You are on page 1of 6

KIỂM TRA CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ - LẦN 1.

Câu 1: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
A. giảm phân. B. nhân đôi ADN. C. thụ tinh D. nguyên phân.
Câu 2: Bộ ba trên phân tử ADN được gọi là
A. codon. B. axit amin. B. anticodon. C. triplet.
Câu 3: Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại A của gen liên kết bổ sung với loại nuclêôtit nào của môi trường
nội bào?A. U. B. X. C. G. D. T.
Câu 4: Sự hình thành chuỗi polipeptit diễn ra theo chiều nào trên mARN?
A. Chiều 3’ → 5’ B. Chiều 5’→3'
C. Ngược chiều với chiều di chuyển của ribôxôm D. Chiều ngẫu nhiên
Câu 5: Kiểu gen AAaa giảm phân bình thường cho các giao tử với tỉ lệ
A. 1AA : 2Aa : 1aa B. 1AA : 1Aa C. 1AA : 1Aa : 1aa D. 1AA : 4Aa : 1aa
Câu 6: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, chất cảm ứng lactôzơ làm bất hoạt
prôtêin nào sau đây? A. Prôtêin Lac Z. B. Prôtêin Lac A C. Prôtêin ức chế. D. Prôtêin Lac Y.
Câu 7: Đột biến điểm không có dạng nào sau đây?
A. Thay thế một cặp nuclêôtit. B. Mất một cặp nuclêôtit.
C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Đảo một cặp nuclêôtit.
Câu 8. Hóa chất gây đột biến 5-BU thường gây đột biến gen dạng
A. thay thế cặp G – X bằng T – A. B. thay thế cặp G – X bằng cặp X – G.
C. thay thế cặp A – T bằng T – A. D. thay thế cặp A – T bằng G – X.
Câu 9: Dạng đột biến NST nào làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng?
A. Lặp đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Mất đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 10: Thành phần nào sau đây không thuộc cấu trúc của nhiễm sắc thể?
A. Tâm động. B. Trình tự đầu mút.
C. Trình tự khởi đầu nhân đôi ADN. D. Màng nhân tế bào.
Câu 11: Đậu Hà lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà lan chứa 15 NST, có thể tìm
thấy ở: A. thể một. B. thể không. C. Thể ba. D. Thể bốn.
Câu 12: Trong quá trình nhân đôi ADN vì sao coa mạch được tổng hợp gián đoạn?
A. Do ADN- polymeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' → 3'.
B. Do mỗi ADN con chỉ giữ lại 1 mạch cũ của ADN mẹ.
C. Do trên mạch khuôn 3' → 5' có các đoạn Okazaki. D. Do ADN có 2 mạch cùng chiều.
Câu 13: Phát biểu nào không đúng khi nói về mô hình cấu trúc của Opêron Lac?
A. Vùng khởi động là vị trí gắn của ARN polimeraza khởi đầu quá trình phiên mã.
B. Vùng vận hành là trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó chất cảm ứng bám vào và điều hoà phiên mã
C. Vùng Z,Y, A là các gen cấu trúc quy định tổng hợp enzim tham gia phân giải đường Lactozơ.
D. Gen điều hoà (R) không thuộc Opêron có vai trò tổng hợp prôtêin ức chế.
Câu 14: Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây sai?
A. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều đuợc di truyền cho đời sau.
B. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, cơ thể mang gen đột biến trội được gọi là thể đột biến.
C. Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của
gen.
D. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
Câu 15. Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi pôlipeptit do gen quy định tổng
hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì
A. mã di truyền có tính thoái hóa. B. mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. ADN của vi khuẩn có dạng vòng. D. gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon.
Câu 16: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit không ch ị em trong một cặp NST t ương đồng là nguyên
nhân dẫn đến: A. hoán vị gen. B. đột biến đảo đoạn C. đột biến mất đoạn. D. đột biế n
chuyển đoạn
Câu 17: Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau:
gen bẹ lá màu xanh nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen màu socola ở lá bì. Người ta phát hiện ở một
dòng ngô đột biến có trật tự như sau:
gen bẹ lá màu xanh nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu socola ở lá bì. Dạng đột biến nào đã xảy
ra?A. chuyển đoạn. B. mất đoạn. C. đảo đoạn. D. lặp đoạn.
Câu 18: Bộ NST của một loài thực vật có các cặp gen được kí hiệu là Aa; Bb; Dd; Ee. Cho các cá thể có kiểu bộ
NST như sau:(1) AaaBbdddEe. (2) aaBbDdEe. (3) AaaBBbDddEEe.

Trang 1
(4) AAABBBDDD. (5) AaBbbDdEe. (6) aaBbDDEEe.
Theo lí thuyết, số loại thể đột biến thuộc dạng thể ba nhiễm, thể tam bội lần lượt là
A. 2 và 1. B. 2 và 2. C. 3 và 1. D. 3 và 2.
Câu 19. Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở tất cả các tế
bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb
giảm phân có thể tạo ra các loại giao tử có kiểu gen
A. AAbb, aabb. B. Aab, b, Ab, ab. C. AAb, aab, b. D. Abb, abb, Ab, ab.
Câu 20: Khi nói về các hoạt động diễn ra trong quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1). Trong mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch làm khuôn.
(2). Trong mỗi chạc chữ Y thì 1 mạch được tổng hợp liên tục và 1 mạch tổng hợp gián đoạn.
(3).Trong mỗi chạc chữ Y, ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới trên mạch khuôn có chiều 5’- 3’.
(4). Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S của kì trung gian của chu kì tế bào.
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 21: Trong các quá trình sau đây, có bao nhiêu quá trình có sự thể hiện vai trò của nguyên tắc bổ sung giữa
các nucleotit?1. Nhân đôi ADN. 2. Hoàn thiện chuỗi pôlipeptit 3. Phiên mã.
4. Mở xoắn. 5. Dịch mã. 6. Đóng xoắn.
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 22: Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UAG 3’ trên phân tử mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.
(2) Trên mỗi phân tử ARN có thể có nhiều ribôxôm cùng thực hiện quá trình dịch mã.
(3) Khi thực hiện quá trình dịch mã, ribôxôm dịch chuyển theo 3’ →5’ trên phân tử mARN.
(4) Mỗi phân tử tARN có thể vận chuyển một hoặc vài axit amin.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 23: Khi nói về operon Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của operon Lac.
II. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã.
IV. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 10 lần thi gen cấu trúc Y cũng phiên mã 10 lần.
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 24: Khi nói về hoạt động của opêron Lac ờ vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếụ xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc Z thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt.
II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không đuợc phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng
không được phiên mã.
III. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z. Y, A không được phiên mã,
IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleôtit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y,A
phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactozơ.
A. 4. B.1. C. 3. D. 2.
Câu 25: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Alen d
dài 5096,6 A0 và có hiệu số giữa nucleotit loại A với một loại nucleotit khác là 299. Một tế bào có cặp gen Dd
nguyên phân liên tiếp hai lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là
A. A = T = 5397; G = X = 3600. B. A = T = 5400; G = X = 3600.
C. A = T = 2700; G = X = 1800. D. A = T = 5397; G = X = 2700.
Câu 26. Một phân tử mARN có chiều dài 3332A , trong đó tỉ lệ A: U: G: X = 1: 3: 2: 4. Sử dụng phân tử mARN
0

này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép. Nếu phân tử ADN được tổng hợp có
chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN này thì số nuclêôtit loại A của ADN là
A. 392. B. 98. C. 196. D. 294.
Câu 27: Mạch 1 của gen có. A1 = 100; T1 = 200. Mạch 2 của gen có. G 2 = 400; X2 = 500. Biết mạch 2 của gen là
mạch gốc. Gen phiên mã, dịch mã tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit. Biết mã kết thúc trên mARN là UGA, số nucleotit
mỗi loại trong các bộ ba đối mã của tARN là
A. A= 99; U = 199; G = 399; X = 500. B. A= 99; U = 199; G = 500; X = 399.
C. A= 199; U = 99; G = 399; X = 500. D. A= 199; U = 99; G = 400; X = 499.
Câu 28: Ở thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng. Trong một phép lai
giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng (P), thu được đời con có phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây
hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường . Cây hoa trắng này có
thể thuộc bao nhiêu thể đột biến sau đây?
I. Thể một. II. Thể ba. III. Đột biến gen. IV. Mất đoạn.

Trang 2
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 29: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 14. Quan sát số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của 1 thể đột biến,
thấy số lượng NST của mỗi tế bào là 14 NST. Thể đột biến này có thể thuộc bao nhiêu dạng đột biến sau đây?
I. Đột biến lặp đoạn NST. II. Đột biến mất đoạn NST.
III. Đột biến đảo đoạn NST. IV. Đột biến lệch bội dạng thể không.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 30: Nếu có 80 tế bào trong số 200 tế bào sinh tinh thực hiện giảm phân có xảy ra hiện tượng hoán vị gen thì
tần số hoán vị gen bằng bao nhiêu?
A. 10%    B. 20%    C. 30%    D. 40%.
Câu 31: Một loài động vật có bộ NST 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh một cá
thể, người ta thấy 40 tế bào có cặp NST số 3 không phân li trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân
diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ
A. 2% B. 98% C. 49% D. 49,5%
Câu 32: Một loài TV có bộ NST lưỡng bội 2n= 8.Trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen. Giả sử đột biến làm
phát sinh thể một ở tất cả các cặp NST. Theo lý thuyết, các thế một trong loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen
thể một về các gen đang xét?
A. 432 B. 216 C. 16 D. 54
Câu 33. Một gen có chiều dài 408 nm và số nucleotide loại A chiếm 20% tổng số nucleotide của gen. Trên mạch 1
của gen có 200T và số nucleotide loại G chiếm 15% tổng số nucleotide của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
A / G  14 / 9 (G  T ) / ( A1  X 1 )  23 / 57
(1). Tỉ lệ 1 1 (2) Tỉ lệ 1 1
( A  T ) / (G1  X 1 )  3 / 2
(3). Tỉ lệ 1 1 (4) Tỉ lệ (T  G ) / ( A  X )  1
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 34: Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau :
5' XGA 3' mã hoá axit amin Acginin; 5' UXG 3' và 5' AGX 3' cùng mã hoá axit amin Xêrin; 5' GXU 3' mã hoá các
axit amin Alanin. Biết trình tự các nuclêôtit ở một đoạn mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của sinh
vật nhân sơ là 5' GXTTXGXGATXG 3'. Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết, trình tự axit amin
tương ứng của quá trình dịch mã là
A. Acginin - Xêrin - Acginin – Xêrin. B. Xêrin - Alanin - Xêrin - Acginin.
C. Xêrin - Acginin - Alanin – Xêrin. D. Acginin - Xêrin - Alanin – Xêrin.
Câu 35: Trong một phòng thí nghiệm sinh học phân tử, trình tự các axit amin của một prôtêin M đã được xác định
một phần. Các phân tử tARN được sử dụng trong quá trình tổng hợp có anticôđon theo trật tự sau đây:
UAX  XGA  GGA  GXU  UUU  GGA. Trình tự nuclêôtit mạch bổ sung của phân tử ADN mã hóa cho
prôtêin M là
A. 5'-ATG-GXT-GGT-XGA-AAA-XXT-3'. B. 5’-ATG-GXT-XXT-XGA-AAA-XXT-3’.
C. 5'-ATG-GXT-GXT-XGA-AAA-GXT-3’. D. 5’-ATG-GGT-XXT-XGA-AAA-XGT-3’.
Câu 36: Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Biết rằng alen a nhiều hơn alen A 2 liên kết hiđro.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu là đột biến điểm thì alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.
II. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen a có 500 nuclêôtit loại T thì alen A có 502 nuclêôtit loại A.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.
IV. Nếu alen a dài hơn alen A 3,4 A0 thì chứng tỏ alen a nhiều hơn alen A 1 nuclêôtit.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 37: Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3’AXG GXA AXA TAA GGG5’.
Các côđon mã hóa axit amin như sau:
Codon Axit amin
5’UGX3’, 5’UGU3’ Cys
5’XGU3’, 5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ Arg;
5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ Gly
5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ Ile
5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ Pro
5’UXX3’ Ser.
Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G-X thì sẽ làm tăng sức
Trang 3
sống của thể đột biến.
II. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào
cũng không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit.
III. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 4 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T thì sẽ làm xuất hiện
bộ ba kết thúc sớm.
IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T thì sẽ làm cho
chuỗi polipeptit bị thay đổi 1 axit amin.
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 38. Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen A, B, C, D, E được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm 1,2, 3,4, 5, 6 là
các điểm trên nhiễm sắc thể thuộc vùng nối giữa 2 gen.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Nếu đảo đoạn 1-5 thì sẽ làm thay đổi trật tự sắp xếp của 4 gen.
II. Khi phiên mã, enzyme ARN polymerase sẽ trượt từ gen A đến hết gen E.
III. Nếu bị mất 1 cặp nucleotide ở vị trí 2 thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của 4 gen.
IV. Nếu xảy ra đột biến mất một cặp nucleotide ở gen B thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của các gen B, C, D và E.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 39: Một loài động vật giao phối ngẫu nhiên có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e.
Các gen phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến
trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp NST và các thể ba này đều có sức sống và khả năng
sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác, ở loài này. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây
sai?
I. Các thể ba có tối đa 108 kiểu gen.  II. Các cây bình thường có tối đa 64 kiểu gen.
III. Có tối đa 172 loại kiểu gen. IV. Các cây con sinh ra có tối đa 16 loại kiểu hình.
A. 4. B.1. C. 3. D. 2.
Câu 40: Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, có 10% số tế bào cặp NST mang cặp gen Aa không phân li
trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Ở cơ thể đực có 8% số tế
bào cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào còn lại giảm
phân bình thường. Xét phép lai P: ♀ AabbDd × ♂ AaBbdd, thu được F 1. Biết không xảy ra đột biến gen. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về F1?
I. Có tối đa 12 loại kiểu gen không đột biến và 44 loại kiểu gen đột biến,
II. Có thể sinh ra hợp tử có kiểu gen AAbdd với tỉ lệ 0,05%.
III. Có thể sinh ra 14 loại thể một. IV. Có thể sinh ra kiểu gen aabbbdd.
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
ĐÁP ÁN

1. B 2. D 3. A 4. B 5. D 6. C 7. D 8. D 9. A 10. D
11. C 12. A 13. B 14. A 15.A 16. C 17.C 18. A 19. C 20.C(1,3)
21.D(1,3,5) 22.A(1,2) 23.D(1) 24.C(1,3,4) 25.A 26. A 27.D 28.A(1,3,4) 29.C(1,2,3) 30. B
31. B 32. B 33. A 34. A 35.B 36.A(2,3) 37.C 38. A 39. C 40. B
Câu 25: gen D: 2A=3G; 2A+3G=3600 → A=900, G=600
gen d: 3,4*(A+G)=5096,6→ A-G= 299→ A=899, G=600 => Acung cấp=5397, Gcung cấp= 3600
Câu 26.
3332
  980.
- Tổng số nuclêôtit của mARN là 3, 4
A U G X A  U  G  X 980
      98.
- Theo bài ra ta có 1 3 2 4 1 3  2  4 10
- Số nuclêôtit mỗi loại của mARN là: A = 98; U = 98 x 3 = 294; G = 98 x 2 = 196; X = 98 x 4 = 392.
A  T  AARN  U ARN  98  294  392. 
- Số nuclêôtit loại A của ADN được phiên mã ngược từ mARN này là:
Câu 27: Theo nguyên tắc bổ sung: A1 = T2 và A2 = T1 → Mạch khuôn (mạch 2) có: A2 = 200, T2 =100, G2 = 400,
X2 = 500

Trang 4
Theo nguyên tắc bổ sung: Nu trên mạch mã gốc bổ sung với nu trên mRNA; Nu trên mRNA bổ sung với nu trên
anti-codon của tRNA→ số nu trên các bộ ba đối mã tương tự như số nu trên mạch 2
Mã kết thúc là UGA (mRNA) – không được dịch mã. Trên các bộ ba đối giảm đi các nu: A, U, X
→ số nucleotid trên tRNA là: A = A2 – 1 = 200 – 1 = 199 U = T2 – 1 = 100 – 1 = 99
G = G2 = 400; X = X2 – 1 = 500 – 1 = 499; số nucleotit trên tRNA là: A = 199; U = 99; G = 400; X = 499
Câu 28: Phép lai BB  bb mà đời con sinh ra cây hoa trắng thì chứng tỏ có đột biến gen (làm cho B thành b) hoặc
đột biến mất đoạn (đoạn mất chứa gen B) hoặc đột biến thể một (Mất NST mang gen B).
Câu 29: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. Các đột biến mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn không làm thay đổi số
lượng NST. Đột biến số lượng NST sẽ làm thay đổi số lượng NST.
Câu 31: Tỷ lệ tế bào có đột biến : 40/2000 = 2% → tạo 2% giao tử đột biến có 5 hoặc 7 NST
Tỷ lệ giao tử có 6 NST (giao tử bình thường) là 98%
Câu 32: Thể một có bộ NST 2n – 1; Loài có 4 cặp NST; Trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen:
Cặp NST đột biến có 2 kiểu gen, các cặp NST bình thường, mỗi cặp có 3 kiểu gen.
Ta có số kiểu gen tối đa của thể một là: C14 × 2 × 33 = 216 (KG)
Câu 33.
+ Tổng số nucleotide của gen = (4080 : 3,4) × 2 = 2400 nucleotide
+ Ta có A = 20% N → A = 20% × 2400 = 480 Nucleotide → G = 720 nucleotide
+ Mặt khác A = A1 + T1 → A1 = A − T1 ↔ 480 − 200 = 280 nucleotide
+ G1 = 15% (N/2) → G1 = 15% × 1200 = 180 nucleotide
+ Tỉ lệ A1/G1 = 280/180 = 14/9 → Ý (1) đúng
+ Tỉ lệ (G1 + T1): (A1 + X1) = (180 + 200): (280 + 540) = 19/41 → Ý (2) sai
trong đó X1 = G − G1 = 720 − 180 = 540
+ Tỉ lệ Ý (3) sai
+ Tỉ lệ → Ý (4) đúng vì A = T và G = X.
Câu 34: Trình tự các nuclêôtit trên mARN tương ứng là: 5’XGA UXG XGA AGX 3’.
→ trình tự axit amin tương ứng của quá trình dịch mã là: Acginin - Xêrin - Acginin – Xêrin.
Câu 35:
Trình tự anticodons: 3'UAX – XGA – GGA - GXU - UUU - GGA5'
Trình tự mARN: 5’AUG – GXU – XXU- XGA – AAA – XXU3’
Lưu ý: mARN và mạch bổ sung của ADN cùng bổ sung với mạch khuôn của ADN nên trình tự nuclêôtit trên
mARN và mạch bổ sung là giống nhau, chỉ khác trên mARN là U còn trên mạch bổ sung thay U bằng T.
⇒ Trình tự mạch bổ sung của ADN: 5 '-ATG – GXT – XXT - XGA – AAA - XXT-3’
Câu 37:
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.  Đáp án C.
Mạch gốc của gen A có 3’AXG GXA AXG TAA GGG5’.
 Đoạn phân tử mARN là 5’UGX XGU UGU AUU XXX5’.
I sai. Vì đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 thành cặp G-X thì sẽ làm thay đổi bộ ba AUU thành AUX. Mà cả
hai bộ ba này đều quy định tổng hợp axit amin Ile. Vì vậy không làm thay đổi cấu trúc của protein nên đây là đột
biến trung tính.
II đúng. Vì khi đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào khác thì sẽ làm cho bộ ba
XGU trở thành các bộ ba XGX hoặc XGG hoặc XGA. Mà các bộ ba này đều quy định tổng hợp axit amin Arg nên
không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit.
III sai. Vì khi gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 4 bằng cặp A-T thì sẽ làm cho bộ ba XGU thành bộ
ba UGU. Mà UGU không phải là bộ ba kết thúc.
IV đúng. Vì khi gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 bằng cặp A-T thì sẽ làm thay đổi bộ ba XXX
được thay bằng bộ ba UXX. Mà bộ ba XXX quy định Pro còn bộ ba UXX quy định Ser nên chuỗi pôlipeptit sẽ bị
thay đổi axit amin Pro thành axit amin Ser.
Câu 38.
+ Đảo đoạn 1=5 → Trật tự gen ABCD bị đổi thành DCBA → Ý I đúng
+ Ý II sai: phiên mã theo nhu cầu cơ thể, từng gen có số lần phiên mã khác nhau
+ Ý III sai: mất 1 cặp nucleotide ở vị trí 2 không làm thay đổi cấu trúc gen nào, vùng 2 không mang gen.
+ Ý IV sai: đột biến mất một cặp nucleotide ở gen B thì sẽ làm thay đổi cấu trúc gen B mà không thay đổi cấu trúc
gen còn lại
Câu 39:

Trang 5
I sai, số kiểu gen của thể là
II sai, các cây bình thường có số kiểu gen là 34 = 81
III sai, số kiểu gen tối đa là 432 +27 = 513
IV đúng, số kiểu hình là 24 = 16
Câu 40:
Xét cặp Aa: + giao tử cái: 0,05Aa:0,05O; 0,45A:0,45a + giao tử đực: 0,5A:0,5a
Số loại kiểu gen bình thường: 3; kiểu gen đột biến 4
Xét cặp Bb: + giao tử cái: b +giao tử đực: 0,04Bb:0,04O:0,46B:0,46b
Số loại kiểu gen bình thường: 2; kiểu gen đột biến 2
Xét cặp Dd: Dd × dd →2 kiểu gen bình thường
Xét các phát biểu:
I đúng, số kiểu gen bình thường 3×2×2=12; số kiểu gen đột biến: 7×4×2 – 12 = 44
II sai, tỷ lệ hợp tử Aabdd = 0,5A×0,45A×0,04b×0,5dd =0,45%
III đúng, số kiểu gen thể 1 là: 2(A,a)×2 (Bb, bb) ×2 (Dd, dd)  + 3 (AA, Aa, aa) ×1(b)×2 (Dd, dd)  = 14
IV sai, không thể tạo kiểu gen aabbbdd

Trang 6

You might also like