You are on page 1of 36

Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỔ LOA

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT


MÔN SINH HỌC

NĂM HỌC 2023 – 2024


Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa

PHẦN DI TRUYỀN
Di truyền phân tử

1. Gen là một đoạn... mang thông tin quy định một sản phẩm nhất định là phân tử ARN hoặc một
chuỗi pôlipeptit.
A. ADN. B. ARN. C. Prôtêin. D. NST.
2. Chất nào sau đây được cấu tạo từ 5 nguyên tố hoá học C,H,O,N,P?
A. Prôtêin B. photpholipit C. axit nuclêic D. Axit béo
3. Đặc điểm chung của ADN và ARN là đều:
A. cấu tạo từ đơn phân là nucleotit nặng 110đvc.
B. có cấu tạo đa phân từ nhiều đơn phân là nucleotit.
C. có cấu trúc hai mạch D. được cấu tạo từ các đơn phân axit amin.
4. Trong phân tử mARN không có loại đơn phân nào sau đây?
A. Xitôzin. B. Uraxin. C. Timin. D. Ađênin.
5. Giữa các nuclêôtit trên 2 mạch của phân tử ADN có :
A. G liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô B. A liên kết với T bằng 3 liên kết hiđrô
C. các liên kết hidrô theo nguyên tắc bổ sung D. các liên kết hóa trị giữa axit và đường
6. Chức năng của ADN là :
A. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào B. Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
C. Trực tiếp tổng hợp Prôtêin D. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào
7. Chức năng của mARN là :
A. Qui định cấu trúc của phân tử prôtêin B. Tổng hợp nên các riboxom
C. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm D. vận chuyển aa trong quá trình dịch mã
8. Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A
của phân tử này là A. 25%. B. 10%. C. 20%. D. 40%.
9. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Loại axit nuclêic mang bộ ba đối mã là tARN.
B. Loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là mARN
C. Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5’UAA3’; 5’UAG3’ và 3’UGA5’.
D. Gen là một đoạn ARN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định là chuỗi pôlipeptit.
10. ADN có cấu trúc chỉ có một mạch đơn gặp ở
1. thực khuẩn thể. 2 virut 3. Động vật nguyên sinh 4. Tảo. 5. Nấm.
Tổ hợp trả lời đúng là: A. 1, 2 và 3. B.2,3, 4. C. 1 và 2. D. 4 và 5
11. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền trừ một vài ngoại lệ.
C. nhiều bộ ba cùng quy định 1 aa. B. 1bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho 1 loại aa.
D. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
12: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin.
B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X.
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin.
D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.
13. Cođon là 3 nu kế tiếp nhau trên
A. mạch 5’ -3’ của gen. B. mARN. C. tARN. D. rARN
14. Cođon nào sau đây mã hóa aa mêtiônin ở sinh vật nhân thực ?
A. 3’AUG5’. B. 3’GUA5’. C. 5’UAG3’. D. 3’UGA5’.
15. Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá axit amin
mêtiônin.
B. Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
C. Tính thoái hoá của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hoá cho nhiều loại axit amin.
D. Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hoá các axit amin.
16. Ba nu kế tiếp trên mạch gốc của gen được gọi là :
2
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
A. cođon B. triplet. C. anticodon. D. mã sao
17. Triplet 3’TXA5’ mã hóa axit amin xêrin, tARN vận chuyển axit amin này có anticôđon là
A. 5’AGU3’. B. 3’UXA5’. C. 5’UGU3’. D. 3’AGU5’.
18. Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã?
A. 5’GGA3’ B. 5’XAA3’ C. 5’AUG3’ D. 5’AGX3’
19. Một tARN vận chuyển axit amin izôlơxin có anticôđon là 3’UAG5’sẽ được khớp với codon
A. 3’ATX5’. B. 3’AUX5’. C. 5’AUX3’. D. 5’ATX3’.
20. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại axít amin.
II. Ở sinh vật nhân thực, axít amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.
III. Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất.
IV. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtít là A, T, G, X. A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
21. Loại E chính tham gia trong nhân đôi AND gây ra hiện tượng 1 mạch tổng hợp liên tục còn 1
mạch tổng hợp gián đoạn là
A. ADNpolimeraza. B. ARNpolimeraza. C. ligaza. D. helicase.
22: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ
các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc
A. bổ sung. B. bổ sung và bán bảo toàn. C. bổ sung và bảo toàn. D. bán bảo toàn.
23. Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại T ở môi trường nội bào liên kết bổ sung với loại
nuclêôtit nào của mạch khuôn? A. T. B. G. C. X. D. A.
24. Phiên mã là quá trình tổng hợp
A. phân tử mARN. B. chuỗi polipeptit C. phân tử ADN. D. phân tử ARN.
25. Trong quá trình phiên mã nuclêôtit loại U ở môi trường nội bào liên kết bổ sung với loại
nuclêôtit nào của gen? A. A. B. G. C. T. D. X.
26. Biết trình tự sắp xếp các nu trên một đoạn mạch là 3’...ATG - AAA - GXG - GGX...5’
Trình tự sắp xếp các nu của mARN phiên từ đoạn gen trên là
A. 5’...ATG - AAA - GXG - GGX...3’ B. 5’... TAX -TTT- XGX - XXG...3’
C. 5’... UAX -UUU- XGX - XXG...3’ D.5’... AUX -AAA- XGX - XXG...3’
27. Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN?
A. Restrictaza. B. ARN pôlimeraza. C. ADN pôlimeraza. D. Ligaza.
28. Phiên mã ở sinh vật nhân thực khác phiên mã ở sinh vật nhân sơ ở những điểm nào sau đây?
1 . Số loại enzim tham gia. 2. nguyên tắc bổ sung.
3. mARN sơ khai tạo ra. 4. Chiều của phân tử ARN tạo ra.
A. 1,2. B. 1,3. C. 3, 4. D. 2,4
29. Thông tin di truyền trong ADN được truyền từ thế hệ này cho thế hệ khác là nhờ cơ chế
A. tự nhân đôi của ADN. B. phiên mã.
C. phiên mã và dịch mã. D. tự nhân đôi ADN và phiên mã..
30. Pôliribôxôm là hiện tượng
A. trên 1 mARN có nhiều ribôxôm cùng hoạt động.
B. nhiều ribôxôm làm khuôn tổng hợp chuỗi polipeptit.
C. 1 ribôxôm trượt nhiều lần trên 1 mARN.
D. 1 ribôxôm có thể trượt trên nhiều loại mARN.
31. Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. B. Tổng hợp phân tử ARN.
C. Nhân đôi ADN. D. Nhân đôi nhiễm sắc thể.
32: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong dịch mã, riboxom trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 5’ đến đầu 3’ của mARN.
II. Trong nhân đôi ADN, cả 2 mạch của ADN đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp ADN mới.
III. Trong phiên mã, chỉ có 1 mạch của gen được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.
IV. Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba quy định cấu trúc của một loại aa.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
33: Nhận định đúng về sự giống nhau giữa nhân đôi ADN và phiên mã ở sinh vật nhân thực là:
A. Cần sự tham gia của ATP và của các nu tự do. B. Diễn ra tại kì đầu của phân bào.
C. Diễn ra trên cả phân tử ADN. D. Diễn ra khi NST đóng xoắn.
34. Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

3
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
A. 5'AUA3'. B. 5'AUG3'. C. 5'AAG3'. D. 5'UAA3'.
35. Phát biểu nào sau đây là chưa chính xác? A.Đơn phân cấu trúc của ADN là A, T, G, X.
B. Ở sinh vật nhân chuẩn, axitamin mở đầu cho chuỗi pôlypeptit là mêtiônin.
C. Ở sinh vật nhân sơ, sau phiên mã phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron.
D. Chiều dịch chuyển của ribôxôm ở trên mARN là 5, 3,
36. Chức năng của tARN là: A. vận chuyển aa trong dịch mã.
B. thành phần cấu tạo ribôxôm, loại bào quan tổng hợp prôtêin.
C. truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm. D. mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin.
37. Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - U và ngược lại được thể hiện trong
cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép. (2) Phân tử tARN. (3) Phân tử prôtêin. (4) Quá trình dịch mã.
A. (3) và (4). B. (1) và (2). C. (2) và (4). D. (1) và (3).
38: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.
2. Trong phân tử ADN có chứa gốc đường C5H10O4 và các bazơ nitric A, T, G, X.
3. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin.
4. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho 1 hoặc 1 số axit amin. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
39. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen là một đoạn ARN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định là chuỗi pôlipeptit.
B. Loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là mARN
C. Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5’UAA3’; 5’UAG3’ và 3’UGA5’.
D. Loại axit nuclêic mang bộ ba đối mã là tARN.
40: Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm.
B. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
C. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
D. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza.
41: Thành phần nào sau đây không có trong operon Lac ở vi khuẩn E.coli?
A. vùng khởi động (P). B. vùng vận hành ( O). C. vùng gen cấu trúc (Z,Y,A). D. Gen điều hòa (R)
42. Chất cảm ứng tham gia trong hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli là đường:
A. lactozo B. gluczo C. mantozo D. galactozo
43. Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu đúng là:
A. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.
B. Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
D. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 12 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã
12 lần.
44. Trong opêron Lac, vai trò của cụm gen cấu trúc Z, Y, A là:
A. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
B. tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
C. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã.
D. tổng hợp các loại enzim tham gia vào phản ứng phân giải đường lactôzơ.
45. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở SV nhân sơ, các gen cấu trúc trong OP ở trạng thái
hoạt động khi A. gen điều hòa tổng hợp Pr ức chế. B. có chất cảm ứng đặc hiệu với Pr ức chế.
C. gen điều hòa tổng hợp được chất cảm ứng. D. Pr ức chế liên kết với vùng vận hành.
46. Biến đổi liên quan đến một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là
A. đột biến B. đột biến gen. C. thể đột biến. D. đột biến điểm.
47. Đột biến gen gồm các dạng
A. mất,lặp,đảo,chuyển 1 hoặc 1 số cặp Nu. B. mất,thêm, thay thế 1 đoạn ADN
C. mất,lặp,đảo,chuyển 1 đoạn ADN. D. mất,thêm, thay thế1 hoặc 1 số cặp Nu.
48. Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm:
A. cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu. B. thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.
C. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nu.
49. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến gen có thể tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
4
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
B. Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen.
C. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit trong gen.
D. Trong tự nhiên, đột biến gen thường phát sinh với tần số thấp.
50. Biết gen A bị ĐB điểm thành gen a, số liên kết hiđrô của A và a chênh lệch nhau 1 liên kết.
Dạng ĐB xảy ra là
A. thay thế 1 cặp nu này bằng 1 cặp nu khác cùng loại. B. thay thế bổ sung.
C. thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X và ngược lại. D. thay thế 1 cặp nu bất kỳ.
51. Một ĐBG mà phân tử prôtêin do gen ĐB tổng hợp mất 1 aa thì khối lượng của gen ĐB giảm:
A. 300đvC. B. 1800đvC. C. 600đvC. D. 900đvC.
52. Câu nào sau đây đúng ?
A. ĐBG phụ thuộc vào cường độ, liều lượng, loại tác nhân và đặc điểm cấu trúc của gen.
B. Làm thay đổi số lượng gen trên NST. C. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể ĐB.
D. Một gen sau ĐB có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị
ĐB thuộc dạng thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
53. Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến gen?
1. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau của cùng 1 gen.
2. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
3. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
4. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. A. 2. B. 3 C. 4 D. 1
54. Trong các phát biểu sau, có mấy phát biểu sai?
1. Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là
phân tử ARN hoặc chuỗi pôlipeptit.
2. Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5’UAA3’; 5’UAG3’ và 3’UGA5’.
3. Gen bị đột biến sẽ tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
4. Một ĐB điểm xảy ra ở vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi pôlypeptit mà gen
đó tổng hợp. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

NST và đột biến NST


Câu 1. Một NST đơn được cấu trúc từ
A. phân tử ADN và Pr loại histon. B. 1 phân tử ADN và nhiều phân tử Pr histon.
C. 1 đoạn ADN có 146 cặp nu và 8 phân tử Pr histon. D. nhiều phân tử ADN và Pr histon
Câu 2. Dạng sợi cơ bản của NST có đường kính
A. 11nm. B. 30Ao. C. 30nm. D. 300nm.
Câu 3. Trong các dạng nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về một NST kép?
1. Gồm 1 tâm động. 2. Cấu tạo từ 2 phân tử ADN xoắn kép.
3. Cấu tạo từ 2 phân tử ADN mạch vòng. 4. Gồm 2 cromatit tách rời nhau.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.
C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
Câu 5. Trong các dạng đột biến cấu trúc NST sau đây, dạng nào thường ít ảnh hưởng tới sức sống của
cá thể, góp phần tăng cường sai khác giữa các NST tương ứng trong các nòi thuộc cùng một loài?
A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn.
Câu 6. Nguyên nhân của ĐB lặp đoạn là do
A. rối loạn quá trình tự nhân đôi của NST.
B. rối loạn quá trình phân ly của NST. C. đứt gãy NST trong phân ly.
D. trao đổi chéo không đều giữa các crômatit trong cặp NST tương đồng.
Câu 7. Dạng ĐB được con người lợi dụng để loại ra khỏi NST những gen không mong muốn là
A. thể 1. B. mất đoạn nhỏ. C. Lệch bội. D.chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 8. Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 alen của 1 gen nằm trên cùng 1 NST?
A. Thêm 1 cặp nuclêôtit. B. Mất 1 cặp nuclêôtit. C. Lặp đoạn NST. D. Đảo đoạn NST.
Câu 9. Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG●HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là
CDEFG●HI. Đây là dạng đột biến nào?

5
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn.
Câu 10. Một đoạn nhiễm sắc thể bị đứt ra đảo ngược 1800 và nối lại vị trí cũ làm phát sinh đột biến
A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. mất đoạn.
Câu 11. Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG●HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen
là CDEFG●HIAB. Đây là dạng đột biến nào?
A. Chuyển đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Mất đoạn.
Câu 12. Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
B. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một NST.
C. Đột biến cấu trúc NST chỉ xảy ra ở NST thường mà không xảy ra ở NST giới tính.
D. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên NST.
Câu 13. Một NST có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM đã bị đột biến.
Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM. Dạng đột biến này thường
A. làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể. B. gây chết cho cơ thể mang NST đột biến.
C. làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
D. làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Câu 14. Trong các phát biểu sau về hậu quả của ĐB đảo đoạn NST, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
(2) Làm giảm hoặc làm tăng số lượng gen trên NST.
(3) Làm thay đổi thành phần trong nhóm gen liên kết.
(4) Làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động có thể không hoạt động
(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. A. 2. B. 3 C. 4. D. 5
Câu 15. Khi nói về hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến lặp đoạn làm tăng chiều dài của NST. B. Đột biến mất đoạn làm giảm chiều dài của
NST.
C. Đột biến chuyển đoạn có thể làm cho gen chuyển từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
D. Đột biến đảo đoạn làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 16. Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với
giao tử lưỡng bội? A. Thể ba. B Thể tứ bội. C. Thể tam bội. D Thể một.
Câu 17. Hội chứng tiếng mèo kêu ở người do mất đoạn NST số
A. 5. B.13. C.15. D.21.
Câu 18. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài
này có bộ nhiễm sắc thể là A. 4n. B. n. C. 3n. D. 2n.
Câu 19. Thể đột biến nào dưới đây được tạo ra nhờ lai xa kết hợp với đa bội hóa?
A. Thể song nhị bội. B. Thể tam bội. C. Thể tứ bội. D. Thể ba.
Câu 20. Cơ thể sinh vật có bộ NST gồm hai bộ NST lưỡng bội của 2 loại khác nhau được gọi là
A. thể tam bội. B. thể một. C. thể dị đa bội. D. thể ba.
Câu 21. Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên?
A. Bệnh máu khó đông. B. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục. C. Hội chứng Đao. D. Bệnh bạch tạng.
Câu 22. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tam bội được phát sinh từ
loài này có bộ nhiễm sắc thể là A. 2n - 1. B. 4n. C. 2n + 1. D. 3n.
Câu 23. Cơ thể có bộ NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng giảm 1 NST gọi là
A. thể không. B. thể 1. C. thể đơn bội. D. thể 1 kép.
Câu 24. Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới?
A. Hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng AIDS. C. Hội chứng Đao. D. Hội chứng Claiphentơ.
Câu 25. Người mắc hội trứng Đao có bộ NST trong tế bào sinh dưỡng kí hiệu là
A. 3n. B. 2n + 1. C. 2n - 1. D. 2n + 2.
Câu 26. Trong mỗi tinh trùng của loài chuột có 19 NST khác nhau. Loài này có thể có tối đa bao
nhiêu loại thể 3? A. 19. B. 38. C. 39. D. 20.
Câu 27. Biết số NST trong1 tế bào hạt phấn ở ngô là 10 NST, số NST trong 1 TB sinh dưỡng của
thể một là A. 21. B. 9. C. 11. D. 19.
Câu 28. Cơ chế phát sinh ĐB đa bội là do
A. bộ NST tăng gấp đôi. B. tất cả các NST không phân ly.
C. rối loạn trong hình thành dây tơ vô sắc. D. 1 hoặc vài cặp NST không phân li.
Câu 29. Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các
6
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, thể ba là cơ thể
A. AaaBbDdEe. B. ABbDdEe. C. AaBbEe D. AaBbDdEEee..
Câu 30: Khi nói về thể đa bội ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
B. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.
C. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần
nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
D. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài.
Câu 31. Dùng cônsixin xử lí hợp tử có kiểu gen BbDd, sau đó cho phát triển thành cây hoàn
chỉnh thì có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen
A. BBbbDDdd. B. BBbbDddd. C. BBBbDDdd. D. BBbbDDDd.
Câu 32. Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
2. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.
3. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài.
4. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần
nguyên phân đầu tiên của hợp tử. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33. Tính chất của thường biến là A. xuất hiện riêng lẻ, định hướng và di truyền được.
B. xuất hiện đồng loạt, định hướng và không di truyền.
C. xuất hiện riêng lẻ, vô hướng và di truyền được. D. xuất hiện cá thể, định hướng và DT được
Câu 34. Kiểu hình của cơ thể là kết quả của
A. quá trình phát sinh đột biến. B. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.
C. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường. D. sự phát sinh các biến dị tổ hợp
Câu 35. Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể
như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một
kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải
hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và
buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả của thí nghiệm trên,
có bao nhiêu kết luận đúng trong các kết luận sau đây?
(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy
định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.
(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút
của cơ thể lông có màu đen.
(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin.
(4) Khi buộc cục nước đá vào vùng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở
vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 36. Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ
(loài Raphanus 2n =18) tạo ra cây lai khác loài; hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai
ngẫu nhiên bị đột biến số lượng nhiễm sắc thể làm tăng gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành các thể
song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội này?
(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu; (2) Có khả năng sinh sản hữu tính;
(3) Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng;
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen. A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 37. Một loài thực vật có bộ NST 2n. Có bao nhêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng
NST trong tế bào thể đột biến I. Đột biến đa bội II. Đột biến đảo đoạn NST
III. Đột biến lặp đoạn NST IV. Đột biến lệch bội dạng thể một A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 38. Có hai loài thưc vật: loài A có bộ NST đơn bội là 18, loài B có bộ NST đơn bội là 12. Nếu
tiến hành lai xa và đa bội hóa thu được thể song nhị bội thì phát biểu nào sau đây đúng?
A. Số NST và số nhóm gen liên kết của thể song nhị bội là 30
B. Số NST của thể song nhị bội là 60, số nhóm gen liên kết của nó là 30
C. Số NST và nhóm gen liên kết của thể xong nhị bội đều là 60.
D. Số NST của thể song nhị bội là 30, số nhóm gen liên kết của nó là 15.
Câu 39. Một loài thực vật lưỡng bội có 4 nhóm gen liên kết. Giả sử có 8 thể đột biến kí hiệu từ (1)
đến (8) mà số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong 1 tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là:
(1) 8 NST (2) 12 NST (3) 16 NST (4) 5 NST (5) 20 NST (6) 28 NST
7
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
(7) 32 NST (8) 24 NST. Trong 8 thể đột biến này có bao nhiêu thể đột biến là đa bội chẵn?
A. 4 B. 5 C. 3 D. 2
Câu 40. Thể tứ bội nào sau đây được hình thành qua nguyên phân ?
A. Aa B. Aaaa C. AAAa D. AAaa
Quy luật di truyền.

1. Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBBDd tạo ra tối đa
bao nhiêu loại giao tử? A. 8. B. 2. C. 4. D. 6.
2. Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen Aabb tạo ra loại giao
tử Ab chiếm tỉ lệ A. 50%. B. 12,5%. C. 75%. D. 25%.
3. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội?
A. AA × Aa. B. Aa × Aa. C. Aa × aa. D. AA × AA.
4. Biết tính trạng màu sắc hạt ngô do 1 cặp gen quy định. Phép lai giữa 2 thứ ngô TC hạt đỏ với hạt
trắng, F1 thu được 100% ngô hạt vàng. Tính trạng màu sắc hạt ngô di truyền theo quy luật
A. di truyền độc lập. B. trội không hoàn toàn. C. trội hoàn toàn. D. di truyền liên kết.
5. Trong hiện tượng trội hoàn toàn, tính trạng trội là những tính trạng biểu hiện ở cơ thể mang KG
A. đồng hợp trội. B. đồng hợp và dị hợp. C. đồng hợp trội và dị hợp. D. đồng hợp.
6. Điều không thuộc bản chất của qui luật phân ly của Men Đen
A. mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định.
B. các giao tử là giao tử thuần khiết.
C. mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định.
D. Có sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân.
7. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn kiểu gen dị hợp?
A. Aa × Aa. B. AA × aa. C. Aa × aa. D. AA × Aa.
8. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp
A. AA × aa. B. aa × aa. C. AA × Aa. D. Aa × Aa.
9. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai AABB × AABb cho
đời con có bao nhiêu loại kiểu gen? A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
10. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây khi giảm phân bình thường cho nhiều loại giao tử nhất?
A. dị hợp về n cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
B. Đồng hợp trội về n cặp gen nằm trên n cặp NST tương đồng.
C. Đồng hợp lặn về n cặp gen nằm trên n cặp NST tương đồng.
D. Dị hợp về n cặp gen thuộc n cặp NST tương đồng
11. Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn
toàn. Cho 2 cây (P) có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F 1. Theo lí
thuyết, phát biểu nào sau đây sai về F1?
A. Có thể có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1. B. Có thể chỉ có 1 loại kiểu hình.
C. Có thể có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 : 1 : 1. D. Có thể có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1.
12. Quan hệ giữa gen và tính trạng theo quan niệm Di truyền học hiện đại như thế nào?
A. Mỗi gen quy định một tính trạng. B. Nhiều gen quy định một tính trạng.
C. Một gen quy định nhiều tính trạng. D. Cả A, B và C tuỳ từng tính trạng.
13. Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là
A. gen trội. B. gen điều hòa. C. gen đa hiệu. D. gen tăng cường.
14. Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?
A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.
C. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.
D. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.
15: Một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn.
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
A. Ab/aB × ab/ab B. aB/ab × ab/ab C. Ab/AB × aB/ab D.AB/Ab × ab/ab
16. Nếu tần số hoán vị gen giữa 2 gen là 10% thì khoảng cách tương đối giữa 2 gen này trên NST là
A. 15cM. B. 10cM. C. 30cM. D. 20cM.
17: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là
A. sự tiếp hợp các NST tương đồng ở kì đầu của giảm phân I
8
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
B. sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân II
C. sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì đầu giảm phân I
D. sự phân li và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân
18. Trong trường hợp mỗi cặp gen quy định 1 tính trạng liên kết không hoàn toàn, kiểu gen nào sau
đây khi giảm phân cho 4 loại giao tử
A. Ab/ab. B. AB/Ab. C. AB/aB. D. Ab/aB.
19: Ở người có bộ NST lưỡng bội 2n = 46. Số nhóm liên kết gen là:
A. 46. B. 23. C. 92. D. 69.
20. Ở các loài sinh vật thuộc lớp chim, NSt giới tính của cá thể đực thuộc dạng
A. XX. B.XY. C. XO. D. XY hoặc XO.
21. Hiện tượng di truyền chéo liên quan tới trường hợp gen thuộc
A. NST thường. B. NST X. C. NST Y. D. tế bào chất.
22. Loại tế bào nào dưới đây có NSt giới tính?
A. Tế bào sinh dục. B. tế bào sinh dưỡng. C. tế bào giao tử. D. mọi tế bào.
23. Ở người yếu tố quy định giới tính nam là
A. sự có mặt của NST Y trong hợp tử. B. sự có mặt của NST X trong hợp tử.
C. điều kiện thụ tinh. D. hooc môn sinh dục.
24 Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng không tương đồng chứa các gen
A. đặc trưng cho từng nhiễm sắc thể. B. alen với nhau.
C. di truyền như các gen trên NST thường. D. tồn tại thành từng cặp tương ứng.
25. Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và giới đực là XO?
A. Châu chấu. B. Chim. C. Bướm. D. Ruồi giấm.
26. Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), gen quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Lấy hạt phấn của
cây lá đốm thụ phấn cho cây lá đốm. Theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình là
A. 3 cây lá đốm : 1 cây lá xanh. B. 3 cây lá xanh : 1 cây lá đốm.
C. 100% cây lá xanh. D. 100% cây lá đốm.
27: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào
sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?
A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh.
B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh.
C. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.
D. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.
28. Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí
thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực
mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
A. XaXa × XAY. B. XAXa × XaY. C. XAXA × XaY. D. XAXa × XAY.
29. Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới cái là XX và ở giới đực là XY
A. Chim. B. Thỏ. C. Bướm. D. Châu chấu.
30: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về NST giới tính ở động vật?
(1) NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2) NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
(3) Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
(4) NST giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
31. Biết giảm phân diễn ra bình thường cơ thể nào sau đây phát sinh tối da nhiều giao tử nhất?

A. B. C. D.
32. Một cá thể có kiểu gen AB/ab DE/de, biết khoảng cách giữa gen A và gen B là 10cM, D và E là
40cM. Các tế bào sinh tinh của cá thể trên giảm phân bình thường hình thành giao tử. Tính theo lí
thuyết trong số các loại giao tử được tạo ra, loại giao tử Ab De chiếm tỉ lệ
A. 6%. B. 5%. C. 8%. D. 1%
33. Cá thể mang kiểu gen AaDe/de tối đa cho bao nhiêu loại giao tử?
A. 2 B. 8 C. 4 D. 1
34. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội lặn là hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBbDd
x AabbDd. Số kiểu tổ hợp giao tử, số kiểu gen và số kiểu hình xuất hiện ở F1 lần lượt là:
A. 32, 27và 8 B. 64, 27 và 8 C. 32, 18 và 16 D. 32, 18 và 8
9
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
35. Cơ thể có KG: AABbDdeeFf tự thụ phấn cho cho tối đa số KG đồng hợp ở đời con là:
A. 4 B. 8 C. 16 D. 32

Di truyền quần thể.

1. Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là 0,4 Aa : 0,6 aa. Theo lí thuyết, tần số alen A
của quần thể này là bao nhiêu?
A. 0,4. B. 0,2. C. 0,5. D. 0,3.
2. Khi thống kê số lượng cá thể của một quần thể sóc, người ta thu được số liệu: 105AA: 15Aa:
30aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là:
A. A = 0,70 ; a = 0,30 B. A = 0,80 ; a = 0,20 C. A = 0,25 ; a = 0,75 D. A = 0,75 ; a = 0,25
3. QT tự phối nào sau đây có thành phần kiểu gen không thay đổi qua các thế hệ?
A. 0,36BB:0.64Bb. B. 0,49BB:0,42Bb:0,09bb. C. 84Bb:0.16bb. D. 0,99BB:0,01bb.
4. Quần thể tự thụ phấn ban đầu có 100% kiểu gen Aa sau n thế hệ tỉ lệ kiểu gen dị hợp là
A. 1/22n. B. 1- 1/2n. C. (1- 1/2n)/2. D. 1/2n
5. Một QT lúa, thế hệ ban đầu có thành phần kiểu gen là 0,2 AA : 0,4Aa: 0,4 aa, biết không có hiện
tượng giao phấn, tỷ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ thứ 3 là
A. 0,375. B. 0.95. C. 0,575 D. 0,5.
6. Thế hệ xuất phát có KG AabbCcDDEH/eh, qua nhiều thế hệ tự thụ phấn thu được tối đa số dòng
thuần là :
A. 64. B. 16 C. 18 D. 12
7. Quần thể nào sau đây cân bằng theo Hacdi – Van bec?
A. 0,36BB:0.64Bb. B. 0,36BB:0,48Bb:0,16bb.
C. 84Bb:0.16bb. D. 100% các cá thể của QT có kiểu hình trội.
8. Ở trạng thái cân bằng di truyền, một quần thể có 1000 cá thể trong đó có 160 cá thể cây thấp, biết
A quy định cây cao, a quy định cây thấp, tần số A/a là:
A. 0,4/0,6. B. 0,6/0,4. C. 0,84/0,16. D. 0,36/0,64.
9. Loại QT nào dưới đây có tính đa hình?
A. QT giao phối. C. QT sinh sản sinh dưỡng. B. QT tự phối. D. QT sinh sản vô tính.
10. Trong số các xu hướng sau:
(1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ. (2) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.
(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ. (4) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ.
(5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần. (6) Đa dạng về kiểu gen.
(7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.
Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là
A. (2); (3); (5); (6) B. (1); (3); (5); (7) C. (1); (4); (6); (7) D. (2); (3); (5); (7)
11: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
A. số lượng cá thể và mật độ cá thể. B. tần số alen và tần số kiểu gen.
C. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể. D. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.
12: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một gen có hai
alen (A trội hoàn toàn so với a). Sau đó, con người đã săn bắt phần lớn các cá thể có kiểu hình trội
về gen này. Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi theo hướng
A. tần số alen A và alen a đều giảm đi. B. tần số alen A và alen a đều không thay đổi.
C. tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên. D. tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm đi.
13: Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa màu đỏ trội không
hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần
thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng.
B. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu hồng.
C. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ.
D. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng.
14: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của
loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số
tương đối của các alen A và a trong quần thể là
A. 0,5A và 0,5a. B. 0,6A và 0,4a. C. 0,4A và 0,6a. D. 0,2A và 0,8a.

10
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
15. Một quần thể thực vật có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa.
Tính theo lí thuyết, tần số alen của quần thể này sau ba thế hệ tự thụ phấn bắt buộc (F3) là:
A. A = 0,65 ; a = 0,35 B. A = 0,25 ; a = 075 C. A = 0,55 ; a = 0,45 D. A = 0,45 ; a = 0,55

Ứng dụng di truyền học


1. Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là:
A. AABbdd × AAbbdd. B. aabbdd × AAbbDD. C. aabbDD × AABBdd. D. aaBBdd × aabbDD.
2. Loại tế bào được sử dụng trong phương pháp lai tế bào là
A. tế bào sinh dục. B. tế bào hợp tử. C. tế bào sinh dưỡng. D. tế bào hạt phấn.
3. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong phương pháp
A.lai khác dòng. B.lai khác thứ. C. lai khác loài. D.lai thuận nghịch.
4. Phương pháp tạo giống đột biến sử dụng hiệu quả cao với những đối tượng là
A. vi sinh vật và TV. B. Thực vật và ĐV. C. vi sinh vật và nấm. D. sử dụng cho mọi loài SV.
5. Tác dụng của chất cônsixin trong việc gây ĐB nhân tạo khi nó xâm nhập vào mô sống là
A. gây kích thích hoặc ion hoá các nguyên tử. B. làm mất hoặc thêm 1 cặp nu.
C. thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nucleotit khác.
D. cản trở sự hình thành thoi vô sắc, làm cho NST không phân li.
6. Từ một phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu
con có kiểu gen A. aabb. B. AAbb. C. aaBB. D. AaBb.
7. Từ cây có kiểu gen AABBDd, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo
ra tối đa bao nhiêu dòng cây đơn bội có kiểu gen khác nhau? A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
8. Phương pháp có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu là:
A. Lai tế bào sinh dưỡng. B. Gây đột biến nhân tạo. C. Nhân bản vô tính. D. Cấy truyền phôi.
9. Cừu Đôly được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?
A. Nhân bản vô tính. B. Cấy truyền phôi. C. Gây đột biến. D. Dung hợp tế bào trần.
10.Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là
A. tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu.
B. tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
C. tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với cây ban đầu.
D. nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen.
11. Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương
pháp: A. Công nghệ gen. B. Lai khác dòng.
C. Lai tế bào xôma khác loài. D. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá.
12. Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?
A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Gây đột biến gen. C. Dung hợp tế bào trần. D. Nhân bản vô tính.
13. Ưu thế lai là hiện tượng con lai
A. có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ. B. xuất hiện những tính trạng lạ không có ở bố mẹ.
C. xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. D. được tạo ra do chọn lọc cá thể.
14. Kĩ thuật chuyển gen là A. chuyển một chuỗi pôlipeptit từ tế bào này sang tế bào khác.
B. kĩ thuật chuyển NST từ tế bào này sang tế bào khác. C. kĩ thật thao tác trên vật liệu di truyền.
D. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác.
15. Plasmit là cấu trúc có trong
A. nhân của vi khuẩn. B. tế bào chất của vi khuẩn. C. nhân tế bào động vật. D. tế bào thực vật.
16. Trong kỹ thuật chuyển gen, ADN tái tổ hợp là
A. ADN thể truyền và ADN tế bào nhận. B. ADN của tế bào cho có gắn một đoạn ADN plasmit.
C. ADN của tế bào cho và ADN của tế bào nhận. D. ADN thể truyền có gắn 1 đoạn ADN TB cho.
17. Loại enzim cắt được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là
A. ligaza. B. restrictaza. C. prôtêaza. D. ADN pôlimeraza.
18.Cho các bước trong quy trình chuyển gen sau
I. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. II. Tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
III. Tạo ADN tái tổ hợp. Trình tự đúng của quy trình chuyển gen là:
A. III, I, II. B. III, II, I. C. I, II, III. D. II, I, III.
19. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng quan trong của
A. công nghệ sinh học.B. công nghệ tế bào. C. công nghệ gen. D. kĩ thuật vi sinh.
20. Các giống sau được tạo ra bằng công nghệ nào? 1. Dâu tằm tam bội. (CNĐB).
11
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
2. Cừu sản sinh protein người trong sữa. (CNG). 3. Lúa gạo vàng. (CNG).
4. Củ cải tứ bội. (CNĐB). 5. Giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. (CNG).
6. Giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen. (CNTB).
7. E. coli mang gen mã hóa insulin của người. (CNG).
Di truyền học người

1. Bác sĩ chuẩn đoán cho một bé trai: chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, si đần, vô sinh là mắc hội chứng
A.Đao. B.Tơno. C. Claiphentơ. D. hội chứng XXX
2. Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị
các bệnh di truyền ở người, đó là
A. gây ĐB để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành.
B. thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành.
C. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.
D. đưa các prôtêin ức chế vào cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của gen gây bệnh.
3. Hiện tượng biến dị làm xuất hiện người có các đặc điểm như: cổ ngắn gáy rộng và dẹt, khe mắt
xếch, lưỡi dài và dày ngón tay ngắn, cơ thể phát triển chậm, si đần và thường vô sinh là đột biến
A. thể 3 cặp NST số 23. C. đa bội. B. thể 3 cặp NST số21. D. dị đa bội.
4. Một nhà di truyền y học tư vấn trả lời một cặp vợ chồng rằng xác suất sinh con bị mù màu của họ
là 100%. Kiểu gen của cặp vợ chồng đó là :
A. Một người đồng hợp trội, một người đồng hợp lặn. B. Cả 2 đều dị hợp.
C. Cả 2 đều đồng hợp về gen lặn. D. Một người đồng hợp lặn, một người dị hợp.
5. Dạng đột biến cấu trúc NST gây bệnh bạch cầu ác tính ở người là
A. đột biến đảo đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22. B. đột biến lặp đoạn cặp NST số 21.
C. đột biến mất đoạn cặp NST số 21 hoặc 22. D. ĐB chuyển đoạn cặp NST số 22.
6. Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào không có vai trò bảo vệ vốn gen loài người?
A. Trồng cây xanh giúp làm trong sạch bầu không khí.
B. Sử dụng các chất hóa học để diệt cỏ trong nông nghiệp.
C. Sử dụng liệu pháp gen để chữa một số bệnh hiểm nghèo.
D. Xét nghiệm trước sinh để biết con cái sinh ra có khỏe mạnh hay không.
7. Phương pháp chủ yếu chữa các bệnh di truyền ở người là
A. ngăn ngừa sự biểu hiện của bệnh. B. làm thay đổi cấu trúc của gen đột biến.
C. khuyên người bệnh không nên kết hôn. D. khuyên người bệnh không nên sinh con.
8. Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư.
Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân
bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại
này thường là:
A. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
B. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
C. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
D. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
9. Yếu tố nào sau đây được di truyền nguyên vẹn từ bố hoặc mẹ sang con?
A. Kiểu gen. B. Kiểu hình. C. Alen. D. Tính trạng.
10. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chỉ số ADN ?
1. là phương pháp chính xác để xác định cá thể, mối quan hệ huyết thống, để chẩn đoán các bệnh di
truyền.
2. là trình tự lặp lại một đoạn exon trên ADN, đoạn này đặc trưng cho từng cá thể.
3. là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit có chứa mã di truyền trên ADN, đoạn nuclêôtit này
giống nhau ở các cá thể cùng loại.
4. được sử dụng để xác định tội phạm, tìm ra thủ phạm trong các vụ án.
5. có ưu thế hơn hẳn các chỉ tiêu hình thái, sinh lí, sinh hóa thường dùng để xác định sự khác nhau
giữa các cá thể. A. 2 B. 3 C.4 D.1

12
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa

PHẦN TIẾN HÓA

Bằng chứng tiến hóa

1. Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương đồng:


A. Ngà voi và sừng tê giác. B. vòi voi và vòi bạch tuộc.
C. cánh dơi và tay người. D. đuôi cá mập và đuôi cá voi.
2. Các cơ quan tương đồng là kết quả của tiến hóa theo hướng
A. vận động. B. đồng quy. C. phân nhánh. D. hội tụ.
3. Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?
A. tuyến nọc độc ở rắn và tuyến nước bọt ở thỏ. B. cánh chim và cánh gián.
C. Gai xương rồng và gai cây hoàng liên. D. tua cuốn ở bầu bí và gai cây hồng.
4. Hóa thạch là
A. di tích của các ính vật sống ở các thời đại trước còn vùi lấp trong đất đá.
B. những sinh vật duy trì tổ chức cơ thể nguyên thủy nhưng vẫn tồn tại đến ngày nay.
C. cơ thể SV sống ở thời đại trước được bảo vệ nguyên vẹn trong lớp băng dày.
D. tất cả đều đúng.
5. Cơ quan thoái hóa là cơ quan
A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. B. đã biến mất hoàn toàn khỏi cơ thể.
C. cùng thực hiện những 1 chức năng giống nhau. D. không ảnh hưởng gì tới cơ thể.
6. Phân tử ADN của tinh tinh giống phân tử ADN của người
A. 90% số nucleotit B. 92% số nucleotit C. 97,6% số nucleotit D. 98% số nucleotit
7. Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về
A.cấu tạo trong của các nội quan. B.các giai đọan phát triển phôi thai.
C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit. D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất.
8. Bằng chứng nào sau đây nói lên nguồn gốc thống nhất của sinh giới?
A. Bằng chứng phôi sinh học. B. Bằng chứng tế bào và sinh học phân tử.
C. Cơ quan tương đồng. D. Bằng chứng giải phẫu so sánh.

Thuyết tiến hóa của Đac uyn:

9. Các giống cải xoăn, cải bặp, su hào, sup lơ đều có nguồn gốc từ loài mù tac hoang dại,vì đó là kết
quả của quá trình
A. Chọn lọc nhân tạo. B. Đột biến và giao phối.
C. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo. D. phân li tính trạng.
10. Theo Đác Uyn loài mới được hình thành từ
A. từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.
B. dạng cũ được nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể theo hướng từ đơn giản đến phức tạp.
C. từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của CLTN theo con đường phân li tính trạng.
D. quá trính lịch sử nhằm cải biến thành phần KG của QT theo hướng thích nghi taọ ra KG mới.
11. Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc nhân tạo là:
A. cá thể vật nuôi cây trồng. B. Quần thể vật nuôi cây trồng .
C. các dạng sinh vật hoang dại. D. Tất cả các loài sinh vật.
12. Theo Đác Uyn thực chất của CLTN là
A. sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
B. phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của những cá thể trong quần thể.
C. phân hóa khả năng sống sót của các kiểu gen trong loài.
D. sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các KG trong QT.
13. Kết quả của phân ly tính trạng trong chọn lọc nhân tạo là
A. xác định được nguồn gốc của vật nuôi cây trồng là từ 1 vài dạng hoang dại
B. khẳng định mọi vật nuôi cây trồng là kết quả tiến hóa từ 1 gốc chung.

13
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
C. tạo ra nhiều giống vật nuôi cây trồng trong phạm vi từng loài từ 1 vài dạng hoang dại.
D. tạo ra nhiều giống vật nuôi cây trồng.
14. Theo Đác Uyn CLTN có vai trò
A. tạo ra các biến dị thích nghi. B. tạo ra các đột biến có lợi.
C. quyết định tốc độ hình thành vật nuôi cây trồng. D. quyết định tốc độ và chiều hướng tiến hóa.
15. Theo Đác Uyn, nguyên nhân dẫn tới sự tiến hóa của sinh giới là do
A. CLTN tác động thông qua 2 đặc tình biến dị và di truyền. B. biến dị ,di truyền.
C. CLTN theo con đường PLTT. D. biến dị cá thể và biến đổi.
16. Biến dị cá thể của Đac Uyn tương ứng với loại biến dị nào theo quan niệm hiện đại?
A. biến dị xác định. B. biến dị di truyền. C. biến dị không di truyền. D. đột biến.
17. Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng với quan sát và suy luận của Đácuyn?
1. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có biến đổi bất thường về
môi trường. 2. Các cá thể cùng bố mẹ vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm.
3. Mỗi cá thể vốn sinh ra đã thích nghi với môi trường mà nó đang sống nên không bị đào thải.
4. Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn so với số lượng con
có thể sống sốt đến tuổi sinh sản. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
18. Cho các đặc điểm sau về biến dị cá thể: 1. Riêng lẻ vô hướng. 2. Không xác định.
3. Xuất hiện đồng loạt. 4. Là nguyên liệu chủ yếu. 5.D i truyền được. Theo Đác Uyn, biến dị cá thể
có những đặc điểm là:
A. 3, 4 và 5 B. 1, 2,3 và 4 C. 2, 3 và 4 D. 1,2, 4 và 5

Quan niệm hiện đại về nguyên nhân- cơ chế tiến hóa:


19. Khi nói về tiến hóa nhỏ theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
B. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Đột biến là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ.
20. Theo quan niệm hiện đại đơn vị tác động cơ bản của CLTN ở loài giao phối là
A. quần thể . B. cá thế. C. loài. D. quần xã.
21. Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
B. Đột biến NST thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với tiến hóa.
C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng với tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
22. Vì sao ĐB gen thường có hại nhưng vẫn có vai trò quan trọng với tiến hóa?
A. Vì đột biến gen rất phổ biến ở trong quần thể.
B. Vì tần số đột biến gen trong tự nhiên lớn. C. Vì đa số đột biến gen là đột biến gen lặn.
D. Vì ĐB gen có thể thay đổi giá trị thích nghi tùy môi trường và tùy tổ hợp gen.
23. Cho các nhân tố sau: (1) Các yếu tố ngẫu nhiên. (2) Đột biến. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Di nhập gen. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A. (2), (4). B. (1), (4). C. (1), (3). D. (1), (2).
24: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các KG
khác nhau trong QT.
B. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen của QT
theo hướng xác định.
C. CLTN chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích
nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
D. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
25. Trong các nhận định sau về vai trò của giao phối với tiến hóa, số lượng nhận định đúng là:
1. Góp phần tạo ra tổ hợp gen thích nghi. 2.Tạo ra vô số nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
3. Làm trung hòa tính có hại của đột biến. 4. Huy động nguồn ĐB đã phát sinh từ lâu còn tiềm ẩn.
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
26. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về nhân tố đột biến?
1. ĐB là nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. 2. ĐB không làm thay đổi tần số alen

14
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
3. ĐB gen là nguyên liệu chủ yếu. 4. ĐB tạo alen mới cho quần thể.
5. ĐB là nhân tố làm thay đổi tần số alen chậm nhất. A. 2 B. 3 C .1 D.4
27. Theo quan niệm hiện đại nguyên liệu của CLTN là
A. đột biến và biến dị liên tục. B.thường biến đột biến và biến dị tổ hợp.
C. đột biến và biến dị tổ hợp. D. biến dị cá thể và biến dị xác định.
28. Ở 1 loài TV giao phấn, các hạt phấn của QT 1 theo gió bay sang QT 2 và thụ phấn cho các cây
của quần thể 2. Đây là một ví dụ về
A. biến động di truyền. B. di - nhập gen. C. giao phối không ngẫu nhiên. D. thoái hoá giống.
29. Đối với quần thể giao phối, quá trình giao phối và quá trình ĐB có vai trò quan trọng nhất là
A. cơ sở đảm bảo quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
B. tạo nên tính đa hình trong quần thể. C. tạo nên sự thay đổi vốn gen của QT.
D. yếu tố cơ bản đảm bảo quần thể là đơn vị cơ sở của quá trình tiến hóa.
30. Dưới tác động của CLTN, gen ĐB gây hại có thể bị loại bỏ khỏi quần thể nhanh nhất là gen:
A. trội nằm trên NST thường. B. lặn nằm trên đoạn tương đồng của NST giới tính X và Y.
C. lặn nằm trên thường. D. lặn nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X.
31. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về CLTN theo quan niệm hiện
đại ? 1. Chọn lọc cá thể và chọn lọc quần thể diễn ra song song.
2.Nguyên liệu của chọn lọc là biến dị cá thể.
3. CLTN là nhân tố xác định chiều hướng và nhịp điệu tích lũy các biến dị.
4. CLTN tác động gián tiếp lên kiểu gen. 5. CLTN là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất.
6. CLTN là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa. A. 1 B.2 C. 3 D. 4
32. Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành
0,7A : 0,3a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?
A. Sự phát tán hay di chuyển của 1nhóm cá thể ở QT này đi lập QT mới.
B. QT chuyển từ tự phối sang ngẫu phối. C. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong QT.
D. Đột biến xảy ra trong QT theo hướng biến đổi alen A thành alen a.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời câu hỏi từ 33 -37
I. Đột biến; II. Giao phối ngẫu nhiên III. Giao phôi không ngẫu nhiên IV. CLTN
V. Các yếu tố ngẫu nhiên VI. Cách li sinh sản. VII. Cách li địa lí. VIII. Di – nhập gen.
33. Theo quan niệm hiện đại những nhân tố tiến hóa gồm:
A. I và II, III, IV, V B.I, III và VI, V và VI. C. I,III và IV, V và VII. D. I, III IV , V và VIII.
34. Nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể là
A. I và III B.II, III và VI. C. III và IV. D. I, III và IV.
35. Nhân tố làm thay đổi tần số alen chậm nhất là: A.I B.III. C. VI. D. IV.
36. Nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng nhất định là
A.I B.III. C. III và IV. D. IV.
37. Ngững nhân tố cung cấp nguồn nguyên liệu cho quần thể gồm:
A. I, II ,III và VIII B. I, III và IV. C. II, III và VII. D. I, II, VI và VII
38. Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước QT 1cách đáng kể và làm cho vốn gen của QT
khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến.
39. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể
cùng loài được gọi là
A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến. C. di - nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên.
40. Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của QT, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Các thông tin nói về vai trò của ĐB gen là :A.(1) và (4) B.(2) và (5) C. (1) và (3) D.(3) và (4)

Các cơ chế cách li, loài và quá trình hình thành loài:
41. Dạng BD cung cấp nguồn nguyên liệu cho QT hình thành loài mới trong 1 thời gian ngắn là
A.ĐB đa bội. B.ĐB dị bội. C.đột biến gen. D.đột biến NST.

15
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
42. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về vai trò của cách li sinh sản là:
A. Duy trì sự toàn ven hệ gen của loài. B. Đánh dấu sự xuất hiện loài mới.
C. Tạo nguyên liệu cho quần thể. D. Tăng cường sự phân hóa kiểu gen của quần thể bị chia cắt.
43. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của cách li địa lí trong hình thành loài mới?
A. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần KG giữa các QT được tạo ra bởi
các nhân tố tiến hóa.
B. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần KG của QT theo 1 hướng xác định.
C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
D. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
44. Trong các hiện tượng sau, có bao nhiêu hiện tượng thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Cây thuộc loài này không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác do cấu trúc hoa khác nhau.
(5) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(6) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
45. Hai cá thể khác loài không giao phối được với nhau do chu kì sinh trưởng phát triển không cùng
nhau là biểu hiện của hình thức cách li:
A. sau hợp tử B. thời gian. C. cơ học. D. tập tính.
46. Đối với ĐV bậc cao để xác định 2 loài thân thuộc ta nên chọn tiêu chuẩn chủ yếu là tiêu chuẩn
A. di truyền. B. hình thái. C. địa lý . D. sinh hóa sinh hóa.
47. Những trở ngại chỉ ngăn cản sự giao phối, sự thụ tinh giữa các cá thể được gọi là cách li
A. di truyền. B. trước hợp tử. C. địa lí. D. tập tính.
48: Nhân tố nào sau đây không làm thay đổi tần số alen và thành phần KG của QT?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến. D. Cách li địa lí.
49: Trong các nhận định sau về vai trò của cách li sinh sản, có bao nhiêu nhận định đúng?
1. Duy trì sự toàn ven hệ gen của loài. 2. Đánh dấu sự xuất hiện loài mới.
3. Tạo nguyên liệu cho quần thể. 4. Tạo tổ hợp gen thích nghi.
5. Củng cố tăng cường sự phân hóa KG của quần thể bị chia cắt. A. 1 B.3 C. 2 D. 4
50: Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là
A. bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình thái, cấu trúc.
B. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể.
C. có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài. D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.
51. Nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Quá trình hình thành loài mới chịu chi phối của các nhân tố quá trình đột biến, quá trình giao
phối,CLTN và các cơ chế cách ly .
B. Sự hình thành loài mới bao giờ cũng gắn liền với hình thành đặc điểm thích nghi.
C. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi chịu chi phối của 3 nhân tố chủ yếu là quá trình đột
biến, quá trình giao phối và CLTN.
D. Sự hình thành đặc điểm thích nghi mới nhất thiết dẫn tới hình thành loài mới.
52. Vai trò của cách ly địa lý trong hình thức hình thành loài mới bằng con đường địa lý là
A. nhân tố chọn lọc KG thích nghi. B. nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể SV.
C. nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài. D. nhân tố quyết định sự hình thành loài mới.
53. Hai cá thể khác loài không giao phối được do cấu trúc cơ quan sinh sản khác nhau là biểu hiện
của hình thức cách li: A. cơ học. B. sau hợp tử C. thời gian. D. tập tính.
54. Những loài SV ít di động hoặc không có khả năng di động dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách ly
A. sinh thái. B. địa lý. C. thời gian. D. cơ học.
55. Trong các con đường hình thành loài sau, có bao nhiêu con đường mà loài mới hình thành từ 1
loài gốc nhờ tích lũy nhiều đột biến nhỏ ?
1. Con đường sinh thái. 2. Con đường địa lý. 3. Lai xa và đa bội hóa.
4. Con đường cách ly tập tính. A. 2 B. 3 C. 1 D. 4.
56. Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát
tán sang loài cây N. Những cá thể nào có sẵn các gen đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở
loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng
một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động

16
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
làm phân hóa vốn gen của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên
loài mới. Đây là ví dụ về hình thành loài mới bằng
A. lai xa và đa bội hoá. B. cách li sinh thái. C. cách li địa lí. D. tự đa bội.
57. Quá trình hình thành loài chủ yếu chịu tác động của các yếu tố
A. Đột biến, quá trình sinh sản, CLTN và các cơ chế cách li.
B. Đột biến, di nhập gen, CLTN và cách li sinh sản. C. ĐB, cách li sinh sản, CLTN và cách li địa lí.
D. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, CLTN và các cơ chế cách li.
58. Dấu hiệu quan trọng nhất để xác định loài mới đã được hình thành là
A. loài mới cách ly sinh sản trong điều kiện tự nhiên với quần thể gốc
B. loài mới cách ly địa lý với QT gốc. C. loài mới có khu phân bố khác với QT gốc.
D. loài mới không gặp gỡ được với những cá thể thuộc quần thể gốc.
59. Xét các đặc điểm sau:
1. Không có sự chi phối của cách ly địa lý. 2.Loài mới hình thành trong thời gian ngắn.
3. Loài mới hình thành do tích lũy đột biến lớn. 4. Loài mới hình thành từ một loài tổ tiên.
Những đặc điểm đúng với hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa gồm:
A. 1, 3 và 4 B. 2 và 4 C. 1, 2 và 3 D. 2 ,3 và 4
60. Theo quan niệm hiện đại: hình thành loài mới là 1 quá trình (1- lịch sử. 2- biến đổi), cải biến
(3- tần số các alen; 4 thành phần kiểu gen) của quần thể ban đầu theo(5- nhiều hướng khác nhau; 6-
hướng thích nghi), tạo ra (7- alen mới; 8- kiểu gen mới , ( 9- cách ly sinh sản; 20- cách ly di truyền )
với quần thể gốc. Tổ hợp trả lời đúng là:
A. 1,4, 6, 8, 9. B. 1, 4, 5, 7, 10. C. 2, 3, 6, 8,10. D. 2, 3, 5, 7, 9.
61. Nếu loài D được hình thành theo con đường lai xa và đa bội hóa giữa loài A (có 14NST) với
loài B (có 10NST) thì bộ NST của loài D sẽ chứa:
A. 24 NST. B. 24 NST tương đồng. C. 6 cặp NST tương đồng. D. 12 NST.
62. So với loài mới hình thành bằng con đường địa lý thì loài mới hình thành bằng con đường đa
bội hóa khác nguồn có điểm khác cơ bản là loài mới
A. hình thành không có sự chi phối của cách ly địa lý. B. hình thành trong thời gian ngắn hơn.
C. hình thành do tích lũy đột biến lớn. D. xuất phát từ 2 loài tổ tiên.
63. Phương thức hình thành loài mới bằng con đường sinh thái diễn ra chủ yếu ở
A. thực vật, động vật không hoặc ít di động. B. thực vật, ĐV phát tán mạnh
C. thực vật không có khả năng phát tán. D. thực vật ,động vật kí sinh.
64. Từ quần thể cây 2n người ta tạo được quần thể 4n. Quần thể cây 4n được xem là 1 loài mới vì
A. quần thể cây 4n khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.
B. các cây 2n không giao phấn được với các cây 4n.
C. sự giao phấn giữa QT cây 2n và QT cây 4n tạo ra cây 3n bị bất thụ.
D. các cây 4n có kích thước các cơ quan lớn hơn hẳn các cây 2n.
65. Con đường hình thành loài mới không cùng khu là con đường
A. đa bội khác nguồn. B. cách li sinh thái. C. lai xa và đa bội hóa. D. cách li địa lí.

Sự phát sinh phát triển của sự sống trên trái đất.


71. Trong bầu khí quyển nguyên thủy các hợp chất vô cơ chỉ chuyển hóa thành các hợp chất hữu cơ
theo phương thức hóa học khi
A. có vi khuẩn lam quang hợp chuyển hóa. B. có các nguồn năng lượng lớn trong tự nhiên.
C. có sự xúc tác của số lượng lớn enzim. D. có nguồn năng lượng lớn và sự xúc tác của enzim.
72. Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên
Trái Đất có thể là ARN?
A. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin). B. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.
C. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin. D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.
73. Theo quan niệm hiện đại sự phát sinh sự sống gồm các giai đoạn là tiến hóa
A. hóa học và tiến hóa tiền sinh học. B. hóa học và tiến hóa sinh học.
C. tiền sinh học và tiến hóa sinh học. D. hóa học,tiến hóa tền sinh học và tiến hóa sinh học.
74. Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên
A. các đại phân tử hữu cơ. B. các tế bào nhân thực. C. các giọt côaxecva. D. các tế bào sơ khai.
75. Trong quá trình tiến hóa hóa học hợp chất hữu cơ xuất hiện đầu tiên trên quả đất là
A. lipit B. gluxit. C. hiđrôcácbua. D. prôtêin.

17
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
76. Đại diện nhóm linh trưởng phát sinh ở kỷ:
A. Xi lua đại cổ sinh. B. Thứ 3 đại tân sinh. C. Thứ 4 đại tân sinh. D. kreta đai trung sinh.
77. Nét nổi bật của đại trung sinh là
A. sự hưng thịnh của cây hạt trần và bò sát khổng lồ. B. thực vật ,động vật di cư lên cạn hàng loạt.
C. sự hưng thịnh của chim ,thú và sâu bọ, cây hạt kín. D. xuất hiện cây hạt kín và thú có nhau thai.
78.Theo quan niệm hiện đại, thứ tự các đại trong lịch sử phát triển của sự sống là
A. Thái cổ, Trung sinh, Nguyên sinh, Cổ sinh, Tân sinh.
B. Thái cổ ,Cổ sinh, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh.
C. Nguyên sinh, Thái cổ, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh.
D. Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh,Trung sinh, Tân sinh.
79. Thực vật xuất hiện ở cạn đầu tiên ở kỷ: A. Xi lua. B. Cambri. C. Đề vôn. D. Than đá.
80. Sự kiện đáng chú ý nhất trong đại cổ sinh là
A. sự hình thành đầy đủ các đại diện của động vật không xương.
B. sự chinh phục đất liền trước tiên của tảo xanh và vi khuẩn.
C. sự xuất hiện lưỡng cư ,bò sát. D. sự chinh phục đất liền của thực vật và động vật.
81. Cây hạt trần phát sinh ở kỉ
A. than đá, đại cổ sinh. B. đề vôn, đại cổ sinh. C. Triat đại trung sinh. D. Kreta đại trung sinh
82. Quá trình phát sinh loài người chịu tác động của các nhân tố
A. xã hội và CLTN. B. sinh học và xã hội.
C. sinh học và lao động. D. CLTN và lao động là chủ yếu
83. Loài người phát sinh ở kỉ
A. thứ 3, đại tân sinh. B. thứ 4, đại tân sinh. C. Triat đại trung sinh. D. Kreta đại trung sinh
84. Dạng hóa thạch bắt đầu biết chế tạo công cụ lao động là:
A. Homo erectus. B. Homo habilis. C. Homo sapiens. . D. Homo nêanđectan
85. Trong lịch sử, thứ tự xuất hiện các dạng hóa thạch thuộc chi Homo là:
A. Homo habilis, Homo erectus, Homo neandectan, Homo sapiens.
B. Homo erectus, Homo habilis, Homo neandectan, Homo sapiens.
C. Homo habilis, Homo erectus, Homo sapiens, Homo neandectan.
D. Homo neandectan, Homo habilis, Homo erectus, Homo sapiens.

18
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa

PHẦN SINH THÁI

Môi trường , cá thể và quần thể sinh vật.


Câu 1. Giới hạn sinh thái là:
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và
phát triển theo thời gian.
B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm trong giới
hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
C. một không gian sinh thái, ở đó tất cả các điều kiện MT qui định sự tồn tại và phát triển ổn định
lâu dài của loài.
D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với các nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới
hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
Câu 2. Môi trường là khoảng không gian bao quanh sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố
A. hữu sinh ở xung quanh có tác động trực tiếp đến SV.
B. vô sinh ở xung quanh có tác động gián tiếp đến SV.
C. vô sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của SV
D. có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới SV sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
Câu 3. Nơi ở của các loài là: A. địa điểm cư trú của chúng. B. địa điểm sinh sản của chúng.
C. địa điểm thích nghi của chúng. D. địa điểm dinh dưỡng của chúng.
Câu 4. Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của
nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A. phát triển thuận lợi nhất.
B. có sức sống trung bình. C. có sức sống giảm dần. D. chết hàng loạt.
Câu 5. Có các loại môi trường phổ biến là môi trường:
A. đất, nước, trên cạn, sinh vật. B. đất, nước, trên cạn, bên trong.
C. đất, nước, trên cạn, bên ngoài. D. đất, nước ngọt, nước mặn và trên cạn.
Câu 6. Trong thời gian gần đây, một số động vật rừng thường hay xuống làng bản phá hại mùa
màng. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do A. thay đổi tập tính. B. thay đổi bản năng.
C. sự cạnh tranh giữa các loài động vật trong rừng. D. rừng, nơi sinh sống bị thu hẹp.
Câu 7: Nhân tố vô sinh bao gồm tất cả: A. tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật.
B. nhân tố vật lí, nhân tố hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
C. các sinh vật và mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật.
D. các yếu tố sống của tự nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật.
Câu 8. Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
A. Ánh sáng. B.Nước. C.Hữu sinh. D.Nhiệt độ.
Câu 9. Biết giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài I, II, III, IV lần lượt là: 10 - 38oC; 10 - 32oC; 5 -
44oC; 7 - 33oC. Loài có vùng phân bố hẹp nhất và rộng nhất lần lượt là
A. II và III. B. III và IV. C. III và II. D. II và I.
Câu 10: Quan sát 4 loài sinh vật: loài 1 sống ở hồ nước ngọt, loài 2 sống ở cửa sông, loài 3 sống ở
bờ biển, loài 4 sống ở vùng khơi. Loài có giới hạn sinh thái rộng nhất về độ mặn là
A. Loài 1. B. Loài 2. C. Loài 3. D. Loài 4.
Câu 11. Sinh vật có khả năng phân bố rộng trong trường hợp nào:
A. Điểm gây chết thấp. B. Khoảng thuận lợi rộng C. Khoảng chống chịu rộng. D. Ổ sinh thái rộng
Câu 12. Trong các nhân tố vô sinh tác động lên đời sống của SV, nhân tố có vai trò cơ bản là:
A. ánh sáng. B. nhiệt độ. C. độ ẩm D. gió.
Câu 13. Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
2. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì sự cạnh tranh giữa chúng càng gay gắt.
3. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
4. Ổ sinh thái của một loài chính là nơi ở của chúng. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 14. Phát biểu đúng về vai trò của ánh sáng đối với sinh vật là:
A. Tia hồng ngoại tham gia vào sự chuyển hoá vitamin ở động vật.

19
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
B. Điều kiện chiếu sáng không ảnh hưởng đến hình thái thực vật.
C. Ánh sáng nhìn thấy tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật.
D. Tia tử ngoại chủ yếu tạo nhiệt sưởi ấm sinh vật.
Câu 15. Nhận định nào dưới đây không đúng về giới hạn sinh thái?
A. Mỗi loài có thể có giới hạn sinh thái rộng đối với nhân tố sinh thái này, nhưng lại có giới hạn sinh
thái hẹp với nhân tố sinh thái khác.
B. Khi một nhân tố sinh thái nào đó không thích hợp cho loài thì giới hạn sinh thái đối với những
nhân tố khác có thể bị thu hẹp.
C. Các loài SV có giới hạn sinh thái rộng đối với tất cả các nhân tố sinh thái thường phân bố rộng.
D. Trong cùng một loài, giới hạn sinh thái của cá thể ở giai đoạn sinh sản thường rộng hơn so với các
cá thể ở giai đoạn trưởng thành không sinh sản.
Câu 16. Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +2 0C đến 440C. Cá rô phi có
giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,6 0C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy
cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
Câu 17. Loài động vật hẹp nhiệt, ưa lạnh sinh sống ở A. trảng cây bụi nhiệt đới.
B. vùng đồng rêu cận cực. C. các hang sâu trong đất. D. rừng ôn đới lá rộng rụng theo mùa.
Câu 18. Nhận định nào sau đây đúng?
A. 2 loài có ổ sinh thái trùng nhau thì không cạnh tranh với nhau.
B. Trong cùng một nơi ở có thể có nhiều loài có ổ sinh thái khác nhau cùng sinh sống.
C. Loài có ổ sinh thái càng hẹp thì càng dễ dàng thích nghi với môi trường.
D. Ổ sinh thái của một loài là một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái nằm
ngoài giới hạn cho phép loài tồn tại và phát triển
Câu 19. Quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể là
A. cạnh tranh, hợp tác. B. hỗ trợ, cạnh tranh. C. hỗ trợ, hợp tác. D. cộng sinh, hội sinh.
Câu 20. Trong 1 ao, người ta nuôi kết hợp nhiều loại cá: cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen,
trôi, chép,....Vì: A. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
B. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
C. tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao. D. tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.
Câu 21. Xét các tập hợp sinh vật sau:
1. Bèo trên mặt ao. 2. Cá rô phi đơn tính. 3. Đàn ong mật đang kiếm ăn trên vườn hoa.
4. Ốc bươu vàng trong ao 5. Sen trong đầm. 6. Những con voi trong vườn bách thú
Số lượng tập hợp là quần thể sinh vật gồm: A. 1 B. 2 C. 3 D.4
Câu 22.Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ:
A. hỗ trợ. B. cạnh tranh khác loài. C. kí sinh cùng loài. D. cạnh tranh cùng loài.
Câu 23. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm:
A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể. B. làm tăng mức độ sinh sản.
C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn.
D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.
Câu 24: Cơ chế điều hòa mật độ quần thể chủ yếu dựa trên sự thống nhất giữa tỉ lệ
A.di cư và nhập cư B.vật chủ và vật kí sinh C.vật ăn thịt và con mồi. D. sinh và tử.
Câu 25. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật.
B. Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa.
C. Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng gay gắt.
D. Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng giảm.
Câu 26. Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài ?
A. Bồ nông xếp thành hàng để bắt cá. B. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.
C. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần cây họ đậu. D. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
Câu 27. Trong điều kiện sống khó khăn ở các khe chật hẹp vùng nước sâu của đáy biển, một số cá
đực Edriolychnus schmidti kí sinh trên con cái. Đây là một ví dụ về mối quan hệ
A. ức chế cảm nhiễm. B. cạnh tranh cùng loài. C. hỗ trợ cùng loài. D. kí sinh - vật chủ.

20
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
Câu 28. Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh?
A.Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.
B.Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung. C.Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.
D.Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.
Câu 29. Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng
này thể hiện ở mối quan hệ:
A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ khác loài. C. cộng sinh. D. hỗ trợ cùng loài.
Câu 30. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới:
A. giảm kích thước QT xuống dưới mức tối thiểu. B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.
C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.
Câu 31. Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:
A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
Câu 32. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
C. Dẫn tới hiện tượng tự tỉa thưa. D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
Câu 33. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?
A. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của QT. B. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của QT.
C. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
Câu 34. Nghiên cứu 1 quần thể chim cánh cụt gồm 2000 cá thể người ta nhận thấy tỉ lệ sinh sản,
tử vong hàng năm khoảng 4,5% và 1,25% so với tổng số cá thể của quần thể. Kích thước của quần
thể là bao nhiêu sau thời gian 2 năm: A. 2132 B. 2097 C. 2067 D. 2130
Câu 35. Quan hệ cạnh tranh là các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau:
A. nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau giành con cái. C. giành nhau con cái để giao phối.
B. nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng. D. nguồn sống hoặc nơi ở của quần thể.
Câu 36. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
B. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.
C. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
D. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
Câu 37: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về của phân bố đồng đều?
1. Thường gặp ở môi trường đồng nhất. 2. Gặp ở những loài ít cạnh tranh.
3. Có tác dụng giảm cạnh trạnh. 4. Tận dụng được nguồn sống tiềm tàng
5. Gặp ở chim cánh cụt và chim hải âu. A. 1 B. 2 C.3 D.4
Câu 38: Ở gà hươu, nai số lượng cá thể cái thường gấp 2 hoặc 3 lần cá thể đực là do:
A. tỉ lệ tử vong 2 giới không đều. B. do nhiệt độ môi trường.
C. do tập tính đa thê. D. phân hoá kiểu sinh sống.
Câu 39: Số lượng từng loại tuổi cá thể ở mỗi quần thể phản ánh: A. tuổi thọ quần thể.
B. tỉ lệ giới tính. C. tỉ lệ phân hoá. D. tỉ lệ nhóm tuổi hoặc cấu trúc tuổi.
Câu 40: Tuổi sinh lí là: A.thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể
B.thời điểm có thể sinh sản. C.thời gian sống thực tế của cá thể. D.tuổi bình quân của QT.
Câu 41: Một QTSV có tỉ lệ các nhóm tuổi là: nhóm tuổi trước sinh sản chiếm 50%, nhóm tuổi đang
sinh sản chiếm 35% và nhóm sau sinh sản chiếm 15%. Cấu trúc tuổi của QT thuộc kiểu
A.suy thoái B.đang phát triển. C. ổn định D. Phân hóa.
Câu 42: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể là:
A. làm tăng tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
B.làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
D.tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của QT

21
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
Câu 43: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số
lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí?
A. Khi số lượng cá thể của QT còn quá ít thì ĐB trong QT dễ xảy ra, làm tăng tần số alen ĐB có hại.
B. Khi số lượng cá thể của QT giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng DT.
C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen
cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
D. Khi số lượng cá thể của QT còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến
làm tăng tần số alen có hại.
Câu 44: Những loài dưới đây có kiểu tăng trưởng gần với tiềm năng sinh học là
A. các loài cây 1 năm. B. các loài lim, bằng lăng. C. các loài samu, gụ. D. các loài thông, phi lao.
Câu 45: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:
A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J. C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều.
Câu 46: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:
A.tăng dần đều. B.đường cong chữ J. C.đường cong chữ S. D.giảm dần đều.
Câu 47: Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có đặc điểm là:
A.thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong MT, nhưng ít gặp trong thực tế.
B.các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất.
C.thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả
năng đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể.
D.xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong QT, thường xuất hiện sau sinh sản.
Câu 48: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các
cá thể trong QT?
(1) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
(2) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
(3) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi
trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của quần thể. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 49: Kích thước của quần thể sinh vật là:
A.số lượng cá thể hoặc khối lượng SV hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của QT.
B.độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố.
C.thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể.
D.tương quan giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.
Câu 50: Trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về quan hệ giữa kích thước
quần thể và kích thước cơ thể? 1. Loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.
2. Loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.
3. Kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.
4. Kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống.
5. Kích thước quần thể không liên quan tới kích thước cơ thể. A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 51: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về lí do mật độ quần thể được coi là
một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể ?
1. Do mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh.
2. Do mật độ ảnh hưởng tới mức độ lan truyền của vật kí sinh.
3. Do mật độ quyết định sự biểu hiện của QT đó trong quần xã.
4. Do mật độ quyết tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản.
5. Do mật độ quyết định mức độ tác động của các nhân tố vô sinh lên QT.
Số lượng nhận định đúng là: A. 5 B. 2 C. 3 D.4
Câu 52: Hiện tượng số lượng cá thể của 1 quần thể duy trì ở một mức độ nhất định cân bằng với
sức chịu đựng của môi trường gọi là
A. cơ chế điều chỉnh mật độ quần thể. B. khống chế sinh học.
C. trạng thái cân bằng của quần thể. D. cơ chế điều chỉnh kích thước quần thể.
Câu 53: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị
diệt vong vì nguyên nhân chính là:
A. sức sinh sản giảm. B. mất hiệu quả nhóm. C. gen lặn có hại biểu hiện. D. không kiếm đủ ăn.
Câu 54: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái
ít hẳn là biểu hiện: A. biến động tuần trăng. B. biến động theo mùa
22
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
C. biến động nhiều năm. D. biến động không theo chu kì
Câu 55: Các dạng biến động số lượng?
1. Biến động không theo chu kì. 2. Biến động theo chu kì.
3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường) 4. Biến động theo mùa vụ.
Phương án đúng là: A.1, 2. B.1, 3, 4. C.2, 3. D.2, 3, 4.
2. Quần xã sinh vật
Câu 57. Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc
A. cùng loài, cùng sống trong 1không gian xác định và chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau.
B. các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau
C. loài khác nhau, cùng sống trong 1 không gian xác định và chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau
D. các loài khác nhau, cùng sống trong 1 không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó
với nhau như một thể thống nhất.
Câu 58. Một quần xã ổn định thường có A.số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp
B.số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao
C.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao
D.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp
Câu 59. Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về
A.giới động vật B.giới thực vật C.giới nấm D. giới nhân sơ (vi khuẩn)
Câu 60. Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là : A.cá cóc B.cây cọ C.cây sim D.bọ que
Câu 61. Loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã, vì chúng có
A. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
B. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh. D. sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
Câu 62. Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là A.phân tầng thẳng đứng
B.phân tầng theo chiều ngang C.phân bố ngẫu nhiên D.phân bố đồng đều
Câu 63. Tính đa dạng về loài của quần xã là:
A.mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài
B.mật độ cá thể của từng loài trong QX C.số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
D.tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
Câu 64. Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung
quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ:
A.hội sinh B.hợp tác C.ức chế - cảm nhiễm D.cạnh tranh
Câu 65. Quan hệ giữa 2 loài SV, trong đó một loài có lợi, còn 1 loài không có lợi hoặc có hại là
mối quan hệ :A. cộng sinh B. hội sinh C. hợp tác D. ức chế - cảm nhiễm.
Câu 66. Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và
kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của: A.cộng sinh B.hội sinh C.hợp tác D.kí sinh
Câu 67. Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là:
A.giun sán sống trong cơ thể lợn B.các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng
C.khuẩn lam sống cùng với nhiều loài ĐV xung quanh D.thỏ và chó sói sống trong rừng.
Câu 68. Khu sinh học nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Hoang mạc. C. Rừng lá rụng ôn đới. D. Thảo nguyên.
Câu 69. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?
A.Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B.Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C.Cây phong lan bám trên thân cây gỗ D.Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ
Câu 70. Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ:
A.hội sinh B.cộng sinh C.kí sinh D.úc chế cảm nhiễm
Câu 71. Nguyên nhân dẫn đến phân li ổ sinh thái giữa các loài trong quần xã là do mối quan hệ
A. SV này ăn SV khác. B. cạnh tranh khác loài. C. vật kí sinh vật chủ. D. vật ăn thịt - con mồi.
Câu 72. Quan hệ hỗ trợ trong quần xã gồm các quan hệ:
A.cộng sinh, hội sinh, hợp tác B.quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
C.kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh. D.cộng sinh, hội sinh, kí sinh
Câu 73. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái
trong quần xã gọi là:
A.cân bằng sinh học B.cân bằng quần thể C.khống chế sinh học.D.giới hạn sinh thái

23
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
Câu 74. Các mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa các loài trong quần xã dẫn tới số lượng cá thể của
một loài không tăng quá cao hay giảm quá thấp mà duy trì ở một mức độ nhất định tạo nên
A. cân bằng sinh học trong quần xã B. hiện tượng khống chế sinh học.
C. trạng thái cân bằng của quần thể. D. hiện tượng điều chỉnh kích thước quần thể.
Câu 75. Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu
tranh sinh học dựa vào hiện tượng
A.cạnh tranh cùng loài B.khống chế sinh học C.cân bằng sinh học D.cân bằng quần thể
Câu 76. Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng
đứng hoặc theo chiều ngang? A.Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài. B.Do nhu cầu sống khác nhau
C.Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài D.Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng
Câu 77. Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào?
A.Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết  Rừng thưa cây gỗ nhỏ  Cây gỗ nhỏ và cây bụi  Cây bụi
và cỏ chiếm ưu thế  Trảng cỏ
B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết  Cây gỗ nhỏ và cây bụi  Rừng thưa cây gỗ nhỏ  Cây bụi
và cỏ chiếm ưu thế  Trảng cỏ
C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết  Rừng thưa cây gỗ nhỏ  Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế 
Cây gỗ nhỏ và cây bụi  Trảng cỏ
D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết  Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế  Rừng thưa cây gỗ nhỏ 
Cây gỗ nhỏ và cây bụi  Trảng cỏ
Câu 78. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái ?
A.Do hoạt động khai thác tài nguyên của con người C.Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu
B.Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong QX D.Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong QX
Câu 79. Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm
tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời
gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói
về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.
2. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.
3. Độ đa dạng sinh học có xu hướng giảm dần trong quá trình biến đổi này.
4. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài
trong quần xã. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 80. Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là sự cạnh tranh: A. trong loài chủ chốt
B. trong loài thuộc nhóm ưu thế C. giữa các nhóm loài ưu thế D. trong loài đặc trưng

3. Hệ sinh thái, sinh quyển & bảo vệ môi trường


Câu 81: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
B. Nhóm sinh vật sản xuất chỉ bao gồm các loài thực vật.
C. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
D. Nấm thuộc nhóm sinh vật tự dưỡng.
Câu 82: Sinh vật sản xuất là những sinh vật:
A.động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
B.phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường
C.có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
D.chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp
Câu 83: Các kiểu hệ sinh thái ( HST)trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm HST :
A. trên cạn và hệ sinh thái dưới nước B.tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
C.nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt D. nước mặn và hệ sinh thái trên cạn
Câu 84: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:
A.SVSX, SVTT, SVPG B. SVSX, sinh vật ăn thực vật, SVPG
C. SVSX, sinh vật ăn động vật, SVPG. D. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, SVPG
Câu 85: Nhóm loài không tạo ra chất hữu cơ đầu tiên trong quần xã là
A. các VSV có màu. B. các loài rong, tảo. C. TV. D. ĐV và VSV hoại sinh.
Câu 86: Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố, … là những ví dụ về HST:
A. trên cạn B. nước ngọt C. tự nhiên D. nhân tạo
Câu 87: Với các HST nhân tạo,tác động của con người nhằm duy trì trạng thái ổn định của nó là

24
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
A.không được tác động vào các HST. B.bổ sung vật chất và năng lượng cho các hệ sinh thái
C.bổ sung vật chất cho các hệ sinh thái D.bổ sung năng lượng cho các hệ sinh thái
Câu 88: Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào?
A.Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
B.Mối quan hệ qua lại giữa các SV với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với MT.
C.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau
D.Mối quan hệ qua lại giữa các SV cùng loài với nhau và tác động giữa các SV với MT.
Câu 89: Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phát
biểu nào sau đây đúng?
A. Hệ sinh thái nhân tạo thường kém ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên.
B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái tự nhiên.
C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có khả năng tự điều chỉnh cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
D. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 90: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc
sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
(2) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy.
(3) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.
(4) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 91: Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ
A. vật chủ-vật kí sinh B.năng lượng điện C.năng lượng nhiệt D.năng lượng mặt trời
Câu 92: Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lưới thức ăn ở rừng mưa nhiệt đới thường đơn giản hơn lưới thức ăn ở thảo nguyên.
B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
C. Lưới thức ăn của quần xã vùng ôn đới luôn phức tạp hơn so với quần xã vùng nhiệt đới.
D. Trong diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của QX đỉnh cực phức tạp hơn so với quần xã suy thoái.
Câu 93 : Trong hệ sinh thái lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ
A. động vật ăn thịt và con mồi. B.giữa SV sản xuất với sinh vật phân giải.
C. giữa thực vật với động vật. D. dinh dưỡng và sự chuyển hoá năng lượng.
Câu 94: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
B. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.
C. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất.
D. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.
Câu 95: Khi nói về bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một lưới thức ăn, các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.
B. Trong một chuỗi thức ăn, một loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
C. Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao nhất là mắt xích khởi đầu của chuỗi thức ăn.
D. Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm các loài động vật ăn thực vật.
Câu 96: Một quần xã có các sinh vật sau:
(1) Tảo lục đơn bào. (2) Cá rô. (3) Bèo hoa dâu. (4) Tôm. (5) Bèo Nhật Bản. (6) Cá mè trắng.
(7) Rau muống. (8) Cá trắm cỏ. Trong các sinh vật trên, những SV thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
A. (1), (3), (5), (7). B. (2), (4), (5), (6). C. (1), (2), (6), (8). D. (3), (4), (7), (8).
Câu 97: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì
A.hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao hơn. B. MT nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng.
C. MT nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn. D. MT nước có nhiệt độ ổn định.
Câu 98: Những chu trình không có sự lắng đọng vật chất tạm thời tách khỏi chu trình là
A. cacbon và nước B. cacbon và nito C. nước và nito D. phot pho và nito
Câu 99: Khi nói về chu trình sinh địa hoá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
2. Cacbon đi vào chu trình cacbon dưới dạng cacbon điôxit (CO2).
3. Trong chu trình nitơ, thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO3−
4. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 100: Những dạng nitơ được đa số thực vật hấp thụ nhiều và dễ nhất là
A.muối amôn và nitrát B.nitrat và muối nitrit

25
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
C.muối amôn và muối nitrit D.nitơ hữu cơ và nitơ vô cơ
Câu 101: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường:
A.hô hấp của động vật, thực vật B.lắng đọng vật chất
C.sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải D.sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Câu 102: Nitơ phân tử được trả lại cho đất, nước và bầu khí quyển nhờ hoạt động của nhóm vi
khuẩn A. nitrat hóa B. phản nitrat hóa C. nitrit hóa D. cố định nitơ trong đất
Câu 103: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là không đúng:
A.cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit
B.thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ
C.ĐV ăn cỏ sử dụng TV làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho ĐV ăn thịt
D.phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình
Câu 104: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là:
A.làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ
B.tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái C.kích thích quá trình quang hợp của SVSX.
D.làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai
Câu 105: Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là:
A.duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển B.duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể
C.duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã D.duy trì sự cân bằng vật chất trong từng HST
Câu 106: Nguồn nitrat cung cấp cho thực vật trong tự nhiên được hình thành chủ yếu theo:
A.con đường vật lí B.con đường hóa học C.con đường sinh học D.con đường quang hóa
Câu 107: Thảo nguyên là khu sinh học thuộc vùng:
A.nhiệt đới B. ôn đới C. cận Bắc cực D. Bắc cực
Câu 108: Theo chiều ngang khu sinh học biển được phân thành:
A.vùng trên triều và vùng triều B.vùng thềm lục địa và vùng khơi
C.vùng nước mặt và vùng nước giữa D.vùng ven bờ và vùng khơi
Câu 109: Sự phân chia sinh quyển thành các khu sinh học khác nhau căn cứ vào:
A.đặc điểm khí hậu và mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
B.đặc điểm địa lí, mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
C.đặc điểm địa lí, khí hậu
D.đặc điểm địa lí, khí hậu và các SV sống trong mỗi khu
Câu 110: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua quan hệ dinh dưỡng:
A. của các sinh vật trong chuỗi thức ăn B. giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C. của các sinh vật cùng loài và khác loài D. và nơi ở của các sinh vật trong quần xã
Câu 111: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so
với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) →
sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A.0,57% B.0,92% C.0,0052% D.45,5%
Câu 112. Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và
A. về loài B. nơi sống của các loài
C. các hệ sinh thái D. các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái
Câu 113. Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi
các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường
A.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật B.động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất
C.động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật D.sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất
Câu 114. Dòng năng lượng trong các HST được truyền theo con đường phổ biến là từ năng lượng
ánh sáng mặt trời → SV tự dưỡng
A. → SV dị dưỡng → năng lượng trở lại MT. B. → SV sản xuất → năng lượng trở lại MT.
C. → SV ăn thực vật → năng lượng trở lại MT. D. → SV ăn ĐV → năng lượng trở lại MT.
Câu 115. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp
nào sau đây?
(1) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải. (2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm MT.
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
A. (2), (3), (5). B. (1), (3), (5). C. (3), (4), (5). D. (1), (2), (4).

26
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
Câu 116. So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hoá học để tiêu diệt SV gây hại, biện pháp sử
dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây?
(1) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.
(2) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh. (4) Không gây ô nhiễm môi trường.
A. (2) và (4). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2).
PHẦN SINH HỌC LỚP 11

1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật :


1.1. Trao đổi nước
1. Tế bào thực hiện chức năng hút nước và ion khoáng ở rễ là
A. tế bào lông hút. B. tế bào nội bì C. tế bào nhu mô D. tế bào vỏ.
2. Quan sát hình bên cho biết chú thích về con đường vận chuyển nước và muối khoáng nào sau đây
đúng ?
A. 1:Con đường qua thành tế bào – gian bào 2: Con đường qua tế bào chất
B. 1: Con đường qua tế bào chất. 2: Con đường qua thành tế bào – gian bào
C. 1:Con đường qua chất nguyên sinh 2: Con đường qua gian bào
D. 1:Con đường qua không bào. 2: Con đường qua tế bào chất
3. Động lực chính của dòng mạch gỗ là
A. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau. B. lực hút do thoát hơi nước ở lá.
C. lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ. D. lực đẩy do áp suất rễ.
4. Động lực của dòng mạch rây trong cây là
A. lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch.
B. lực hút do thoát hơi nước ở lá. C. lực đẩy do áp suất rễ.
D. chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
5. Ion ảnh hưởng đến sự điều tiết độ mở khí khổng ở lá là: A. H+. B. K+. C. Zn 2+. D. Mg2+.
6. Thế nước của cơ quan nào trong cây là thấp nhất?
A. Các lông hút ở rễ. B. Các mạch gỗ ở thân. C. Lá cây. D. Cành cây.
7. Một học sinh tiến hành thí nghiệm phân tích thành phần hóa học của dịch mạch gỗ. Học sinh này
sẽ không tìm thấy chất gì?
A. nước. B. đường C. NO3- D. K+
8. Sự thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá có vận tốc
A. nhỏ, được điều chỉnh. B. lớn, không được điều chỉnh.
C. nhỏ, không được điều chỉnh. D. lớn, được điều chỉnh.
9. Ý nghĩa quan trọng nhất của quá trình thoát hơi nước ở lá là
A. tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây. B. tạo sức hút nước từ rễ lên thân lên lá.
C. lấy O2 vào lá cho quá trình hô hấp. D. hạ nhiệt độ bề mặt lá vào những ngày nắng nóng.
10. Có bao nhiêu tác nhân ngoại cảnh sau đây ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở cây?
(1) Các ion khoáng. (2) Ánh sáng. (3) Nhiệt độ. (4) Gió. (5) Nước.
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
11. Độ đóng, mở của khí khổng chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố nào trong tế bào khí khổng?
A. Các ion khoáng. B. Hàm lượng protein và lipit.
C. Hàm lượng nước. D. Sự khuyếch tán của CO2 và O2 vào khí khổng.
12. Một số cây bị hạn, dù ở ngoài ánh sáng nhưng khí khổng vẫn đóng là do tác dụng của
A. axit xitric. B. amoniac C. axit abxixic. D. axit nitric
13. Giấy cloruacoban khi ướt sẽ có màu hồng, khi khô có màu xanh sáng. Người ta ép giấy tẩm
cloruacoban khô vào hai mặt lá khoai lang. Theo bạn kết luận nào dưới đây chính xác?
A. Miếng giấy tẩm clorua coban ở mặt trên lá sẽ hồng nhanh hơn.
B. Miếng giấy tẩm clorua coban ở mặt dưới lá sẽ hồng nhanh hơn.
C. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy clorua coban ở hai mặt lá là như nhau.
D. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy clorua coban ở 2mặt lá phụ thuộc vào lá già hay lá non.
14. Cho các nhận định về nguyên nhân làm cho cây ở cạn khi bộ rễ ngập nước bị chết là
(1) Rễ cây thiếu oxi. (2) Chất độc hại tích lũy làm cho tế bào lông hút bị chết.
(3) Cây không hấp thụ được nước (cân bằng nước trong cây bị phá vỡ).
(4) Nước tràn vào cây nhiều quá làm ngừng trệ các hoạt động sinh lí

27
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
Phương án đúng là A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 3, 4.
15. Dòng mạch gỗ di chuyển được theo chiều ngược với chiều của trọng lực từ rễ lên đến đỉnh của
những cây gỗ cao hàng chục mét nhờ bao nhiêu lực sau đây?
(1) Lực đẩy (áp suất rễ). (2) Lực thoát hơi nước ở lá.
(3) Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau.
(4) Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
1. 2. Trao đổi khoáng
1. Các nguyên tố đại lượng gồm
A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe. B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.
2. Các nguyên tố khoáng trong đất được hấp thụ vào cây chủ yếu qua
A. các đỉnh sinh trưởng. B. lông hút ở rễ. C. lớp cutin ở lá D. lỗ khí ở lá
3. Hậu quả của việc bón phân quá liều lượng là 1/ Gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
2/ Gây ô nhiễm nông phẩm.3/ Gây độc hại cho cây A. 1, 2 .B. 2, 3 C.1, 3. D. 1, 2, 3.
4. Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào
A. nhu cầu của tế bào. B. cung cấp năng lượng. C. chênh lệch nồng độ ion. D. hoạt động trao đổi chất.
5. Ở điều kiện hiếu khí, quá trình chuyển hóa nitơ nào sau đây sẽ diễn ra?
A. amon hóa và nitrat hóa. B. cố định nito và amon hóa.
C. phản nitrat hóa và cố định nitơ. D. amon hóa và phản nitrat hóa
6. Nồng độ Ca2+ trong tế bào là 0, 3 %, nồng độ ion Ca2+ trong môi trường ngoài là 0, 1 %.Tế bào sẽ nhận
ion Ca2+ theo cách A. vận chuyển thụ động. B. khuyếch tán. C. vận chuyển chủ động. D. thẩm thấu.
7. Hiện tượng thiếu các nguyên tố khoáng ở cây được biểu hiện rõ nhất ở
A. ngọn cây. B. thân cây. C. rễ cây. D. lá cây.
8. Nguyên tố khoáng có vai trò chính là
A. là thành phần cấu trúc nên bào quan, tế bào. B. hoạt hóa các enzim tham gia trao đổi chất.
C. cấu trúc tế bào và hoạt hóa các enzim D. là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ.
9. Vai trò của nito (N) trong cơ thể thực vật là
A. liên quan đến quang phân li nước. B. thành phần của prôtêin, axít nuclêic.
C. giúp mở khí khổng. D. cân bằng nước và ion.
10. Vai trò của nguyên tố Bo (B) với thực vật là
A. có vai trò trong sự hoạt động của mô phân sinh.
B. thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim. C. cần cho sự trao đổi nitơ.
D. thành phần của xitocrom,tổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzim.
11. Trong quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn cố định đạm và cây họ đậu, các vi khuẩn sẽ lấy ở cây
chủ A. ôxi. B. đường. C. nitrat. D. prôtêin
12. Dấu hiệu thiếu N của thực vật là
A. lá vàng nhạt, mép lá đỏ, gân xanh. B. lá ban đầu có màu lục đậm, sau chuyển vàng.
C. lá chuyển vàng, trước tiên ở lá non. D. lá chuyển vàng, trước tiên ở lá già.
13. Thực vật chỉ hấp thu được dạng nitơ
A. N2 B. NO3-, NH4+.C. chất hữu cơ chứa nitơ D. NO, NO2.
14. Trong các biện pháp sau, biện pháp nào có tác dụng ngăn chặn quá trình phản nitrat hóa?
1/ Đảm bảo độ thoáng cho đất. 2/ Chống ngập úng cho cây. 3/ Trồng cây họ đậu
A. 1, 2. B. 2, 3. C. 1, 3. D. 1, 2, 3.
15. Enzim có vai trò quan trọng trong quá trình cố định nitơ sinh học là
A. proteaza B. nitrôgenaza C. amilaza D. xenlulaza

3. Quang hợp
1. Các thành phần chính tham gia vào quang hợp là 1/ Hệ sắc tố và năng lượng ánh sáng.
2/ H2O và CO2. 3/ O2 và C6H12O6. A. 1, 2 . B.2, 3 C.1, 3. D. 1, 2,3.
2. Nồng độ CO2 tối thiểu để cây có thể quang hợp được từ
A. 0,08 - 0,1 %. B. 0,008 - 0,01%. C. 0,07 - 0,08 %. D.0,009 - 0,01 %.
3. Tế bào quang hợp chính của thực vật là tế bào A. biểu bì. B. mô giậu.C. mô xốp. D. khí khổng.
4. Quá trình quang hợp diễn ra ở bào quan A. lục lạp. B. không bào. C. ti thể. D. nhân.
5. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?
A. Cung cấp năng lượng cho sinh giới. B. Cung cấp chất hữu cơ cho sinh giới.

28
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
C. Tạo nitơ khoáng cho đất. D. Điều hòa thành phần khí trong sinh quyển.
6. Tương quan năng suất sinh học giữa các nhóm thực vật là
A. C3 > C4 > CAM. B. CAM > C3 > C4. C. CAM > C4> C3 D. C4 > C3 > CAM.
7. Các chất hữu cơ trong cây chủ yếu được tạo nên từ
A. H2O. B. các chất khoáng. C. CO2. D. nitơ.
8. Trong quang hợp, các nguyên tử oxi của CO2 cuối cùng có mặt ở
A. O2 thải ra. B.glucôzơ. C. O2 và glucôzơ. D.glucôzơ và H2O.
9. Điền các cụm từ: a- ATP; b- CO2; c- O2; d- NADPH; e- H2O; f- glucôzơ
vào các vị trí được đánh số từ 1 đến 6 trong sơ đồ sau
A. 1- a; 2- b; 3- c; 4- d; 5- e; 6- f.
B. 1- a; 2- c; 3- d; 4- b; 5- e; 6- f.
C. 1- e; 2- a; 3- b; 4- c; 5- d; 6- f.
D. 1- e; 2- c; 3- d; 4- a; 5- b; 6- f.
10. Cây xanh có các loại sắc tố quang hợp là
A. diệp lục a và diệp lục b. B. diệp lục vàcarôtenôit.
C. carôten và xantôphyl. D. diệp lục a và carôten.
11. Phân tử sắc tố đóng vai trò trung tâm phản ứng chuyển hóa quang năng thành hóa năng ATP là
A. diệp lục b. B. diệp lục a . C. carôtenôit. D. xantôphyl.
12. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp
A. lớn hơn cường độ hô hấp. B. bằng cường độ hô hấp. C. nhỏ hơn cường độ hô hấp. D. đạt cực đại.
13. Lấy khoảng 2 - 3 g lá tươi, cắt nhỏ rồi nghiền nhuyễn trong cối sứ với cồn (hoặc axeton), sau đó
lọc hỗn hợp qua giấy lọc, ta được một dung dịch có màu xanh lục. Trong dung dịch này chứa sắc tố
A. diệp lục. B. carotenoit. C. diệp lục a và diệp lục b. D. diệp lục và carotenoit.
14. Cùng một cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp
A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
C. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.
15. Ở thực vật bậc cao, sản phẩm của pha sáng gồm có
A. ATP, NADPH và O2. B. ATP, NADPH và CO2 C. ATP, NADP+ và O2 D. ADP, NADP+.
16. Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ
A. sự khử CO2. B. sự phân li nước. C. phân giải đường D. hô hấp sáng.
17. Sự kiện nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Tạo ATP, NADPH, giải phóng ôxy. B. Khử CO2, sử dụng ATP, NADPH.
C. Quang phân li nước. D. Biến đổi trạng thái của diệp lục.
18. Pha sáng của quang hợp cung cấp cho chu trình canvil
A. năng lượng ánh sáng. B. H2O. C. CO2. D. ATP và NADPH.
19. Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A. Ở màng ngoài. B. Ở màng trong. C. Ở chất nền strôma. D. Ở tilacôit.
20. Trên hệ thống màng tilacôit của lục lạp không chứa
A. hệ các sắc tố. B. các trung tâm phản ứng. C. các chất chuyền điện tử. D. enzim cácbôxyl hoá.
21. Từ đồ thị mối quan hệ giữa cường độ quang hợp và nồng độ CO2, cho thấy phát biểu sai là:
A. A thể hiện điểm bù CO2, B thể hiện điểm bão hòa CO2 .
B. Tại điểm A, cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
C. Tại điểm B, cường độ quang hợp đạt cao nhất.
D. Giá trị A và B ở các loài thực vật là bằng nhau.
22. Các phản ứng của pha tối phụ thuộc chủ yếu vào
A. cường độ ánh sáng. B. nhiệt độ. C. nồng độ CO2. D. độ ẩm không khí.
23. Trong quang hợp,cây lấy nước chủ yếu từ
A. nước thoát ra ngoài qua các lỗ khí được hấp thụ lại.
B. nước được rễ cây hút từ đất đưa lên lá qua mạch gỗ của thân và gân lá.
C. hơi nước trong không khí được hấp thu vào lá qua lỗ khí.
D. nước tưới lên lá được thẩm thấu qua lớp tế bào biểu bì vào lá.
24. Thực vật C3 gồm
A. phần lớn thực vật phân bố rộng rãi, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
B. một số thực vật nhiệt đới, nóng ẩm nhiều.
C. các thực vật thủy sinh sống chủ yếu ở các đại dương.
D. các thực vật sống ở vùng sa mạc trong điều kiện khô hạn kéo dài.
29
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
25. Thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 vì
A. tận dụng được nồng độ CO2. B. nhu cầu nước thấp.
C. tận dụng được ánh sáng cao. D. không có hô hấp sáng.
26. Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là:
A. lúa, khoai, sắn. B. ngô, mía, cao lương.
C. dứa, xương rồng, thanh long. D. rau dền, kê, đậu.
1.4. Hô hấp
1. Hô hấp là quá trình ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành
A. CO2 và H2O, và giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
B. O2 và H2O, và giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
C. CO2 và H2O, và tích luỹ năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
D. H2O, và giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
2. Phương trình hô hấp hiếu khí nào dưới đây là chính xác nhất?
A. C6H12O6 + 6 O2  6 CO2 + 6 H2O C. C6H12O6 + 6 O2  6 CO2 + 6 H2O + ATP.
B. C6H12O6 + 6 O2  6 CO2 + 6 H2O + năng lượng (nhiệt + ATP).
D. C6H12O6 + 6 O2  6 CO2 + 6 H2O + NADPH + NADH + ATP.
3. Vai trò của hô hấp đối với đời sống thực vật là
A. phân giải chất hữu cơ, tích lũy năng lượng. B. phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng.
C. tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng và giải phóng năng lượng ATP.
D. tổng hợp chất hữu cơ, tạo năng lượng dưới dạng nhiệt.
4. Trong điều kiện có mặt oxi, hô hấp không xảy ra giai đoạn
A. đường phân. B.chuỗi truyền electron hô hấp. C. lên men D. chu trình kreb
5. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở A. lục lạp. B. ti thể. C.màng tilacoit. D. tế bào chất.
6. Từ 1 phân tử glucozo qua hô hấp hiếu khí thu được sản phẩm là của
A. CO2 và H2O. B. CO2, H2O và 38 ATP. C. CO2 và 36 ATP. D. H2O và 38 ATP.
7. Hệ số hô hấp (RQ) là A. Tỷ số giữa phân tử H2O thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
B. Tỷ số giữa phân tử O2 thải ra và phân tử CO2 lấy vào khi hô hấp.
C. Tỷ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử H2O lấy vào khi hô hấp.
D. Tỷ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
8. Giai đoạn đường phân diễn ra ở A. ty thể. B. tế bào chất. C. lục lạp. D. nhân.
9. Chuỗi truyền electron trong hô hấp nằm ở
A. tế bàochất. B. khoang giữa hai màng ti thể. C. màng ngoài ti thể. D. màng trong ti thể.
10. Con đường phân giải hiếu khí gồm các giai đoạn theo trật tự là
A. chu trình crep  Đường phân  Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
B. đường phân  Chu trình crep Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
C. đường phân  lên men lactic. D. đường phân  lên men etylic.
11. Rễ của nhiều loài thực vật thủy sinh có cấu trúc đặc biệt nhô lên mặt nước. Ví dụ, cây bụt mọc
sống trong đầm lầy có các rễ nhô lên trên mặt nước. Loại rễ này có chức năng
A.thu nhận CO2 để quang hợp. B. cố định N2 C. thu nhận O2 cho rễ. D. thoát hơi nước.
12. Ghép nối các dữ kiện ở hai cột A và B cho phù hợp
Cột A Cột B
1. Tế bào làm nhiệm vụ thoát hơi nước chủ yếu. a. Mạch gỗ.
2. Bộ phận có tác dụng điều chỉnh lượng nước đi vào mạch gỗ của rễ. b. Ti thể.
3. Bộ phận vận chuyển nước trong cơ thể thực vật. c. Mạch rây.
4. Bộ phận thực hiện vận chuyển các sản phẩm quang hợp trong cây. d. Khí khổng.
5. Bào quan xảy ra quá trình quang hợp. e. Đai caspari.
6. Bào quan xảy ra quá trình hô hấp. f. Lục lạp.
Tổ hợp nào dưới đây là chính xác nhất?
A. 1- d; 2- e; 3- c; 4- a; 5- f; 6- b; B. 1- d; 2- e; 3- a; 4- c; 5- b; 6- f;
C. 1- d; 2- e; 3- a; 4- c; 5- f; 6- b; D. 1- d; 2- a; 3- e; 4- c; 5- f; 6- b;
13. Điền các cụm từ: a- CO2; b- O2; c- C6H12O6; d- ADP; e- ATP; f- Pvô cơ; g- H2O vào các vị trí
đánh số từ 1 đến 7 trong sơ đồ bên:
A. 1- a; 2- b; 3- c; 4- d; 5- g; 6- e; 7- f.
B. 1- a; 2- c; 3- b; 4- g; 5- d; 6- e; 7- f.
C. 1- b; 2- c; 3- a; 4- g; 5- d; 6- f; 7- e.
30
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
D. 1- b; 2- d; 3- a; 4- e; 5- c; 6- f; 7- g.
14. Cây chuyển sang hô hấp kị khí khi nồng độ O2 trong môi trường giảm xuống dưới
A. 20 %. B. 15 %. C. 10%. D. 5%.
15. Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là
A. Chuỗi truyền êlectron. B. Chu trình crep. C. Đường phân. D. Tổng hợp Axetyl – CoA.
16. Sản phẩm của quá trình lên men lactic từ glucôzơ là
A. rượu êtylic + CO2 + Năng lượng. B. axit lactic + CO2 + Năng lượng.
C. rượu êtylic + Năng lượng. D. axit lactic + CO2.
17. Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật A. C4. B. CAM. C. C3. D. C4 và CAM.
18. Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan
A. Lục lạp, lizôxôm, ty thể. B. Lục lạp, Perôxixôm, ty thể.
C. Lục lạp, bộ máy gôn gi, ty thể. D. Lục lạp, Ribôxôm, ty thể.
19. Hô hấp sáng không A. xảy ra vào ban ngày B. tạo glioxilat. C.cần oxi. D. tạo ATP
20. RQ của nhóm: A. Cacbohđrat = 1.B. Prôtêin > 1. C. Lipit > 1. D. Axit hữu cơ thường < 1.
21. Cho các vai trò sau (1) Tham gia trực tiếp vào việc oxi hóa các chất hữu cơ.
(2) Là chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi electron.
(3) Là nguyên liệu cấu tạo nên CO2 (4) Là môi trường cho các phản ứng hóa học xảy ra.
(5) Là nguyên liệu tạo nước trong hô hấp hiếu khí.
21.1. Oxi có các vai trò là A. 1, 2, 5. B. 1, 2, 3. C. 2, 3, 4. D. 2, 4, 5
21.2. Nước có các vai trò là A. 1, 2. B. 1, 3. C. 1, 4. D. 1, 5.

2- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật


2.1 Tiêu hóa
1. Trâu tiêu hóa được xenlulôzơ có trong thức ăn là nhờ enzim của
A. vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ. B. tuyến tụy.
C. tuyến gan. D. tuyến nước bọt.
2. Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là
A. động vật đơn bào. B. ruột khoang và giun dẹp.C. giun đốt và chân khớp. D. động vật có xương sống.
3. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt?
A. Dạ dày đơn. B. Ruột ngắn. C. Răng hàm to. D. Manh tràng phát triển.
4. Trong các động vật sau, động vật có túi tiêu hóa là
A. trùng giày. B.thủy tức. C. trùng roi. D. giun đất.
5. Đặc điểm nào dưới đây có ở thú ăn thịt
A. ruột non dài. B. dạ dày đơn to, răng hàm sắc, răng nanh phát triển.
C. dạ múi khế có enzim pepsin phân hủy protein. D. có VSV phân hủy xenlulozo sống cộng sinh
6. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá
A. ngoại bào. B. nội bào. C. ngoại bào, nội bào.
D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
7. Ở ĐV có túi tiêu hóa, thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản theo hình thức
A. nội bào nhờ enzim thuỷ phân của tế bào thành túi. B. ngoại bào nhờ sự co bóp của thành túi tiêu hóa.
C. ngoại bào và nội bào nhờ enzim thuỷ phân của tế bào thành túi .
D. ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân tế bào thành túi.
8. Ở các nhóm động vật nhai lại và động vật có dạ dày đơn, các vi sinh vật tiêu hóa xenluloz sống
cộng sinh tại A. ruột non hoặc dạ dày. B. manh tràng hoặc dạ cỏ.
C. ruột non hoặc manh tràng. D. dạ dày hoặc dạ cỏ.
9. Thú ăn cỏ có các hình thức tiêu hóa
A. hoá học, cơ học. B. hoá học, cơ học, sinh học. C. cơ học D. hoá học.
Cho các bộ phận sau: 1- thực quản, 2- dạ dày, 3- ruột non, 4- miệng, 5- ruột già, 6- hậu môn, 7- gan,
8- tuyến nước bọt, 9- tụy. Sử dụng thông tin trên để trả lời các câu hỏi từ 10 đến 12.
10. Trong ống tiêu hóa, các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ tại A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
11. Ống tiêu hóa gồm các bộ phận theo trật tự là A. 4 2 1 3 5 6.
B. 4 1 2 3 5 6. C. 4 1 2 5 3 6. D. 4 2 1 5 3 6.
12. Tiêu hóa cơ học diễn ra ở các bộ phận là: A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 4, 2, 3, 5. C. 1, 2, 4. D. 4, 1, 2, 5.
13. Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

31
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin.
D. Thức ăn được vi sinh vật công sinh tiết enzim phân giải xellulôzơ.
14. Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá?
A. Tuyến nước bọt. B. Khoang miệng. C. Dạ dày. D. Thực quản.
15.Trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ, các hạt sỏi này giúp
A. cung cấp canxi cho động vật. B. nghiền thức ăn dễ dàng.
C. cung cấp các nguyên tố khoáng cho động vật. D. hấp thụ bớt nước có trong thức ăn.
16. Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn? A. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
B. Ngựa, thỏ, chuột. C. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. D. Trâu, bò, cừu, dê.
17. Thức ăn của trùng đế giày được tiêu hóa ở
A. tế bào chất. B. lizoxom. C. không bào tiêu hóa. D. nhân.
18. Các chất thải của quá trình tiêu hóa ở trùng giày được đưa ra khỏi tế bào bằng cách
A. ẩm bào. B. thực bào. C. xuất bào. D. nhập bào.
19. Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng
A. làm tăng nhu động ruột. B. làm tăng bề mặt hấp thụ.
C. tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học. D. tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.
20. Ở những nhóm động vật sau: 1- động vật nguyên sinh; 2- giun dẹp; 3- giun đốt; 4 - ruột khoang,
động vật nào vừa tiêu hóa thức ăn ngoại bào, vừa tiêu hóa nội bào?
A. 1, 2. B. 2, 3. C.1, 4. D. 2, 4.

2.2. Hô hấp
1. Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí cao hơn phổi của bò sát vì
A. có cấu trúc phức tạp hơn. B. có kích thước lớn hơn.
C. có khối lượng lớn hơn. D. có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
2. Mang cá có diện tích trao đổi khí lớn vì mang có
A. nhiều cung mang. B. nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang.
C. kích thước lớn. D. có khả năng mở rộng.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi từ 3 đến 7: Cho các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí:
(1) Rộng (tỉ lệ diện tích bề mặt và thể tích cơ thể lớn). (2) Mỏng, ẩm ướt.
(3) Nhiều mao mạch. (4) Máu có sắc tố hô hấp. (5) Có sự lưu thông khí.
3. Hiệu quả trao đổi khí của động vật liên quan đến những đặc điểm nào của bề mặt trao đổi khí?
A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 4, 5. C. 1, 3, 4, 5. D. 2, 3, 4, 5.
4. Bề mặt cơ thể (màng tế bào, da) có những đặc điểm nào trong các đặc điểm trên?
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 4, 5. C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 5.
5. Hệ thống ống khí ở côn trùng có những đặc điểm nào trong các đặc điểm trên?
A. 1, 2, 5. B. 1, 2, 3. C. 1, 2, 4. D. 1, 2.
6. Mang và phổi có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm trên?A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
7. Đặc điểm nào giúp tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O 2 và CO2 để các khí dễ dàng khuyếch
tán qua bề mặt trao đổi khí ? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
8. Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào?
A. Hô hấp bằng phổi. B. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
C. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. D. Hô hấp bằng mang.
9. Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ
A. Sự co dãn của phần bụng. B. Sự di chuyển của chân.
C. Sự nhu động của hệ tiêu hoá. D. Vận động của cánh. chim
10. Khi cá hít vào, diễn biến nào dưới đây đúng?
A. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở.
B. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng.
C. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.
D. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.
11. Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ
A. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. lưỡng cư
B. sự co dãn các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.
C. sự vận động của các chi làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.
D. sự vận động của toàn bộ hệ cơ làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.

32
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
12. Vì sao lưỡng cư sống được ở môi trường nước và cạn?
A. Vì nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú. B. Vì lưỡng cư hô hấp bằng da và bằng phổi.
C. Vì da lưỡng cư luôn cần ẩm ướt. D. Vì chi lưỡng cư có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn.
13. Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Phổi của bò sát. B. Phổi của chim. C. Phổi và da của ếch nhái. D. Da của giun đất.
14. Trong một thí nghiệm về các cơ quan hô hấp ở ếch, một nhà nghiên cứu đã sơn da ếch lại. Theo
em, kết quả nào sau đây là đúng? Vì sao?
A. Ếch sống bình thường vì ếch hô hấp bằng phổi. B. Ếch chết vì hô hấp bằng da với ếch rất quan trọng.
C. Ếch sống và sẽ lột da trong thời gian ngắn. D. Ếch chết nhanh chóng vì không thể bài tiết.
15. Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn ở đặc điểm
A. phế quản phân nhánh nhiều. B. có nhiều phế nang.
C. khí quản dài. D. có hệ thống túi khí thông với phổi.
16. Sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?
A. O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp, nhờ dịch mô.
B. CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp, nhờ máu và dịch mô.
C. O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp,nhờ máu và dịch mô.
D. O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp, nhờ máu.
17. Trong các đặc điểm hô hấp bằng mang ở cá xương sau, có bao nhiêu đặc điểm giúp cá xương có
thể lấy được hơn 80% lượng O2 trong nước?
(1) Diện tích bề mặt mang rộng do có nhiều cung mang,các cung mang gồm nhiều phiến mang.
(2) Mang mỏng, ẩm ướt, nhiều mạch máu, máu có sắc tố hô hấp.
(3) Mang và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục.
(4) Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song
song, ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch mang. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
18. Nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào vì một lượng CO2
A. khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi.
B. được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể.
C. còn lưu trữ trong phế nang. D. được thải ra từ quá trình hô hấp tế bào của phổi.

2.3. Tuần hoàn máu


1. Động mạch là những mạch máu xuất phát từ
A. tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan. B. tim có chức năng đưa máu từ tim đến phổi.
C. các cơ quan có chức năng đưa máu trở về tim. D. các cơ quan có chức năng đưa máu trở về phổi.
2. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hoạt động của tim?
A. Tim bị cắt rời khỏi cơ thể sẽ không còn khả năng co dãn theo chu kì.
B. Mỗi chu kì hoạt động của tim bắt đầu từ pha co tâm thất, đến pha co tâm nhĩ đến pha dãn chung.
C. Các sinh vật cùng loài có nhịp tim luôn giống nhau.
D. Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim.
3. Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. thấp, tốc độ máu chảy cao. B. thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. D. lớn, tốc độ máu chảy chậm.
4. Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy từ
A. Tim  Động Mạch  Tĩnh mạch  Mao mạch  Tim.
B. Tim  Động Mạch  Mao mạch  Tĩnh mạch  Tim.
C. Tim  Mao mạch  Động Mạch  Tĩnh mạch  Tim.
D. Tim  Tĩnh mạch  Mao mạch  Động Mạch  Tim.
5. Kết quả đo huyết áp ở một người trưởng thành là 80 -120 mmHg có nghĩa là
A. huyết áp thay đổi lúc nhỏ nhất là 80 mmHg, lúc cao nhất là 120 mmHg.
B. phản ánh giá trị huyết áp ở mọi vị trí trên cơ thể người.
C. huyết áp tâm thu là 80 mmHg, huyết áp tâm trương là 120 mmHg.
D. huyết áp tâm thu là 120 mmHg, huyết áp tâm trương là 80mmHg.
6. Ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt máu trao đổi chất với tế bào qua
A. động mạch B. tĩnh mạch. C. mao mạch. D. khoang cơ thể
7. Các nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Sứa, giun tròn, giun dẹp. B.mực ống, bạch tuộc, ĐV có xương.
C. Thân mềm và chân khớp (giáp xác, sâu bọ). D. Sâu bọ,thân mềm,bạch tuộc.
33
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
8. Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu oxi và máu giàu CO2 là
A. cá xương, chim, thú. B. lưỡng cư, thú.
C. bò sát (trừ cá sấu), chim, thú. D. lưỡng cư, bò sát, chim.
9. Động vật nào không có hệ tuần hoàn kép? A. Cá B. Lưỡng cư. C. Bò sát. D. Chim.
10. Vòng tuần hoàn lớn có chức năng
A. vận chuyển máu đi khắp cơ thể. B. vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.
C. thực hiện sự trao đổi khí ở phổi. D. thực hiện sự trao đổi khí ở các cơ quan.
11. Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được
đẩy vào động mạch chủ?
A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm thất trái. C. Tâm thất phải. D. Tâm nhĩ trái.
12. Trong hệ tuần hoàn đơn của cá, máu giàu O2 có ở
A. động mạch lưng. B. động mạch mang. C. tĩnh mạch. D. tim.
13. Trong hệ tuần hoàn kép của chim và thú, máu giàu O2 có ở
A. động mạch phổi và động mạch chủ. B. tĩnh mạch phổi và tĩnh mạch.
C. tĩnh mạch phổi và động mạch chủ. D. động mạch phổi và tĩnh mạch phổi.
14. Ở động vật nào có tim 4 ngăn?
A. Cá, lưỡng cư. B. bò sát, chim. C. chim, thú. D. bò sát (trừ cá sấu).
15. Trong hệ mạch của người loại mạch có tiết diện nhỏ nhất là
A. động mạch chủ. B. tĩnh mạch. C. mao mạch D. tĩnh mạch chủ.
16. Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là
A. 1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, dãn chung là 0,5 giây.
B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, dãn chung là 0,4 giây.
C. 1, 2 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, dãn chung là 0,6 giây.
D. 0,9 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, dãn chung là 0,6 giây.
17. Các thành phần trong hệ dẫn truyền của tim theo thứ tự hoạt động là
A. nút xoang nhĩ  nút nhĩ thất bó his  mạng Puôc – kin.
B. nút nhĩ thất  nút xoang nhĩ  Bó his  Mạng Puôc – kin .
C. nút xoang nhĩ  nút nhĩ thất  Mạng Puôc – kin  Bó his.
D. nút xoang nhĩ  bó His  nút nhĩ thất  Mạng Puôc – kin.
18. Mỗi chu kì hoạt động của tim bắt đầu từ pha
A. co tâm nhĩ  co tâm thất dãn chung. B. co tâm nhĩ  dãn chung co tâm thất.
C. dãn chung co tâm nhĩ co tâm thất D. dãn chung co thất co tâm nhĩ.
19. Cấu trúc nào trong hệ dẫn truyền có khả năng tự phát xung điện?
A. Nút xoang nhĩ. B. Nút nhĩ thất. C. Bó His. D. Mạng Puôckin.
20. Ở người trưởng thành, loại mạch nào sau đây có huyết áp nhỏ nhất?
A. Mao mạch. B. Động mạch chủ. C. Tiểu tĩnh mạch. D. Tĩnh mạch chủ.
21. Dưới tác dụng của xung điện, tâm nhĩ co có tác dụng
A. đẩy máu từ tim vào động mạch. B. đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
C. đẩy máu từ tim vào tĩnh mạch. D. hút máu từ tĩnh mạch trở về tim.
22. Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được
đẩy vào động mạch phổi?
A. Tâm nhĩ trái. B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ phải. D. Tâm thất trái.
23. Nhịp tim là
A. số chu kì tim trong một phút. B. số lần co của tâm thất trong một phút.
C. số lần dãn của tim trong một phút. D. số lần co của tâm nhĩ trong một phút.
24. Nhịp tim và khối lượng cơ thể
A. có quan hệ theo kiểu tỉ lệ nghịch. B. có quan hệ theo kiểu tỉ lệ thuận.
C. không liên quan với nhau. D. không bao giờ thay đổi.
25. Huyết áp là
A. áp lực dòng máu khi tâm thất co. B. áp lực dòng máu khi tâm thất dãn.
C. áp lực dòng máu tác động lên thành mạch. D. lực ma sát giữa máu và thành mạch.
26. Máu chảy nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào
A. tiết diện mạch. B. chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.
C. tổng tiết diện của mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
D. lưu lượng máu có trong tim.

34
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi từ 28 đến 30. Cho các tác nhân sau: 1- lực co tim,
2- nhịp tim; 3- khối lượng máu; 4- độ quánh của máu; 5- sự đàn hồi của mạch máu.
28. Có bao nhiêu tác nhân có thể làm thay đổi huyết áp?A. 5. B.4. C. 3. D. 2.
29. Người già thường mắc chứng huyết áp cao nguyên nhân chủ yếu từ loại tác nhân nào?
A.1. B. 3. C. 4. D.5.
30. Ăn quá nhiều muối NaCl có nguy cơ mắc chứng huyết áp cao do làm tăng loại tác nhân?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
2.4- Cân bằng nội môi
1. Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định
A. môi trường bên trong cơ thể. B. các thành phần trong tế bào.
C. thành phần ngoài môi trường. D. cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường.
2. Liên hệ ngược là cơ chế duy trì cân bằng nội môi nhờ sự tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận
kích thích của các biến đổi ở môi trường trong
A. sau khi đã được điều chỉnh. B. trở về bình thường trước khi được điều chỉnh.
C. trở về bình thường sau khi được điều chỉnh. D. trước khi được điều chỉnh .
3. Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. B. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. điều khiển
C. tuyến nội tiết. D. các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
4. Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng
A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
B. tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
D. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn.
5. Hocmon nào sau đây có tác dụng làm giảm nồng độ glucôzơ trong máu?
A. Glucagôn. B. Insulin. C. ADH hấp thu nước ở thận D. Anđôstêrôn.
6. Nồng độ ion khoáng nào sau đây chủ yếu tạo nên áp suất thẩm thấu của máu?
A. Mg2+. B. Mn2+. C. Na+. D. Fe2+
7. Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi của cơ thể, gan có vai trò chủ yếu là
A. điều hòa nồng độ glucôzơ và prôtêin huyết tương. B. điều hòa áp suất thẩm thấu trong máu.
C. điều hòa nước và muối khoáng. D. điều hòa pH trong máu.
8. Tuỵ có vai trò gì trong cơ chế cân bằng nội môi?
A. Tiết hocmon điều hoà hấp thụ nước ở thận. B. Tiết hocmon điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu.
C. Tiết hocmon điều hoá hấp thụ Na+ ở thận. D. Thải CO2 điều hoà pH máu.
9. Thận có không vai trò quan trọng trong sự điều hòa A. hàm lượng nước trong máu.
+
B. nồng độ glucôzơ trong máu. C. hàm lượng Na trong máu. D. độ pH trong máu.
10. Điền tên các bộ phận dưới đây vào các ô (đã đánh số từ 1 đến 3) trên sơ đồ cơ chế điều hòa
huyết áp sau: (a) Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não;
(b) Tim và mạch máu; (c) Thụ thể áp lực ở mạch máu
A. 1: a; 2: b; 3: c. B. 1: c; 2: a; 3: b.
C. 1: a; 2: c; 3: b. D. 1: c; 2: b; 3: a.

35
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn sinh học - Trường THPT Cổ Loa

36

You might also like