You are on page 1of 44

Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng

TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG


TỔ: HÓA – SINH

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN


DI TRUYỀN HỌC

(SINH HỌC 12 - LƯU HÀNH NỘI BỘ)

NĂM HỌC: 2023 – 2024


1
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng

Chuyên đề 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ


Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN
Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi
là:
A. Codon. B. Gen. C. Anticodon. D. Mã di truyền.
Câu 2: Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên
A. ADN pôlimeraza B. Hoocmôn insulin C. Gen D. ARN pôlimeraza
Câu 3: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại
A. Guanin (G). B. Uraxin (U). C. Ađênin (A). D. Timin (T).
Câu 4: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên gen?
A. Ađênin. B. Xitôzin. C. Uraxin. D. Timin.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
A. Mã di truyền là mã bộ ba. B. Mã di truyền có tính phổ biến.
C. Mã di truyền có tính thoái hoá. D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
Câu 6: Hầu hết các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm
gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính phổ biến.
C. Mã di truyền có tính thoái hóa. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Câu 7: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì
của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
Câu 8: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là:
A. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
B. Một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
C. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
D. Hầu hết các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ
Câu 9: Có phải tất cả các bộ ba trên gen có làm nhiệm vụ mã hoá không? Tại sao?
A. Không, vì gen gồm có 3 vùng: vùng hoạt hoá, vùng điều hoà, vùng mã hoá
B. Phải, vì như vậy thì thời gian phiên mã và giải mã sẽ nhanh hơn.
C. Không, vì có 3 bộ ba không mã hoá được axit amin mà chỉ làm nhiệm vụ kết thúc.
D. Phải, vì như vậy nó sẽ tiết kiệm được cơ sở vật chất cho các hoạt động sống.
Câu 10: Một trong những đặc điểm của mã di truyền là
A. Mã bộ ba. B. Không có tính phổ biến. C. Không có tính thoái hoá. D. Không có tính đặc hiệu.
Câu 11: Bản chất của mã di truyền là:
A. Một bộ ba mã hoá cho một axit amin.
B. Mật mã di truyền được chứa đựng trong gen.
C. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.
D. Trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
Câu 12: Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền
A. Bộ ba 5'UUA3', 5'XUG3'cùng quy định tổng hợp lơxin.
B. Bộ ba 5'UAG3'quy định tổng hợp mêtiônin và mở đẩu dịch mã.
C. Bộ ba 5'AGU3'quy định tổng hợp sêrin.
D. Bộ ba 5'UUX3'quy định tổng hợp phêninalanin.
Câu 13: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã?
A. 5’GGA3’ B. 5’XAA3’. C. 5’AUG3’. D. 5’AGX3’.
Câu 14: Ở sinh vật nhân thực, bộ ba nào sau đây mã hóa axit amin mêtiônin?
A. 5’UAA3’ B. 5’UUA3’ C. 5UGU3’ D. 5’AUG3’.
Câu 15: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?
A. 3' AGU 5'. B. 3' UGA 5'. C. 3' UAG 5'. D. 5' AUG 3'.
Câu 16: Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên ADN được gọi là:
A. Axit amin. B. Codon. C. Gen. D. Triplet.
Câu 17: Nếu mạch 1 của gen E mang bộ ba 3’TTA5’ thì bộ ba bổ sung ở vị trí tương ứng trên mạch 2 của gen này là
A. 5’TTG3’. B. 5’ATA3’. C. 5’AAX3’. D. 5’AAT3’.
Câu 18: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’. B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’.
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’. D. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
Câu 19: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5’UGG3’. B. 5’UGX3’. C. 5’UAG3’. D. 5’UAX3’.
2
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
Câu 20: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò
A. Tháo xoắn phân tử ADN B. Tổng hợp và kéo dài mạch mới
C. Tách hai mạch đơn của phân tử ADN D. Nối các đoạn Okazaki với nhau
Câu 21: Vị trí của vùng điều hoà trong gen cấu trúc
A. Ở đầu 5' của mạch mã gốc B. Ở đầu 3' của mạch mã gốc C. Ở đầu 3' của mạch bổ sung D. Ở một vị trí khác
Câu 22: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hóa các axit amin.
B. Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
C. Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin mêtiônin.
D. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin.
Câu 23: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là
A. Tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN. B. Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
C. Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.
D. Tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
Câu 24: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch
kia được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
Câu 25: Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện đoạn Ôkazaki là:
A. Pôlinuclêôtit mới chỉ tạo thành theo chiều 5’→3’. B. Nguyên tắc bán bảo toàn chi phối ADN tự sao.
C. Nguyên tắc bổ sung chi phối sự lắp ráp nuclêôtit. D. ARN-pôlimeraza chỉ trượt theo chiều
5’→3’.
Câu 26: Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra
A. Trong nguyên phân B. Khi nhiễm sắc thể nhân đôi
C. Ngay trước khi tế bào bước bào giai đoạn phân chia D. Khi tế bào phân chia
Câu 27: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối,
enzim nối đó là
A. ADN giraza B. ADN ligaza C. Hêlicaza D. ADN pôlimeraza
Câu 28: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự
do. Đây là cơ sở của nguyên tắc?
A. Bán bảo toàn. B. Bổ sung và bán bảo toàn. C. Bổ sung và bảo toàn. D. Bổ sung.
Câu 29: Quá trình tái bản của ADN gồm các bước sau:
I. Tổng hợp các mạch ADN mới II. Hai phân tử ADN con xoắn lại III. Tháo xoắn phân tử ADN
A. I, II, III B. III, II, I C. I, III, II D. III, I, II
Câu 30: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai?
I. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
II. Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
III. Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza di chuyển theo chiều 5’3’để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’5’.
IV. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban
đầu.
A. I, IV. B. I, III. C. II, IV. D. II, III.
Câu 31: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
B. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
C. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
D. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
Câu 32: Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN
tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây
sai?
A. Trên mạch khuôn 3’  5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục.
B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’  3’.
C. Trên mạch khuôn 5’  3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.
D. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’  3’.
Câu 33: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong mỗi chạc hình chữ Y, các mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ 5’.
B. Các đoạn Okazaki sau khi được tổng hợp xong sẽ được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
C. Trong mỗi chạc hình chữ Y, trên mạch khuôn 5’  3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các
đoạn ngắn.
D. Quá trình nhân đôi ADN trong nhân tế bào là cơ sở cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể.

3
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
Câu 34: Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit guanin của môi trường nội bào liên kết bổ sung với nuclêôtit nào
của mạch làm khuôn?
A. Timin. B. Xitôzin. C. Guanin. D. Ađênin.
Câu 35: Vật liệu di truyền là ADN được truyền lai cho đời sau thông qua cơ chế di truyền nào sau đây?
A. Phiên mã. B. Nhân đôi ADN. C. Dịch mã. D. Thường biến.
Câu 36: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là:
A. Trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã
thay đổi
C. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống với ADN mẹ ban đầu
D. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN theo hai hướng ngược chiều nhau
Câu 37: Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại A trên mạch khuôn liên kết với loại nuclêôtit nào ở môi trường
nội bào?
A. G. B. T. C. X. D. A
Câu 38: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
B. Enzim ligaza nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
C. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’→5’.
D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
Câu 39: Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin, trừ 5'AUG3’ và 5'UGG3’, điều này chứng tỏ mã di
truyền có tính
A. đặc hiệu. B. phổ biến. C. thoái hóa. D. liên tục.
Câu 40: Nếu mạch 1 của gen có ba loại nuclêôtit A, T, X thì trên mạch 2 của gen này không có loại nuclêôtit nào sau
đây?
A. A. B. T. C. G. D. X.
Câu 41: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc quá trình dịch mã?
A. 3' UAG 5' B. 5' AUG 3' C. 3' AGU 5' D. 3' UGA 5'
Câu 42: Enzyme nào dưới đây có vai trò nối các đoạn Okazaki trong quá trình tái bản của ADN
A. ARN polimerase B. Ligaza C. ADN polimerase D. Restrictaza
Câu 43: Codon nào sau đây không mã hóa axit amin ?
A. 5’-AUG-3’ B. 5’-AUU-3’ C. 5’-UAA-3’ D. 5’-UUU-3’
Câu 44: Ở sinh vật nhân thực, axit amin lơxin được mã hóa bởi các bộ ba: XUU , XUX , XUG , XUA . Ví dụ trên
thể hiện đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A. Tính liên tục B. Tính phổ biến C. Tính thoái hóa D. Tính đặc hiệu.
Câu 45: Với 4 loại nuclêôtit A, U, G, X. số mã di truyền mã hoá các axit amin là
A. 61 B. 18 C. 64 D. 27
Câu 46: Theo thứ tự từ đầu 3’-5’ của mạch mang mã gốc, thứ tự các vùng của gen cấu trúc lần lượt là:
A. Vùng điều hòa- vùng mã hóa – vùng kết thúc B. Vùng điều hòa – vùng kết thúc- vùng mã hóa
C. Vùng mã hóa - Vùng điều hòa - vùng kết thúc D. Vùng kết thúc- Vùng điều hòa – vùng mã hóa
Câu 47: Đặc điểm nào không đúng đối với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực ?
A. Mỗi đơn vị nhân đôi có một chạc tái bản hình chữ Y
B. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều đơn vị tái bản
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bổ sung
D. Quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở kì trung gian giữa hai lần phân bào
Câu 48: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN
B. Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có nhiều 5’ – 3’ mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
C. Enzim ADN polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN trong nhân tế bào
D. Sự nhân đôi của ADN ti thể độc lập so với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào
Câu 49: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây sai?
I. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
II. Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
III. Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều
3’5’.
IV. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban
đầu.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 50: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực?
I. ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất.
II. Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào chất.

4
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
III. Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất có cấu
trúc kép, mạch vòng.
IV. Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn giảm
đi một nửa so với tế bào ban đầu.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 51: Quá trình tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực có đặc điểm:
I. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
II. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
III. Cả hai mạch đơn đều làm mạch khuôn để tổng hợp mạch mới.
IV. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của
chạc chữ Y.
V. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Số đặc điểm có nội dung đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 52: Khi nói về mã di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các mã di truyền đều có tính thoái hoá.
II. Tất cả các mã di truyền đều có tính đặc hiệu.
III. Mỗi mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại axít amin.
IV. Tính thoái hoá của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mã hóa cho nhiều loại aa.
V. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại aa do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 53: Khi nói về nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Diễn ra ở trong nhân tế bào hoặc diễn ra ở ti thể, lục lạp.
II. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
III. Nhân đôi ADN là cơ sở để truyền đạt thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác.
IV. Trên một phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có nhiều đơn vị nhân đôi.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 54: Khi nói về nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình nhân đôi ADN chỉ diễn ra trong nhân tế bào.
II. Quá trình nhân đôi ADN sử dụng các loại nucleotit tự do làm nguyên liệu.
III. Quá trình nhân đôi ADN cần sự xúc tác của các enzim.
IV. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza có khả năng tháo xoắn ADN.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 55: Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các các nuclêôtit là: 3'-ATGTAXXGTAGG-5’. Trình tự các các
nuclêôtit của đoạn mạch thứ hai là
A. 5’-ATGTAXXGTAGG-3’. B. 3’-TAXATGGXATXX-5’.
C. 3’-ATGTAXXGTAGG-5’. D. 5’-TAXATGGXATXX-3’.
Câu 56: Nếu mạch 1 của gen có ba loại nucleotit A, T, X thì trên mạch 2 của gen này không có loại nucleotit
nào sau đây?
A. A. B. T. C. G. D. X.
Câu 57: Gen B ở vi khuẩn gồm 2000 nu trong đó có 600 nu loại A. Theo lí thuyết gen B có 600 nu loại
A. xitozin B. timin C. guanin D. uraxin
Câu 58: Một gen có 4500 nuclêôtit, chiều dài của gen là
A. 7650A0. B. 76500A0. C. 6650A0. D. 5760A0.
Câu 59: Một gen có 3500 nuclêôtit, chiều dài của gen là
A. 5650A0. B. 5950A0. C. 4650A0. D. 5760A0.
Câu 60: Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số 3200 nuclêôtit. Số chu kì xoắn (vòng xoắn) của gen là:
A. 80. B. 800. C. 160. D. 1600.
Câu 61: Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số 4360 nuclêôtit. Số chu kì xoắn (vòng xoắn) của gen là:
A. 218. B. 128. C. 160. D. 216.
Câu 62: Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số 2210 nuclêôtit. Khối lượng phân tử của gen là:
A. 662310. B. 66300. C. 663000. D. 257300.
Câu 63: Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số 157 chu kì xoắn. Khối lượng phân tử của gen là:
A. 47100. B. 942000. C. 9420000. D. 631800.
Câu 64: Một đoạn gen có tổng số 2800 nucleotit. Số liên kết photphođieste (liên kết giữa đường và axít) giữa các
nucleotit của gen là:
A. 1599 B. 2800 C. 2798 D. 2799
Câu 65: Một đoạn gen có chiều dài 457,3nm. Số liên kết photphođieste (liên kết giữa đường và axít) giữa các
nucleotit của gen là:
A. 2688 B. 2680 C. 2560 D. 2497

5
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
Câu 66: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 400 và G = X = 700. Tổng số liên kết
hiđrô của gen này là
A. 2800. B. 2900. C. 1900. D. 2200.
Câu 67: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 300 và G = X = 400. Tổng số
nuclêôtit của gen này là
A. 1300. B. 1600. C. 1400. D. 1500.
Câu 68: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 900 và G = X = 600. Tổng số
nuclêôtit của gen này là
A. 3000. B. 3600. C. 3400. D. 3500.
Câu 69: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số
nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là
A. 40%. B. 20%. C. 10%. D. 30%.
Câu 70: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử
này là
A. 60%. B. 20%. C. 30%. D. 15%.
Câu 71: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử
này là
A. 10%. B. 25%. C. 20%. D. 40%.
Câu 72: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử
này là
A. 10%. B. 25%. C. 40%. D. 20%.
Câu 73: Một gen tái bản (nhân đôi) liên tiếp 2 lần (đợt) sẽ tạo được tất cả bao nhiêu gen con ?
A. 10 B. 4 C. 8 D. 16
Câu 74: Nếu nuôi cấy một tế bào E.coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân đôi trong
môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 8 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các
E.coli không có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là
A. 8. B. 6. C. 2. D. 4.
15
Câu 75: Phân tử ADN vùng nhân ờ vi khuẩn E. coli được đánh dấu bằng N cả hai mạch đơn.Nếu chuyển E. coli này
sang nuôi cấy trong môi trường chi có N14 thì sau 5 lần nhân đôi trong số các phân tử ADN có bao nhiêu phân tử ADN
còn chứa N15 ?
A. 8 B. 2 C. 6 D. 4
Câu 76: Mạch thứ nhất của 1 gen ở tế bào nhân thực có 1400 nuclêôtít. Theo lí thuyết, mạch thứ 2 của gen
này có bao nhiêu nuclêôtít?
A. 1400. B. 700. C. 1200. D. 2400.
Câu 77: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nucleotit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao
nhiêu loại mã bộ ba?
A. 3 loại. B. 9 loại C. 6 loại. D. 27 loại.
Câu 78: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 720 nuclêôtit loại guanin và có tỉ lệ A/G = 2/3. Theo lí thuyết, gen này có
chiều dài là
A. 5100 Å. B. 4080 Å. C. 6120 Å. D. 2040 Å
Câu 79: Một gen có chiều dài 0,51 µm. Tổng số liên kết hidro của gen là 4050. Số nucleotit loại adenin của gen là bao
nhiêu?
A. 1500 B. 1050 C. 750 D. 450
Câu 80: Một phân tử ADN có tổng số nucleotit 2 mạch (N) là 10 6. Số nucleotit loại A là 18.10 4. tỷ lệ % nucleotit loại
G là
A. 34% B. 32% C. 48% D. 16%
Câu 81: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
A. 1800 B. 2040 C. 2400 D. 3000
Câu 82: Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nucleotit trên một mạch là A=70; G=100; X= 90; T=80. Gen
này nhân đôi một lần, số nucleotit loại X mà môi trường cung cấp là
A. 90 B. 180 C. 190 D. 100
Câu 83: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4, thì tỉ lệ
nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là
A. 25% B. 20% C. 10% D. 40%
Câu 84: Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch 1 có A% - X% = 10% và T% - X% = 30%. Trên mạch 2 có X% - G%
= 20%. Theo lí thuyết trong tổng số nu của mạch 1 thì số nu loại X có tỉ lệ là bao nhiêu?
A. 10% B. 40% C. 30% D. 20%
Câu 85: Một gen ở sinh vật nhân sơ gồm 2130 nuclêôtit. mạch 1 có A = 1/3G = 1/5T; mạch 2 có T = 1/6G.
Theo li thuyết, số lượng nuclêôtít loại A của gen này là
A. 426. B. 639. C. 355. D. 213.

6
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
Câu 86: Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen
có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tồng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26. II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41.
III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3 IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

Bài 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ


Câu 1: Trong tế bào, phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã đặc hiệu (anticôđon)
A. mARN. B. rARN. C. tARN. D. ADN.
Câu 2: Trong tế bào, các loại axit nucleic nào sau đây có kích thước lớn nhất?
A. rARN B. tARN C. ADN D. mARN
Câu 3: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?
A. Restrictaza B. ADN pôlimeraza C. ARN pôlimeraza D. Ligaza
Câu 4: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực,
A. Chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen. B. Cần môi trường nội bào cung cấp các nuclêôtit A, T, G, X.
C. Cần có sự tham gia của enzim ligaza. D. Chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất.
Câu 5: Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm?
A. tARN. B. rARN. C. ADN. D. mARN.
Câu 6: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN?
A. Restrictaza. B. ARN pôlimeraza. C. ADN pôlimeraza. D. Ligaza.
Câu 7: Trong phân tử mARN không có loại đơn phân nào sau đây?
A. Xitôzin. B. Uraxin. C. Timin. D. Ađênin.
Câu 8: Khi nói về ARN, phát biểu nào sau đây sai?
A. ARN được tổng hợp dựa trên mạch gốc của gen. B. ARN tham gia vào quá trình dịch mã.
C. Ở tế bào nhân thực, ARN chỉ tồn tại trong nhân tế bào. D. ARN được cấu tạo bởi 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.
Câu 9: Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza
B. Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm.
C. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’  3’.
D. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tác bán bảo tồn.
Câu 10: Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là
A. Đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể. B. Đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
C. Đều có sự tham gia của ADN pôlimeraza. D. Đều diễn ra trên cả hai mạch của gen.
Câu 11: Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực

A. Đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza. B. Đều theo nguyên tắc bổ sung.
C. Đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN. D. Đều có sự hình thành các đoạn Okazaki.
Câu 12: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có
đột biến, phát biều nào sau đây là đúng ?
A. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau
B. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau
C. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
D. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau
Câu 13: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
I. ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã)
II. ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3'  5'
III. ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc theo gen có chiều 3'  5'
IV. Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là:
A. II  III  I  IV B. II  I  III  IV C. I  IV  III  II D. I  II  III  IV
Câu 14: Cho các thành phần
I. mARN của gen cấu trúc; II. Các loại nuclêôtit A, U, G, X;
III. ARN pôlimeraza; IV. ADN ligaza; V. ADN pôlimeraza.
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là:
A. II, III và IV. B. II và III. C. I, II và III. D. III và IV.
Câu 15: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Gen ở ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
B. Ở các loài sinh sản vô tính, gen ngoài nhân không có khả năng di truyền cho đời con.
C. Gen ngoài nhân được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là A, T, G, X.
D. Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi, phiên mã và bị đột biến.

7
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
Câu 16: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là:
3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
A. 5'...GGXXAATGGGGA...3'. B. 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.
C. 5'...AAAGTTAXXGGT...3'. D. 5'...GTTGAAAXXXXT...3'.
Câu 17: Một trong những đặc điểm của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là
A. Không được phân phối đều cho các tế bào con.
B. Không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
C. Chỉ mã hóa cho các prôtêin tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể. D. Luôn tồn tại thành từng cặp alen.
Câu 18: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?
A. ADN B. tARN. C. rARN. D. mARN
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
A. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản).
B. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza. D. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
Câu 20: Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là
A. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng.
B. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi pôlinuclêôtit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi
pôlinuclêôtit.
C. Các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
D. Đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A,
U, G, X.
Câu 21: Trong quá trình dịch mã,
A. Nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ nuclêôtit của mARN.
B. Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ 5’.
C. Có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN.
D. Trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số ribôxôm hoạt động được gọi là pôlixôm.
Câu 22: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
A. Giảm phân và thụ tinh. B. Nhân đôi ADN. C. Dịch mã. D. Phiên mã
Câu 23: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. Nhân đôi ADN. B. Phiên mã tổng hợp tARN. C. Phiên mã tổng hợp mARN. D. Dịch mã.
Câu 24: Cho các thông tin sau đây:
I. mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
II. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
III. Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
IV. mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
A. II và III. B. II và IV. C. I và IV. D. III và IV.
Câu 25: Đơn phân của prôtêin là
A. Nuclêôxôm. B. Axit amin. C. Nuclêôtit. D. Peptit.
Câu 26: Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là
A. mARN. B. ADN. C. rARN. D. tARN.
Câu 27: Trong quá tŕnh dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm
này được gọi là
A. Pôliribôxôm. B. Pôlipeptit. C. Pôlinuclêôtit. D. Pôlinuclêôxôm.
Câu 28: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?
A. Dịch mã. B. Phiên mã. C. Tái bản ADN (nhân đôi ADN). D. Nhân đôi nhiễm sắc thể.
Câu 29: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'AGX5'. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên
mã từ gen này là
A. 5'GXT3'. B. 5'GXU3'. C. 5'UXG3'. D. 5'XGU3'.
Câu 30: Phân tử tARN mang axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticôđon) là
A. 3’UAX5’ B. 5’UAX3’ C. 5’AUG3’ D. 3’AUG5’
Câu 31: Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là
A. 5'AUG3'. B. 5'XAU3'. C. 3'XAU5'. D. 3'AUG5'.
Câu 32: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. B. Tổng hợp phân tử ARN. C. Nhân đôi ADN. D. Nhân đôi nhiễm sắc thể.
Câu 33: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?
A. Nhân đôi nhiễm sắc thể. B. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. C. Tổng hợp ARN. D. Nhân đôi ADN.
Câu 34: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế
A. nhân đôi ADN B. giảm phân và thụ tinh C. dịch mã D. phiên mã và dịch mã
Câu 35: Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình dịch mã diễn ra trong nhân tế bào.
B. Nguyên liệu của quá trình dịch mã là các axit amin.
8
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
C. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’  3’
D. Sản phẩm của quá trình dịch mã là chuỗi pôlipeptit.
Câu 36: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử
và quá trình nào sau đây?
I. Phân tử ADN mạch kép II. phân tử tARN III. Phân tử prôtêin IV. Quá trình dịch mã
A. I và II. B. II và IV. C. I và III. D. III và IV.
Câu 37: Trong tế bào nu loại uraxin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
A. tARN B. Protein C. Lipit D. ADN
Câu 38: Khi nói về quá trình phiên mã ở tế bào nhân sơ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguyên liệu của quá trình phiên mã là các axit amin.
B. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN polimeraza.
C. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ --> 3’.
D. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tác bán bảo toàn.
Câu 39: Phân tử nào sau đây được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã?
A. ADN. B. tARN. C. mARN. D. rARN.
Câu 40: Quá trình nào sau đây có giai đoạn hoạt hóa axit amin?
A. Phiên mã tổng hợp tARN. B. Phiên mã tổng hợp mARN. C. Nhân đôi ADN. D. Dich mã.
Câu 41: Trong tế bào, nuclêôtit loại timin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
A. rARN. B. Prôtêin. C. mARN. D. ADN.
Câu 42: Nếu mạch làm khuôn của gen chứa bộ ba 3'ATG5' thì bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ
gen này là
A. 3'TAX5'. B. 5'TAX3'. C. 5'UAX3'. D. 3'UAX5'.
Câu 43: Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây sai?
A. Axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực là mêtiônin.
B. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã.
C. Anticôđon của mỗi phân tử tARN khớp bổ sung với côđon tương ứng trên phân tử mARN.
D. Ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’ 5’.
Câu 44: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dịch mã là quá trình dịch trình tự các côđon trên mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
B. Quá trình dịch mã có sự tham gia của các nuclêôtit tự do.
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, cả hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.
D. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza.
Câu 45: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3’→5’' trên phân tử mARN.
B. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
C. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
D. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN.
Câu 46: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.
B. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin.
C. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X.
D. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin.
Câu 47: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?
I. Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diển ra trong nhân của tế bào nhân thực
II. Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit
III. Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động
IV. Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’ trên phân tử mARN
A. II, III. B. I, IV. C. I, III. D. II, IV.
Câu 48: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau
đây là không đúng?
A. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc
ở vùng mã hoá của gen.
B. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch
đơn.
C. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
D. Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử
mARN.
Câu 49: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng
A. Để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN. B. Để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.
C. Để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit. D. Để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN
Câu 50: Khi nói về mối quan hệ giữa gen, mARN, chuỗi polipeptit, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

9
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
I. Khi biết được trình tự các aa ở trên chuỗi pôlipeptit thì dựa vào bảng mã di truyền sẽ suy ra được trình tự các
nucleotit ở trên mARN.
II. Khi biết được trình tự các nucleotit ở trên mARN thì dựa vào bảng mã di truyền sẽ suy ra được trình tự các aa ở
trên chuỗi polipeptit.
III. Nếu biết được trình tự các bộ ba ở trên mARN thì sẽ biết được trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit.
IV. Biết được trình tự các nucleotit ở trên gen thì sẽ suy ra được trình tự các nucleotit ở trên mARN.
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 51: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA –
Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là
5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình
tự của 4 axit amin đó là
A. Pro-Gly-Ser-Ala. B. Ser-Ala-Gly-Pro C. Ser-Arg-Pro-Gly D. Gly-Pro-Ser-Arg.
Câu 52: Hình 2 minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ chế
này. Phân tích hình này, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?
A. (1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
B. Hình 2 minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.
C. Thông qua cơ chế di truyền này mà thông tin di truyền trong gen được
biểu hiện thành tính trạng.
D. (1) và (2) đều chung một hệ enzim.

Câu 53: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dịch mã là quá trình dịch trình tự các côđon trên mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi
pôlipeptit.
B. Quá trình dịch mã có sự tham gia của các nuclêôtit tự do.
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, cả hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.
D. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza.
Câu 54: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
I. Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.
II. Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
III. Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
IV. Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa 1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit
amin mở đầu).
V. Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.
VI. Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:
A. III → I → II → IV → VI → V. B. V → II → I → IV → VI → III.
C. III → II → I → IV → VI → V. D. II → III → I → IV → VI → V.
Câu 55: Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: 5' XGA 3' mã hoá axit amin Acginin;
5'UXG3' và 5' AGX 3' cùng mã hoá axit amin Xêrin; 5'GXU 3' mã hoá axit amin Alanin. Biết trình tự các nuclêôtit ở
một đoạn trên mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ là 5' GXTTXGXGATXG3'. Đoạn
gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết, trình tự các axit amin tương ứng với quá trình dịch mã là
A. Xêrin – Acginin – Alanin – Acginin. B. Acginin – Xêrin – Acginin – Xêrin.
C. Xêrin – Alanin – Xêrin – Acginin. D. Acginin – Xêrin – Alanin – Xêrin.
Câu 56: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các gen trong một tế bào luôn có số lần phiên mã bằng nhau.
II. Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.
III. Thông tin di truyền trong ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ cơ chế nhân đôi ADN.
IV. Quá trình dịch mã có sự tham gia của mARN, tARN và ribôxôm.
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 57: Khi nói về dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở sinh vật nhân sơ, axít amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.
II. Phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu trúc mạch kép.
III. Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì mARN có hàm lượng cao nhất.
IV. Trong quá trình tổng hợp protein, tARN đóng vai trò là “người phiên dịch”.
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 58: Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ribôxôm trượt trên mARN theo chiều từ 3’→5’.
II. Phân tử tARN là cầu nối trung gian để thực hiện dịch mã côđon trên mARN thành aa trên chuỗi pôlipeptit.
III. Trên mỗi phân tử mARN, có thể có nhiều riboxom cùng tham gia dịch mã tại một điểm xác định.
IV. Cùng một phân tử mARN nhưng khi các riboxom khác nhau tham gia dịch mã thì sẽ tổng hợp được các chuỗi
polipeptit có cấu trúc khác nhau.
10
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 59: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
I. Một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin.
II. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.
III. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.
IV. Liên kết bổ sung A - U, G - X chỉ có trong cấu trúc của phân tử tARN và rARN.
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Bài 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN
Câu 1: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là:
A. Điều hòa quá trình dịch mã. B. Điều hòa lượng sản phẩm của gen.
C. Điều hòa quá trình phiên mã. D. Điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.
Câu 2: Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ được hiểu đầy đủ là
A. Gen có được dịch mã hay không B. Gen có được phiên mã hay không
C. Gen có được biểu hiện kiểu hình hay không D. Gen có được phiên mã và dịch mã hay không
Câu 3: Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm?
A. Tổng hợp ra prôtêin cần thiết. B. Cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin
C. Ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết. D. Đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà.
Câu 4: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn
A. Dịch mã. B. Phiên mã. C. Sau dịch mã. D. Trước phiên mã.
Câu 5: Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:
A. Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
B. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).
C. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).
D. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
Câu 6: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?
A. Vùng vận hành (O). B. Gen điều hòa (R). C. Các gen cấu trúc (Z, Y, A). D. Vùng khởi động (P).
Câu 7: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, gen điều hòa có vai trò
A. Quy định tổng hợp prôtêin ức chế B. Kết thúc quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
C. Khởi đầu quá trình phiên mã của các gen cấu trúc D. Quy định tổng hợp enzim phân giải lactôzơ
Câu 8: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động
A. Mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
B. Là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết để ngăn cản sự phiên mã.
C. Là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
D. Mang thông tin quy định cấu trúc enzim ADN polimeraza.
Câu 9: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi
A. Prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. B. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. Chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc.
D. Mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
Câu 10: Ở sinh vật nhân thực, các gen trong cùng một tế bào
A. Tạo thành một nhóm gen liên kết và luôn di truyền cùng nhau.
B. Luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
C. Thường có cơ chế biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn phát triển của cơ thể.
D. Luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
Câu 11: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli?
A. Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
B. Gen điều hoà (R) quy định tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A) quy định tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ.
Câu 12: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, prôtêin nào sau đây được tồng hợp ngay
cả khi môi trường không có lactôzơ?
A. Prôtêin ức chế. B. Prôtêin Lac A. C. Prôtêin Lac Y. D. Prôtêin Lac Z.
Câu 13: Trong cơ chế điều hòa hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường
không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó.
B. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzim phân giải đường lactôzơ.
C. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
D. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và
khi môi trường không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
C. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
11
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
D. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
Câu 15: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operol Lac ở vi khuẩn E.Coli. Protein nào sau đây được tổng hợp ngay
cả khi môi trường không có lactozo?
A. Protein Lac Y B. Protein ức chế C. Protein Lac A D. Protein Lac Z
Câu 16: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêrôn Lac ở vị kkhuẩn E. coli, đột biến xảy ra tại vị trí nào sau đây của
opêron thì quá trình phiên mã của các gen cấu trúc Z, Y, A có thể không diễn ra ngay cả khi môi trường có lactôzơ?
A. Gen cấu trúc Y. B. Vùng khởi động. C. Gen cấu trúc A. D. Gen cấu trúc Z.
Câu 17: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng.
A. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động. B. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt
C. Vì protêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ. D. Lactose làm mất cấu hình không gian của nó.
Câu 18: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac. khi môi trường không có lactose
A. Vùng vận hành không liên kết với prôtêin điều hoà. B. Gen cấu trúc không phiên mã.
C. Prôtêin ức chế bị bất hoạt. D. Gen điều hoà không hoạt động.
Câu 19: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có hoặc không có lactôzơ thì
A. gen cấu trúc vẫn tổng hợp enzim phân giải lactôzơ. B. gen đều hòa vẫn tổng hợp prôtêin ức chế.
C. ARN-pôlimeraza vẫn gắn vào vùng vận hành. D. prôtêin ức chế vẫn gắn vào vùng khởi động.
Câu 20: Trong cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở E.coli, trình tự khởi động nằm trong cấu trúc của operon có vai trò rất
quan trọng trong sự biểu hiện của operon, trình tự khởi động là
A. trình tự nằm trước gen cấy trúc là vị trí tương tác với protein ức chế.
B. trình tự nằm trước vùng vận hành, là vị trí tương tác của enzim ARN polimeraza.
C. vùng chứa bộ ba qui định axit amin mở đầu của chuỗi polipeptit.
D. trình tự nằm ở đầu 5' của mạch mang mã gốc và chứa tín hiệu mã hóa cho axit amin đầu tiên.
Câu 21: Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen trong Operon Lac, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi môi trường có lactozơ thì các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng có số lần phiên mã khác nhau.
B. Khi môi trường không có lactozơ thì các gen này không nhân đôi nhưng vẫn tiến hành phiên mã.
C. Khi môi trường có lactozơ thì các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
D. Khi môi trường không có lactozơ thì các gen này đều không nhân đôi và không phiên mã.
Câu 22: Operon Lac có thể hoạt động được hay không phụ thuộc vào gen điều hòa; gen điều hòa có vị trí và vai trò
nào sau đây?
A. Gen điều hòa nằm trong Operon Lac và quy định tổng hợp các enzim tham gia phản ứng phân giải đường
Lactozơ có trong môi trường.
B. Gen điều hòa nằm trong Operon Lac và là nơi để prôtêin ức chế liên kết để ngăn cản sự phiên mã.
C. Gen điều hòa nằm ngoài Operon Lac và là nơi để ARN pôlimeraza bám và khởi đầu phiên mã.
D. Gen điều hòa nằm ngoài Operon Lac, mang thông tin quy định tổng hợp prôtêin ức chế
Câu 23: Khi nói về hoạt động của các opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu xảy ra đột biến ở gen cấu trúc Y thì có thể làm cho protein do gen này quy định bị bất hoạt.
II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A vẫn
có thể được phiên mã.
III. Khi protein ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã.
IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleotit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên
mã ngay cả khi một trường không có lactôzơ.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 24: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac.
II. Vùng khởi động (P) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã.
IV. Khi gen cấu trúc A phiên mã 5 lần thì gen cấu trúc Z phiên mã 2 lần.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 25: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E.coli có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.
II. Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
IV. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 12 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 12 lần.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 26: Sơ đồ sau mô tả mô hình cấu trúc của opêon Lac của vi khuẩn E.coli. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?

I. Nếu gen điều hòa nhân đôi 4 lần thì gen A cũng nhân đôi 4 lần.
II. Nếu gen Y tạo ra 6 phân tử mARN thì gen Z cũng tạo ra 6 phân tử mARN.

12
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
III. Nếu gen A nhân đôi 1 lần thì gen Z cũng nhân đôi 1 lần.
IV. Quá trình phiên mã của gen Y nếu có bazơ nitơ dạng hiếm thì có thể phát sinh đột biến gen.
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

Bài 4: ĐỘT BIẾN GEN


Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?
A. Có nhiều dạng đột biến điểm như: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
B. Tất cả các đột biến gen đều biểu hiện ngay thành kiểu hình.
C. Tất cả các đột biến gen đều có hại.
D. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến?
A. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình.
C. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình.
D. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 3: Tần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào
I. Số lượng gen có trong kiểu gen. II. Đặc điểm cấu trúc của gen.
III. Cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến. IV. Sức chống chịu của cơ thể dưới tác động của môi trường.
Phương án đúng là
A. II, III. B. III, IV. C. I, II. D. II, IV.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng?
A. Đột biến gen lặn không biểu hiện được. B. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp.
C. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
D. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp.
Câu 5: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtít này bằng một cặp nuclêôtít khác loại thì
A. Các bộ ba từ vị trí cặp nuclêôtít bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi.
B. Toàn bộ các bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi.
C. Chỉ bộ ba có nuclêôtít thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi.
D. Nhiều bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi.
Câu 6: Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm thay đổi số
lượng nuclêôtit của gen?
A. Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit. B. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.
C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Mất một cặp nuclêôtit.
Câu 7: Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần 1 axit amin nhưng không làm thay đổi số lượng
axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng?
A. Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
B. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
C. Mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của đột biến?
A. Sản lượng sữa của một giống bò giữa các kì vắt sữa thay đổi theo chế độ dinh dưỡng.
B. Một cành hoa giấy màu trắng xuất hiện trên cây hoa giấy màu đỏ.
C. Một bé trai có ngón tay trỏ dài hơn ngón tay giữa, tai thấp, hàm bé.
D. Lợn con mới sinh ra có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng.
Câu 9: Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng
A. Di truyền qua sinh sản vô tính. B. Tạo thể khảm.
C. Nhân lên trong mô sinh dưỡng. D. Di truyền qua sinh sản hữu tính.
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây là đột biến?
A. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.
B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân.
C. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.
D. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao.
Câu 11: Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
D. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.
Câu 12: Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5-Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng
A. Thay thế cặp A-T bằng cặp T-A. B. Thay thế cặp G-X bằng cặp X-G.
13
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
C. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. D. Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
Câu 13: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và
trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?
A. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.
B. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.
D. Mã di truyền là mã bộ ba.
Câu 14: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen tác
động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AABB, AABb. B. AaBb, AABb. C. AABb, AaBB. D. aaBb, Aabb.
Câu 15: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
B. Đột biến gen làm xuất hiện cá alen khác nhau trong quần thể.
C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
Câu 16: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit
amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
B. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen
dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
C. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất
cả các gen là bằng nhau.
D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
Câu 17: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
B. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit.
C. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
D. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.
Câu 18: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
IV. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
V. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. I, II, III. B. II, IV, V. C. III, IV, V. D. I, III, V.
Câu 19: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
B. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình. C. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 20: Cho các thông tin về đột biến sau đây:
I. Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch. II. Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN. IV. Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
Các thông tin nói về đột biến gen là
A. III và IV. B. II và III. C. I và IV. D. I và II.
Câu 21: Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.
B. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lí hoá ở môi trường hay do các tác nhân sinh học.
C. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến gen.
Câu 22: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến gen có thể tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
B. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit trong gen.
C. Trong tự nhiên, đột biến gen thường phát sinh với tần số thấp. D. Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen.
Câu 23: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen.
B. Gen đột biến khi đã phát sinh chắc chắn được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
C. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
D. Đột biến gen làm thay đổi chức năng của prôtêin thường có hại cho thể đột biến.
Câu 24: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến gen chỉ xảy ra trong nguyên phân mà không xảy ra trong giảm phân.
B. Đột biến gen liên quan đến 1 cặp nuclêôtit trong gen gọi là đột biến điểm.
C. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
14
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho chọn giống và tiến hóa.
Câu 25: Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26: Khi nói về đột biến lệch bội NST, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở các cặp NST thường mà không xảy ra ở cặp NST giới tính.
B. Đột biến lệch bội làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li trong phân bào.
C. Đột biến lệch bội giúp xác định vị trí gen trên NST.
D. Đột biến lệch bội có thể hình thành thể khảm.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây về đột biến gen là sai?
A. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
B. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn làm thay đổi chức năng của prôtêin.
C. Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với thể đột biến.
D. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen.
Câu 28: Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
II. Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện.
III. Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.
IV. Đột biến gen luôn dẫn tới làm thay đổi cấu trúc và chức năng của prôtêin.
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 29: Alen A ở vi khuẩn E. coli bị đột biến điểm thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a và alen A có số lượng nuclêôtit luôn bằng nhau.
II. Nếu đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen a và alen A có chiều dài bằng nhau.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.
IV. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí giữa gen thì có thể làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí xảy
ra đột biến cho đến cuối gen.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 30: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nuclêôtit hiếm có thế dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
IV. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp chủ yếu cho tiến hóa.
V. Mức độ gây hại của alen đột biến không phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 31: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến gen?
I. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
II. Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế nhân đôi của ADN.
III. Đột biến gen dạng đột biến giao tử có thể biểu hiện thành kiểu hình ở cơ thể phát sinh đột biến.
VI. Đột biến gen phát sinh trong giảm phân gọi là đột biến giao tử.
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 32: Trong các phát biểu sau về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
IV. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
V. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 33: Khi nói về đột biến điểm ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen đột biến luôn được truyền lại cho tế bào con qua phân bào
II. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit có thể làm cho một gen không được biểu hiện
III. Đột biến gen chỉ xảy ra ở các gen cấu trúc mà không xảy ra ở các gen điều hòa
IV. Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X không thể biến đổi bộ ba mã hóa axit amin thành bộ ba kết thúc
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 34: Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng
A. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. B. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
C. Mất một cặp nuclêôtit. D. Thêm một cặp nuclêôtit.
Câu 35: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm
thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A. B. Mất một cặp nuclêôtit.
15
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X.
Câu 36: Dạng đột biến điểm nào sau đây làm tăng số liên kết hidro của gen?
A. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp X - G. B. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp T - A.
C. Mất một cặp A - T. D. Thêm một gặp G - X.
Câu 37: Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp
2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. Thêm 2 cặp nuclêôtít. B. Thêm 1 cặp nuclêôtít. C. Mất 2 cặp nuclêôtít. D. Mất 1 cặp nuclêôtít.
Câu 38: Một đột biến điểm làm biến đổi bộ ba 3’TAX5’ trên một mạch của alen ban đầu thành bộ ba 3TGX5’ của
alen đột biến. Theo lí thuyết, số liên kết hiđrô của alen đột biến thay đổi như thế nào so với alen ban đầu?
A. Tăng thêm 2. B. Giảm đi 1. C. Không thay đổi. D. Tăng thêm 1.
Câu 39: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỉ lệ A/G = 2/3. Gen này bị đột biến mất một cặp nuclêôtit
do đó giảm đi 2 liên kết hiđrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau
đột biến là:
A. A = T = 599; G = X = 900. B. A = T = 600; G = X = 899.
C. A = T = 900; G = X = 599. D. A = T = 600; G = X = 900.
Câu 40: Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có
khối lượng 108.104đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là:
A. T = A = 598, G = X = 1202. B. A = T = 600, G = X = 1200.
C. T = A = 599, G = X = 1201. D. T = A = 601, G = X = 1199.
Câu 41: Một gen ở sinh vật nhân thực dài 408 nm và gồm 3200 liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thay thế một cặp A
– T bằng một cặp G – X. Số nuclêôtit loại timin (T) và guanin (G) của gen sau đột biến là:
A. T = 401; G = 799 B. T = 799; G = 401 C. T = 80; G = 399 D. T = 399; G = 801
Câu 42: Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một
cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là:
A. A = T = 250; G = X = 390. B. A = T = 249; G = X = 391.
C. A = T = 610; G = X = 390. D. A = T = 251; G = X = 389.
Câu 43: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị
đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi
trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A. A = T = 1199; G = X = 1800. B. A = T = 1800; G = X = 1200.
C. A = T = 899; G = X = 600. D. A = T = 1799; G = X = 1200.
Câu 44: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một
cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là:
A. A =T= 419; G =X= 721. B. A= T= 719; G= X= 481. C. A= T= 721; G= X= 479. D. A= T = 720; G= X= 480.
Câu 45: Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) và có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1,5. Gen B bị đột biến dạng thay thế một
cặp G-X bằng một cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là
A. 3899. B. 3601. C. 3600. D. 3599
Câu 46: Alen B ở sinh vật nhân thực có 900 nuclêôtit loại ađênin và có tỉ lệ A/G = 3/2. Alen B bị đột biến thay thế 1
cặp G - X bằng 1 cặp A - T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là
A. 3600. B. 3599. C. 3899. D. 3601.
Câu 47: Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:

Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’; 3’XAX5’ và chuỗi
pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin.
Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
I. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi
pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
II. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với
chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
III. Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành phần axit
amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
IV. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi một
axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 48: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau:
Côđon 5’AAA3’ 5XXX3’ 5’GGG3’ 5’UUU3’ hoặc 5’XUU3’ 5’UXU3’
5’UUX3’ hoặc 5’XUX3’

16
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
Axit amin Lizin Prôlin Glixin Phêninalanin Lơxin Xêrin
(
tương ứng Lys) (Pro) (Gly) (Phe) (Leu) (Ser)
Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit có trình tự axit amin: Pro - Gly -
Lys - Phe. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit ađênin (A) trên mạch gốc bằng guanin (G). Trình tự
nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen trước khi bị đột biến có thể là
A. 3' GAG XXX TTT AAA 5’. B. 3’ XXX GAGTTT AAA 5’.
C. 5’ GAGTTT XXX AAA 3’. D. 5’ GAGXXX GGG AAA 3’.
Câu 49: Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở vùng mã hóa của mạch gốc của gen quy định
prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:
Gen ban đầu: Alen đột biến 1:
Mạch gốc: 3'... TAX TTX AAA XXG.. 5' Mạch gốc: 3'...TAX TTX AAA XXA...5'
Alen đột biến 2: Alen đột biến 3:
Mạch gốc: 3'...TAX ATX AAA XXG...5' Mạch gốc: 3'. . .TAX TTX AAA TXG. . .5'
Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’: Met; 5’AAG3’: Lys; 5’UUU3’: Phe; 5’GGX3’
và 5’GGU3’: Gly; 5’AGX3’: Ser. Phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết dự đoán nào sau đây sai?
A. Chuỗi pôlipeptit do alen đột biến 1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
B. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen đột biến 2 và alen đột biến 3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy
ra đột biến.
C. Alen đột biến 2 gây hậu quả nghiêm trọng cho quá trình dịch mã.
D. Alen đột biến 3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
Câu 50: Ở sinh vật nhân sơ, mạch khuôn của đoạn gen B có trình tự các nuclêôtit trong vùng mã hoá như sau:
Gen B: 3’...TAX ATG AXX AGT TXA AGT AAT TTX TAG XAT ATT...5’. Do đột biến điểm làm xuất hiện ba alen
mới có trình tự các nuclêôtit tương ứng là:
Alen B1: 3’...TAX ATG AXX AGX TXA AGT AAT TTX TAG XAT ATT...5’.
Alen B2: 3’...TAX ATG AXX AGT TXA AGT AAT TAX TAG XAT ATT...5’.
Alen B3: 3’...TAX ATG AXX AGT TXA AGT AXT TAX TAG XAT ATT...5’.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các đoạn pôlipeptit được tạo ra từ các alen đột biến có số axit amin bằng nhau.
B. Alen B1 được tạo ra từ gen ban đầu do đột biến thay thế một cặp T - A thành cặp A - T.
C. Sơ đồ xuất hiện các alen đột biến từ gen B là B3 ← B → B2 → B1.
D. mARN được tạo ra từ alen B2 dịch mã cần môi trường cung cấp 2 axit amin foocmin mêtiônin.
Câu 51: Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở mạch gốc của vùng mã hóa trên gen quy định
prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:
Gen ban đầu (gen A): Alen đột biến 1 (alen Al):
Mạch gốc: 3'.. .TAX TTX AAA XXG XXX.. .5' Mạch gốc: 3'.. .TAX TTX AAA XXA XXX... 5'
Alen đột biến 2 (alen A2): Alen đột biến 3 (alen A3):
Mạch gốc: 3'...TAX ATX AAA XXG XXX...5' Mạch gốc: 3'.. .TAX TTX AAA TXG XXX... 5'
Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’ quy định Met; 5'AAG3' quy định Lys; 5'UUU3' quy
định Phe; 5'GGX3'; GGG và 5'GGU3' quy định Gly; 5'AGX3' quy định Ser. Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so vói chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.
IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclệôtit.
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 52: Một loài thực vật lưỡng bội, xét l gen có 2 alen, alen B gồm 1200 nuclêôtit và mạch 1 của alen này có A = 2T
= 3G = 4X. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit tạo thành alen b. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Tỷ lệ (A + G)/(T + X) của alen b khác tỉ lệ (A + G)/(T + X) của alen B.
II. Nếu alen b phát sinh do đột biến thay 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X thì alen b có 169 nuclêôtit loại G.
III. Nếu alen b phát sinh do đột biến xảy ra ngay sau mã mở đầu thì alen b có tất cả bộ ba kể từ vị trí xảy ra đột biến
cho đến mã kết thúc đều bị thay đổi.
IV. Nếu alen b phát sinh do đột biến xảy ra trong quá trình giảm phân hình thành giao tử thì alen b có thể được di
truyền cho đời sau.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

17
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng

Bài 5-6: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ
Câu 1: Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm.
C. Thành phần hóa hoạc chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin.
D. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
Câu 2: Những thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
A. rARN và prôtêin. B. ADN và prôtêin. C. mARN và prôtêin. D. tARN và prôtêin.
Câu 3: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm
A. ADN và prôtêin loại histon. B. ARN và pôlipeptit.
C. Lipit và pôlisaccarit. D. ARN và prôtêin loại histon.
Câu 4: Khi nói về tâm động của nhiễm sắc thể, những phát biểu nào sau đây đúng?
I. Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nuclêôtit này.
II. Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực
của tế bào trong quá trình phân bào.
III. Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể.
IV. Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi.
V. Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau.
A. II, III, IV. B. I, III, IV. C. III, IV, V. D. I, II, V.
Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
A. Là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
B. Là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.
C. Là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
D. Có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
Câu 6: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính
A. 11 nm. B. 300 nm. C. 2 nm. D. 30 nm.
Câu 7: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở vi sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau
đây có đường kính 700 nm?
A. Sợi nhiễm sắc B. Crômatit C. Vùng xếp cuộn D. Sợi cơ bản
Câu 8: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm
sắc thể có đường kính lần lượt là
A. 30 nm và 11 nm B. 30 nm và 300 nm C. 11 nm và 30 nm D. 11nm và 300 nm
Câu 9: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch, có ý nghĩa
trong công nghiệp sản xuất bia?
A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn.
Câu 10: Để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng, người ta có thể gây đột
biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng
A. Đảo đoạn. B. Mất đoạn nhỏ. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn.
Câu 11: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể là
A. Đảo đoạn NST. B. Lặp đoạn NST. C. Chuyển đoạn nhỏ NST. D. Mất một đoạn lớn NST.
Câu 12: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?
A. Lặp đoạn. B. Mất đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
Câu 13: Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với nhiễm sắc thể bình thường. Dạng đột biến tạo
nên nhiễm sắc thể bất thường này có thể là dạng nào trong số các dạng đột biến sau?
A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
Câu 14: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là
A. Đảo đoạn. B. Mất đoạn lớn. C. Chuyển đoạn lớn và đảo đoạn. D. Lặp đoạn và mất đoạn lớn.
Câu 15: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể
làm xuất hiện dạng đột biến
A. Lặp đoạn và mất đoạn. B. Chuyển đoạn tương hỗ. C. Đảo đoạn và lặp đoạn. D. Chuyển đoạn và mất đoạn.
Câu 16: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến
A. Lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể. D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 17: Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?
18
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
A. Đột biến mất đoạn. B. Đột biến lệch bội. C. Đột biến đảo đoạn. D. Đột biến đa bội.
Câu 18: Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm
sắc thể là
A. Đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn và lặp đoạn.
C. Lặp đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể. D. Mất đoạn và đảo đoạn.
Câu 19: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể?
A. Đột biến dị đa bội. B. Đột biến điểm. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến lệch bội.
Câu 20: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một
nhiễm sắc thể đơn?
A. Lặp đoạn. B. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. C. Mất đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 21: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm cho một số gen trên nhiễm sắc thể này được chuyển sang NST khác.
B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể.
Câu 22: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.
B. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
C. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.
D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt động của gen có
thể bị thay đổi.
Câu 23: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì
đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
A. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 24: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen
là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng
A. Chuyển đoạn. B. Lặp đoạn. C. Mất đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 25: Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen như sau: ABCDEGHIK. Do đột biến nên
trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể B. Mất đoạn nhiễm sắc thể
C. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 26: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau: Nòi 1:
ABCDEFGH; nói 2: HEFBAGCDI; nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI. Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn
lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là:
A. 1 4  2  3 B. 1  2  4  3 C. 1  3  4 2 D. 1  3  2  4
Câu 27: Mô tả nào sau đây đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
A. Các đoạn không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho nhau.
B. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại.
C. Một đoạn của nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi gắn vào nhiễm sắc thể của cặp tương đồng khác.
D. Hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương đồng.
Câu 28: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.
B. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
D. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 29: Khi nói về hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến lặp đoạn làm táng chiều dài của nhiễm sắc thể.
B. Đột biến mất đoạn làm giảm chiều dài của nhiễm sắc thể.
C. Đột biến chuyển đoạn có thể làm cho gen chuyển từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thế khác.
D. Đột biến đảo đoạn làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 30: Khi nói về đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến lặp đoạn luôn làm tăng khả năng sinh sản của thể đột biến.
B. Đột biến lặp đoạn có thể có hại cho thể đột biến. C. Đột biến lặp đoạn làm tăng chiều dài của nhiễm sắc thể.
D. Đột biến lặp đoạn dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen.
Câu 31: Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu. B. Bệnh máu khó đông, hội chứng Tớcnơ.
C. Bệnh phêninkêto niệu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. D. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao.
Câu 32: Thể đa bội lẻ:
A. Không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. B. Có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
C. Có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội. D. Có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n+1.
Câu 33: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?
19
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n). B. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).
C. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). D. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1).
Câu 34: Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây không phải do đột biến nhiễm sắc thể gây ra?
A. Hội chứng Claiphentơ. B. Hội chứng AIDS. C. Hội chứng Đao. D. Hội chứng Tơcnơ.
Câu 35: Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến
A. Thể một (2n-1). B. Thể không (2n-2). C. Thể bốn (2n+2). D. Thể ba (2n+1).
Câu 36: Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba
này
A. Có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau.
B. Có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau.
C. Có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau.
D. Có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.
Câu 37: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một số hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
C. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể phân li.
D. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 38: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất đoạn lớn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến lặp đoạn.
II. Đột biến đảo đoạn được sử dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
III. Đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 39: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên một nhiễm sắc thể.
II. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.
III. Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn.
IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 40: Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là
A. Một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly.
B. Tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly.
C. Một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly.
D. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly.
Câu 41: Cônsixin gây đột biến đa bội vì trong quá trình phân bào nó cản trở
A. Việc tách tâm động của các nhiễm sắc thể kép. B. Màng tế bào phân chia.
C. Sự hình thành thoi vô sắc. D. Nhiễm sắc thể tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
Câu 42: Ở thực vật, hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây để phát triển thành cây tứ bội?
A. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n) B. Các giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với nhau
C. Các giao tử lệch bội (n+1) kết hợp với nhau D. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử lệch bội (n+1)
Câu 43: Khi nói về thể di đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.
B. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
C. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa.
D. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
Câu 44: Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên?
A. Bệnh máu khó đông. B. Hội chứng AIDS. C. Hội chứng Đao. D. Bệnh bạch tạng.
Câu 45: Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể ba.
B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội.
C. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật.
D. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 46: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân
li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử
có thể phát triển thành
A. Thể tam bội. B. Thể lưỡng bội. C. Thể tứ bội. D. Thể đơn bội.
Câu 47: Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,…) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.
B. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm.
C. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ.
D. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bội.

20
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
Câu 48: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40
nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là
A. Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
B. Cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
C. Khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành
từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.
D. Số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40.
Câu 49: Thể song nhị bội:
A. Chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.
B. Chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ. C. Có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào.
D. Có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ.
Câu 50: Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
II. Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt.
III. Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới.
IV. Thể dị đa bội có thể được tạo ra bằng cách áp dụng kĩ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với nuôi cấy tế bào.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 51: Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
II. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.
III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu
tiên của hợp tử.
IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 52: Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n =
18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng nhiễm
sắc thể làm tăng gấp đôi nhiễm sắc thể tạo thành các thể song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm
đúng với các thể song nhị bội này?
I. Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu
II. Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể tương
đồng
III. Có khả năng sinh sản hữu tính
IV. Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 53: Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm
sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được phiên mã
từ các gen N, P, Q, S và T.
II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể
làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N.
III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì luôn có hại cho thể đột biến.
IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì có thể không làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 54: Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Do đột biến, ở một quần thể thuộc loài này đã xuất hiện
hai thể đột biến khác nhau là thể một và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào sinh dưỡng của thể
một và thể tam bội này lần lượt là
A. 12 và 36. B. 6 và 12. C. 6 và 13. D. 11 và 18.
Câu 55: Những cơ thể sinh vật mà bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n
(3n hoặc 4n, 5n, ...) thuộc dạng nào trong các dạng đột biến sau đây?
A. Thể lệch bội (dị bội). B. Thể lưỡng bội. C. Thể đa bội. D. Thể đơn bội.
Câu 56: Ở người, dạng đột biến nào sau đây gây hội chứng Đao?
A. Thể ba NST số 23. B. Thể một NST số 23. C. Thể ba NST số 21. D. Thể một NST số 21.
Câu 57: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có bộ nhiễm sắc thể

A. 4n. B. n. C. 3n. D. 2n.
Câu 58: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tam bội được phát sinh từ loài này có bộ nhiễm sắc
thể là
A. 2n- 1. B. 4n. C. 2n + l. D. 3n.
Câu 59: Sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử 2n của cùng một loài tạo ra hợp tử 4n. Hợp tử này có thể phát triển
thành thể
21
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
A. Tam bội. B. Bốn nhiễm kép. C. Bốn nhiễm. D. Tứ bội.
Câu 60: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm
thuộc thể lệch bội dạng tam nhiễm là
A. 7. B. 9. C. 12. D. 16.
Câu 61: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 48. Tế bào sinh dưỡng của thể một thuộc loài này có số
lượng nhiễm sắc thể là
A. 94. B. 24. C. 47. D. 49.
Câu 62: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Thể một thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n+l. B. 2n-l. C. n+1. D. n-1.
Câu 63: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Tế bào lá của loài thực vật này thuộc thể ba nhiễm sẽ có số
nhiễm sắc thể là
A. 13. B. 21. C. 15. D. 17.
Câu 64: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể tam
nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là
A. 36. B. 48. C. 12. D. 24.
Câu 65: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Nếu xảy ra đột biến lệch bội thì số loại thể một tối
đa có thể được tạo ra trong loài này là
A. 8. B. 13. C. 7. D. 15.
Câu 66: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Thể tam bội phát sinh từ loài này có số lượng nhiễm sắc thể
trong tế bào sinh dưỡng là
A. 48. B. 72. C. 36. D. 27.
Câu 67: Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử 2n được tạo ra từ thể tứ bội có kiểu gen AAaa là
A. 4AA : 1Aa : 1aa. B. 1AA : 4Aa : 1aa. C. 1AA : 1aa. D. 1Aa : 1aa.
Câu 68: Tiến hành đa bội hóa các tế bào sinh dưỡng của một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). Theo lí
thuyết, có thể thu được những loại tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể là:
A. 3n, 4n. B. 4n, 6n. C. 4n, 8n. D. 6n, 8n.
Câu 69: Bằng phương pháp tứ bội hoá, từ hợp tử lưỡng bội kiểu gen Aa có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen
A. AAaa. B. AAAa. C. Aaaa. D. AAAA.
Câu 70: Lúa mì hoang dại (Aegilops squarrosa) có bộ NST 2n = 14. Số NST trong giao tử (n -1) của loài này là
A. 8. B. 6. C. 7. D. 13.
Câu 71: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I
đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến I II III IV V VI
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 108
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể
đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là
A. II, VI B. I, III, IV, V C. I, II, III, V D. I, III
Câu 72: Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa,
Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một?
A. AaBbDdd. B. AaaBb. C. AaBb. D. AaBbd.
Câu 73: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee.
Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau
đây?
A. AaBbDdEe B. AaBbEe C. AaBbDEe D. AaaBbDdEe
Câu 74: Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A,a nằm trên cặp nhiễm sắc thể số
2, cặp gen B,b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân nên đã tạo ra cây lai là thể ba ở
cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của thể ba được tạo ra từ phép lai trên?
A. Aaabb và AaaBB. B. AAaBb và AAAbb. C. AaaBb và AAAbb. D. AAaBb và AaaBb.
Câu 75: Một loài thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cá thể có bộ nhiễm sắc
thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. AaBbDdEe. II. AaBbdEe. III. AaBbDddEe. IV. ABbDdEe. V. AaBbDde. VI. AaBDdEe.
A. 1. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 76: Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen BbDd, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra
thể tứ bội có kiểu gen
A. BBbbDDdd. B. BBbbDDDd. C. BBbbDddd. D. BBBbDDdd.
Câu 77: Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra
được thể tứ bội có kiểu gen
A. AaaaBBbb. B. AAAaBBbb. C. AAaaBBbb. D. AAaaBbbb.
Câu 78: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng cônsixin xử
lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F 1. Chọn ngẫu nhiên hai cây F1 cho giao

22
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
phấn với nhau, thu được F 2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột
biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F 2 là:
A. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa B. 1 AAA : 5 AAa : 1Aaa : 5 aaa
C. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa D. 5 AAA : 1AAa : 5 Aaa : 1 aaa
Câu 79: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng thể tứ bội giảm
phân bình thường cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Cho giao phấn hai cây cà chua tứ bội (P) với nhau,
thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 75% cây quả đỏ : 25% cây quả vàng. Kiểu gen của P là
A. AAaa x aaaa. B. AAaa x Aaaa. C. Aaaa x Aaaa. D. AAaa x AAaa.
Câu 80: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây tứ bội
giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây cà chua tứ bội có
kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là
A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
Câu 81: Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép lai giữa
hai cây tứ bội AAAa x Aaaa cho đời con có kiểu gen AAaa chiếm tỉ lệ
A. 75% B. 25% C. 50% D. 56,25%
Câu 82: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Biết rằng cơ thể
tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời
con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng?
A. AAAa x AAAa B. AAaa x Aaaa C. Aaaa x Aaaa D. AAaa x AAaa
Câu 83: Ở cà chua, gen qui định màu sắc quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả màu đỏ trội hoàn
toàn so với alen a qui định quả màu vàng. Trong trường hợp các cây bố, mẹ giảm phân bình thường, tỉ lệ kiểu hình quả
vàng thu được từ phép lai AAaa x AAaa là
A. 1/8. B. 1/16. C. 1/12. D. 1/36.
Câu 84: Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy
định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình
thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là
A. AAaa x Aa và AAaa x AAaa. B. AAaa x Aa và AAaa x aaaa.
C. AAaa x aa và AAaa x Aaaa. D. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa.
Câu 85: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho biết các cây
tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết,
phép lai AAaa × Aaaa cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
A. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. B. 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
C. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. D. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
Câu 86: Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm phân
ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử
lặn ở đời con là
A. 1/12. B. 1/36. C. 1/2. D. 1/6.
Câu 87: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên
giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở
đời con là:
A. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa. B. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.
C. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. D. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa.
Câu 88: Xét phép lai P: ♀ AaBB × ♂ AaBb. Biết ở một số tế bào trong quá trình phát sinh giao tử của cơ
thể ở cặp NST chứa cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các quá trình khác diễn ra bình thường.
Kiểu gen nào sau đây không có ở F1?
A. AaaBb. B. AaaBB. C. aaaBB. D. AAaBb.
Câu 89: Cho phép lai P: ♀ AaBbDd × ♂ AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào,
cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình
giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết phép lai trên tạo ra F 1 có tối đa bao nhiêu loại
kiểu gen ?
A. 18 B. 56 C. 42 D. 24

23
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng

Chuyên đề 2: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN


Bài 8-9: QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI VÀ PHÂN LI ĐỘC LẬP
Câu 1: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là
A. Lai khác dòng. B. Lai phân tích. C. Lai thuận nghịch D. Lai cải tiến.
Câu 2: “Nhân tố di truyền” mà Menđen gọi, ngày nay được xem là:
A. Alen. B. Lôcut. C. Ôperôn. D. Crômatit.
Câu 3: Nội dung chính của qui luật phân li là gì?
A. Các thành viên của cặp alen phân li đồng đều về các giao tử. B. F2 phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
C. Các cặp alen không hoà trộn vào nhau trong giảm phân. D. F1 đồng tính còn F2 phân tính 3 trội : 1 lặn.
Câu 4: Kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội có thể xác định được bằng phép lai
A. Thuận nghịch. B. Phân tích. C. Khác thứ. D. Khác dòng.
Câu 5: Qui luật phân ly không nghiệm đúng trong điều kiện?
A. Tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường.
B. Số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn. C. Bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.
D. Tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.
Câu 6: Để cho các alen thuộc cùng 1 gen phân li đồng đều về các giao tử, trung bình 50% số giao tử có alen này và
50% số giao tử có alen kia, thì điều kiện cần thiết nhất là:
A. Cơ thể thuần chủng. B. Giảm phân bình thường.
C. Không có alen đồng trội hay trội không hoàn toàn. D. Số lượng con lai phải thật nhiều.
Câu 7: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:
I. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết.
II. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3.
III. Tạo các dòng thuần chủng.
IV. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
A. II, III, IV, I. B. III, II, IV, I. C. I, II, III, IV. D. II, I, III, IV.
Câu 8: Bản chất quy luật phân li của Menđen là
A. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1. B. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.
C. Sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
D. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1.
Câu 9: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen Aa tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 10: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AA tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 11: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen aa tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 12: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen Bb giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử b chiếm tỉ lệ
A. 25%. B. 12,5%. C. 50%. D. 75%.
Câu 13: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra đời con có kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 25%?
A. aa × aa. B. AA × Aa. C.Aa × Aa. D.Aa × aa.
Câu 14: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen bb giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử b chiếm tỉ lệ
A. 25%. B. 12,5%. C. 50%. D. 100%.
Câu 15: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen BB giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử B chiếm tỉ lệ
A. 25%. B. 100%. C. 50%. D. 75%.
Câu 16: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá trình
giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là
A. Aa × aa. B. AA × aa. C. AA × Aa. D. Aa × Aa.
Câu 17: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho
F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?
A. AA × aa. B. Aa × aa. C. AA × Aa. D. Aa × Aa.
Câu 18: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
A. aa x aa. B. Aa x Aa. C. Aa x aa. D. AA x AA.
Câu 19: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?
24
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
A. AA x Aa. B. Aa x Aa. C. Aa x aa. D. AA x AA.
Câu 20: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân tính?
A. Aa x aa. B. AA x Aa. C. aa x aa. D. AA x AA.
Câu 21: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1?
A. aa x aa. B. Aa x Aa. C. Aa x aa. D. AA x AA.
Câu 22: Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phép lại nào sau đây cho đời con gồm toàn cá thể
có kiểu hình lặn?
A. aa x aa B. Aa x aa C. Aa x Aa. D. AA x aa.
Câu 23: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội?
A. AA x Aa. B. AA x AA. C. Aa x Aa. D. Aa x aa.
Câu 24: Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phép lại nào sau đây cho đời con gồm toàn cá thể
có kiểu hình trội?
A. aa x aa B. Aa x aa C. Aa x Aa. D. AA x aa.
Câu 25: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Biết rằng
không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây thân cao và cây thân thấp?
A. AA x aa. B. Aa x Aa. C. Aa x AA. D. aa x aa.
Câu 26: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm
phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng?
A. Aa x Aa và Aa x aa. B. Aa x aa và AA x Aa. C. AA x aa và AA x Aa. D. Aa x Aa và AA x Aa.
Câu 27: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai hai cây quả đỏ (P) với
nhau, thu được F1 gồm 899 cây quả đỏ và 300 cây quả vàng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong tổng
số cây F1, số cây khi tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây quả đỏ chiếm tỉ lệ
A. 3/4. B. 1/4. C. 2/3. D. 1/2.
Câu 28: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao
giao phấn với cây thân cao, thu được F 1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự
thụ phấn cho F2 gồm có cả cây thân cao và cây thân thấp so với tổng số cây ở F1 là
A. 3/4. B. 1/4. C. 1/2. D. 2/3.
Câu 29: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần
chủng lai với cây hoa trắng (P), thu được F 1. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F 2. Tính theo lí thuyết, trong số các cây
hoa đỏ ở F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 1/4 B. 2/3 C. 1/3 D. 3/4
Câu 30: Quy luật phân li độc lập của Menden có nội dung chủ yếu là:
A. Nếu P khác nhau về nhiều cặp tính trạng thì tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F2 ứng với công thức (3+1) n
B. Giao phối tạo ra biến dị C. Ở F2, mỗi cặp tính trạng, xét riêng rẽ đều phân li theo tỉ lệ 3 : 1
D. Sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn tới sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính
trạng
Câu 31: Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li độc lập là gì ?
A. Chỉ ra sự lai tạo trong chọn giống là cần thiết
B. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những loài sinh sản theo lối giối phối
C. Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cung cấp cho chọn giống
D. Cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến hóa quan trọng của sinh giới
Câu 32: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác
nhau thì chúng
A. Di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết
B. Luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau
C. Sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử
D. Luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng
Câu 33: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng?
A. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể. B. Các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân.
C. Sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào. D. Biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.
Câu 34: Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi (n) cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu
hình lặn về tất cả các tính trạng là:
A. 4 B. 2 C. 3n D. 1
Câu 35: Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi (n) cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu
hình ở F2 là:
A. 4 B. 2n C. 3n D. (3:1)n
Câu 36: Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi (n) cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu
gen đồng hợp ở F2 là:
A. 4 B. 3n C. 2n D. 4n
Câu 37: Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi (n) cặp tính trạng tương phản thì tỉ lệ kiểu
gen ở F2:
A. (3 : 1)n B. (1 : 2: 1)2 C. (1 : 2: 1)n D. 9 : 3 : 3 : 1
25
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
Câu 38: Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi (n) cặp tính trạng tương phản thì tỉ lệ kiểu
hình ở F2 là:
A. (3 : 1)2 B. 9 : 3 : 3 : 1 C. (1 : 2 : 1)n D. (3 : 1)n
Câu 39: Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi (n) cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu
gen ở F2 là:
A. 3n B. 2n C. 4n D. 16
Câu 40: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử ab chiếm tỉ lệ
A. 25%. B. 12,5%. C. 50%. D. 75%.
Câu 41: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về cả hai cặp gen đang xét?
A. AaBb. B. AaBB. C. AAbb. D. AABb.
Câu 42: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen Aabb tạo ra loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ
A. 50%. B. 12,5%. C. 75%. D. 25%.
Câu 43: Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AABb x aabb cho ra đời con có bao nhiêu loại kiểu
gen
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 44: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có
thể tạo ra
A. 2 loại giao tử. B. 4 loại giao tử. C. 16 loại giao tử. D. 8 loại giao tử.
Câu 45: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa có thể được tạo ra từ
quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen Aabb là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 6.
Câu 46: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
A. AaBb x aabb. B. Aabb x Aabb. C. AaBB x aabb. D. AaBb x AaBb.
Câu 47: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?
A. AAbb. B. AaBb. C. AABb. D. aaBB.
Câu 48: Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa có thể được tạo ra là
A. 8. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 49: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai AABB x AABb cho đời con có
bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 50: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai AaBB x aabb cho đời con có bao
nhiêu loại kiểu gen?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 51: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định
quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Theo lí thuyết, phép lai: AaBb x aaBb cho đời con có kiểu hình
thân cao, quả đỏ chiếm tỉ lệ
A. 56,25% B. 12,5% C. 37,5% D. 18,75%
Câu 52: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định
hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, phép lai
AaBb x Aabb cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A. 37,50%. B. 56,25%. C. 18,75%. D. 6,25%.
Câu 53: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí
thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cá thể mang kiểu hình lặn về hai tính trạng chiếm 12,5%?
A. AaBb x AaBb. B. Aabb x aaBb. C. AaBb x Aabb. D. AaBb x aaBB.
Câu 54: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết,
phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1?
A. AaBb x aaBb B. AaBb x AaBb C. AaBB x aaBb D. Aabb x aaBb
Câu 55: Trong trường hợp không phát sinh đột biến mới, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại kiểu
gen nhất?
A. AaBb x AaBb B. AaBb x AABb C. AABB x aaBb D. AaBb x AaBB
Câu 56: Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen
AaBbDd tự thụ phấn sẽ thu được đời con có số kiểu gen và kiểu hình tối đa là
A. 8 kiểu hình; 27 kiểu gen. B. 4 kiểu hình; 12 kiểu gen. C. 4 kiểu hình; 9 kiểu gen. D. 8 kiểu hình; 12 kiểu gen.
Câu 57: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các gen phân li độc lập và tác động riêng rẽ, các alen trội
là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDD cho đời con có tối đa:
A. 18 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. B. 18 loại kiểu gen và 18 loại kiểu hình.
C. 9 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. D. 8 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
Câu 58: Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được từ phép lai AaBbddEe x AabbDdEe, số cá thể có kiểu gen AAbbDdee
chiếm tỉ lệ
A. 1/16. B. 1/64. C. 1/32. D. 1/8.
Câu 59: Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ các alen trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí
26
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
thuyết, khi cho cơ thể có kiểu gen AabbDd tự thụ phấn, thu được đời con gồm
A. 9 kiểu gen và 6 kiểu hình B. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình
C. 8 kiểu gen và 6 kiểu hình D. 8 kiểu gen và 4 kiểu hình
Câu 60: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai:
cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là:
A. 3/256 B. 1/16 C. 81/256 D. 27/256

Bài 10: QUY LUẬT DI TRUYỀN TƯƠNG TÁC GEN


Câu 1: Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là:
A. Gen trội. B. Gen lặn. C. Gen đa alen. D. Gen đa hiệu.
Câu 2: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình
thành một tính trạng được gọi là hiện tượng?
A. Tương tác bổ trợ. B. Tương tác bổ sung. C. Tương tác cộng gộp. D. Tương tác gen.
Câu 3: Loại tác động của gen thường được chú trọng trong sản xuất là:
A. Tác động cộng gộp B. Tác động át chế giữa các gen không alen
C. Tác động đa hiệu của gen D. Tương tác bổ trợ giữa 2 loại gen trội
Câu 4: Phép lai một tính trạng cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 15 : 1. Tính trạng này di truyền theo quy luật
A. Di truyền liên kết với giới tính. B. Tác động cộng gộp. C. Hoán vị gen. D. Liên kết gen.
Câu 5: Tính trạng số lượng thường
A. Ít chịu ảnh hưởng của môi trường. B. Có mức phản ứng hẹp.
C. Có hệ số di truyền cao. D. Do nhiều gen quy định.
Câu 6: Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn
thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô
A. Di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. B. Di truyền theo quy luật liên kết gen.
C. Di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp. D. Do một cặp gen quy định.
Câu 7: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí
quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật
A. Tương tác cộng gộp. B. Phân li độc lập của Menđen. C. Tương tác bổ trợ. D. Liên kết gen hoàn toàn.
Câu 8: Khi lai 2 cây đậu thơm lưỡng bội thuần chủng có kiểu gen khác nhau (P), thu được F 1 gồm toàn cây hoa đỏ.
Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F 2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Có thể
kết luận tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi
A. Hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác cộng gộp.
B. Hai cặp gen liên kết, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.
C. Một gen có 2 alen, trong đó alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng.
D. Hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.
Câu 9: Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu đỏ đã thu
được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận, màu sắc hoa được quy định
bởi?
A. Hai cặp gen liên kết hoàn toàn. B. Hai cặp gen không alen tương tác bổ trợ (bổ sung)
C. Hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp. D. Một cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính
Câu 10: Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau, thu được F 1 100% cây hoa
màu đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu
sắc hoa di truyền theo quy luật
A. Ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân). B. Tương tác cộng gộp. C. Phân li. D. Tương tác bổ sung.
Câu 11: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn
(P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F 1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P), thu được đời
con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, sự hình thành
màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể kết luận màu sắc hoa của loài trên do
A. Hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định.
B. Một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn.
C. Hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung quy định.
D. Một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.
Câu 12: Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F 1 toàn cây
hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa đỏ và 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho cây F 1 lai với cây
có kiểu gen đồng hợp lặn thì thu được đời con gồm
A. 100% số cây hoa trắng B. 100% số cây hoa đỏ
C. 75% số cây hoa đỏ và 25% số cây hoa trắng D. 25% số cây hoa đỏ và 75% số cây hoa trắng
Câu 13: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu
gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; nếu chỉ có một loại alen trội A hoặc B hoặc không có alen
trội thì cho kiểu hình hoa trắng. Lai hai cây (P) có hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F 1 gồm toàn cây hoa đỏ.
Cho cây F1 lai với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn về hai cặp gen nói trên thu được F a. Biết rằng không có đột
biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fa là
27
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
A. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. B. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
C. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. D. 9 cây hoa trắng : 7 cây hoa đỏ.
Câu 14: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định; khi kiểu gen có cả alen
A và alen B quy định kiểu hình hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau
(P) giao phấn với nhau, thu được F 1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy
ra đột biến, kiểu gen của P là
A. AaBb x aabb. B. AaBB x Aabb. C. Aabb x aaBb. D. AABb x aaBb.
Câu 15: Ở bí ngô, kiểu gen A-bb và aaB- quy định quả tròn; kiểu gen A- B- quy định quả dẹt; kiểu gen aabb quy định
quả dài. Cho bí quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen lai phân tích, đời F a thu được tổng số 160 quả gồm 3 loại kiểu hình. Tính
theo lí thuyết, số quả dài ở Fa là
A. 54. B. 105. C. 40. D. 75.
Câu 16: Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy định theo kiểu
tương tác bổ sung. Khi trong kiểu gen đồng thời có mặt cả 2 gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ thẫm, các kiểu
gen c̣n lại đều cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời
con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ thẫm : 7 cây hoa trắng?
A. AaBb × aaBb. B. AaBb × Aabb. C. AaBb × AAbb. D. AaBb × AaBb.
Câu 17: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa có hai trạng thái là hoa đỏ và hoa trắng. Trong phép lại giữa hai cây hoa
trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9
cây hoa đỏ: 7 cây hoa trắng. Dự đoán nào sau đây về kiểu gen của F2 là không đúng?
A. Các cây hoa trắng có 7 loại kiểu gen. B. Các cây hoa trắng thuần chủng có 3 loại kiểu gen.
C. Các cây hoa đỏ thuần chủng có 1 loại kiểu gen. D. Các cây hoa đỏ có 4 loại kiểu gen.
Câu 18: Ở một loài thực vật lưỡng bội, lai hai cây hoa đỏ (P) với nhau, thu được F 1 gồm 180 cây hoa đỏ và 140 cây
hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, quá trình giảm phân của các cây F1 tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 16. B. 8. C. 9. D. 4.
Câu 19: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do sự tương tác của hai alen trội A và B quy định. Trong kiểu gen,
khi có cả alen A và alen B thì cho lông đen, khi chỉ có alen A hoặc alen B thì cho lông nâu, khi không có alen trội nào
thì cho lông trắng. Cho phép lai P: AaBb x aaBb, theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở F 1, số cá thể lông
đen có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen chiếm tỉ lệ
A. 9% B. 6,25% C. 25% D. 50%
Câu 20: Ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tác động của hai gen A và B theo sơ đồ sau:
Gen A Gen B

enzim A enzim B

Chất không màu 1 Chất không màu 2 Sắc tố đỏ.


Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố đỏ) thuần chủng thu được F 1 gồm
toàn cây có hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là
A. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. B. 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng.
C. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng.
Câu 21: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Sự biểu
hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong
kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho giao
phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu
được ở đời con là
A. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng. B. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng.
C. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng. D. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
Câu 22: Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các gen phân li độc lập. Cứ
mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao là 100 cm. Cây lai được tạo ra
từ phép lai giữa cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao là
A. 85 cm. B. 80 cm. C. 75 cm. D. 70 cm.
Câu 23: Giao phấn giữa hai cây hoa trắng (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có
kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên một cây có hoa màu đỏ ở F2 cho tự thụ
phấn. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, xác suất xuất hiện cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là
A. 1/36. B. 1/81. C. 81/256. D. 1/16
Câu 24: Một loài thực vật lưỡng bội, dạng quả do 2 cặp gen B, b và D, d phân li độc lập cùng quy định. Kiểu gen có
cả alen trội B và alen trội D quy định quả dẹt; kiểu gen chỉ có alen trội B hoặc alen trội D quy định quả tròn; kiểu gen
bbdd quy định quả dài. Phép lai P: BbDd × BbDd, tạo ra F1. Theo lí thuyết, F1 có tỉ lệ:
A. 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả dài. B. 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn : 1 cây quả dài.
C. 4 cây quả dẹt : 3 cây quả tròn : 1 cây quả dài. D. 3 cây quả dẹt : 4 cây quả tròn : 1 cây quả dài.
Câu 25: Một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gen: A,a; B,b phân li độc lập cùng quy định. Kiểu gen có cả
alen trội A và alen trội B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại đều quy định hoa trắng. Thế hệ P: Cây hoa

28
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
đỏ tự thụ phấn, thu được F 1 có 43,75% cây hoa trắng. Cho cây hoa đỏ ở thế hệ P thụ phấn cho cây hoa trắng
ở F1, thu được đời con. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có tối đa 2 phép lai mà mỗi phép lai đều cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:1.
II.Tỉ lệ cây hoa trắng xuất hiện tối đa ở đời con của 1 phép lai có thể là 75%.
III. Đời con của mỗi phép lai đều có tỉ lệ kiểu gen khác với tỉ lệ kiểu hình.
IV. Có 3 phép lai mà mỗi phép lai đều cho đời con có 4 loại kiểu gen.
Α. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Bài 11: QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
Câu 1: Khi nói về liên kết gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
B. Liên kết gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái.
D. Trong tế bào, các gen luôn di truyền cùng nhau thành một nhóm liên kết.
Câu 2: Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể
A. Phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
B. Tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau.
C. Luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
D. Luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen?
A. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội
của loài đó.
B. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
D. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.
Câu 4: Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên
kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là
A. Đậu Hà Lan. B. Ruồi giấm. C. Cà chua. D. Bí ngô.
Câu 5: Theo lí thuyết, phép lai P: AB/AB x aB/aB tạo ra F1 có bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 6: Cho phép lai P: AB/ab x Ab/aB. Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AB/aB ở
F1 sẽ là
A. 1/16. B. 1/2. C. 1/4. D. 1/8.
Câu 7: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Theo lý
thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1?
A. AB/ab x AB/ab B. AB/ab x Ab/aB C. Ab/aB x Ab/ab D. Ab/aB x Ab/aB
Câu 8: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai Ab/ab Dd x
aB/ab dd cho đời con có tối đa số loại kiểu hình là
A. 4 B. 8 C. 6 D. 16
Câu 9: Trường hợp không có hoán vị gen, một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, phép lai
nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1?
A. AB/ab x AB/aB B. AB/ab x AB/ab C. AB/ab x ab/ab D. AB/ab x Ab/aB
Câu 10: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong các
phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình?

I. AaBb x aabb II. AaBb x AABb III. x IV. x


A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 11: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và quá trình giảm phân không xảy ra
đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?
A. AB/ab x AB/ab B. AB/ab x Ab/aB C. Ab/ab x ab/ab D. Ab/ab x aB/ab
Câu 12: Nếu các gen liên kết hoàn toàn, một gen qui định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn thì phép lai cho tỷ lệ
kiểu hình 3 : 1 là
A. Ab/aB x Ab/aB B. AB/ab x AB/ab C. AB/ab x Ab/aB D. AB/ab x ab/ab
Câu 13: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai Dd x dd
cho đời con có tối đa số loại kiểu hình là
A. 16 B. 4 C. 8 D. 6
Câu 14: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một
tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Trong một phép lai giữa hai cây có kiểu hình khác nhau, thu được đời con có
kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1: 2: 1. Cho biết không xảy ra đột biến và không xảy ra hoán vị gen. Phép lai nào sau đây
phù hợp với kết quả trên?

29
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng

A. . B. . C. . D. .
Câu 15: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có
kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?
A. x B. x C. x D. x
Câu 16: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn với nhau.
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?
A. BV/bv x BV/bv B. BV/bv x bv/bv C. bV/bv x Bv/bv D. Bv/bV x bv/bv

Câu 17: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và các gen liên kết hoàn toàn. Phép
lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1?
A. x B. x C. x D. x
Câu 18: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí
thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cá thể mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng chiếm 25%?
A. x B. x C. x D. x
Câu 19: Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định
hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào
sau đây cho đời con có số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 75%?
A. x B. x C. x D. x
Câu 20: Cho biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có
nhiều loại kiểu gen nhất?
A. x B. x C. x D. x
Câu 21: Một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết,
phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?
A. x B. x C. x D. x
Câu 22: Một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết,
phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1?
A. x B. x C. x D. x
Câu 23: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng; alen B quy định
cánh hoa thẳng trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh hoa cuộn. Lai hai cây (P) với nhau, thu được F 1 gồm toàn
cây hoa đỏ, cánh thẳng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 25% cây hoa đỏ, cánh cuộn; 50% cây hoa đỏ,
cánh thẳng; 25% cây hoa vàng, cánh thẳng. Cho biết không xảy ra đột biến, từ kết quả của phép lai trên có thể rút ra
kết luận:
A. Kiểu gen của các cây F1 là AaBb, các gen phân li độc lập.
B. Kiểu gen của các cây F1 là , các gen liên kết hoàn toàn.
C. Kiểu gen của các cây F1 là Aabb, các gen phân li độc lập.
D. Kiểu gen của các cây F1 là , các gen liên kết hoàn toàn.

Câu 24: Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các
alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở có thể là
A. 3:3:1:1 B. 1:2:1 C. 19:19:1:1 D. 1:1:1:1
Câu 25: Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do
A. Trao đổi chéo giữa hai crômatit trong cùng một nhiễm sắc thể kép.
B. Trao đổi đoạn giữa hai crômatit thuộc các nhiễm sắc thể không tương đồng.
C. Trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng.
D. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể khác nhau.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen?
A. Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%. B. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
C. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%.
D. Các gen nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng cao.
Câu 27: Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp. B. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
C. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
30
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
D. Ở tất cả các loài sinh vật, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái mà không xảy ra ở giới đực.
Câu 28: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 30%. Theo lí thuyết,
loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen chiếm tỉ lệ
A. 20% B. 25% C. 30% D. 15%
Câu 29: Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen DE//de đã xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, hai loại giao tử mang
gen hoán vị là
A. DE và de B. DE và dE C. De và dE D. De và de

Câu 30: Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen. Theo lý thuyết, trong tổng số giao tử
được tạo ra, tần số hoán vị gen được tính bảng tổng tỉ lệ % của 2 loại giao tử nào sau đây?
A. bd và bD. B. Bd và bd. C. BD và bd. D. Bd và bD.
Câu 31: Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17%. Tỉ lệ
các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này là:
A. AB = ab = 41,5%; Ab = aB = 8,5%. B. AB = ab = 33%; Ab = aB = 17%.
C. AB = ab = 8,5%; Ab = aB = 41,5%. D. AB = ab = 17%; Ab = aB = 33%.
Câu 32: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen A, a và B, b trên cùng 1 cặp NST. Theo lý thuyết, cách viết kiểu gen nào sau
đây đúng?

A. . B. . C. . D. .
Câu 33: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy định cánh
dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Kiểu gen nào sau đây quy định kiểu hình thân xám, cánh cụt?
A. AB/AB B. ab/ab C. Ab/Ab D. aB/aB
Câu 34: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Theo lí thuyết,
tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen Ab/aB là:
A. AB = ab = 30% và Ab = aB = 20%. B. AB = ab = 40% và Ab = aB = 10%.
C. AB = ab = 10% và Ab = aB = 40%. D. AB = ab = 20% và Ab = aB = 30%.
Câu 35: Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo ra, loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ
A. 40%. B. 10%. C. 5%. D. 20%.
Câu 36: Quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen (A, a và B, b) đã tạo ra 4 loại giao tử, trong
đó loại giao tử AB chiếm 20%. Theo lí thuyết, kiểu gen của cơ thể này và khoảng cách giữa 2 gen đang xét là
A. và 40 cM. B. và 40 cM. C. và 20 cM. D. và 20 cM.
Câu 37: Một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết,
phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
A. x B. x C. x D. x
Câu 38: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí
thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen giống tỉ lệ phân li kiểu hình?
A. Dd x dd B. Dd x dd C. Dd x dd D. Dd x dd
Câu 39: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây
không làm xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 :1 ở đời F1?
A. AB/ab x Ab/aB, các gen liên kết hoàn toàn B. Ab/ab x Ab/ab, các gen liên kết hoàn toàn
C. Ab/aB x Ab/aB, các gen liên kết hoàn toàn D. Ab/aB x Ab/aB, có hoán vị xảy ra ở một giới với tần số 40%
Câu 40: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên
nhiễm sắc thể là 12 centimoocgan (cM). Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 1 : 1?
A. AB/ab x ab/ab B. AB/ab x Ab/Ab C. AB/ab x AB/aB D. Ab/aB x aB/ab
Câu 41: Xét tổ hợp gen Dd, nếu tần số hoán vị gen là 18% thì tỉ lệ phần trăm các loại giao tử hoán vị của tổ hợp gen
này là
A. ABD = ABd = abD = abd = 4,5%. B. ABD = Abd = aBD = abd = 4,5%.
C. ABD = Abd = aBD = abd = 9,0%. D. ABD = ABd = abD = abd = 9,0%.
Câu 42: Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm
phân của cơ thể có kiểu gen Aa ?
A. 8. B. 6. C. 4. D. 2.
Câu 43: Cho biết không có đột biến, hoán vị gen giữa alen B và b ở cả bố và mẹ đều có tần số 20%. Tính theo lí
thuyết, phép lai AB/ab x Ab/aB cho đời con có kiểu gen Ab/Ab chiếm tỉ lệ
A. 16%. B. 4%. C. 10%. D. 40%.
31
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
Câu 44: Cơ thể có kiểu gen AaBb DE/de giảm phân tạo ra 16 loại giao tử, trong đó loại giao tử AbDe chiếm tỉ lệ
4,5%. Biết rằng không có đột biến, tần số hoán vị gen là
A. 18%. B. 24%. C. 36%. D. 40%.

Câu 45: Một cá thể có kiểu gen biết khoảng cách giữa gen A và gen B là 40 cM. Các tế bào sinh tinh của cá thể
trên giảm phân bình thường hình thành giao tử, theo lí thuyết, trong số các loại giao tử được tạo ra, loại giao tử ab DE
chiếm tỉ lệ
A. 20%. B. 40%. C. 15%. D. 30%.
Câu 46: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?
A. Dd x Dd B. DD x dd C. Dd x dd D. Dd x dd
Câu 47: Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, quả hình cầu trội hoàn toàn so với quả
hình lê. Các gen quy định chiều cao và hình dạng quả cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể và cách nhau 20 centimoocgan
(cM). Cho cây thuần chủng thân cao, quả hình cầu lai với cây thân thấp, quả hình lê, F 1 thu được 100% thân cao, quả
hình cầu. Cho cây F1 lai với cây thân thấp, quả hình lê, F 2 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó cây cao, quả hình lê
chiếm tỉ lệ là:
A. 40%. B. 50%. C. 10%. D. 25%.
Câu 48: Phép lai P: x , thu đươc F1. Cho biêt mỗi gen quy đinh môt tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn,
không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. Theo lí thuyết, F 1 có số cá thể mang kiểu hình trội về
cả hai tính trạng chiếm tỉ lệ
A. 30%. B. 40%. C. 10%. D. 20%.
Câu 49: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp; gen B qui định quả tròn, gen b qui
định quả dài; các cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường. Lai phân tích cây thân cao, quả tròn thu được
F1: 35% cây thân cao, quả dài; 35% cây thân thấp, quả tròn; 15% cây thân cao, quả tròn; 15% cây thân thấp, quả dài.
Kiểu gen và tần số hoán vị gen của P là
A. (AB/ab), 30%. B. (Ab/aB), 30%. C. (Ab/aB), 15%. D. (AB/ab), 15%.
Câu 50: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài; alen B quy định
quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Lai cây quả tròn, chín sớm với cây quả dài, chín
muộn (P), thu được F1 gồm 80 cây quả tròn, chín muộn; 80 cây quả dài, chín sớm; 20 cây quả tròn, chín sớm; 20 cây
quả dài, chín muộn. Cho biết không xảy ra đột biến, kiểu gen của P đúng với trường hợp nào sau đây?
A. AaBB x aabb. B. x . C. x . D. AABb x aabb.
Câu 51: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = l,5 cM, BC =
16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là
A. ABCD. B. CABD. C. DABC. D. BACD.
Câu 52: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định
hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được
F1 phân li theo tỉ lệ: 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5%
cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là:
A. AaBB x aabb B. Ab/aB x ab/ab C. AaBb x aabb D. AB/ab x ab/ab
Câu 53: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định
quả tròn trội hoàn toàn so với gen b qui định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị
hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả
tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến
xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là:
A. 12% B. 36% C. 24% D. 6%
Câu 54: Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt thu được F 1 100% thân
xám, cánh dài. Tiếp tục cho F 1 giao phối với nhau được F 2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài: 20,5% thân đen, cánh
cụt: 4,5% thân xám, cánh cụt: 4,5% thân đen, cánh dài. Tần số hoán vị gen ở ruồi cái F1 trong phép lai này là
A. 20,5%. B. 9 %. C. 18%. D. 4,5%.
Câu 55: Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen; gen V quy định cánh
dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và
cách nhau 17 cM. Lai hai cá thể ruồi giấm thuần chủng (P) thân xám, cánh cụt với thân đen, cánh dài thu được F 1. Cho
các ruồi giấm F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tính theo lí thuyết, ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài ở F 2
chiếm tỉ lệ
A. 50%. B. 41,5%. C. 64,37%. D. 56,25%.
Câu 56: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp
gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P),

32
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F 1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó
cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán
vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?
I. F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
II. F2 có 9 loại kiểu gen.
III. Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%.
IV. F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 57: Ở ruồi giấm, xét kiểu gen AB/ab, trong đó alen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với a len a quy định
thân đen; alen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Có bao nhiêu phát biểu sau đây
về hai gen này là đúng?
I. Một tế bào sinh tinh giảm phân bình thường tạo ra tối đa hai loại tinh trùng.
II. Nếu một tế bào sinh trứng xảy ra sự không phân li của cặp NST mang hai gen này trong giảm phân I, giảm phân
II bình thường thi có thể tạo ra loại trứng có kiểu gen ab.
III. Một tế bào sinh trứng giảm phân bình thường tạo ra bốn loại trứng.
IV. Cơ thể đực giảm phân bình thường tạo tối đa bốn loại tinh trùng.
A. 4. B. 2. C. l. D. 3.

Bài 12: QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHIỄM SẮC THỂ
Câu 1: Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh nào là bệnh di truyền liên kết với giới tính?
A. Bệnh máu khó đông. B. Bệnh tiểu đường. C. Bệnh ung thư máu. D. Bệnh bạch tạng.
Câu 2: Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và giới cái mang cặp nhiễm
sắc thể giới tính là XY?
A. Trâu, bò, hươu. B. Thỏ, ruồi giấm, sư tử. C. Hổ, báo, mèo rừng. D. Gà, bồ câu, bướm.
Câu 3: Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền
ngoài nhân)?
A. Lai tế bào. B. Lai thuận nghịch. C. Lai phân tích. D. Lai cận huyết.
Câu 4: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể
A. Có kiểu gen khác nhau. B. Có cùng kiểu gen. C. Có kiểu hình giống nhau. D. Có kiểu hình khác nhau.
Câu 5: Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật người ta phát hiện có 1 gen gồm 2 alen (A và a); 2
alen này đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể. Có thể kết luận gen này nằm ở trên
A. Nhiễm sắc thể X và Y. B. Nhiễm sắc thể X. C. Nhiễm sắc thể thường. D. Nhiễm sắc thể Y.
Câu 6: Để xác định một tính trạng do gen trong nhân hay gen trong tế bào chất quy định, người ta thường tiến hành
A. Lai khác dòng. B. Lai phân tích. C. Lai thuận nghịch. D. Lai xa.
Câu 7: Giới hạn năng suất của giống được quy định bởi
A. Chế độ dinh dưỡng. B. Kiểu gen. C. Kỹ thuật canh tác. D. Điều kiện thời tiết.
Câu 8: Ở sinh vật nhân thực, các gen nằm ở tế bào chất
A. Luôn tồn tại thành từng cặp alen B. Luôn phân chia đều cho các tế bào con
C. Chủ yếu được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng D. Chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới cái
Câu 9: Ở nhóm động vật nào sau đây, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc
thể giới tính XY?
A. Trâu, bò, hươu. B. Thỏ, ruồi giấm, chim sáo. C. Hổ, báo, mèo rừng. D. Gà, chim bồ câu, bướm.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?
A. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng
thường.
B. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.
C. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và
giới cái.
D. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới
tính XY.
Câu 11: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.
B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.
C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.
D. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên
nhiễm sắc thể Y.
33
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
Câu 12: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới,
tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi
gen
A. Trên nhiễm sắc thể thường. B. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
C. Nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân). D. Trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X.
Câu 13: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật có vú, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục mà không có ở tế bào xôma.
B. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ mang các gen quy định giới tính.
C. Các gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính Y được di truyền 100% cho giới XY.
D. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X chỉ truyền cho giới XX.
Câu 14: Năm 1909, Coren (Correns) đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn (Mirabilis jalapa)
và thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận Phép lai nghịch
P: ♀ Cây lá đốm x ♂ Cây lá xanh P: ♀ Cây lá xanh x ♂ Cây lá đốm
F1: 100% số cây lá đốm F1: 100% số cây lá xanh
Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thì theo lí thuyết, thu được F 2
gồm:
A. 50% số cây lá đốm : 50% số cây lá xanh. B. 100% số cây lá xanh.
C. 75% số cây lá đốm : 25% số cây lá xanh. D. 100% số cây lá đốm.
Câu 15: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa
trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, kiểu hình ở F2 gồm
A. 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa trắng B. 75% cây hoa đỏ và 25% cây hoa trắng
C. 100% cây hoa trắng D. 100% cây hoa đỏ
Câu 16: Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng.
Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ.
Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lí thuyết, F2 có
A. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng. B. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ.
C. 100% cây hoa đỏ. D. 100% cây hoa trắng.
Câu 17: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra
đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt
trắng?
A. XAXA x XAY. B. XAXa x XaY. C. XAXa x XAY. D. XAXA x XaY.
Câu 18: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Tính theo lí thuyết,
phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng?
A. XAXA × XaY. B. XaXa × XAY. C. XAXa × XAY. D. XAXA × XAY.
Câu 19: Ở một loài động vật, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng, gen này nằm
trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương đồng với nhiễm sắc thể giới tính Y. Tính theo lí thuyết, phép lai
nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 50% con lông trắng : 50% con lông vằn?
A. XaY × XAXA. B. XAY × XAXa. C. XAY × XaXa. D. XaY × XaXa.
Câu 20: Ở một quần thể sinh vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen là A và a. Trong trường hợp không xảy ra đột
biến, quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể này 5 loại kiểu gen thuộc về gen trên. Theo lí thuyết, phép lai nào
sau đây giữa hai cá thể của quần thể này cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
A. AA x Aa B. Aa x aa. C. XAXA x XaY. D. XAXa x XAY.
Câu 21: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Trong trường hợp
không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực
mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
A. XAXa x XaY B. XAXa x XAY C. XAXA x XaY D. XaXa x XAY
Câu 22: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra
đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái
mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
A. XaXa x XAY. B. XAXa x XAY. C. XAXA x XaY. D. XAXa x XaY.
Câu 23: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra
đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 mồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực
mát đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
A. XAXA x XaY B. XaXa x XAY. C. XAXa x XaY D. XAXa x XAY.
Câu 24: Giả sử mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, trong các phép lai sau
đây, phép lai cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình giống với tỉ lệ phân li kiểu gen là
A. Aabb × aaBb. B. Ab/ab x AB/ab C. AaXBXb × AaXbY. D. XAXa × XAY

34
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
Câu 25: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy
định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tất cả
các ruồi đực đều mắt đỏ?
A. XaXa x XAY. B. XAXA x XaY. C. XAXa x XaY. D. XAXa x XAY.
Câu 26: Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét một gen có hai alen là A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra
và quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể 5 loại kiểu gen về gen trên. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây
giữa hai cá thể của quần thể trên cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 1?
A. XAXA x XaY. B. AA x Aa. C. XAXa x XAY. D. Aa x aa.
Câu 27: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra
đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai: XAXa x XAY cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
A. 2 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ.
B. 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
C. 1 ruồi cái mắt đỏ : 2 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng.
D. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
Câu 28: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con
nhiều loại kiểu gen và kiểu hình nhất?
A. AaBb x AaBb. B. AaXBXB x AaXbY. C. AB/ab x AB/ab D. AaXBXb x AaXbY.
A a
Câu 29: Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính X X . Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở
một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể
trên là:
A. XAXa, O, XA, XAXA. B. XAXA, XAXa, XA, Xa, O. C. XAXa, XaXa, XA, Xa, O. D. XAXA, XaXa , XA, Xa, O.
Câu 30: Ở tằm, tính trạng màu sắc trứng do một gen có 2 alen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể
giới tính X quy định, alen A quy định trứng màu sáng trội hoàn toàn so với alen a quy định trứng màu sẫm. Người ta
có thể dựa vào kết quả của phép lai nào sau đây để phân biệt được tằm đực và tằm cái ngay từ giai đoạn trứng?
A. XAXa x XaY B. XAXA x XaY C. XaXa x XAY D. XAXa x XAY
Bài 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
Câu 1: Sự mềm dẻo về kiểu hình của một kiểu gen có được là do
A. sự tự điều chỉnh của kiểu gen trong một phạm vi nhất định.
B. sự tự điều chỉnh của kiểu gen khi môi trường thấp dưới giới hạn.
C. sự tự điều chỉnh của kiểu hình khi môi trường vượt giới hạn.
D. sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong một phạm vi nhất định.
Câu 2: Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào qui định?
A. Tác động của con người. B. Điều kiện môi trường. C. Kiểu gen của cơ thể. D. Kiểu hình của cơ thể.
Câu 3: Muốn năng suất vượt giới hạn của giống hiện có ta phải chú ý đến việc
A. cải tiến giống vật nuôi, cây trồng. B. cải tạo điều kiện môi trường sống.
C. cải tiến kĩ thuật sản xuất. D. tăng cường chế độ thức ăn, phân bón.
Câu 4: Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là: thường biến
A. phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.
B. di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.
C. biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường.
D. bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.
Câu 5: Thường biến không di truyền vì đó là những biến đổi
A. do tác động của môi trường. B. không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen.
C. phát sinh trong quá trình phát triển cá thể. D. không liên quan đến rối loạn phân bào.
Câu 6: Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Kiểu gen và môi trường. B. Điều kiện môi trường sống.
C. Quá trình phát triển của cơ thể. D. Kiểu gen do bố mẹ di truyền.
Câu 7: Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng
A. số lượng. B. chất lượng. C. trội lặn hoàn toàn. D. trội lặn không hoàn toàn.
Câu 8: Muốn năng suất của giống vật nuôi, cây trồng đạt cực đại ta cần chú ý đến việc
A. cải tiến giống hiện có. B. chọn, tạo ra giống mới.
C. cải tiến kĩ thuật sản xuất. D. nhập nội các giống mới.
Câu 9: Một trong những đặc điểm của thường biến là
A. thay đổi kểu gen, không thay đổi kiểu hình. B. thay đổi kiểu hình, không thay đổi kiểu gen.
C. thay đổi kiểu hình và thay đổi kiểu gen. D. không thay đổi k/gen, không thay đổi kiểu hình.
Câu 10: Sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gen trước những môi trường khác nhau được gọi

A. sự tự điều chỉnh của kiểu gen. B. sự thích nghi kiểu hình.
C. sự mềm dẻo về kiểu hình. D. sự mềm dẻo của kiểu gen.
Câu 11: Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là hiện tượng
A. tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường. B. bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.
C. lợn con sinh ra có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng. D. trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.
35
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
Câu 12: Thường biến có đặc điểm là những biến đổi
A. đồng loạt, xác định, một số trường hợp di truyền. B. đồng loạt, không xác định, không di truyền.
C. đồng loạt, xác định, không di truyền. D. riêng lẻ, không xác định, di truyền.
Câu 13: Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là
A. mức dao động. B. thường biến. C. mức giới hạn. D. mức phản ứng.
Câu 14: Những ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống lên cơ thể sinh vật thường tạo ra các biến dị
A. đột biến. B. di truyền. C. không di truyền. D. tổ hợp.
Câu 15: Mức phản ứng là
A. khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường.
B. tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
C. khả năng phản ứng của sinh vật trước những điều kiện bất lợi của môi trường.
D. mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
Câu 16: Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng
A. trội không hoàn toàn. B. chất lượng. C. số lượng. D. trội lặn hoàn toàn
Câu 17: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của
A. quá trình phát sinh đột biến. B. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.
C. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường. D. sự phát sinh các biến dị tổ hợp.
Câu 18: Nguyên nhân của thường biến là do
A. tác động trực tiếp của các tác nhân lý, hoá học. B. rối loạn phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể.
C. rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào. D. tác động trực tiếp của điều kiện môi trường.
Câu 19: Nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hạy hẹp tuỳ thuộc vào từng loại tính trạng.
B. Sự biến đổi của kiểu gen do ảnh hưởng của mội trường là một thường biến.
C. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật thích nghi càng cao.
D. Sự mềm dẽo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Câu 20: Thường biến là những biến đổi về
A. cấu trúc di truyền. B. kiểu hình của cùng một kiểu gen. C. bộ nhiễm sắc thể. D. một số tính trạng.
Câu 21: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.
B. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
C. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
D. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
Câu 22: Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là:
A. Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng. B. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.
C. Các gen trong một kiểu gen chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau.
D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
Câu 23: Khi nói về mức phản ứng, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng. B. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.
C. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp. D. Các giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau.
Câu 24: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?
I. Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
II. Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu vàng hoặc xám.
III. Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.
IV. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của môi trường
đất.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 25: Trong điều kiện không xảy ra đột biến, khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng còn các tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng
hẹp
B. Các cá thể con sinh ra bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng luôn có mức phản ứng khác với cá thể mẹ
C. Các cá thể thuộc cùng một giống thuần chủng có mức phản ứng giống nhau
D. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
Câu 26: Ở cây hoa liên hình (Primula sinensis), màu sắc hoa được quy định bởi một cặp gen. Cây hoa màu đỏ thuần
chủng (kiểu gen RR) trồng ở nhiệt độ 35oC cho hoa màu trắng, đời sau của cây hoa màu trắng này trồng ở 20 oC thì lại
cho hoa màu đỏ; còn cây hoa màu trắng thuần chủng (rr) trồng ở nhiệt độ 35 oC hay 20oC đều cho hoa màu trắng. Điều
này chứng tỏ ở cây hoa liên hình
A. Màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào kiểu gen.
B. Gen R qui định hoa màu đỏ đã đột biến thành gen r qui định hoa màu trắng.
C. Tính trạng màu hoa không chỉ do gen qui định mà còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.
D. Màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ.
Câu 27: Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
36
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
A. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi.
B. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống
nhau.
C. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản
ứng của kiểu gen.
D. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh sản hữu tính bằng cách gieo các
hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
Câu 28: Một trong những đặc điểm của thường biến là
A. Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định. B. Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
C. Phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính. D. Di truyền được cho đời sau và là nguyên liệu của tiến hóa.
Câu 29: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là
A. Thể đột biến. B. Mức phản ứng của kiểu gen. C. Biến dị tổ hợp. D. Sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến).
Câu 30: Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha,
ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định.
B. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.
C. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,... thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa X bị thay đổi theo.
D. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất (6 tấn/ha, 8 tấn/ha, 10 tấn/ha,...) được gọi là mức phản ứng
của kiểu gen quy định tính trạng năng suất của giống lúa X.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình?
A. Kiểu hình chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.
B. Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen.
C. Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
D. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Câu 32: Sau đây là một số đặc điểm của biến dị:
I. Là những biến đổi ở kiểu gen. II. Là những biến đổi di truyền được qua sinh sản.
III. Là những biến đổi đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với môi trường.
IV. Là những biến đổi đột ngột, gián đoạn về một hoặc một số tính trạng nào đó.
V. Là những biến đổi ở kiểu hình không liên quan đến sự biến đổi trong kiểu gen.
Những đặc điểm của thường biến gồm:
A. III, V. B. II, IV. C. I, II. D. I, IV.
Câu 33: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
B. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
C. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.
D. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Câu 34: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
B. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
C. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.
D. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
Câu 35: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân,
đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông
khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm:
cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí
nghiệm trên, có bao nhiêu kết quả đúng trong các kết luận sau đây?
I. Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố
mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.
II. Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông
có màu đen.
III. Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin
IV. Khi buộc cục nước đá vào vùng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm
cho lông mọc lên có màu đen.
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 36: Ở hoa anh thảo (Primula sinensis), alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Đem cây có kiểu gen AA trồng ở môi trường có nhiệt độ 20 0C thì ra hoa đỏ, khi trồng ở môi trường
có nhiệt độ 350C thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20 0C thì lại ra
hoa đỏ.
- Thí nghiệm 2: Đem cây có kiểu gen aa trồng ở môi trường có nhiệt độ 200C hay 350C đều ra hoa trắng.
Trong các kết luận sau được rút ra khi phân tích kết quả của các thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận đúng?
37
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
I. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen AA.
II. Nhiệt độ môi trường là 200C hay 350C không làm thay đổi sự biểu hiện của kiểu gen aa.
III. Nhiệt độ cao làm cho alen quy định hoa đỏ bị đột biến thành alen quy định hoa trắng, nhiệt độ thấp làm cho
alen quy định hoa trắng bị đột biến thành alen quy định hoa đỏ.
IV. Hiện tượng thay đổi màu hoa của cây có kiểu gen AA trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi là sự mềm
dẻo kiểu hình (thường biến).
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 37: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân,
đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông
khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm:
cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen.

Nếu đem các con thỏ Hymalaya này về vùng nhiệt đới nuôi dưỡng và cho sinh sản ra thỏ con. Dự đoán đúng về
kiểu hình của thỏ con?
A. Thỏ con có màu đen toàn thân. B. Thỏ con có các đầu mút có màu lông nhạt hơn 1 chút so với thỏ mẹ.
C. Thỏ con có màu trắng toàn thân. D. Có kiểu hình giống con bố mẹ: các đầu mút cơ thể có màu đen.
Chuyên đề 3: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Câu 1: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở?
A. Số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể. B. Tần số alen và tần số kiểu gen.
C. Nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể. D. Số lượng cá thể và mật độ cá thể.
Câu 2: Giao phối gần không dẫn đến hiện tượng
A. Tăng thể đồng hợp. B. Thoái hoá giống. C. Giảm thể dị hợp. D. Ưu thế lai.
Câu 3: Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ thường gây hiện tượng thoái hoá giống vì
A. Các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên gen lặn có hại không biểu hiện.
B. Các gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp trội nên gen lặn có hại không biểu hiện.
C. Thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện.
D. Thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện.
Câu 4: Ngô là cây giao phấn, khi cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ
biến đổi theo hướng
A. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn và tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần.
B. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần.
C. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp giảm dần.
D. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội và tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần.
Câu 5: Tần số alen của một gen được tính bằng
A. Tỉ lệ phần trăm các cá thể mang alen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
B. Tỉ lệ phần trăm các cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng hợp về alen đó tại một thời điểm xác định.
C. Tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra tại một thời điểm xác định.
D. Tỉ lệ phần trăm các cá thể trong quần thể có kiểu hình do alen đó qui định tại một thời điểm xác định.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật Hacđi – Vanbec?
A. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen
có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen
có khuynh hướng tăng dần từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số của các alen trội có khuynh hướng
tăng dần, tần số các alen lặn có khuynh hướng giảm dần qua các thế hệ.
D. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen
có khuynh hướng giảm dần qua các thế hệ.
Câu 7: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó
A. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
B. Tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
C. Tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. Tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 8: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không đúng?
38
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
A. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể
B. Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ
C. Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp
D. Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình
Câu 9: Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
B. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.
C. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng và các kiểu gen khác nhau.
D. Tự thụ phấn qua các thế hệ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của các alen trội.
Câu 10: Điều kiện để quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là:
I. Quần thể phải có kích thước lớn II. Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên
III. Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau
IV. Đột biến không xảy ra hay có xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch
V. Quần thể phải được cách li với các quần thể khác VI. Diễn ra quá trình chọn lọc tự nhiên
A. I, II, IV, V, VI. B. II, III, IV, VI. C. I, II, III, IV, V. D. I, III, IV, V, VI.
Câu 11: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
B. Qua các thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần. C. Quần thể ngẫu phối đa dạng di truyền.
D. Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế
hệ.
Câu 12: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một gen có hai alen (A trội
hoàn toàn so với a). Sau đó, con người đã săn bắt phần lớn các cá thể có kiểu hình trội về gen này. Cấu trúc di truyền
của quần thể sẽ thay đổi theo hướng
A. Tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên. B. Tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm đi.
C. Tần số alen A và alen a đều giảm đi. D. Tần số alen A và alen a đều không thay đổi.
Câu 13: Trong Luật hôn nhân và gia đình có điều luật cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống gần gũi.
Cơ sở di truyền học của điều luật này là: Khi những người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau thì
A. Quá trình nguyên phân ở bố và mẹ bị rối loạn làm xuất hiện các đột biến xôma.
B. Các gen trội có hại được biểu hiện làm cho con cháu của họ có sức sống kém.
C. Quá trình giảm phân ở bố và mẹ bị rối loạn làm xuất hiện các đột biến nhiễm sắc thể.
D. Các gen lặn có hại có thể được biểu hiện làm cho con cháu của họ có sức sống kém.
Câu 14: Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1. Khi
trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có
kiểu gen đồng hợp thì
A. Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
B. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.
C. Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
D. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.
Câu 15: Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số alen a của quần thể này là
A. 0,5. B. 0,6. C. 0,3. D. 0,4.
Câu 16: Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số alen A của quần thể này là
A. 0,3. B. 0,7. C. 0,5. D. 0,4.
Câu 17: Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen a của quần thể này là bao
nhiêu?
A. 0,3. B. 0,4. C. 0,6. D. 0,5.
Câu 18: Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa. Tần số alen A của quần thể này là bao
nhiêu?
A. 0,2. B. 0,3. C. 0,5. D. 0,8.
Câu 19: Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa. Tần số alen a của quần thể này là bao
nhiêu?
A. 0,8. B. 0,2. C. 0,5. D. 0,3.
Câu 20: Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen: 0,2 AA : 0,2 Aa : 0,6 aa. Theo lí thuyết, tần số alen
A của quần thể này là
A. 0,2. B. 0,4. C. 0,5. D.0,3
Câu 21: Một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen là 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. Tần số tương đối của alen A và alen a
lần lượt là
A. 0,3 và 0,7. B. 0,4 và 0,6. C. 0,5 và 0,5. D. 0,6 và 0,4.
Câu 22: Một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. Tần số alen A và alen a trong quần thể này lần
lượt là
A. 0,5 và 0,5. B. 0,6 và 0,4. C. 0,3 và 0,7. D. 0,4 và 0,6.

39
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
Câu 23: Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen Dd và 1400 cá
thể có kiểu gen dd. Tần số alen D trong quần thể này là
A. 0,30. B. 0,40. C. 0,25. D. 0,20.
Câu 24: Một quần thể bò có 400 con lông vàng, 400 con lông lang trắng đen, 200 con lông đen. Biết kiểu gen BB qui
định lông vàng, Bb qui định lông lang trắng đen, bb qui định lông đen. Tần số tương đối của các alen trong quần thể là
A. B = 0,6; b = 0,4. B. B = 0,8; b = 0,2. C. B = 0,2; b = 0,8. D. B = 0,4; b = 0,6.
Câu 25: Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,21AA : 0,52Aa : 0,27aa, tần số của alen A và alen
a trong quần thể đó là:
A. A = 0,53; a = 0,47. B. A = 0,47; a = 0,53. C. A = 0,27; a = 0,73. D. A = 0,73; a = 0,27.
Câu 26: Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,4AA : 0,2Aa : 0,4aa. Tần số alen A và alen a của quần thể này lần
lượt là
A. 0,2 và 0,8. B. 0,7 và 0,3. C. 0,4 và 0,6. D. 0,5 và 0,5.
Câu 27: Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Bb. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lý thuyết thì tỷ
lệ thể dị hợp (Bb) trong quần thể đó là
A. 1- (1/2)4. B. (1/2)4. C. 1/4. D. 1/8.
Câu 28: Một quần thể thực vật lưỡng bội, ở thế hệ xuất phát (P) gồm toàn cá thể có kiểu gen Aa. Nếu tự thụ phấn bắt
buộc thì theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ F3 là
A. 0,75AA : 0,25aa. B. 0,25AA : 0,75aa.
C. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa. D. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa.
Câu 29: Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen Aa. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ
kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là
A. 37,5000%. B. 46,8750%. C. 43,7500%. D. 48,4375%.
Câu 30: Một quần thể thực vật ở thể hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Nếu xảy ra tự thụ
phấn thì theo lí thuyết, thành phần kiểu gen ở F2 là
A. 0,575AA : 0,05Aa : 0,375aa. B. 0,5AA : 0,2Aa : 0,3aa.
C. 0,55AA : 0,1Aa : 0,35aa. D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Câu 31: Một quần thể thực vật, ở thế hệ xuất phát (P) gồm 300 cá thể có kiểu gen AA và 100 cá thể có kiểu gen aa.
Cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ, theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F5 là:
A. 75% AA : 25% aa B. 85% Aa : 15% aa C. 25% AA : 50% Aa : 25% aa D. 50% AA : 50% aa
Câu 32: Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ
các kiểu gen ở thế hệ thứ ba sẽ là:
A. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa. B. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa.
C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. D. 0, 375AA : 0,25Aa : 0,375aa.
Câu 33: Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể là
0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, tính theo lí
thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là:
A. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa B. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa
C. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa D. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa
Câu 34: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P)
của một quần thể gồm toàn cây hoa tím, trong đó tỉ lệ cây hoa tím có kiểu gen dị hợp tử là Y (0≤Y≤1). Quần thể tự thụ
phấn liên tiếp qua các thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ
lệ kiểu hình ở thế hệ F3 của quần thể là:
A. (1 -3Y/8) cây hoa tím – 3Y/8 cây hoa trắng. B. (1 -7Y/16) cây hoa tím – 7Y/16 cây hoa trắng.
C. (1 - Y/4) cây hoa tím –Y/4 cây hoa trắng. D. (1 -15Y/32) cây hoa tím – 15Y/32 cây hoa trắng.
Câu 35: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài trên ở
trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a
trong quần thể là:
A. 0,4A và 0,6a. B. 0,5A và 0,5a. C. 0,2A và 0,8a. D. 0,6A và 0,4a.
Câu 36: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA
của quần thể này là
A. 0,48. B. 0,40. C. 0,60. D. 0,16.
Câu 37: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a là 0,7. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa
của quần thể này là
A. 0,09. B. 0,49. C. 0,42. D. 0,60.
Câu 38: Một quần thể gia súc đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 84% số cá thể lông vàng, các cá thể còn lại có
lông đen. Biết gen A quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Tần số của alen A và alen a
trong quần thể này lần lượt là
A. 0,4 và 0,6. B. 0,6 và 0,4. C. 0,3 và 0,7. D. 0,7 và 0,3.
Câu 39: Ở một loài động vật, các kiểu gen: AA quy định lông đen; Aa quy định lông đốm; aa quy định lông trắng. Xét
một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 500 con, trong đó có 20 con lông trắng. Tỉ lệ những con lông
đốm trong quần thể này là
A. 32%. B. 4%. C. 16%. D. 64%.
40
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
Câu 40: Một quần thể gia súc đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 84% số cá thể lông vàng, các cá thể còn lại có
lông đen. Biết gen A quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Tần số của alen A và alen a
trong quần thể này lần lượt là
A. 0,4 và 0,6. B. 0,6 và 0,4. C. 0,3 và 0,7. D. 0,7 và 0,3.
Câu 41: Một quần thể giao phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có 2 alen là A và a, trong đó số cá
thể có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%. Tần số các alen A và a trong quần thể này lần lượt là
A. 0,42 và 0,58 B. 0,6 và 0,4 C. 0,38 và 0,62 D. 0,4 và 0,6
Câu 42: Ở một loài sinh vật, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen là A và a. Một quần thể của loài
này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số kiểu gen đồng hợp trội bằng hai lần tần số kiểu gen dị hợp. Theo lí
thuyết, tần số alen A và a của quần thể này lần lượt là
A. 0,8 và 0,2 B. 0,67 và 0,33 C. 0,33 và 0,67 D. 0,2 và 0,8
Câu 43: Một quần thể thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy đinh hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a
quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền, số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 91%. Theo lí
thuyết, các cây hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể này chiếm tỉ lệ
A. 42% B. 61% C. 49% D. 21%
Câu 44: Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể, trong đó 100 cá thể có kiểu
gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là
A. 900. B. 9900. C. 8100. D. 1800.
Câu 45: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a) người ta thấy số cá
thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là
A. 37,5%. B. 18,75%. C. 56,25%. D. 3,75%.
Câu 46: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,6AA : 0,4Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, người ta thu được ở
đời con 8000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là
A. 5120. B. 320. C. 2560. D. 7680.

Chuyên đề 4: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC


Câu 1: Nhằm củng cố những tính trạng mong muốn ở cây trồng, người ta thường sử dụng phương pháp
A. Lai khác dòng kép. B. Lai khác thứ. C. Lai khác dòng đơn. D. Tự thụ phấn.
Câu 2: Giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β - carôten (tiền chất tạo ra vitamin A) trong hạt được tạo ra nhờ
ứng dụng
A. Phương pháp lai xa và đa bội hoá. B. Phương pháp cấy truyền phôi.
C. Phương pháp nhân bản vô tính. D. Công nghệ gen.
Câu 3: Trong công nghệ nuôi cấy hạt phấn, khi gây lưỡng bội dòng tế bào đơn bội 1n thành 2n rồi cho mọc thành cây
thì sẽ tạo thành dòng
A. Tứ bội thuần chủng. B. Tam bội thuần chủng. C. Lưỡng bội thuần chủng. D. Đơn bội.
Câu 4: Trong công nghệ gen, để đưa gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn E.coli, người ta đã sử dụng thể
truyền là
A. Tế bào động vật. B. Nấm. C. Plasmit. D. Tế bào thực vật.
Câu 5: Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thu được con lai có năng suất, sức chống chịu, khả
năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. Hiện tượng trên được gọi là
A. Đột biến. B. Di truyền ngoài nhân. C. Thoái hoá giống. D. Ưu thế lai.
Câu 6: Cừu Đôly được tạo ra nhờ phương pháp
A. Lai khác loài. B. Gây đột biến. C. Nhân bản vô tính. D. Chuyển gen.
Câu 7: Thao tác nối ADN của tế bào cho vào ADN plasmit tạo ADN tái tổ hợp được thực hiện nhờ enzim
A. Amilaza. B. Restrictaza. C. ARN - pôlymeraza. D. Ligaza.
Câu 8: Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu để
A. Dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. B. Giúp enzim giới hạn nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền.
C. Tạo điều kiện cho enzim nối hoạt động tốt hơn. D. Nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
Câu 9: Để giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm từ một cây ban đầu có kiểu gen quý tạo nên một quần thể
cây trồng đồng nhất về kiểu gen, người ta sử dụng
A. Công nghệ gen. B. Phương pháp gây đột biến. C. Phương pháp lai xa và đa bội hóa. D. Công nghệ tế bào.
Câu 10: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển với thể truyền là
A. ARN pôlimeraza. B. ADN pôlimeraza. C. Ligaza. D. Restrictaza.
Câu 11: Chủng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ
A. Công nghệ gen. B. Nhân bản vô tính. C. Dung hợp tế bào trần. D. Gây đột biến nhân tạo.
Câu 12: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, để tạo ra đầu dính phù hợp giữa gen cần chuyển và thể truyền, người ta đã
sử dụng cùng một loại enzim cắt giới hạn có tên là
A. ADN pôlimeraza. B. ARN pôlimeraza. C. Ligaza. D. Restrictaza.
Câu 13: Để tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt giúp vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà
không bị hỏng, cần áp dụng phương pháp nào sau đây?
A. Lai hữu tính. B. Công nghệ tế bào. C. Công nghệ gen. D. Gây đột biến nhân tạo.
41
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
Câu 14: Sử dụng phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo
giống thông thường không thể tạo ra được?
A. Nhân bản vô tính. B. Nuôi cấy hạt phấn. C. Gây đột biến nhân tạo. D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 15: Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước sau:
I. Tạo dòng thuần chủng. II. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.
III. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
Trình tự đúng của các bước trong quy trình này là:
A. II  I  III. B. I  II  III. C. I  III  II. D. II  III  I.
Câu 16: Người ta nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbddEe tạo thành các dòng đơn bội, sau đó gây
lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng có kiểu
gen khác nhau?
A. 8 B. 6 C. 12 D. 16
Câu 17: Cho lai giữa cây cải củ có kiểu gen aaBB với cây cải bắp có kiểu gen MMnn thu được F 1. Đa bội hóa F1 thu
được thể song nhị bội. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, thể song nhị bội này có
kiểu gen là
A. aBMn. B. aBMMnn. C. aaBBMn. D. aaBBMMnn.
Câu 18: Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn chủ yếu để
A. Kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm. B. Cải tiến giống có năng suất thấp.
C. Củng cố các đặc tính tốt, tạo dòng thuần chủng. D. Tạo giống mới.
Câu 19: Trong kỹ thuật cấy gen, việc ghép (nối) đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmit nhờ enzim
A. ADN restrictaza. B. ADN pôlimeraza. C. ADN ligaza. D. ARN pôlimeraza
Câu 20: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến tạo thể đa bội lẻ thường không được áp dụng đối với
các giống cây trồng thu hoạch chủ yếu về
A. Rễ củ. B. Lá. C. Hạt. D. Thân.
Câu 21: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm
A. Tăng tỉ lệ dị hợp. B. Tăng biến dị tổ hợp. C. Tạo dòng thuần. D. Giảm tỉ lệ đồng hợp.
Câu 22: Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp?
A. Amilaza và ligaza. B. Restrictaza và ligaza. C. ARN-pôlimeraza và peptidaza. D. ADN-pôlimeraza và amilaza.
Câu 23: Trong kỹ thuật cấy gen với mục đích sản xuất các chế phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp, tế bào nhận
được dùng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì
A. Môi trường dinh dưỡng nuôi E.coli rất phức tạp. B. E.coli không mẫn cảm với thuốc kháng sinh.
C. E.coli có tốc độ sinh sản nhanh. D. E.coli có tần số phát sinh đột biến gây hại cao.
Câu 24: Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng
A. Nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn.
B. Penicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.
C. Vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm kháng nguyên.
D. Vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người.
Câu 25: Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường ít được áp dụng ở
A. Nấm. B. Động vật bậc cao. C. Thực vật. D. Vi sinh vật.
Câu 26: Các giống cây trồng thuần chủng:
A. Có thể được tạo ra bằng phương pháp lai khác thứ qua vài thế hệ.
B. Có thể được tạo ra bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều đời.
C. Có tất cả các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp tử. D. Có năng suất cao nhưng kém ổn định.
Câu 27: Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu mà không
bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là
A. Gen sản sinh ra êtilen đã bị bất hoạt. B. Gen sản sinh ra êtilen đã được hoạt hoá.
C. Cà chua này đã được chuyển gen kháng virút. D. Cà chua này là thể đột biến.
Câu 28: Giống cây trồng nào sau đây đã được tạo ra nhờ thành tựu của công nghệ gen?
A. Giống dưa hấu tam bội. B. Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-carôten.
C. Giống dâu tằm tam bội. D. Giống lúa IR22.
Câu 29: Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học sử dụng thể truyền có gen đánh dấu để
A. Nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp B. Dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
C. Giúp enzim giới hạn nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền D. Tạo điều kiện cho enzim nối hoạt động tốt hơn
Câu 30: Nuôi cấy hạt phấn của một cây lưỡng bội có kiểu gen Aabb để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô
đơn bội này bằng cônsixin gây lưỡng bội hóa và kích thích chúng phát triển thành cây hoàn chỉnh. Các cây này có kiểu
gen là:
A. AAbb, aabb. B. Aabb, abbb. C. AAAb, Aaab. D. Abbb, aaab.
Câu 31: Giống cà chua có gen sản sinh ra êtilen đã được làm bất hoạt, khiến cho quá trình chín của quả bị chậm lại
nên có thể vận chuyển đi xa hoặc không bị hỏng là thành tựu của tạo giống
A. Bằng công nghệ tế bào. B. Bằng công nghệ gen
C. Dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. D. Bằng phương pháp gây đột biến.
Câu 32: Cho các biện pháp sau:
42
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
I. Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. II. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
III. Gây đột biến đa bội ở cây trồng. IV. Cấy truyền phôi ở động vật.
Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp
A. I và II. B. II và IV. C. I và III. D. III và IV.
Câu 33: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen Aa và Bb. Người ta tiến hành lai giữa các dòng thuần về hai cặp gen này
để tạo ra con lai có ưu thế lai. Theo giả thuyết siêu trội, con lai có kiểu gen nào sau đây thể hiện ưu thế lai cao nhất?
A. AABB. B. AABb. C. AaBb. D. AaBB.
Câu 34: Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống
B. Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn
C. Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
D. Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp
Câu 35: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên
A. Quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ
B. Sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân
C. Sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân
D. Sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân
Câu 36: Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn
gen của hai loài sinh vật khác nhau?
I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. II. Nuôi cấy hạt phấn.
III. Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài. IV. Tạo giống nhờ công nghệ gen.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 37: Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau
đây?
A. Lai khác dòng. B. Lai tế bào xôma khác loài. C. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa. D. Công nghệ gen.

Câu 38: Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là
A. Nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen.
B. Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
C. Tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với cây ban đầu.
D. Tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu.
Câu 39: Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là:
A. aabbDD x AABBdd B. aaBBdd x aabbDD C. AABbdd x AAbbdd D. aabbdd x AAbbDD
Câu 40: Phương pháp nào sau đây có thể tạo được giống cây trồng mới mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác
nhau?
A. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng thực vật. B. Gây đột biến nhân tạo.
C. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. D. Lai xa kèm theo đa bội hoá.
Câu 41: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim nào sau đây được sử dụng để gắn gen cần chuyển với ADN thể
truyền?
A. ADN pôlimeraza. B. Ligaza. C. Restrictaza. D. ARN pôlimeraza.
Câu 42: Theo lí thuyết, có bao nhiêu phương pháp sau đây được áp dụng để tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau?
I. Cấy truyền phôi. II. Gây đột biến.
III. Lai giữa hai cá thể có kiểu gen dị hợp tử. IV. Nuôi cấy mô, tế bào thực vật.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 43: Khi nói về công nghệ gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
B. Thể truyền thường sử dụng trong công nghệ gen là plasmit, virut hoặc nhiễm sắc thể nhân tạo.
C. Công nghệ gen chỉ được áp dụng đối với vi sinh vật và thực vật mà không được áp dụng đối với động vật.
D. Để dễ dàng phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp, người ta thường chọn thể truyền có gen đánh dấu.
Câu 44: Dòng vi khuẩn E.coli mang gen mã hóa insulin của người được tạo ra nhờ áp dụng kĩ thuật nào sau đây?
A. Chuyển gen. B. Gây đột biến. C. Nhân bản vô tính. D. Cấy truyền phôi.
Câu 45: Từ phôi cừu có kiểu gen DdEe, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu con có kiểu gen
A. DdEe. B. DDEE. C. ddee. D. DDee.
Câu 46: Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?
A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Gây đột biến gen. C. Nhân bản vô tính. D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 47: Cừu Đôly được tạo ra bằng phưcmg pháp nào sau đây?
A. Nhân bản vô tính. B. Cấy truyền phôi. C. Gây đột biến. D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 48: Từ một phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu non có kiểu gen
A. aabb. B. aaBB. C. AAbb. D. AaBb.
Câu 49: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài?
A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Nuôi cấy mô, tế bào.
C. Gây đột biến nhân tạo kết hợp với chọn lọc. D. Dung hợp tế bào trần khác loài.
43
Tài liệu ôn tập phần: Di truyền học Trường THPT Phạm Văn Đồng
Câu 50: Có thể áp dụng phương pháp nào sau đây để nhanh chóng tạo nên một quần thể cây phong lan đồng nhất về
kiểu gen từ một cây phong lan có kiểu gen quý ban đầu?
A. Cho cây phong lan này giao phấn với một cây phong lan thuộc giống khác.
B. Nuôi cấy tế bào, mô của cây phong lan này.
C. Cho cây phong lan này tự thụ phấn.
D. Dung hợp tế bào xôma của cây phong lan này với tế bào xôma của cây phong lan thuộc giống khác.
Câu 51: Cừu Đôly được tạo ra bằng phưcmg pháp nào sau đây?
A. Nhân bản vô tính. B. Cấy truyền phôi. C. Gây đột biến. D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 52: Từ một phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu non có kiểu gen
A. aabb. B. aaBB. C. AAbb. D. AaBb.
Câu 53: Nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbDdee để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô
đơn bội này bằng cônsixin để gây lưỡng bội hoá, thu được 80 cây lưỡng bội. Cho biết mỗi gen quy định một tính
trạng, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, khi nói về 80 cây này, phát biểu
nào sau đây đúng?
A. Trong các cây này, có cây mang kiểu gen aabbddEE.
B. Mỗi cây giảm phân bình thường chỉ cho 1 loại giao tử.
C. Các cây này có tối đa 9 loại kiểu gen.
D. Tất cả các cây này đều có kiểu hình giống nhau.
Câu 54: Từ phôi cừu có kiểu gen DdEe, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu con có kiểu gen
A. DdEe. B. DDEE. C. ddee. D. DDee.
Câu 55: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim nào sau đây được sử dụng để gắn gen cần chuyển với ADN thể
truyền?
A. ADN pôlimeraza. B. Ligaza. C. Restrictaza. D. ARN pôlimeraza.
Câu 56: Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?
A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Gây đột biến gen. C. Nhân bản vô tính. D. Dung hợp tế bào trần.

44

You might also like