You are on page 1of 7

Thầy Lê Đình Hưng hungspsinh@gmail.

com

^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ĐỀ KIỂM TRA – MÔN SINH HỌC – MÃ ĐỀ 101 ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^
Câu 1: Trong một mạch đơn ADN, nuclêôtit sau sẽ gắn vào nuclêôtit đứng trước ở vị trí nào?
A. Cacbon 5’ của đường C5H10O5. B. Cacbon 5’ của đường C5H10O4.
C. Cacbon 3’ của đường C5H10O4. D. Cacbon 3’ của đường C5H10O5.
Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, bộ ba nào sau đây mã hóa axit amin mêtiônìn?
A. 5’UAA3’. B. 5’UUA3’. C. 5’UGU3’. D. 5’AUG3’.
Câu 3: Mỗi gen cấu trúc gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá và vùng kết thúc. Vùng mã
hoá
A. mang tín hiệu kết thúc phiên mã. B. mang thông tin mã hoá các axit amin.
C. mang tín hiệu kết thúc dịch mã. D. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã.
Câu 4: Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại A trên mạch khuôn liên kết với loại nuclêôtit nào ở môi
trường nội bào?
A. G. B. T. C. X. D. A.
Câu 5: Tất cả các loài sinh vật hiện này đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này
chứng tỏ mã di truyền có tính
A. phổ biến. B. thoái hóa. C. liên tục. D. đặc hiệu.
Câu 6: Quá trình tự nhân đôi của ADN, enzim ADN pôlimeraza có vai trò
A. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn của ADN.
B. tháo xoắn phân tử ADN.
C. tách 2 mạch của phân tử ADN.
D. tháo xoắn phân tử ADN, tách 2 mạch ADN và lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với các
nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn của ADN.
Câu 7: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong mỗi chạc hình chữ Y, các mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’.
B. Các đoạn Okazaki sau khi được tổng hợp xong sẽ được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
C. Trong mỗi chạc hình chữ Y, trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên
các đoạn ngắn.
D. Quá trình nhân đôi ADN trong nhân tế bào là cơ sở cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể.
Câu 8: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng điều hoà nằm ở
A. đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
B. đầu 3’ của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã.
C. đầu 3’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
D. đầu 5’ của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã.
Câu 9: Một bộ ba chỉ mã hoá cho 1 loại axit amin, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính
A. thoái hoá. B. phổ biến. C. đặc hiệu. D. liên tục.
Câu 10: Gen B ở vi khuẩn gồm 2000 nuclêôtit, trong đó có 600 ađênin. Theo lí thuyết, gen B có 800 nuclêôtit
loại
A. guanin và timin. B. xitôzin và timin. C. ađênin và timin. D. guanin và xitôzin.

Trang 1/7 - Mã đề 101


Thầy Lê Đình Hưng hungspsinh@gmail.com

Câu 11: Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa có một đơn vị nhân đôi như hình vẽ. O là điểm bắt đầu tháo xoắn
để hình thành 2 chạc chữ Y về 2 phía; I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN. Trong các đoạn mạch I, II,
III, IV, đoạn nào có mạch đơn mới được tổng hợp gián đoạn?

A. I và III. B. I và II. C. II và III. D. I và IV.


Câu 12: Mạch thứ nhất của gen có trình tự nuclêôtit là 3’AAAXXAGGGTGXAAAXXAGGGTGX5’. Tỉ lệ
A +G
ở mạch thứ 2 của gen là bao nhiêu,
T +X
A. 1/4. B. 1. C. 1/2. D. 2.
Câu 13: Khi phân tích thành phần nucleotit của phân tử AND mạch kép. Kết quả phân tích nào sau đây đúng?
A. Ađenin 30% - Xitôzin 20% - Guanin 20% - Uraxin 30%.
B. Ađênin 20% - Xitôzin 33% - Guanin 17% - Uraxin 30%.
C. Ađênin 20% - Xitôzin 33% - Guanin 17% - Timin 30%.
D. Ađênin 30% - Xitôzin 20% - Guanin 20% - Timin 30%.
Câu 14: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại T của
phân tử này là bao nhiêu?
A. 10%. B. 25%. C. 40%. D. 20%.
Câu 15: Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên một mạch là A= 70; G= 100; X= 90; T=
80. Gen này nhân đôi một lần, số nuclêôtit loại A mà môi trường cung cấp là bao nhiêu?
A. 70. B. 150. C. 190. D. 80.
Câu 16: Hình nào sau đây biểu diễn đúng quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E. Coli ? 

A. B. B. A. C. D. D. C.

Trang 2/7 - Mã đề 101


Thầy Lê Đình Hưng hungspsinh@gmail.com

Câu 17: Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch 1 có %A - %X = 10% và %T - %X = 30%, trên mạch 2 có %X
- %G = 20%. Theo lí thuyết, trong tổng số nuclêôtit trên mạch 1, số nuclêôtit loại X chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 30%. B. 40%. C. 20%. D. 10%.
Câu 18: Một gen ở sinh vật nhân sơ gồm 1200 cặp nuclêôtit trong đó có 480 nuclêôtit loại ađênin. Trên mạch 1
của gen có ađênin chiếm 10% số nuclêôtit của mạch, trên mạch 2 có 300 nuclêôtit loại guanin. Tỉ lệ
(A+X)/(G+T) của mạch 1 là
A. 1/3. B. 2/3. C. 5/7. D. 7/13.
Câu 19: Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch thứ nhất có số nuclêôtit loại T và X lần lượt chiếm 20% và 40%
số nuclêôtit của mạch; trên mạch thứ hai có số nuclêôtit loại X chiếm 15% số nuclêôtit của mạch. Tỉ lệ nuclêôtit
loại A ở mạch thứ nhất so với tổng số nuclêôtit của mạch là bao nhiêu?
A. 15%. B. 20%. C. 10%. D. 25%.
Câu 20: Côđon nào sau đây mã hóa axit amin?
A. 5’UAA3’. B. 5’UGA3’. C. 5’UUA3’. D. 5’UAG3’.
Câu 21: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen
này có 150 Ađênin và 120 Timin. Số liên kết hiđrô của gen là bao nhiêu?
A. 1120. B. 1080. C. 990. D. 1020.
Câu 22: Câu nào dưới đây nói về hoạt động của enzim ADN pôlimezara trong quá trình nhân đôi là đúng?
A. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp từng mạch
một, hết mạch này đến mạch khác.
B. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp cả 2 mạch
cùng một lúc.
C. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp một mạch
liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn thành các đoạn Okazaki.
D. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp cả 2 mạch
cùng một lúc.
A+ T 2
Câu 23: Hai gen có chiều dài bằng nhau và chỉ khác biệt ở 1 cặp nuclêôtit. Gen I có tỉ lệ = . Gen II có
G+ X 3
A+ T
tỉ lệ = 65,2 % . Khi nói về 2 gen này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
G+ X
I. Số nuclêôtit loại A của gen I nhiều hơn số nuclêôtit loại T của gen II.
II. Số nuclêôtit loại T của gen I nhiều hơn số nuclêôtit loại A của gen II.
III. Số nuclêôtit loại G của gen I nhiều hơn số nuclêôtit loại X của gen II.
IV. Số nuclêôtit loại X của gen I nhiều hơn số nuclêôtit loại G của gen II.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24: Một nhà hoá sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN.
Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường
kết cặp với nhiều phân đoạn ADN gồm vài trăm nuclêôtit. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn
hợp thành phần gì?
A. Nuclêôtit. B. Enzim nối. C. ADN pôlimeraza. D. Enzim tháo xoắn.
Câu 25: Xét 4 gen trong nhân của một tế bào, khi nhân đôi một số lần liên tiếp trong các tế bào con có 512
chuỗi pôlinuclêôtit mang các gen trên. Biết các gen trên thuộc các ADN khác nhau. Xác định số lần nhân đôi
của các gen nói trên:

Trang 3/7 - Mã đề 101


Thầy Lê Đình Hưng hungspsinh@gmail.com

A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 26: Phân tích vật chất di truyền của 4 chủng viut gây bệnh thì thu được số liệu sau.

Biết virut gây nên dịch bệnh Covid 19, SARS-CoV-2 thuộc nhóm virut có thành phần axit nuclêic là ARN. Vậy
SARS-CoV-2 là chủng gây bệnh số bao nhiêu?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27: Một gen của vi khuẩn dài 510 nm, trên mạch thứ nhất của có A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. Một trong hai
mạch của gen có 150 nuclêôtit loại T. Khi nói về gen này, có bao nhiêu phát biểu sai trong số các phát biểu
sau?
I. Mạch 2 của gen có G = 2A.
II. Mạch 2 của gen có A = 2T.
III. Gen có 3150 liên kết hiđrô giữa các cặp nuclêôtit G-X.
IV. Gen có tỉ lệ A/G = 7/3.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28: Có bao nhiêu phát biểu sai trong số các phát biểu sau?
I. Khi so sánh các đơn phân của ADN và ARN, chỉ có nuclêôtit T và nuclêôtit U khác nhau, các đơn phân còn
lại là A và A, G và G, X và X đều có cấu trúc giống nhau.
II. Nuclêôtit loại A trong ARN sẽ có phân tử khối lớn hơn nuclêôtit loại A trong ADN.
III. Có 5 loại bazơ nitơ cấu tạo nên các nuclêôtit của ADN và ARN.
IV. Có 8 loại nuclêôtit trong các axit nuclêic.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29: Hai gen M và N đều có cấu trúc mạch kép, tự nhân đôi một số lần liên tiếp tạo ra một số gen con. Số
mạch đơn được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường trong các gen con là 44. Số lần tự nhân đôi của các
gen M, N lần lượt là:
A. 3 và 4 hoặc 4 và 3. B. 4 và 5 hoặc 5 và 4. C. 2 và 5 hoặc 5 và 2. D. 2 và 4 hoặc 4 và 2.
Câu 30: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
I. Enzim ADN pôlimeraza có chức năng liên kết các nuclêôtit tự do của môi trường với các nuclêôtit mạch gốc.
III. Tính theo chiều tháo xoắn, trong một chạc hình chữ Y, ở mạch khuôn 3’-5’ sẽ hình thành các đoạn Okazaki.
IV. Tính theo chiều tháo xoắn, trong một chạc hình chữ Y, ở mạch khuôn 5’-3’, mạch mới được tổng hợp liên
tục.
V. Quá trình nhân đôi của ADN được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
Số nhận định đúng là?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 31: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tính theo chiều tháo xoắn, trong một chạc hình chữ Y, ở mạch khuôn có chiều 3’ - 5’ không có sự tham gia
của enzim nối.
II. ADN polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
Trang 4/7 - Mã đề 101
Thầy Lê Đình Hưng hungspsinh@gmail.com

III. Sự nhân đôi ADN diễn ra trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào.
IV. Tính theo chiều tháo xoắn, trong một chạc hình chữ Y, ở mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ thì mạch mới được
tổng hợp gián đoạn.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 32: Khi nói về gen cấu trúc, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
I. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlinuclêôtit hay một phân tử
mARN.
II. Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc, có trình tự nuclêôtit để liên kết với ADN polimeraza.
III. Vùng mã hóa mang thông tin mã hóa các axit amin.
IV. Vùng kết thúc, nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc chứa trình tự nuclêôtit kết thúc dịch mã.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33: Khi nói về mã di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mã di truyền là mã bộ ba, được đọc từ một điểm xác định, không gối lên nhau.
II. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền.
III. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một axit amin chỉ được mã hóa bởi một bộ ba nhất định.
IV. Vì có 4 loại nucleotit, nên có tối đa 43 bộ ba mã hóa cho tất cả các axit amin.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 34: Hình bên dưới mô tả quá
trình nhân đôi của một phân tử
ADN. Một ADN mẹ có chứa 14N,
chuyển sang môi trường có chứa
15
N và cho nhân đôi 2 lần liên
tiếp.Có bao nhiêu nhận xét sau đây
không đúng?
I. Sau khi chuyển ADN chứa
14
N sang môi trường có 15N và tiếp
tục nhân đôi 2 lần thì số ADN có
chứa 15N là 2.
II. Số ADN chứa nguyên liệu mới
hoàn toàn từ môi trường sau 2 lần
nhân đôi trong môi trường chứa
15
N là 2.
III. Nếu cho các phân tử ADN con
tạo ra tiếp tục nhân đôi trong môi trường có chứa 15N đến lần thứ 5 thì số ADN chứa N14 là 30.
IV. Nếu cho các phân tử ADN con tạo ra nhân đôi đến thế hệ thứ 4 thì tỉ lệ các phân tử ADN không chứa N 14 là
7/16.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
I sai vì ADN mẹ có chứa 2 mạch là 14N, sau khi chuyển sang môi trường mới có chứa 15N, nhân đôi 2 lần thì sẽ
tạo 4 phân tử ADN, cả 4 phân tử này đều chứa 15N.
II đúng. Trong 4 phân tử ADN được tạo thành thì có 2 phân tử ADN mà mỗi phân tử ADN này vẫn chứa 1
mạch 14N, còn 2 phân tử ADN chứa nguyên liệu mới hoàn toàn từ môi trường sau 2 lần nhân đôi trong môi
trường chứa 15N.

Trang 5/7 - Mã đề 101


Thầy Lê Đình Hưng hungspsinh@gmail.com

III sai vì Nếu cho 4 ADN con trên tiếp tục nhân đôi trong môi trường có chứa 15N đến lần thứ 5 thì số ADN
chứa 14N là 2.
IV sai vì nếu cho 4 ADN con trên nhân đôi đến thế hệ thứ 4 thì số ADN con tạo thành là: 4.22 = 16.
Trong số 16 ADN con có 2 phân tử ADN có chứa 14N → 14 phân tử ADN con không chứa 14N.
Vậy nếu cho 4 ADN con trên nhân đôi đến thế hệ thứ 4 thì tỉ lệ các ADN không chứa 14N là: 14/16 = 7/8
Câu 35: Khi nói về mã di truyền, có hai nhóm học sinh đưa ra các nhận định sau:
* Nhóm học sinh 1:
I. Có 3 bộ ba kết thúc là 3’UAG5’, 3’UGA5’, 3’UAA5’ và 1 bộ ba mở đầu là 3’GUA5’.
II. Có 61 bộ ba mã hóa cho tất cả các axit amin, kể cả axit amin mở đầu.
III. Bộ ba 5’AUG3’ không có tính thoái hóa.
IV. Axit amin Triptôphan (Trp) chỉ được mã hóa bởi 1 loại bộ ba.
* Nhóm học sinh 2:
I. Bộ ba mở đầu 3’GUA5’ mã hóa cho axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ, còn ở nhân thực là axit
amin mêtiônin.
II. Có 64 bộ ba khác nhau, nhưng chỉ có 61 bộ ba mã hóa các axit amin.
III. Bộ ba 5’UGG3’ chỉ mã hóa cho axit amin Triptôphan (Trp).
IV. Ba nuclêôtit trên mARN gọi là côđon, ba nuclêôtit trên mạch gốc của gen gọi là triplet.
Số nhận định đúng của nhóm I và II lần lượt là bao nhiêu.
A. 2 và 3. B. 2 và 4. C. 3 và 3. D. 3 và 4.
Câu 36: Khi nói về mã di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
I. Từ 1 loại nuclêôtit sẽ tạo ra tối đa 1 loại mã di truyền mã hóa axit amin.
II. Từ 2 loại nuclêôtit U và A sẽ tạo ra tối đa 7 loại mã di truyền mã hóa axit amin.
III. Cứ 3 nuclêôtit đứng liền nhau mã hóa một axit amin.
IV. Từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X sẽ tạo ra tối đa 61 loại mã di truyền mã hóa axit amin.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37: Gen A dài 255nm và có 1800 liên kết hiđrô, gen A đột biến thành gen a, khi cặp gen Aa tự nhân đôi 2
lần liên tiếp môi trường nội bào đã cung cấp 2730 nuclêôtit loại T và 1797 nuclêôtit loại X. Theo lí thuyết, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen a dài 2580,6 nm.
II. Số nuclêôtit loại T của gen a nhiều hơn số nuclêôtit loại A của gen A.
III. Số nuclêôtit loại G của gen a nhiều hơn số nuclêôtit loại X của gen A.
IV. Gen a có số liên kết hiđrô trong các cặp G-X nhiều hơn gen A.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
* Gen A có:
+ Số nu của gen là: (2550 : 3.4) x 2 = 1500 nu = 2(A + G) (1)
+ Số liên kết H của gen là: 2A + 3G = 1800 liên kết (2)
+ Từ (1) và (2) ta có: A = T = 450 nu; G = X = 300 nu
* Gen Aa
+ Tmt = (TA + Ta) . (22 - 1) = 2730 nu
Suy ra Ta = 460 nu = Aa
Trang 6/7 - Mã đề 101
Thầy Lê Đình Hưng hungspsinh@gmail.com

+ Xmt = (XA + Xa) . (22 - 1) = 1797 nu


suy ra Xa = 299 nu = Ga
* Gen A có: A = T = 450 nu; G = X = 300 nu
Gen a có: A = T = 460 nu; G = X = 299 nu
Câu 38: Trên một mạch của gen có 1050 nuclêôtit và có %A + %T = 44%. Gen này nhân đôi 3 lần. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen có chiều dài 357nm.
II. Gen có 588 nuclêôtit loại X.
III. Trong tổng số các gen con được tạo ra, có 6 gen không chứa các nuclêôtit của gen ban đầu.
IV. Quá trình nhân đôi đã cần môi trường cung cấp 3234 nucleotit loại T.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 39: Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 30 mạch pôlinuclêôtit mới.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quá trình nhân đôi diễn ra theo đúng nguyên tắc bổ sung thì tất cả các ADN con đều có cấu trúc giống
nhau.
II. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 32 mạch pôlinuclêôtit.
III. Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 5 lần liên tiếp.
IV. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 14 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội
bào.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 40: Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu
bằng 15N ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa 14N mà không
chứa 15N trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, cứ 20 phút thì ADN của vi khuẩn nhân đôi 1 lần.
Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536.
II. Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 14N thu được sau 3 giờ là 3066.
III. Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1530.
IV. Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 15N thu được sau 3 giờ là 6.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ HẾT ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^ ^.^

Trang 7/7 - Mã đề 101

You might also like