You are on page 1of 3

Thầy Vương Văn Huệ - Trường THPT Chuyên ĐHSP.

Trang 1/3 - Mã đề: 136


LUYỆN TẬP VỀ ADN
Mã đề: 136

Câu 1. Một đoạn phân tử ADN có tổng số 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hidro. Đoạn ADN này …
A. Dài 4080Ǻ. B. Có 600 Adenin.
C. Có 5998 liên kết photphodieste. D. Có 300 chu kì xoắn.
Câu 2. Điểm sai khác cơ bản giữa các loại đơn phân cấu trúc nên ADN là
A. Khối lượng phân tử. B. Thành phần bazo nito.
C. Khả năng mang thông tin di truyền. D. Kích thước phân tử.
Câu 3. ADN có chức năng …
A. Lưu trữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
B. Cấu trúc nên tính trạng trên cơ thể sinh vật.
C. Cấu trúc nên enzim, hoocmon và kháng thể.
D. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan.
Câu 4. Khi nói về cấu trúc không gian của ADN, điều nào sau đây không đúng?
A. Có cấu trúc hai mạch xoắn kép, đường kính vòng xoắn 20Ǻ.
B. Hai mạch của ADN xếp song song và ngược chiều nhau.
C. Các cặp bazo nito liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
D. Chiều dài của một chu kì xoắn là 3,4Ǻ, gồm 10 cặp nuclêôtit.
Câu 5. Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các đơn phân 5'-ATTGGX-3', đoạn mạch kia sẽ là
A. 3'-TAAXXG-5'. B. 5'-UAAXXG-3'. C. 3'-UAAXXG-5'. D. 5'-TAAXXG-3'.
Câu 6. Một đoạn ADN có 39000 liên kết hidro và 20% Adenin. Đoạn ADN này có …
A. Dài 40800Ǻ. B. Có 24000 bazo nito. C. 9000 Guanin. D. 7800 Adenin.
Câu 7. Một gen có tổng số 150 chu kì xoắn và Adenin chiếm 30% tổng số nuclêôtit. Tổng số liên kết hidro của
gen này là
A. 3000. B. 3100. C. 3600. D. 3900.
Câu 8. Trong 4 loại đơn phân của ADN, 2 loại đơn phân có kích thước nhỏ là
A. Guanin và Xitozin. B. Adenin và Guanin. C. Timin và Xitozin. D. Timin và Adenin.
Câu 9. Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
A. 3000. B. 1800. C. 2400. D. 2040.
Câu 10. Trong mỗi nuclêôtit, bazo nito và nhóm photphat liên kết theo thứ tự vào hai nguyên tử cacbon nào của
đường ribozo?
A. C1' và C5'. B. C5' và C1'. C. C5' và C3'. D. C3' và C5'.
Câu 11. Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số liên kết hidro giữa các cặp nuclêôtit là 3900. Trong gen, hiệu
số nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác bằng 300. Tỉ lệ (A+T)/(G+X) của gen là
A. 1,50. B. 0,60. C. 0,50. D. 0,67.
Câu 12. Một phân tử ADN mạch kép có số nuclêôtit loại A bằng 12%. Tỉ lệ (A+T)/(G+X) trên mạch 2 của gen

A. 6/19. B. 3/25. C. 19/6. D. 3/7.
Câu 13. Ở một gen, trên mạch 1 có số nuclêôtit loại A chiếm 12%, số nuclêôtit loại T chiếm 18% tổng số
nuclêôtit của mạch. Tỉ lệ (A+T)/(G+X) của gen là
A. 3/2. B. 3/7. C. 7/3. D. 2/3.
Câu 14. Trên mạch 1 của gen có tỉ lệ A: T: G: X = 3:2:2:1. Tỉ lệ (A+T)/(G+X) của gen là
A. 1/4. B. 3/8. C. 5/3. D. 3/5.
Câu 15. Một gen có chiều dài 4080 Å và trên mạch thứ hai của gen có tỉ lệ A:T:G:X= 3:1:2:4. Số nuclêôtit loại
A của gen là
A. 720. B. 960. C. 1440. D. 480.
Câu 16. Một gen có 3240 liên kết hidro. Trên mạch 1 của gen có tỉ lệ A:T:G:X=1:2:3:4. Số nuclêôtit mỗi loại
trên mạch 1 của gen là
A. 480A; 360T; 240G; 120X. B. 120A; 240T; 360G; 480X.
C. A=T=360; G=X=860. D. 120A; 360T; 240G; 480X.
Thầy Vương Văn Huệ - Trường THPT Chuyên ĐHSP. Trang 2/3 - Mã đề: 136
Câu 17. Một gen có 4256 liên kết hidro. Trên mạch 2 của gen có số nuclêôtit loại T bằng số nuclêôtit loại A; số
nuclêôtit loại X gấp 2 lần số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 3 lần số nuclêôtit loại A. Số nuclêôtit loại T
của gen là
A. 112. B. 224. C. 336. D. 448.
Câu 18. Một gen có tổng số 2128 liên kết hidro. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit
loại T, số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số
nuclêôtit loại A của gen là
A. 112. B. 224. C. 448. D. 336.
Câu 19. Trong phân tử axit nuclêic phân tử cacbon nào của đường đêoxiribozo gắn với photphat, với nhóm OH
và với bazo nito?
A. C1' với bazo nito, C3' với OH, C5' với photphat. B. C3' với bazo nito, C1' với OH, C5' với photphat.
C. C5' với bazo nito, C3' với OH, C1' với photphat. D. C2' với bazo nito, C3' với OH, C5' với photphat.
Câu 20. Tỉ số nào trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng loài?
A. (A+T)/(G+X). B. (A+G)/(T+X). C. (G+T)/(T+X). D. (A+X)/(T+X).
Câu 21. Phân tích vật chất di truyền của một chủng gây bệnh cúm ở gà thì thấy rằng vật chất di truyền của nó là
một phân tử axit nucleic được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân với tỉ lệ mỗi loại là 23%A; 26%U; 25%G; 26%X.
Loại vật chất di truyền của chủng gây bệnh này là
A. ARN mạch kép. B. ARN mạch đơn. C. ADN mạch đơn. D. ADN mạch kép.
Câu 22. Vật chất di truyền của một chủng gây bệnh ở người là một phân tử axit nucleic có tỉ lệ các loại
nuclêôtit gồm 22%A, 22%T, 27%G, 29%X. Vật chất di truyền của chủng virut này là
A. ARN mạch đơn. B. ADN mạch kép. C. ARN mạch kép. D. ADN mạch đơn.
Câu 23. DH2008. Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là (A+G)/(T+X)=1/2. Tỉ lệ này ở
mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là
A. 2,0. B. 0,2. C. 0,5. D. 5,0.
Câu 24. DH2009. Một gen của sinh vật nhân sơ có Guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một
mạch của gen này có 150 Adenin và 120 Timin. Số liên kết hidro của gen là
A. 1080. B. 1020. C. 1120. D. 990.
Câu 25. CD2010. Phân tích thành phần hóa học của một axit nucleic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau:
A=20%; G=35%; T=20%. Axit nucleic này là
A. ARN có cấu trúc mạch đơn. B. ADN có cấu trúc mạch kép.
C. ARN có cấu trúc mạch kép. D. ADN có cấu trúc mạch đơn.
Câu 26. DH2011. Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nuclêôtit loại G. Mạch 1 của
gen có số nuclêôtit loại A chiếm 30% và số nuclêôtit loại G chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit
mỗi loại ở mạch 1 của gen này là
A. A=150;T=450; G=750;X=150. B. A=450; T=150; G=750; X=150.
C. A=450; T=150; G=150; X=750. D. A=750; T=150; G=150; X=150.
Câu 27. CD2011. Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số
nuclêôtit mỗi loại của gen trên là
A. A=T=300; G=X=1200. B. A=T=600; G=X=900.
C. A=T=1200; G=X=300. D. A=T=900; G=X=600.
Câu 28. DH2012. Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X)=1/4
thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là
A. 25%. B. 20%. C. 40%. D. 10%.
Câu 29. CD2012. Một gen ở vi khuẩn E.coli có 2300 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại X chiếm 22% tổng số
nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại T của gen là
A. 322. B. 506. C. 480. D. 644.
Câu 30. Ở ADN mạch kép, số nuclêôtit loại A luôn bằng số nuclêôtit loại T, nguyên nhân là vì
A. Hai mạch của ADN xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau.
B. ADN nằm ở vùng nhân hoặc nằm ở trong nhân tế bào.
C. Hai mạch của ADN xoắn kép và A với T là 2 loại bazo lớn.
D. Hai mạch của ADN xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A.
AG
Câu 31. Nếu như tỉ lệ ở một sợi của chuỗi xoắn kép phân tử ADN là 0,2 thì tỉ lệ đó ở sợi bổ sung là
TX
A. 0,5. B. 5. C. 2. D. 0,2.
Thầy Vương Văn Huệ - Trường THPT Chuyên ĐHSP. Trang 3/3 - Mã đề: 136
Câu 32. Phân tích vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật gây bệnh thì thu được kết quả ở bảng sau:
Chủng gây bệnh Loại nu (%)
A T U G X
Số 1 10 10 0 40 40
Số 2 20 30 0 20 30
Số 3 22 0 22 27 29
Số 4 35 35 0 16 14
Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Vật chất di truyền của chủng số 4 là ADN mạch đơn.
B. Vật chất di truyền của chủng số 3 là ARN mạch kép.
C. Vật chất di truyền của chủng số 2 là ADN mạch đơn.
D. Vật chất di truyền của chủng số 1 là ADN mạch kép.
Câu 33. Phân tích thành phần các loại nuclêôtit trong một mẫu ADN lấy từ một bệnh nhân người ta thấy như
sau: A=22%; G=20%; T=28%; X=30%. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. ADN của người bệnh đã bị biến đổi bất thường do tác nhân gây bệnh.
B. ADN của người bệnh đang nhân đôi.
C. ADN này không phải là ADN của tế bào người bệnh.
D. ADN này là của sinh vật nhân sơ gây bệnh cho người.
Câu 34. Người ta tách được một đoạn gen của 1 loài thực vật. Tỉ lệ các loại nuclêôtit trong đoạn gen đó có thể

A. 42%A; 42%G; 8%U; 8%X. B. 20%A; 30%G; 20%T; 30%X.
C. 42%A; 8%G; 42%U; 8%X. D. 12%A; 38%G; 22%T; 28%X.
Câu 35. Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ
nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A=36oC; B=78oC;
C=55oC; D=83oC; E=44oC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các
loại (A+T)/ tổng nuclêôtit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
A. AECBD. B. DBCEA. C. DEBAC. D. ABCDE.
Câu 36. Một gen có 240 chu kì xoắn, tổng số nuclêôtit loại T với loại nuclêôtit loại khác chiếm 40% tổng số
nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có A chiếm 20%; X chiếm 25% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit trên
mạch 2 của gen là
A. 480X; 840G; 600A; 480T. B. 480A; 840G; 600X; 480T.
C. 480G; 840T; 600X; 480A. D. 480A; 840X; 600G; 480T.
Câu 37. Một phân tử ADN nằm trong ti thể của tế bào nhân thực có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số
nuclêôtit của gen; số nuclêôtit loại X là 45.105. Nhận xét nào sau đây không đúng với ADN nói trên?
A. Tổng số liên kết photpho đieste giữa các nuclêôtit là 30.106 - 2.
B. Số liên kết hidro là 195.105.
C. Phân tử ADN nặng 45.108 đvC.
D. Số nuclêôtit loại A=T=30.105.
Câu 38. Một mạch của gen dài 5100 Ǻ, có tỉ lệ các loại nuclêôtit là A:T:G:X=1:2:3:4. Nhận xét nào sau đây
đúng với gen nói trên?
A. Số nuclêôtit mỗi loại của gen là A=T=450; G=X=1050.
B. Tỉ lệ các loại nuclêôtit trên mạch bổ sung của gen là X:G:T:A=4:3:2:1.
C. Số liên kết photpho đieste giữa các nuclêôtit của gen là 5998.
D. Số chu kì xoắn của gen là 75.
Câu 39. Điểm nhiệt độ mà ở đó hai mạch của phân tử ADN tách ra thì gọi là nhiệt độ nhóng chảy cảu ADN. Có
4 phân tử ADN đều có chiều chiều dài nhưng tỉ lệ các loại nuclêôtit khác nhau. Hỏi phân tử nào sau đây có nhiệt
độ nóng chảy cao nhất?
A. Phân tử ADN có A chiếm 30%. B. Phân tử ADN có A chiếm 20%.
C. Phân tử ADN có A chiếm 40%. D. Phân tử ADN có A chiếm 10%.
AT 2
Câu 40. Trên 1 mạch của gen có tỉ lệ các loại nuclêôtit là  . Tỉ lệ này trên mạch bổ sung của gen là
G X 3
A. 4/9. B. 9/4. C. 2/3. D. 3/2.

You might also like