You are on page 1of 7

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SỐ 1

Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một
phân tử ARN được gọi là gì?
A. côđon. B. gen. C. anticodon. D. mã di truyền.
Câu 2: Đơn phân cấu tạo nên gen là
A. nuclêôtit. B. axitamin. C. triplet. D. côđon.
Câu 3: Trong cấu tạo của ADN không thể có loại nuclêôtit nào sau đây?
A. T. B. X. C. G. D. U.
Câu 4: Trong cấu tạo của ARN, không thể có loại nuclêôtit nào sau đây?
A. T. B. X. C. U. D. G.
Câu 5: Trong phân tử mARN, côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc dịch mã?
A. 5’AUG 3’. B. 5’AAU 3’. C. 3’AAU 5’. D.
3’UAG 5’.
Câu 6: Phân tử tARN chứa anticôđon nào sau đây không vận chuyển axitamin?
A. 3’AUG 5’. B. 3’AAU 5’. C. 3’AAU 5’. D.
3’AUX 5’.
Câu 7: Một phân tử mARN nhân tạo có khả năng dịch mã bình thường, được tổng hợp tử 3 loại
nuclêôtit. Trong phân tử mARN đó không có loại nuclêôtit nào sau đây?
A. A. B. U. C. G. D. X.
Câu 7: Một phân tử mARN nhân tạo có khả năng dịch mã bình thường, được tổng hợp tử 3 loại
nuclêôtit. Trong phân tử mARN đó không có loại nuclêôtit nào sau đây?
A. A. B. U. C. G. D. X.
Câu 8: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. Nhân đôi ADN. B. Phiên mã. C. Dịch mã. D. Nhân đôi NST.
Câu 9: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này
biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Tính đặc hiệu. B. Thoái hóa. C. Tính phổ biến. D. Mã bộ
ba.
Câu 10: Mã di truyền có tính thoái hóa, nghĩa là
A. Một loại mã di truyền có thể mã hóa nhiều loại axit amin.
B. Một loại axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều loại mã di truyền.
C. Tất cả các loài đều dùng chung 1 bộ mã di truyền.
D. Một số mã di truyền không mã hóa axit amin.
Câu 11: Côđon 5’UGG3’ mã hóa axit amin tryptophan. Phân tử tARN vận chuyển tryptophan
vào ribôxôm có loại anticôđon nào sau đây?
A. 5’AXX3’. B. 5’XXA 3’. C. 3’TXX 5’. D.
3’XXT 5’.
Câu 12: Côđon nào sau đây không mang tín hiệu kết thúc dịch mã?
A. 5’AUG3’. B. 5’UAA 3’. C. 5’UAG 3’. D.
5’UGA 3’.
Câu 13: Trình tự phù hợp với trình tự các nuclêôtit được phiên mã từ 1 gen có đoạn mạch bổ
sung 5’ AGXTTAGXA 3’ là
A. 3’AGXUUAGXA 5’. B. 3’ UXGAAUXGU 5’.
C. 5’AGXUUAGXA 3’. D. 5’ UXGAAUXGU 3’.

1
Câu 14: Hình vẽ dưới đây mô tả một cơ chế di truyền cấp độ phân tử đang diễn ra. Cấu trúc X
trên hình vẽ là

A. ADN polimeraza. B. ADN ligaza. C. Ribôxôm. D. ARN


polimeraza.
Câu 15: Trong quá trình nhân đôi ADN, loại enzim nào sau đây lắp ráp các nuclêôtit để tổng
hợp nên mạch mới ?
A. ADN polimeraza. B. ADN ligaza. C. Helicaza. D. ARN
polimeraza.
Câu 16: Loại enzim nào sau đây không tham gia vào quá trình nhân đôi ADN?
A. ADN polimeraza. B. ADN ligaza. C. Restrictaza. D. ARN
polimeraza.
Câu 17: Nguyên liệu chính được dùng trong quá trình nhân đôi ADN là
A. ATP. B. nuclêôtit. C. nuclêôxôm. D. nuclêic.
Câu 18: Một phân tử ADN nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số phân tử ADN sinh ra sau quá trình nhân
đôi ADN là A. 3. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 19: Một gen ở sinh vật nhân sơ phiên mã liên tiếp 3 lần. Số phân tử mARN sinh ra là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 20: Nguyên liệu chính được dùng trong quá trình dịch mã là
A. ATP. B. nuclêôtit. C. tARN. D. axitamin.
Câu 21: Phân tử nào sau đây được dùng làm khuôn trình dịch mã tổng hợp prôtêin?
A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. gen.
Câu 22: Phân tử nào sau đây cấu tạo nên bộ máy tổng hợp prôtêin?
A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. gen.
Câu 23: Một nhóm ribôxôm cùng trượt trên 1 phân tử mARN làm tăng hiệu suất tổng hợp
prôtêin. Nhóm ribôxôm đó được gọi là
A. pôlixôm. B. pôlinuclêôtit. C. pôlinuclêôxôm. D. pôlipeptit.
Câu 24: Côđon nào sau đây mã hóa axit amin foocmin mêtiônin ở vi khuẩn?
A. 5’AUG3’. B. 5’UAA 3’. C. 5’UAG 3’. D.
5’UGA 3’.
Câu 25: Có 5 ribxôm cùng trượt 1 lần trên 3 phân tử mARN. Số chuỗi pôlipeptit được tổng hợp

A. 3. B. 5. C. 15. D. 8.
Câu 26: Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch thứ nhất có số nuclêôtit loại T và X lần lượt
chiếm 20% và 40% số nuclêôtit của mạch; trên mạch thứ hai có số nuclêôtit loại X chiếm 15%
số nuclêôtit của mạch. Tỉ lệ nuclêôtit loại T ở mạch thứ hai so với tổng số nuclêôtit của mạch là
A. 25%. B. 20%. C. 10%. D. 15%.
Câu 27: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ
nuclêôtit loại
A của phân tử này là
A. 25%. B. 10%. C. 20%. D. 40%.
Câu 28. Hai mạch của phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết nào sau đây?

2
A. Hiđro. B. Cộng hóa trị. C. Ion. D. Este.
Câu 29.Loại phân tử nào sau đây được cấu trúc bởi các đơn phân là axit amin?
A. Prôtêin. B.Lipit. C.ADN. D.ARN.
Câu 30: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
ở sinh vật nhân sơ? A. Ligaza. B. Restrictaza. C. ARN pôlimeraza. D.
ADN pôlimeraza.
Câu 31: Một đoạn mạch bổ sung của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:
5'...GXT XTT AAA GXT...3’.
Biết các bộ ba mã hóa các axit amin là GXU: Ala, AAA: Lys, XUU: Leu. Trình tự các axit amin
trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên là
A. - Leu - Ala - Lys - Ala-, B. - Ala - Leu - Lys - Ala -
C. - Lys - Ala - Leu - Ala D. - Leu - Lys - Ala - Ala -
Câu 32: Loại bazơ nitơ nào liên kết bổ sung với Uraxin
A. Timin. B. Guanin. B. Adenin. D. Xitozin.
Câu 33: Trong phân tử mARN, bộ ba nào sau đây mã hóa cho axit amin metiônin ở sinh vật nhân
thực?
A. 5’ UAG 3’. B. 5’AUG 3’. C. 5’ TAX 3’. D. 5’ XAG 3’.
Câu 34: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
C. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
Câu 35. Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử nào sau đây?
A. ADN B. Prôtêin C. ARN D. ARN polimeraza
Câu 36. Một loại axit nuclêic có tỉ lệ các loại nu như sau: X=10%, T=35%, G=10%. Xác định
loại axit nucleic nói trên?
A. ARN có cấu trúc mạch kép. B. ARN có cấu trúc mạch đơn.
C. ADN có cấu trúc mạch kép. D. ADN có cấu trúc mạch đơn.
Câu 37: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều
này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Câu 38: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở đâu ?
A. Nhân con B. Tế bào chất C. Nhân D. Màng nhân
Câu 39: Đơn vị mã hoá cho thông tin di truyền trên mARN được gọi là gì ?
A. Anticodon. B. Codon. C. Triplet. D.Axit amin.
Câu 40: Chức năng của ARN vận chuyển là gì?
A. Qui định cấu trúc của prôtêin B. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến prôtêin.
C.Vận chuyển axit amin đến ribôxôm. D. Cấu tạo nên ribôxôm
Câu 41: Một gen có 3000 nu , có A=20% . Khi gen nhân đôi 2 lần số nu loại X môi trường cung
cấp là bao nhiêu? A. 1800 B.2700 C. 3000 D. 6000
Câu 42: Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài bằng 510nm. Khi gen đó phiên mã tạo ra
phân tử mARN có chiều dài là A. 510nm. B. 255nm. C. 508,98nm. D. 507,96nm.
Câu 43: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch
mã là:
A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’. B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’. D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.

3
Câu 44: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX
- Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi
khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang
thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
A. Pro-Gly-Ser-Ala. B. Ser-Ala-Gly-Pro. C. Gly-Pro-Ser-Arg. D. Ser-Arg-Pro-Gly.
Câu 45: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza

A. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
B. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
C. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.
Câu 46: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có (A +T) : (G +
X) = 4 thì
tỷ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN
này là A. 20%. B. 40%. C. 25%.
D. 10%.
Câu 47: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò
cung cấp năng lượng
A. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit.
B. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.
C. để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN.
D. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN.
Câu 46: Cho các thành phần
(1) mARN của gen cấu trúc; (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X ; (3) ARN pôlimeraza; (4) ADN
ligaza;
(5) ADN pôlimeraza.
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là
A. (2) và (3) B. (1), (2) và (3) C. (3) và (5) D. (2), (3) và (4)
Câu 47: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện
trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép (2) phân tử tARN
(3) Phân tử prôtêin (4) Quá trình dịch mã
A. (1) và (3) B. (1) và (2) C. (2) và (4) D. (3) và (4)
Câu 48: Trong quá trình dịch mã, phân tử tARN có anticodon 3'XUG5' sẽ vận chuyển axit amin
được mã hóa bởi triplet nào trên mạch khuôn? A. 3’XTG5’ . B. 3’XAG5’. C.
3’GTX5'. D. 3’GAX5'.
Câu 49. Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại T ở môi trường nội bào liên kết bổ sung
với loại nuclêôtit nào của mạch khuôn? A. T. B. G. C. X. D.
A.
Câu 50. Triplet 3’XAT5’ mã hóa axit amin valin, tARN vận chuyển axit amin này có anticôđon

A. 5’XAU3’. B. 3’GUA5’. C. 3’XAU5’. D. 5’GUA3’.
Câu 51. Sơ đồ nào sau đây mô tả
đúng về giai đoạn kéo dài mạch
pôlinuclêôtit mới trên 1 chạc chữ
Y trong quá trình nhân đôi ADN ở
sinh vật nhân sơ?

4
A. Sơ đồ IV. B. Sơ đồ I. C. Sơ đồ III. D. Sơ đồ II.
Câu 52: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “ người phiên dịch”?
A. ADN. B. tARN. C. rARN. D. mARN.
Câu 53. Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực

A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể.
B. đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
C. đều có sự tham gia của ADN pôlimeraza.
D. đều diễn ra trên cả hai mạch của gen.
Câu 54: Bào quan nào sau đây tham gia vào quá trinh tổng hợp prôtêin?
A. Lizôxôm. B. Ribôxôm. C. Perôxixôm D. Ti thể.
Câu 55. Các cơ chế di truyền cần có sự tham gia trực tiếp của phân tử ADN là
A. nhân đôi ADN và dịch mã. B. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
C. nhân đôi ADN và phiên mã. D. Phiên mã và dịch mã.
Câu 56 . Trong bao nhiêu quá trình sau đây có sự liên A với nuclêôtit loại T của mạch ADN?
I. Phiên mã. II. Dịch mã. III. Nhân đôi ADN. IV. Phân li của nhiễm sắc thể
trong phân bào.
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 57: Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ligaza có chức năng nào sau
đây?
A. Nối các đoạn Okazaki với nhau.
B. Nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi.
C. Phá vỡ liên kết hiđrô, tách 2 mạch của phân tử ADN.
D. Tháo xoắn phân tử ADN.
Câu 58: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng điều hòa nằm ở
A. đầu 3' của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã.
B. đầu 5' của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã.
C. đầu 3' của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
D. đầu 5' của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
Câu 59: Loại bazơ nitơ nào sau đây không có trong thành phần cấu trức của phân tử ARN?
A. Timin. B. Uraxin. C. Ađênin. D. Xitôzin.
Câu 60: Loại bazơ nitơ nào sau đây không có trong thành phần cấu trức của phân tử ADN?
A. Uraxin. B. Timin. C. Ađênin. D. Xitôzin.
Câu 61: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hoá một axit amin trừ AUG và UGG, điều này
chứng tỏ mã di truyền có tính
A. thoái hoá. B. đặc hiệu. C. đặc trưng. D. phổ biến.
Câu 62: Bộ ba nào sau đây mã hoá foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ?
A. 5’AUG 3’. B. 5’XAT3’. C. 5’GUA3’. D. 5’AGU3’.
Câu 63: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ
nuclêôtit loại A của phân tử này là
A. 10%. B. 25%. C. 20%. D. 40%.
Câu 64: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 20% tổng số
nuclêôtit của toàn phân tử. Tỉ lệ nuclêôtit loại guanin trong phân tử ADN này là
A. 30%. B. 20%. C. 40%. D. 10%.

5
Câu 65: Ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu loại phân tử sau đây là sản phẩm của quá trình
phiên mã?
(1) ADN. (2) tARN. (3) mARN. (4) rARN.
A. 3. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 66: Theo lí thuyết, một gen cấu trúc phiên mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử
mARN?
A. 5. B. 15. C. 10. D. 25.
Câu 67: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng vận hành là nơi
A. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc.
C. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
Câu 68: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động
(promoter) là
A. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
B. nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã.
C. những trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên
mã.
D. những trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế.
Câu 69: Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli gồm:
A. vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
B. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
C. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).
D. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).
Câu 70: Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng trình tự nuclêôtit
nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen mang tín hiệu
A. kết thúc phiên mã. B. kết thúc dịch mã.
C. mở đầu dịch mã. D. mở đầu phiên mã.
Câu 71: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn
A. phiên mã. B. dịch mã. C. sau dịch mã. D. trước phiên mã.
Câu 72: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, sự kiện nào sau đây
diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
A. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế.
B. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
C. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
D. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
Câu 73: Có thể sử dụng hoá chất 5-Brôm uraxin (5BU) để gây đột biến gen dạng
A. thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. B. thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp X-G.
C. thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A. D. thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.
Câu 74: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với Timin trong quá trình nhân đôi làm phát sinh đột
biến gen thuộc dạng đột biến nào sau đây?
A. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A –T. B. Thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G –X.
C. Mất 1 cặp A –T. D. Mất 1 cặp G – X.
Câu 75: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm thay đổi số
lượng nuclêôtit của gen?
A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit. B. Thêm 1 cặp nuclêôtit.
C. Mất 1 cặp nuclêôtit. D. Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit.

6
Câu 76. Trong một ống nghiệm, có tỉ lệ 3 loại nucleotit A, U, G với tỉ lệ lần lượt là A : U : G =
1 : 1 : 2. Từ 3 loại nucleotit này người ta đã tổng hợp nên một phân tử ARN nhân tạo. Theo lí
thuyết, trên phân tử ARN nhân tạo này, xác suất xuất hiện bộ ba kết thúc là bao nhiêu ?
5 5 1 1
A. B. C. D.
192 64 32 64
Câu 77. Alen B dài 0,221 µm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một
tế bào chứa cặp gen Bb qua ba lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp
cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 3927 nuclêôtit loại adenin và 5173 nuclêôtit loại guanin.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
(I) Gen b có 65 chu kì xoắn.
(II) Chiều dài của gen b bằng chiều dài gen B.
(III) Số nuclêôtit từng loại của gen B là A = T = 281; G = X = 369.
(IV) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 78. Xét hai gen cùng nằm trong một tế bào vi khuẩn E. Coli, đều có số nuclêôtit bằng nhau.
Gen I tổng hợp phân tử mARN có tỉ lệ A: U: G: X = 5: 2: 4: 1. Quá trình dịch mã cho phân tử
mARN này cần 499 lượt tARN để tổng hợp một phân tử prôtêin hoàn chỉnh. Gen II có 3700 liên
kết hiđrô. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Chiều dài của mỗi gen là 5100A0.
(2) Số nuclêôtit từng loại của gen II là A = T= 700; G = X= 800.
(3) Số liên kết hidrô của gen I là 3625.
(4) Trên mạch gốc của gen I có T= 625, A= 250; X= 125; G = 500.
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 79. Một gen có 1500 cặp nuclêôtit, số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen.
Mạch 1 của gen có 300 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 30% tổng số nuclêôtit của
mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 1 của gen có A/G = 4. II. Mạch 1 của gen có (T+X)/(A+G) = 1.
III. Mạch 2 của gen có A/X = 2. IV. Mạch 2 của gen có (A+X)/(T+G) =1.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 80. Alen B dài 221nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế
bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho
quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại Timin và 2211 nuclêôtit loại Xitôxin.
Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là:
A. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. B. Mất một cặp A – T.
C. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T. D. Mất một cặp G – X.

You might also like