You are on page 1of 6

GỢI Ý ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

A. TRẮC NGHIỆM
I. CHỦ ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ.
Câu 1: Mỗi gen mã hóa protein điển hình có 3 vùng trình tự nucleotit. Vùng trình tự nucleotit nằm
ở đầu 5’ trên mạch mã gốc có chức năng
A. Mang tín hiệu mở đầu dịch mã B. Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã
C. Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã D. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã
Câu 2: Vai trò của enzyme AND- polimerase trong quá trình nhân đôi ADN là
A. Nối các okazaki với nhau
B. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa 2 mạch của ADN
C. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN
D. Tháo xoắn phân tử AND
Câu 3: Loại base nito nào liên kết bổ sung với Uraxin ?
A. Timin B. Guanin C. Adenin D. Xitozin
Câu 4: Loại axit nucleic đóng vai trò như “người phiên dịch” của quá trình dịch mã là :
A. ADN B. t ARN C. rARN D. mARN
Câu 5: Trong quá trình phiên mã, chuỗi polinuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?
A. 5’→3’ B. 5’ → 5’. C. 3’ → 5’ . D. 3’ → 3’ .
Câu 6: Xét các phát biểu sau
(1). Mã di truyền có tính thoái hoá tức là một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại
axit amin
(2). Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép
(3). Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hiđrô
(4). Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất
(5). ARN thông tin có cấu trúc mạch thẳng
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 7: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt
động. Các ribôxôm này được gọi là
A. Pôlinuclêôxôm. B. Pôliribôxôm C. pôlipeptit. D. pôlinuclêôtit.
Câu 8: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời sống cá thể nhờ
A. nhân đôi ADN và phiên mã. B. phiên mã và dịch mã.
C. nhân đôi ADN và dịch mã. D. nhân đôi AND, phiên mã và dịch mã.
Câu 9: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc quá trình dịch mã?
A. 3' UAG 5' B. 5' AUG 3' C. 3' AGU 5' D. 3' UGA 5'
Câu 10: Một mạch khuôn của gen có trình tự các nucleotit 3’TATGXGXATGTA 5’ thì mARN
được phiên mã từ mạch khuôn này có trình tự nucleotit là

A. 3’AUAXGXGUAXAU5’ B. 5’ATAXXXGTAXAT3’

C. 3’ATAXXXGTAXAT5’ D. 5’AUAXGXGUAXAU3’

Câu 11: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ nào sau đây ?
A. Gen → mARN → polipeptit→ protein → tính trạng
B. Gen → mARN → tARN → polipeptit → tính trạng
C. Gen → rARN → mARN → protein → tính trạng
D. ADN → tARN → protein → polipeptit → tính trạng
Câu 12: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, cả hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.
B. Quá trình dịch mã có sự tham gia của các nuclêôtit tự do.
C. Dịch mã là quá trình dịch trình tự các côđon trên mARN thành trình tự các axit amin trong
chuỗi pôlipeptit.
D. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim AND- pôlimeraza.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tARN?
A. Mỗi loại tARN có một bộ ba đối mã đặc hiệu.
B. tARN có kích thước ngắn và có liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung.
C. Đầu 5’ của tARN là nơi liên kết với axit amin mà nó vận chuyển.
D. tARN đóng vai trò như “một người phiên dịch”.
Câu 14: Enzyme nào dưới đây có vai trò nối các đoạn Okazaki trong quá trình tái bản của ADN
A. ARN polimerase B. Ligaza
C. ADN polimerase D. Restrictaza
Câu 15 : Codon nào sau đây không mã hóa axit amin ?
A. 5’-AUG-3’ B. 5’-AUU-3’ C. 5’-UAA-3’ D. 5’-UUU-3’
Câu 16: Nhận xét nào đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
(1) Trong quá trình phiên mã tồng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’
(2) Trong quá trình phiên mã tồng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’→ 3’
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tồng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’→ 5’ là liên
tục còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’→ 3’ là không liên tục (gián đoạn).
(4) Trong quá trình dịch mã tổng họp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’→ 5’
A. 2,3,4 B. 1,2,3. C. 1.2,4. D. 1,3,4.
Câu 17: Chuyển gen tổng hợp Insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được
protein Insulin là vì mã di truyền có
A. Tính phổ biến B. Tính đặc hiệu C. Tính thoái hóa D. Bộ ba kết thúc
Câu 18; Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?
I. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là methionin
II. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được từ 1 đến nhiều chuỗi polipeptitcùng loại
III. Khi riboxom tiếp xúc với mã UGA thì quá trình dịch mã dừng lại
IV. khi dịch mã, riboxom dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’ → 5’
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 19: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. Phiên mã tổng hợp mARN. B. Dịch mã.
C. Nhân đôi AND D. Phiên mã tổng hợp tARN.
Câu 20: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây là đúng?
I. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
II. Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
III. Trên cả hai mạch khuôn, ADN polimerase đều di chuyển theo chiều 5’- 3’ để tổng hợp mạch
mới theo chiều 3’ - 5’.
IV. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là
của ADN ban đầu.
A. I, II, III B. II, IV C. I, IV D. II, III, IV.
Câu 21: Một đoạn gen cấu trúc có trình tự các nuclêotit như sau:

Mạch 1: 3’ ......TAX XAA GAA TTX GAT AAT ...... 5’

Mạch 2: 5’ ......ATG GTT XTT AAG XTA TTA .......3’

Trong đoạn gen trên có bao nhiêu liên kết hiđrrô?

A. 40. B. 41. C. 38. D. 42


II. ĐIỀU HÒA HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN

Câu 1: Điều hòa hoạt động gen chính là


A. A. Điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra B. Điều hòa lượng mARN
B. C. Điều hòa lượng tARN D. Điều hòa lượng rARN
Câu 2: Điều hòa hoạt động của gen chính là:
A. A. Điều hòa lượng mARN, tARN, rARN tạo ra để tham gia tổng hợp protein.
B. B. Điều hòa lượng enzim tạo ra để tham gia tổng hợp protein.
C. C. Điều hòa lượng sản phẩm của gen đó được tạo ra.
D. D. Điều hòa lượng ATP cần thiết cho quá trình tổng hợp protein.
Câu 3: Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở cấp độ:
A. A. Phiên mã B. Sau phiên mã
B. C. Trước phiên mã D. Dịch mã
Câu 4: Ở tế bào nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen xảy ra chủ yếu ở mức độ:
A. A. Từ trước phiên mã đến sau dịch mã B. Phiên mã
B. C. Dịch mã D. Ở giai đoạn trước phiên mã
Câu 5: Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:
A. A. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
B. B. Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
C. C. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).
D. D. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).
Câu 6: Trình tự các thành phần của một Opêron gồm :
A. A. Vùng vận hành - Vùng khởi động - Nhóm gen cấu trúc
B. B. Nhóm gen cấu trúc - Vùng vận hành - Vùng khởi động
C. C. Vùng khởi động - Vùng vận hành - Nhóm gen cấu trúc
D. D. Nhóm gen cấu trúc - Vùng khởi động - Vùng vận hành
III. ĐỘT BIẾN GEN

Câu 1: Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại
A. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài cặp nucleotit.
B. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài nucleotit.
C. nhiều điểm trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một số cặp nucleotit.
D. một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan tới một cặp nucleotit.
Câu 2: Sự khác nhau giữa đột biến và thể đột biến là:
A. đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã
biểu hiện ra kiểu hình.
B. đột biến là do biễn đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen lặn
tiềm ẩn ở trạng thái dị hợp tử.
C. đột biến luôn xảy ra ở sinh vật, còn thể đột biến chỉ có trong quá trình phân bào tạo ra các giao
tử không tham gia thụ tinh.
D. đột biến là do biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen ở
trạng thái dị hợp.
Câu 3. Dạng đột biến nào là đột biến sai nghĩa:
A. Dạng đột biến mắt hoặc thêm 1 cặp nucleotit làm thay đổi nhiều aa ở polypeptit
B. Đột biến thay thế một cặp nu không làm thay đổi aa ở polypeptit
C. Đột biến thay thế 1 cặp làm thay đổi aa ở polypeptit
D. Đột biến làm xuất hiện mã kết thúc
Câu 5. Đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến,
còn không phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân gây đột biến, vào đặc điểm cấu trúc của gen, còn không
phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến.
C. Đột biến gen không phụ thuộc vào loại tác nhân gây đột biến, mà phụ thuộc vào liều lượng,
cường độ của loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
D. Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây
đột biến mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.

IV. NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

Câu 1. Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể có vai trò gì ?
A. Tạo thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
B. Tạo thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
C. Tạo thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
D. Giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.
Câu 2. Mỗi NST đơn chứa
A. 2 phân tử ADN và 8 phân tử histon. B. 1 phân tử ADN và 8 phân tử histon.
C. 1 phân tử ADN và 1 phân tử histon. D. 2 phân tử ADN và nhiều pt histon.
Câu 3. Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự
A. phân tử ADN nuclêôxôm sợi cơ bản sợi nhiễm sắc sợi siêu xoắn → crômatit.
B. phân tử ADN sợi cơ bản nuclêôxôm ống siêu xoắn → sợi nhiễm sắc crômatit.
C. phân tử ADN nuclêôxôm sợi nhiễm sắc sợi cơ bản sợi siêu xoắn → crômatit.
D. phân tử ADN sợi cơ bản sợi nhiễm sắc sợi siêu xoắn → nuclêôxôm crômatit.
Câu 4: Dạng đột biến NST nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của sinh vật?
A. Mất đoạn B. Lặp đoạn C. Đảo đoạn D. Chuyển đoạn
Câu 5: Dạng đột biến nào không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể?
A. Mất đoạn B. Lặp đoạn C. Đảo đoạn D. Chuyển đoạn
Câu 6: Dạng đột biến nào góp phần tạo nên sự đa dạng giữa các thứ,các nòi trong loài?
A. Mất đoạn NST B. Chuyển đoạn NST C. Lặp đoạn NST D. Đảo đoạn NST
Câu 7: Dạng đột biến thường sử dụng để lập bản đồ gen là:
A. Lặp đoạn NST B. Chuyển đoạn NST C. Mất đoạn NST D. Đảo đoạn NST

V. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ


Câu 1: Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở một nhóm tế bào sinh dưỡng của một cơ
thể khi tiến hành nguyên phân sẽ dẫn đến kết quả
A. tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến
B. chỉ có cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến
C. tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không
D. cơ thể sẽ có 2 dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến
Câu 2: Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật là 48. Khi quan sát NST trong tế bào sinh dưỡng,
người ta thấy có 47 NST. Đột biến trên thuộc dạng
A. đột biến lệch bội B. đột biến tự đa bội
C. đột biến dị đa bội D. thể tam nhiễm
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây không thuộc dạng đột biến lệch bội?
A. Tế bào sinh dưỡng có một cặp NST gồm 3 chiếc
B. Trong tế bào sinh dưỡng thì mỗi cặp NST đều chứa 3 chiếc.
C. Tế bào sinh dưỡng thiếu 1 NST trong bộ NST
D. Tế bào sinh dục thừa 1 NST
Câu 4: Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do
A. sự thụ tinh của 2 giao tử 2n thuộc 2 cá thể khác nhau
B. sự tạo thành giao tử 2n từ thể lưỡng bội và sự thụ tinh của hai giao tử này
C. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân li
D. NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li
Câu 5: Cơ chế phát sinh các giao tử (n-1) và (n+1) là do
A. một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân
B. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi
C. thoi phân bào không được hình thành
D. cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa I của giảm phân

VI. QUI LUẬT MENĐEN : QUI LUÂT PHÂN LI


Câu 1. Đối tượng nghiên cứu di truyền của Menđen là:
A. Đậu đua B. Ruồi giấm C. Đậu Hà Lan D. Người
Câu 2. Các bước trong phân tích cơ thể lai của Menđen gồm :
1. đưa ra giả thuyết giải thích kết quả lai và chứng minh giả thuyết
2. lai tạo dòng thuần khác nhau về một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3.
3. tạo các dòng thuần chủng
4. sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
Trình tự các bước Menđen đa tiến hành nghiên cứu để rút ra được qui luật di truyền là :
A. 3,2,1,4 B. 3,2,4,1 C. 2,1,3,4 D. 2,3,4,1.
Câu 3. Cơ sở tế bào học của qui luật phân li là :
A. sự phân li của cặp NST tương đồng trong nguyên phân.
B. sự phân li của các alen trong cặp NST trong nguyên phân
C. sự phân li và tổ hợp của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
D. Sự phân li đồng đều và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm và thụ tinh đưa đến sự phân
li và tổ hợp của các alen trong cặp.
Câu 4. Cho biết alen A qui định tính trạng hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a qui định hoa
trắng. Kiểu gen Aa cho hoa màu hồng. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỷ lệ cây hoa màu hồng
lớn nhất?
A. Aa x Aa B. AA x aa C. AA x Aa D. Aa x aa
Câu 5. Theo lý thuyết, phép lai Aa x Aa cho đời con có kiểu gen phân li theo tỷ lệ:
A. 1: 2: 1 B. 3: 1 C. 1:1 D. 1: 1: 1: 1

VII. QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP


Câu 1.Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà
Lan di truyền độc lập vì
A. tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.
B. F2 có 4 kiểu hình.
C. tỉ lệ phân li kiểu hình của từng cặp tính trạng đều là 3 trội : 1 lặn.
D. F2 có xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Câu 2.Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là
A. sự tự nhân đôi, phân ly của NST trong cặp tương đồng.
B. sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
C. các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.
D. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.
Câu 3.Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập?
A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.
B. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau.
C. mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.
D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ
tinh.
Câu 4. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Trong các phép lai
sau, phép lai cho F1 có nhiều kiểu hình nhất là:
A. AaBb x aaBB B. AaBB x AaBb C. AABb x AaBb D. AaBb x aaBb
Câu 5: Cho phép lai P: BbDdFf x BbddFf . Tỉ lệ kiểu gen bbDdff được hình thành ở F1 là

A. 1/32. B. 1/16. C. 2/16. D. 1/8.

Câu 6: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép
lai BbDdEe x BbDdEe sẽ cho thế hệ sau có

A. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen. B. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen.

C. 8 kiểu hình: 8 kiểu gen. D. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen.

You might also like