = 2a * 2m - 2a = a.(2m + 1 - 2).
b) Số phân tử chỉ chứa N15 = a* (2m + n + 2 - 2m + 1).
-        Ở n lần nhân đôi tiếp theo trong môi trường có N15, số phân tử ADN được tạo ra là
        a * 2m * 2n = a * 2m + n phân tử.
-        Tổng số ADN chỉ được cấu tạo từ N15 =
        = a * 2m + n - a * (2m + 1 - 2) = a * (2m + n + 2 - 2m + 1).
Vận dụng công thức giải nhanh, ta có:
a) Số phân tử ADN có N14 = a * (2m + 1 - 2) = 10 * (22 + 1 - 2) = 60 phân tử.
b) Số phân tử có N15 = a * (2m + n + 2 - 2m + 1) = 10 * (22 + 3 + 2 - 22 + l ) = 260 phân tử.
Ví dụ vận dụng: Có 5 phân tử ADN được cấu tạo từ N 15 tiến hành nhân đôi đôi 3 lần trong môi
trường chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N 15 và tiếp tục
tiến hành nhân đôi 5 lần. Hãy xác định:
a) Số phân tử ADN có N14 là bao nhiêu?
b) Số phân tử ADN chỉ có N15 là bao nhiêu?
Hướng dẫn trả lời:
Vận dụng công thức giải nhanh, ta có:
a) Số phân tử ADN có N14 = a* (2m + 1 - 2) = 5 * (23 + 1 - 2) = 70 phân tử.
b) Số phân tử có N15 = a * (2m + n + 2 - 2m + 1) = 5 * (23 + 5 + 2 - 23 + l) = 1210 phân tử.
III. CÂU HỎI RÈN LUYỆN
1. Các câu hỏi, bài tập minh họa
Câu 1. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau
đây là không đúng?
        A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân
tử ADN.
        B. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn
mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ
        C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược
lại.
        D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân
đôi (đơn vị tái bản).
Câu 2. Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của
ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
        (1) Có sự hình thành các đoạn Okazaki.
        (2) Nuclêôtit mới tổng hợp được liên kết vào đầu 3’ của mạch mới.
        (3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.
        (4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
        (5) Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
        (6) sử dụng 8 loại nuclêôtit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu.
 A. 5.        B. 4.        C. 3.        D. 6.
Câu 3. Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền đưọc truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
        A. giảm phân và thụ tinh.                B. nhân đôi ADN.
        C. phiên mã.                D. dịch mã.
Câu 4. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, kết luận nào sau đây không đúng?
         A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
        B. Enzim ADN polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
        C. Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.
        D. Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ mạch mới được tổng hợp gián
đoạn
Câu 5. Khi nói về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp phân tử, phát biểu
nào sau đây là đúng?
         A. Enzim ADN polimeraza là loại enzim có khả năng tháo xoắn và xúc tác cho quá trình
nhân đôi của ADN.
        B. Enzim ARN polimeraza là loại enzim có khả năng tháo xoắn và tách 2 mạch của phân tử
ADN.
        C. Enzim ligaza có chức năng lắp ráp các nuclêôtit tự do của môi trường vào các đoạn
Okazaki.
        D. Enzim ADN polimeraza có chức năng tổng hợp nuclêôtit đầu tiên và mở đầu mạch mới.
Câu 6. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN?
         A. Ở mạch khuôn 5’ - 3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn và cần nhiều đoạn mồi.
        B. Sự tổng hợp mạch mới trên cả hai mạch khuôn đều cần đoạn mồi.
        C. Enzim ligaza hoạt động trên cả hai mạch khuôn.
        D. Ở mạch khuôn 3’ - 5’, mạch mới được tổng hợp liên tục và không cần đoạn mồi.
Câu 7. Ở một loài động vật, hàm lượng ADN trên các NST của một tế bào đang ở kì sau của
giảm phân II là x. Hỏi hàm lượng ADN trên NST trong tế bào sinh dưỡng của loài này khi đang ở
kì sau của nguyên phân là bao nhiêu?
         A. x.         B. 4x.        C. 2x.        D. 0,5x.
Câu 8. Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 62 mạch
pôlinuclêôtit mới. Khẳng định nào sau đây không đúng?
         A. Tất cả các mạch đơn nói trên có trình tự bổ sung với nhau từng đôi một.
        B. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 31 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu
của môi trường nội bào.
        C. Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 5 lần liên tiếp.
        D. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 30 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu
của môi trường nội bào.

Câu 9. Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ   thì
tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là
         A. 10%.        B. 40%.         C. 20%.        D. 25%.
Câu 10. Ở một gen, trên mạch 1 có số nuclêôtit loại A chiếm 12%, số nuclêôtit loại T chiếm 18%

tổng số nuclêôtit của mạch. Tỉ lệ   của gen là


A. 3/7        B. 7/3         C. 2/3        D. 3/2
Câu 11. Một phân tử ADN mạch kép có số nuclêôtit loại X chiếm 12% và trên mạch 1 của ADN
có A = G = 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Tỉ lệ các loại nuclêôtit A : T : G : X trên mạch 1 của
ADN là
A. 5 : 14 : 5 : 1.        B. 14 : 5 : 1 : 5.        C. 5 : 1 : 5 : 14.        D. 1 : 5 : 5 : 14.
Câu 12. Một gen có chiều dài 3570 Angtron và số nuclêôtit loại ađênin (loại A) chiếm 20%. Sổ
nuclêôtit mỗi loại của gen là        
        A. A = T = 420; G = X = 630.        B. A = T = 714; G = X = 1071.
        C. A = T = 210; G = X = 315.        D. A = T = 600; G = X = 900.
Câu 13. Một gen có 105 chu kì xoắn và số nuclêôtit loại guanin (loại G) chiếm 28%. Tổng số
liên kết hiđrô của gen là
        A. 1344.        B. 2688.        C. 357.        D. 2562.
Câu 14. Một gen có 85 chu kì xoắn và số nuclêôtit loại guanin (loại G) chiếm 24%. Số nuclêôtit
loại A của gen là        
         A. 442.        B. 408.        C. 357.        D. 170.

Câu 15. Một gen có chiều dài 4080 Angtron và số tỉ lệ  . Số liên kết hiđrô của gen là
        A. 2400.        B. 2880.        C. 720.        D. 480.

Câu 16. Trên mạch 1 của gen có tỉ lệ A : T : G : X = 3 : 2 : 2 : 1. Tỉ lệ   của gen là


        A. 1/4        B. 3/5        C. 3/8         D. 5/3
Câu 17. Một gen có chiều dài 4080 Angtron và trên mạch thứ hai của gen có tỉ lệ A : T : G : X =
3 : 1 : 2 : 4. Số nuclêôtit loại A của gen là
         A. 720.         B. 960.        C. 480.        D. 1440.
Câu 18. Một gen có tổng số 1288 hên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có số nuclêôtit loại T =
1,5A; có G = A + T; có X = T − A. Số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của gen là
         A. 92A ; 138T; 230G; 46X.        B. 138A; 92T; 46G; 230X.
        C. A= T = 230; G = X = 276.        D. 70A; 105T; 175G; 35A.
Câu 19. Một gen có tổng số 3240 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có tỉ lệ A : T : G : X = 1
: 2 : 3:4. số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của gen là
         A. 120A; 360T; 240G; 480X.        B. 120A; 240T; 360G; 480X.
        C. A = T = 360; G = X = 860.        D. 480A; 360T; 240G; 120A.
Câu 20. Một gen có chiều dài 2040 Angtron. Trên mạch hai của gen có số nuclêôtit loại A = 4T;
có G = A − T; có X = 2T. Số nuclêôtit mỗi loại của gen là
         A. A = T = 120; G = X = 480.        B. A = T = 480; G = X = 120.
        C. A = T = 360; G = X = 240.        D. A = T = G = X = 300.
Câu 21. Một gen có tổng số 96 chu kì xoắn. Trên một mạch của gen có số nuclêôtit loại A = 2T;
có G = 3T; có X = G − T. Tổng số liên kết hiđrô của gen là
        A. 5320.        B. 2520.        C. 4480.        D. 2240.
Câu 22. Một gen có tổng số 90 chu kì xoắn. Trên một mạch của gen có số nuclêôtit loại A = 4T;
có G = 3T; có X = T. Tổng số liên kết hiđrô của gen là
         A. 2200.        B. 2520.        C. 4400.        D. 1100.
Câu 23. Một gen có chiều dài 4080 Angtron và có số nuclêôtit loại ađênin bằng 20% tổng
nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có A = 25%, mạch 2 của gen có X = 40% số lượng nuclêôtit
của mỗi mạch, số lượng từng loại nuclêôtit trên mạch 1 của gen là
        A. 135A; 225T; 180X; 360G.        B. 225T; 135A; 360X; 180G.
        C. 180A; 300T; 240X; 480G.        D. 300A; 180T; 240X; 480G.
Câu 24. Một gen có tổng số 4256 liên kết hiđrô. Trên mạch hai của gen có số nuclêôtit loại T
bằng số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 2 lần số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp
3 lần số nuclêôtit loại A. Số nuclêôtit loại T của gen là
        A. 448.        B. 224.        C. 112.        D. 336.
Câu 25. Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch hai của gen có số nuclêôtit loại T
bằng số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 2 lần số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp
3 lần số nuclêôtit loại A. Gen nhân đôi 3 lần, số nuclêôtit loại A mà môi trường cung cấp cho gen
nhân đôi là
         A. 1568.        B. 784.        C. 3136.        D. 336.
Câu 26. Một phân tử ADN vi khuẩn có chiều dài 4080 Angtron và có A = 2G. Phân tử ADN này
nhân đôi liên tiếp 5 lần. Số nuclêôtit loại G mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là
         A. 12800.        B. 12400.        C. 24800.        D. 24400.
Câu 27. Cho 1 vi khuẩn (vi khuẩn này không chứa plasmit và ADN của nó được cấu tạo từ N 15)
vào môi trưòng nuôi chi có N14. Sau 5 thế hệ sinh sản, người ta thu lấy toàn bộ các vi khuẩn, phá
màng tế bào của chúng để thu lấy các phân tử ADN. Trong các phân tử ADN này, loại ADN chỉ
có N15 (không có N14) chiếm tỉ lệ
        A. 1/15         B. 0/32        C. 1/32        D. 1/31
Câu 28. Phân tử ADN ở vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E. coli này sang
môi trường chỉ có N14 thì sau 5 lần tự sao, trong số các phân tử ADN con có bao nhiêu phân tử
AND         còn chứa N15?
         A. 4.        B. 2.        C. 6.        D. 8.

Câu 29. Một phân tử ADN mạch kép có tỉ lệ  , khi phân tử này nhân đôi liên tiếp 3 lần,
tỉ lệ các loại nuclêôtit môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen là        
         A. A = T = 18,75%; G = X = 31,25%.        B. A + T = 31,25%; G + X = 18,75%.
        C. A = T = 31,25%; G = X = 18,75%.        D. A + T = 18,75%; G + X = 31,25%.
2. Các câu hỏi, bài tập được trích từ đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng
Câu 1. (Đại học năm 2012) Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có
tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4 thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là
        A. 10%.        B. 40%.        C. 20%.        D. 25%.
Câu 2. (Cao đẳng năm 2014): Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên
         A. hoocmôn insulin.        B. ARN pôlimeraza.        C. ADN pôlimeraza.        D. Gen.
Câu 3. (Cao đẳng năm 2014): Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây không đúng?
        A. Gen ở ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
        B. Ở các loài sinh sản vô tính, gen ngoài nhân không có khả năng di truyền cho đời con.
        C. Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi, phiên mã và bị đột biến.
        D. Gen ngoài nhân được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là A, T, G, X.
Câu 4. (Cao đẳng năm 2014): Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân
ở tế bào nhân thực là
        A. đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN
ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X.
        B. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có
dạng vòng.
        C. các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên
tắc bổ sung.
        D. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi pôlinuclêôtit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân
thực gồm hai chuỗi pôlinuclêôtit.
Câu 5. (Đại học năm 2011): Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900
nuclêôtit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại
guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtỉt của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
        A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150.        B. A = 750; T = 150, G = 150 X = 150.
        C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150.        D. A = 450; T = 150; G = 150 X = 750.
Câu 6. (Đại học năm 2012): Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có
số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số
nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là
         A. 448.        B. 224.        C. 112.        D. 336.
Câu 7. (TS năm 2012) Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN
pôlimeraza là
         A. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.
        B. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
        C. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
        D. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.
Câu 8. (TS năm 2012) Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế
bào con nhờ cơ chế
         A. giảm phân và thụ tinh.                B. nhân đôi ADN.
        C. phiên mã.                D. dịch mã.
Câu 9. (Đề thi TS Đại học năm 2011) Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân
đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là
        A. số lượng các đơn vị nhân đôi.        B. nguyên liệu dùng để tổng hợp.
        C. chiều tổng hợp.                D. nguyên tắc nhân đôi.
Câu 10. (Đề thi TS Đại học năm 2013) Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các
gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng?
        A. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên
mã thường khác nhau.
        B. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên
mã thường khác nhau.
        C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên
mã thường khác nhau.
        D. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng
nhau.
Câu 11. (TS năm 2015): Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử
ADN?
        A. Ađênin.        B. Timin.        C. Uraxin.        D. Xitôzin.
Câu 12. (TS năm 2015): Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
        A. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
        B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
        C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
        D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
Câu 13. (TS năm 2015): Ở sinh vật nhân thực, các gen trong cùng một tế bào
        A. luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
        B. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
        C. thường có cơ chế biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn phát triển của cơ thể.
        D. tạo thành một nhóm gen liên kết và luôn di truyền cùng nhau.
Câu 14. (TS năm 2017, mã đề 216). Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nuclêôtit và số
nuclêôtit loại A chiếm 15% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 có 150 nuclêôtit loại T và số
nuclêôtit loại G chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
        I. Mạch 1 của gen có G/X = 3/4.
        II. Mạch 1 của gen có (A + G) = (T + X).
        III. Mạch 2 của gen có T = 2A.
        IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 2/3.
        A. 3.        B. 2.        C. 4.        D. 1.
Câu 15. (TS năm 2017, mã đề 220). Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch
mã?
        A. 5’AGX3’.        B. 5’GGA3’.        C. 5’XAA3’.        D. 5’AUG3’.
Câu 16. (TS năm 2017, mã đề 220). Một gen dài 425 nm và có tổng số nuclêôtit loại A và
nuclêôtit loại T chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và
số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
        I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3.
        II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72.
        III. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28.
        IV. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X.
        A. 1.        B. 3.        C. 2.        D. 4.
Câu 17. (TS năm 2017, mã đề 222). Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch
mã?
        A. 5’XAA3’.         B. 5’GGA3’.        C. 5’AUG3’.        D. 5’AGX3’.
Câu 18. (TS năm 2017, mã đề 222). Một gen dài 425 nm và có tổng số nuclêôtit loại A và
nuclêôtit loại T chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và
số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
        I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3.
        II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72.
        III. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28.
        IV. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X.
        A. 1.        B. 3.        C. 2.        D. 4.
Câu 19. (TS năm 2017, mã đề 223). Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm
20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X
chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26.
II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41.
III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3.
IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7.
        A. 2.        B. 4.         C. 3.        D. 1.        
BẢNG ĐÁP ÁN
1. Các câu hỏi, bài tập minh họa
1-B 2-A 3-B 4-B 5-B 6-D 7-C 8-B 9-B 10-A
11-A 12-A 13-B 14-B 15-B 16-D 17-C 18-A 19-B 20-D
21-B 22-A 23-D 24-A 25-A 26-B 27-B 28-B 29-C
Câu 1: Đáp án B
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trong nhân tế bào, ở pha S của chu kì tế bào bào. Dưới tác
động của enzim tháo xoắn làm hai mạch đơn tách nhau ra để lộ hai mạch đơn. Sau đó ADN
polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn để tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung: A liên
kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại. -> C đúng.
- Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ - 3’ nên trên mạch khuôn
3’ - 5’ thì mạch mới bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5’ - 3’ thì mạch mới
bổ sung được tổng hợp gián đoạn tạo thành các đoạn Okazaki, sau đó nhờ enzim ligaza nối các
đoạn Okazaki lại với nhau. Bắt đầu từ vị trí khởi sự sao chép thì quá trình tháo xoắn và sao chép
được diễn ra về hai phía của gen nên trên mỗi mạch gốc thì một nửa mạch mới được tổng hợp
liên tục còn ở nửa còn lại mạch mới được tổng hợp gián đoạn nên trong hai mạch đơn mới đều có
sự tác động của enzim nối ligaza -> B sai.
- Một điểm khác biệt về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân thực là ở sinh vật
nhân sơ chỉ có một đơn vị tái bản (replicon), còn ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản. -
> D đúng.
Như vậy, so với chiều trượt của enzim tháo xoắn thì mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có
chiều 3’ - 5’ -> C đúng.
-> Đáp án B.
Câu 2: Đáp án A
Trong 6 đặc điểm nói trên thì điểm khác biệt là số đơn vị tái bản (số điểm khởi đầu quá trình
nhân đôi). Phân tử ADN của sinh vật nhân thực có kích thước lớn nên có nhiều điểm khởi đầu tái
bản để làm tăng tốc độ tái bản ADN. Các đặc điểm còn lại đều giống nhau ở quá trình nhân đôi
của tất cả các phân tử ADN.
-> Trong 6 đặc điểm trên thì có 5 đặc điểm chung -> Đáp án A đúng.
(Ở đặc điểm số (6), nhân đôi ADN sử dụng 8 loại nuclêôtit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên
liệu là vì hình thành đoạn ARN mồi cần 4 loại nuclêôtit A, U, G, X).
-> Đáp án A.
Câu 3: Đáp án B
Cơ chế truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử gồm có quá trình tái bản của ADN và quá
trình phiên mã, dịch mã. Quá trình tái bản (nhân đôi) của ADN sẽ truyền đạt thông tin di truyền
từ nhân của tế bào mẹ sang nhân của tế bào con. Quá trình phiên mã và dịch mã sẽ truyền đạt
thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất, nhờ đó mà thông tin di truyền lưu trữ trên ADN được
biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể sinh vật. Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh giúp
truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ cơ thể. → Đáp án B.
Câu 4: Đáp án B
Trong 4 phương án nêu trên thì chỉ có phương án B sai. Vì enzim ADN polimeraza không làm
nhiệm vụ tháo xoắn ADN, việc này do enzim tháo xoắn thực hiện. -> Đáp án B.
Câu 5: Đáp án B
- Trong 4 kết luận thì kết luận B là đúng. Vì trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeaza là
enzim có khả năng thoá xoắn và tách 2 mạch của ADN.
- Kết luận A sai vì enzim ADN polimeaza không có khả năng tháo xoắn.
- Kết luận C sai vì enzim ligaza là enzim nối.
- Kết luận D sai vì ADN polimeaza không thể tự tổng hợp nuclêôtit đầu tiêu để mở đầu mạch
mới -> Đáp án B.
Câu 6: Đáp án D
- Kết luận A đúng, ở mạch khuôn có chiều 5’  3’ do ngược chiều với chiều hoạt động của
enzim ADN-polimeraza nên mạch mới được tổng hợp một cách gián đoạn, gồm nhiều đoạn
Okazaki, mỗi đoạn Okazaki cần một đoạn mồi.
- Kết luận B đúng vì enzim ADN-pilimeraza không tự tổng hợp được mạch polinuclêôtit mới nếu
không có gốc 3’OH tự do, do đó cần đoạn mồi là một đoạn poliribonuclêôtit do enzim ARN-
polimeraza tổng hợp nên.
- Kết luận C đúng vì mỗi đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y, các enzim ở mỗi chạc hoạt động
ngược chiều nhau. Ở chạc thứ nhất nếu mạch khuôn này là mạch có mạch bổ sung được tổng hợp
gián đoạn thì ở chạc thứ hai, mạch khuôn kia lai là mạch có mạch bổ sung với nó được tổng hợp
gián đoạn. Do đó ở cả 2 mạch khuôn đều có sự hoạt động của enzim ligaza.
- Kết luận D sai vì tổng hợp mạch này cũng cần có đoạn mồi.
-> Đáp án D.
Câu 7: Đáp án C
- Đối với loài có bộ NST là 2n thì ở kì sau giảm phân II bộ NST trong tế bào là 2n đơn (điêu này
đồng nghĩa với việc hàm lượng ADN trong tế bào ở kì sau giảm phân II bằng hàm lượng ADN
trong tế bào ở trạng thái không phân chia). Vậy hàm lượng ADN trong tế bào ở trạng thái không
phân chia là x.
- Ở kì sau nguyên phân, bộ NST của tế bào là 4n đơn = 2 -> hàm lượng ADN ở trạng thái không
phân chia.
- Vậy hàm lượng ADN trong tế bào sinh dưỡng của loài khi đang ở kì sau nguyên phân = 2x.
-> Đáp án C.
Câu 8: Đáp án B
- Phân tử ADN sau khi nhân đôi đã tạo ra 62 mạch polinuclêôtit mới ⇒ tổng số mạch
polinuclêôtit tạo ra sau khi nhân đôi là (62 + 2) = 64 mạch Vây sau khi nhân đôi đã tạo ra 32
phân tử ADN.
=> Phân tử ADN ban đầu đã nhân đôi 5 lần liên tiếp -> Đáp án C đúng
- Trong các ADN con được tạo ra có 2 phân tử ADN mang 1 mạch có nguồn gốc từ môi trường
ban đầu, do đó chỉ có 30 phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội
bào => D đúng, B sai.
- Tất cả các mạch đơn mới được tạo ra ở trên đều dược tạo thành nhờ nguyên tắc bổ sung và
nguyên tắc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi ADN do đó chúng sẽ có trình tự bổ sung từng
đôi một với nhau => A đúng.
=> Đáp án B.
Câu 9: Đáp án B

Tỉ lệ  .
Mà A + G = 50% (1) nên thay G = 4A vào (1) ta có A + 4A = 5A = 50%
-> A = 10% > G = 4A = 40%.
-> Đáp án B.
Câu 10: Đáp án A

Tỉ lệ  => Đáp án A.
Câu 11: Đáp án A
- Số nuclêôtit loại X của ADN chiếm 12% tổng số nuclêôtit của ADN -> Số nuclêôtit loại A của
ADN chiếm 38%.
- Số nuclêôtit loại X của ADN chiếm 12%N => X1 + G1 = 24%N1 (vì N = 2N1)
- Số nuclêôtit loại A của ADN chiếm 38%N => A1 + T1 = 76%N1.
- Trên mạch 1, tỉ lệ số nuclêôtit mỗi loại là
        A1 = 20% -> T1 = 76% - 20% = 56%.
        G1 = 20% ->  X1 = 24% - 20% = 4%.
Như vậy, tỉ lệ các loại nuclêôtit A : T : G : X trên mạch 1 của ADN là
        20% : 56% : 20% : 4% = 5 : 14 : 5 : 1 => Đáp án A.
Câu 12: Đáp án A

- Tổng số nuclêôtit của gen  .


Vì A = T, G = X cho nên A + G = 50% => G = 50% - A = 50% - 20% = 30%.
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen: A = T = 2100 * 20% = 420.
        G = X = 2100 * 30% = 630.
Câu 13: Đáp án B
- Một chu kì xoắn có 10 cặp nuclêôtit (20 nuclêôtit) cho nên tổng số nuclêôtit của gen là
        = 105 * 20 = 2100.
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen: G = X = 2100 * 28% = 588;
        A = T = 2100 * 22% = 462
Số liên kết hiđrô của gen: 2A + 3G = 2 * 462 + 3 * 588 = 2688 (liên kết).
Câu 14: Đáp án B
- Một chu kì xoắn có 10 cặp nuclêôtit (20 nuclêôtit) cho nên tổng số nuclêôtit của gen là
        = 85 * 20 = 1700.
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen:
G = X = 1700 * 24% = 408; A = T = 1700 8 26% = 442.
Câu 15: Đáp án B

- Áp dụng công thức:   (nuclêôtit).

- Theo đề ra ta có:  ; tức là A = 1,5G.


- Vậy, A = T = 720; G = X = 480.
Câu 16: Đáp án D

Tỉ lệ  . => Đáp án D.
Câu 17: Đáp án C

- Áp dụng công thức:   (nuclêôtit).

- Trong gen ta có:  .


Câu 18: Đáp án A
- Tổng số liên kết hiđrô của gen là 2Agen + 3Ggen = 1288.
Mà Agen = A1 + T1, Ggen = G1 + X1.
Nên ta có: 2Agen + 3Ggen = 2(A1 + T1) + 3(G1 +X1)= 1288.
- Trên mạch 1 có T1 = 1,5A1; G1 = A1 + T1 = 2,5A1; X1 = T1 - A1 = 0,5A1.
- Nên ta có: 2(A1 + 1,5A1) + 3(2,5A1 + 0,5A1) = 2(2,5A1) + 3(3A1) = 1288

= 5A1 +9A1 = 14A1 = 1288 =>   .


- Số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 là:
A1 =92; T1 = 92 * 1,5 = 138;
G1 = 92 * 2,5 = 230; X1 = 92 * 0,5 = 46.
Câu 19: Đáp án B
Ta có 2A + 3G = 3240 = 2(A1 + T1) + 3(G1 + X1)
.
=> A1 = 120, T1 = 240, G1 = 360, X1 = 480.
Câu 20: Đáp án D

- Tổng số nuclêôtit của mạch 2 là 


-> A2 + T2 + G2 + X2 = 400.
- Theo bài ra ta có A2 = 4T2; G2 = A2 - T2 = 3T2; X2 = 2T2
-> A2 + T2 + G2 + X2 = 4T2 + T2 + 3T2 + 2T2 = 10T2 = 600

.
- Số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 2 là:
T2 = 60; A2 = 60 * 4 = 240; G2 = 60 * 3 = 180; X2 = 60 * 2 = 120
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen
Agen = Tgen = A2 + T2 = 60 + 240 = 300.
Ggen = Xgen = G2 + X2 = 120 + 1 80 = 300.
Câu 21: Đáp án B
- Tổng số nuclêôtit của gen là = 96 * 20 = 1920.
- Tổng số nuclêôtit của một mạch gen là 1920 : 2. = 960
-> A2 + T2 + G2 + X2 = 960.
- Theo bài ra ta có A2 = 2T2; G2 = 3T2; X2 = G2 - T2 = 2T2
-> A2 + T2 + G2 + X2 = 2T2 + T2 + 3T2 + 2T2 = 8T2 = 960.

.
- Số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 2 là:
T2 = 120; A2 = 120 * 2 = 240; G2 = 120 * 3 = 360; X2 = 120 * 2 = 240.
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen
        Agen= Tgen = A2 + T2 = 240 + 120 = 360.
        Ggen = Xgen = G2 + X2 = 360 + 240 = 600.
Tổng số liên kết hiđrô của gen = 2A + 3G = 2 * 360 + 3 * 600 = 2520.
Câu 22: Đáp án A
- Tổng số nuclêôtit của gen là = 90 * 20 = 1800.
- Tổng số nuclêôtit của một mạch gen là 1800 : 2 = 900
-> A2 + T2 + G2 + X2 = 900.
- Theo bài ra ta có A2 = 4T2; G2 = 3T2; X2 = T2
-> A2 + T2 + G2 + X2 = 4T2 + T2 + 3T2 + T2 = 9T2 = 900.

- Số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 2 là:


T2 = 100; A2 = 100 * 4 = 400; G2 = 100 * 3 = 300; X2 = 100
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen
        Agen = Tgen = A2 + T2 = 400 + 100 = 500.
        Ggcn = Xgen = G2 + X2 = 300 + 100 = 400.
Tổng số liên kết hiđrô của gen = 2A + 3G = 2 * 500 + 3 * 400 = 2200.
Câu 23: Đáp án D

- Tổng số nuclêôtit của gen   nu


- Số nuclêôtit mỗi loại của gen
A = T = 2400 * 20% = 480; G = X = 2400 * 30% = 720.
- Số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của gen:
A1 = 25% * 1200 = 300; G1 = X2 = 40% * 1200 = 480.
Vì: Agen = A1 + T1 nên T1 = Agen - A1 = 480 - 300 = 180.
Ggen = G1 + X1 nên X1 = Ggen - G1 = 720 - 480 = 240.
Vậy trên mạch 1 có 300A; 180T; 240X; 480G.
Câu 24: Đáp án A
- Tổng số liên kết hiđrô của gen là 2Agen + 3Ggen = 4256.
Mà Agen = A2 + T2, Ggen = G2 + X2.
Nên ta có 2Agen + 3Ggen = 2(A2 + T2) + 3(G2 + X2) = 4256.
- Bài ra cho biết trên mạch 2 có T2 = A2; X2 = 2T2; G2 = 3A2 → G2 = 3T2.
- Nên ta có: 2(A2 + T2) + 3(G2 + X2) = 2(T2 + T2) + 3(2T2 +3T2) = 4256.
= 4T2 +15T2 = 19T2 = 4256.

.
Số nuclêôtit loại T của gen: Tgen = A2 + T2 = 224 + 224 = 448.
Câu 25: Đáp án A
- Tổng số liên kết hiđrô của gen là: 2Agen + 3Ggen = 2128.
Mà Agen = A2 + T2, Ggen = G2 + X2.
Nên ta có 2Agen + 3Ggen = 2(A1 + T1) + 3(G1 + X1) = 2128.
- Bài ra cho biết trên mạch 2 có T2 = A2; X2 = 2T2; G2 = 3A2 -> G2 = 3T2
-Nên ta có: 2(A2 + T2) + 3(G2 + X2) = 2(T2 + T2) + 3(2T2 +3T2) = 4256
= 4T2 +15T2 = 19T2 = 4256

Số nuclêôtit loại A của gen:


Agen= A2 + T2 = 112+ 112 = 224.
Gen nhân đôi 3 lần, số nu loại A mà môi trường cung cấp là
AMT = 224 * (23 – 1) = 224 * 7 = 1568 => Đáp án A.
Câu 26: Đáp án B
- Một cặp nuclêôtit có chiêu dài 3,4 Angtron nên tổng số nuclêôtit của ADN là

 (nuclêôtit)  =>  A + G = 1200 mà A = 2G

 (nuclêôtit)
Khi nhân đôi 5 lần, nguyên liệu được lây từ môi trường để cấu tạo nên các phân tử ADN con. Do
vậy số nuclêôtit loại G mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là
Gmt = Xmt = GADN.(2k - 1) = 400.(25 - 1) = 12400.
Câu 27: Đáp án B
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn nên phân tử ADN ban đầu có 2
mạch thì mỗi mạch sẽ đi vào ADN con. Trong số các phân tử ADN con luôn có 2 phân tử còn
chứa một mạch ADN ban đầu.
- Phân tử ADN ban đầu có N15 nên trong số các ADN con thì luôn có 2 phân tử còn mang một
mạch ADN cũ (có N15) và một mạch mới (có N14). Vì vậy không còn phân tử nào còn có N15.
Câu 28: Đáp án B
- Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn, mỗi phân tử ADN con có cấu
trúc hai mạch, trong đó một mạch của phân tử ADN mẹ và một mạch được tổng hợp từ các đơn
phân của môi trường.
- Vi khuẩn E. coli sống ở môi trường chỉ có nitơ phóng xạ N15 cho nên ADN của nó được cấu tạo
từ các nuclêôtit chứa N15. Khi chuyển vi khuẩn sang sống ở môi trường có nitơ N 14, các phân tử
ADN này nhân đôi (tự sao) thì các nuclêôtit của mạch ADN mới sẽ được cấu tạo từ N 14.
- Phân tử ADN nhân đôi 5 lần thì tạo ra 2 5 = 32 ADN mới nhưng trong số các ADN mới này luôn
có hai phân tử mang một mạch của ADN mẹ ban đầu. Nếu một phân tử ADN nhân đôi k lần thì
trong số 2k phân tử ADN con luôn có 2 phân tử, trong đó mỗi phân tử mang một mạch của ADN
ban đầu.
Câu 29: Đáp án C

-           (1)
Mặt khác ta lại có A + G = 0,5        (2)
Giải (1), (2) ta được A = 31,25% và G = 18,75%.
Do đó khi gen này nhân đôi liên tiếp 3 lần thì tỉ lệ các loai nu mà môi trường cung cấp cho gen
là:
A = T = 31,25%; G = X = 18,75%.
=> Đáp án C.
2. Các câu hỏi, bài tập được trích từ đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng
1-B 2-B 3-B 4-C 5-D 6-B 7-C 8-B 9-A 10-A
11-C 12-A 13-C 14-C 15-D 16-A 17-C 18-C 19-C
Câu 1: Đáp án B
- Tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4 -> A/G = 1/4. -> G = 4A.
Mà ở ADN mạch kép, A + G = 50%. -> A = 10%; G = 40%.
Câu 2: Đáp án B
- Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên ADN. Gen là một đoạn ADN nên gen được cấu trúc từ các
đơn phân nuclêôtit.
- Hoocmôn insulin, enzim ARN pôlimeraza, enzim ADN pôlimeraza là các loại prôtêin (prôtêin
được cấu trúc từ các đơn phân là axit amin).
Câu 3: Đáp án B
- Trong các phát biểu nói trên thì chỉ có phát biểu B sai. Vì ở các loài sinh sản vô tính, gen ngoài
nhân được phân chia cho tế bào con nên được di truyền cho đời con.
- Các phương án A, C, D đều đúng.
Câu 4: Đáp án C
- Tất cả các ADN đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, từ 4 loại đơn phân A, T, G, X.
- Tất cả các ADN đều được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.
- Tất cả các ADN ở trong tế bào sinh vật đều có cấu trúc mạch kép (gồm 2 mạch).
- Điểm khác biệt cơ bản giữa ADN nhân sơ với ADN nhân thực là ADN nhân sơ có dạng mạch
vòng còn ADN nhân thực có dạng mạch thẳng.
Câu 5: Đáp án D
H = 2A + 3G = 3900 và G = 900 nên tính được A = 600.
Tổng số nuclêôtit của mạch 1 là = A + G = 600 + 900 = 1500.
        %A1 = 30% -> A1 = 30% * 1500 = 450 nu, T1 = A2 = A - A1 = 150
        %G1 = 10% -> G1 = 10% * 1500 = 150.
Câu 6: Đáp án B
- Tổng số liên kết hiđrô của gen là 2Agen + 3Ggen = 2128.
Mà Agen = A1 + T1, Ggen = G1 + X1.
Nên ta có 2Agen + 3Ggen = 2(A1 + T1) + 3(G1 + X1) = 2128.
- Bài ra cho biết trên mạch 1 có T1 = A1; G1 = 2A1; X1 = 3T1 → X1 = 3A1.
- Nên ta có: 2(A1 + T1) + 3(G1 + X1) = 2(A1 + A1) + 3(2A1 +3A1) = 2128.
= 4T1 + 15T1 = 19T1 =2128.
Số nuclêôtit loại A của gen: Agen= A1 + T1 = 112+ 112 = 224.
Câu 7: Đáp án C
- Enzim ADN pôlimeraza có vai trò tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn
của ADN. → Đáp án C.
- Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN là chức năng của enzim tháo xoăn
ADN.
- Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục là chức năng của enzim ligaza.
- Tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN là chức năng của enzim tháo xoắn.
Câu 8: Đáp án B
Câu 9: Đáp án A
Vì ADN của sinh vật nhân thực có kích thước rất lớn nên việc hình thành nhiều đơn vị nhân đôi
sẽ giúp rút ngắn thời gian nhân đôi ADN còn ADN của sinh vật nhân sơ có kích thước bé nên chỉ
cần 1 điểm khởi đầu nhân đôi.
- Nguyên liệu dùng để tồng hợp thì đều sử dụng 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X.
- Chiều tổng hợp (chiều kéo dài mạch mới) giống nhau (đều có chiều từ 3’ đến 5’).
- Nguyên tắc nhân đôi giống nhau (đều theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn).
Câu 10: Đáp án A
- Trong cùng một tế bào, các gen trong nhân có số lần nhân đôi bằng nhau. Nguyên nhân là vì khi
tế bào phân chia thì tất cả các ADN và NST đều thực hiện nhân đôi. Tế bào nguyên phân k lần thì
các ADN, NST nhân đôi bấy nhiêu lần. => A hoặc D đúng.
- Các gen có số lần phiên mã khác nhau. Nguyên nhân là vì sự phiên mã của gen phụ thuộc vào
chức năng hoạt động của gen. Trong cùng một tế bào, có gen thường xuyên phiên mã nhưng có
gen không phiên mã. => A hoặc B hoặc C đúng. => Chỉ có A đúng.
Câu 11: Đáp án C
ADN chỉ có 4 loại đơn phân là A. T, G, X; không có U => Đáp án C.
Câu 12: Đáp án A
Đáp án A sai vì enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ - 3’ chứ
không phải là 3’ - 5’.
Câu 13: Đáp án C
- A sai. Vì nếu các gen cùng nằm trên 1 cặp NST thì liên kết với nhau.
- B sai. Vì các gen khác nhau thì sẽ có số lượng, thành phần, trình tự nuclêôtit khác nhau.
- C đúng. Vì mỗi gen chỉ biểu hiện ở một giai đoạn nhất định, theo những cơ chế khác nhau.
- D sai. Vì nếu các gen này nằm trên các NST khác nhau thì không tạo thành nhóm gen liên kết.
Câu 14: Đáp án C
Cả 4 phát biểu đều đúng. -> Đáp án C.
N = 3000 Nu và A = 15% -> A = T = 450 Nu, G = X = 1050 Nu.
Mạch 1 có A1 = 300, T1 = 150, G1 = 450, X1 = 600.
Mạch 2 có A2= 150, T2 = 300, G2 = 600, X2= 450.
Ta có:
- G1/X1 = 450 : 600 = 3/4. -> I đúng.
- (A1 + G1) = 300 + 450 = 750; (T1 + X1) = 150 + 600 = 750. -> II đúng.
- T2 = 300; A2 = 150. → T2 = 2A2 -> III đúng.
- (A2 + X2)/(T2 + G2) = (150 + 450)/(300 + 600) = 600 : 900 = 2/3.
-> IV đúng.
Câu 15: Đáp án D
Cođon quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã là 5’AUG3’
=> Đáp án D.
Câu 16: Đáp án A
Chỉ có III đúng => Đáp án A.

Gen có chiêu dài = 425 nm -> Tổng số nu =   (nu)


        A + T = 40% -> A = T = 20%.
Số nu loại A = T = 20% * 2500 = 500 (nu)
 G = X = 1250 - 500 = 750 (nu)
T1 = 220. -> A1 = 500 - 220 = 280.
X1 = 20% * 1250 = 250. => G1 = 700 - 250 = 500.
* Thay số vào ta có:
- Mạch 1 của gen có G/X = 500/ 250 = 2/1. -> I sai.
- Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = (220 + 500)/(280 + 250) =
        = 720/530 = 72/53. => II sai.
- Mạch 2 của gen có G/T = 250/280 = 25/28. ->  III đúng.
- Mạch 2 của gen có số nuclêôtit loại X = 500/1250 = 0,4 = 40%.
=> IV sai.
Câu 17: Đáp án C
Côđon quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã là 5’AUG3’ => Đáp án C.
Câu 18: Đáp án C
Chỉ có III đúng. => Đáp án C.
Gen có chiều dài = 425 nm = 4250 Angtron . =>Gen có 2500 Nu
        A + T = 40% * 2500 = 1000 => A = T = 500
=> G = X = 750.

 => I sai.

Mạch 2 có   => II sai.

 => III đúng.
X2 = G1 =500 = 40% số nu của mạch => IV sai.
Câu 19: Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. => Đáp án c.
Tồng số Nu của gen là 2400.
- G = X = 0,2 * 2400 = 480 => A = T = 720.
- T1 = A2 = 200
- X1 = G2 = 0,15 * 1200 = 180.
- T2 = A1 = 720 - 200 = 520.
- G1 = X2 = 1200 - 180 - 200 - 520 = 300.
- Mạch 1 có:
        + A/G = 520/300 = 26/15 => I sai.
        + (T + X)/(A + G) = 380/820 = 19/41 -> II đúng
- Mạch 2 của gen có:
        + A/X=200/300 = 2/3 -> III đúng
        + (A + X)/(T + G) = 500/700 = 5/7 -> IV đúng.

You might also like