You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK I - MÔN SINH HỌC 12

HÀ NỘI – AMSTERDAM
Nội dung ôn tập thuộc bài 1,2,3,4,5,6,8,9
I- TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:
A. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
B. vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
C. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).
D. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).
Câu 2: Trong cơ thể điều hòa hoạt động của Operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường
có lactozo và khi môi trường không có lactozo?
A. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và biến thành phiên mã.
B. Một số phân tử Lactôzơ liên kết với Protein ức chế.
C. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế.
D. Các gen cấu trúc Z,Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
Câu 3: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
Câu 4: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5’UAX3’. B. 5’UGX3’. C. 5’UGG3’. D. 5’UAG3’.
Câu 5: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?
A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin.
Câu 6: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - U và ngược lại được thể hiện trong cấu
trúc phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép. (2) Phân tử tARN. (3) Phân tử prôtêin. (4) Quá trình dịch mã.
A. (2) và (4). B. (1) và (2). C. (3) và (4). D. (1) và (3).
Câu 7: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hoá axit amin, ATP có vai trò cung cấp
năng lượng
A. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN.
B. để axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN.
C. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit.
D. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.
Câu 8: Cho các thành phần:
(1) mARN của gen cấu trúc. (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X.
(3) ARN pôlimeraza. (4) ADN ligaza; (5) ADN pôlimeraza.
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là
A. (3) và (5). B. (2) và (3). C. (1), (2) và (3). D. (2), (3) và (4).
Câu 9: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’. B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’. D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.
Câu 10: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX -
Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình
tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn
pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
A. Pro-Gly-Ser-Ala. B. Ser-Ala-Gly-Pro. C. Gly-Pro-Ser-Arg. D. Ser-Arg-Pro-Gly.
Câu 11: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là
A. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
B. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
C. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.

1
D. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.
Câu 12: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
A. dịch mã. B. nhân đôi ADN. C. phiên mã. D. giảm phân và thụ tinh.
Câu 13: Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, enzim ADN pôlimeaza
A. di chuyển theo sau các enzim tháo xoắn. B. di chuyển ngược chiều trên 2 mạch của ADN mẹ.
C. gắn các đoạn okazaki lại với nhau. D. di chuyển cùng chiều nhau trên 2 mạch của ADN
mẹ.
Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây là sai với mã di truyền?
A. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại aa .
B. Tất cả các loài sinh vật trong sinh giới đều có chung một bộ mã di truyền trừ một vài ngoại lệ.
C. Mã di truyền được đọc liên tục từ một điểm trên phân tử mARN theo chiều 3’-5’.
D. Nhiều bộ ba có thể cùng mã hóa cho một axitamin.
Câu 15: Điều khẳng định nào dưới đây về hoạt động của opêron Lac là đúng ?
A. Khi môi trường không có lactôzơ thì phân tử ARN pôlimeraza không thể liên kết được với vùng
vận hành.
B. Khi môi trường có lactôzơ thì phân tử đường này sẽ liên kết với ARN pôlimeraza làm cho nó bị
biến đổi cấu hình nên có thể liên kết được với vùng vận hành.
C. Khi môi trường không có lactôzơ thì phân tử prôtêin ức chế sẽ liên kết với ARN pôlimeraza làm
cho nó bị biến đổi cấu hình nên có thể liên kết được với vùng khởi động.
D. Khi môi trường có lactôzơ thì phân tử đường này sẽ liên kết với phân tử prôtêin ức chế làm cho nó
bị biến đổi cấu hình nên không thể liên kết được với vùng vận hành.
Câu 16. Trình tự nucleotit trên một đoạn của phân tử mARN là 3'AGUGUXXUAUA 5' . Trình tự
nucleotit trên mạch bổ sung với mạch gốc của gen là
A. 5' TGAXAGGAUTA 3'. B. 5' AGTGTXXTATA 3'.
C. 3' AGTGTXXTATA 5'. D. 5' AGUGUXXUAUA 3'.
Câu 17: Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, enzim ADN pôlymeraza và enzim ARN
pôlymeraza khác nhau cơ bản ở vai trò nào sau đây ?
A. Enzim ARN pôlymeraza chỉ có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN mẹ còn enzim ADN
pôlymeraza vừa có vai trò tổng hợp mạch mới vừa có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN.
B. Enzim ADN pôlymeraza chỉ có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN mẹ còn enzim ARN
pôlymeraza vừa có vai trò tổng hợp mạch mới vừa có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN.
C. Enzim ARN pôlymeraza chỉ có vai trò tổng hợp mạch mới còn enzim ADN pôlymeraza vừa có vai
trò tổng hợp mạch mới vừa có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN.
D. Enzim ADN pôlymeraza chỉ có vai trò tổng hợp mạch mới còn enzim ARN pôlymeraza vừa có vai
trò tổng hợp mạch mới vừa có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN.
Câu 18: Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự: Val – Trp – Lys- Pro. Biết rằng các côđon mã
hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp - UGG ; Val - GUU; Lys - AAG ; Pro - XXA. Đoạn mạch
gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói trên có trình tự nuclêôtit là
A. 5’ XAA- AXX – TTX – GGT 3’. B. 5’ TGG – XTT – XXA – AAX 3’.
C. 5’ GUU – UGG- AAG – XXA 3’. D. 5’ GTT – TGG – AAG – XXA 3’.
Câu 19: Nhận xét nào sau đây không đúng với cơ chế điều hòa hoạt động gen trong ôpêron Lac ở vi
khuẩn đường ruột (E.coli) ?
A. Khi môi trường có lactôzơ và không có lactôzơ, gen R đều tổng hợp prôtêin ức chế để điều hòa
hoạt động của opêron Lac.
B. Vùng khởi động là trình tự nucleôtit mà enzim ARN pôlimeraza bám vào để khởi đầu phiên mã.
C. Mỗi gen cấu trúc Z,Y, A đều có một vùng điều hòa bao gồm vùng khởi động và vùng vận hành.
D. Vùng vận hành là trình tự nucleôtit có thể liên kết với protein ức chế làm ngăn cản sự phiên mã.
Câu 20: Gen là một đoạn ADN
A. mang thông tin mã hoá cho 1 sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay ARN).
B. tham gia vào cơ chế điều hoà hoạt động gen.
C. mang thông tin qui định tổng hợp phân tử ARN vận chuyển.
D. mang thông tin qui định tổng hợp phân tử ARN thông tin.
Câu 21: Trong tổng hợp prôtêin, tARN có vai trò
A. vận chuyển axitamin đặc trưng đến riboxom và đối mã di truyền.
2
B. vận chuyển các nuclêotit tham gia vào quá trình giải mã.
C. gắn với axitamin trong môi trường nội bào.
D. vận chuyển các tiểu phần nhỏ của ribôxôm.
Câu 22: Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền ?
A. Bộ ba 5'UUA3', 5'XUG3' cùng quy định tổng hợp lơxin.
B. Bộ ba 5'UUX3' quy định tổng hợp phêninalanin.
C. Bộ ba 5'AUG3' quy định tổng hợp mêtiônin và mang tín hiệu mở đầu dịch mã
D. Bộ ba 5'UAA3', 5'UAG3', 5'UGA3' đều là tín hiệu kết thúc dịch mã.
Câu 23. Ở cà chua, alen A qui định quả đỏ là trội hoàn toàn so với alen a qui định quả vàng. Lai 2 cây cà
chua quả đỏ thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 quả đỏ : 1 quả vàng. Kiểu gen của các cây quả đỏ của P là
A. AA x AA. B. AA x Aa. C. Aa x Aa. D. AA x aa.
Câu 24. Tỉ lệ kiểu gen ở đời con của phép lai AaBbDd x AaBbDd được triển khai từ biểu thức nào sau
đây?
A. (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1). B. (1 : 2 : 1) (3 : 1).
C. (3 : 1) (3 : 1) (3 : 1). D. (1 : 2 : 1) (3 : 1) (1 : 1).
Câu 25. Cho phép lai sau đây: AaBbCcDdEe x aaBbccDdee. Biết gen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen
qui định 1 tính trạng. Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả tính trạng là
A. 9/128. B. 1/64. C. 1/16. D. 1/128.
Câu 26: Cơ thể mang tính trạng trội thuần chủng (di truyền theo quy luật phân li) lai phân tích thu được
tỉ lệ
A. 100% tính trạng trội. B. 50% trội : 50% lặn.
C. 100% tính trạng lặn. D. 3 trội : 1 lặn.
Câu 27: Theo kết quả thí nghiệm của Menđen, khi lai 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương
phản thuần chủng thì thế hệ thứ 2 có sự phân li về kiểu gen theo tỉ lệ
A. 1 AA: 2Aa : 1aa. B. 100% Aa. C. 3 Aa: 1aa. D. 100% aa.
Câu 29: Ở đậu Hà Lan, thân cao là trội so với thân thấp. Nếu có một cây đậu thân cao, bằng cách nào để
biết kiểu gen của nó ?
A. Cho lai phân tích hoặc tự thụ phấn. B. Cho giao phấn ngẫu nhiên.
C. Cho lai với một cây thân cao khác. D. Cho lai với một cây thân thấp khác.
Câu 30: Cho biết mỗi gen qui đinh một tính trạng, các gen có quan hệ trội lặn hoàn toàn và phân ly độc
lập. Tỷ lệ loại kiểu hình A-B-cc từ phép lai: AaBbCC x AabbCc là
A. 9/16. B. 3/8. C. 0. D. 3/16.
Câu 31. Cơ thể mang tính trạng trội không thuần chủng (di truyền theo quy luật phân li) lai phân tích thu
được tỉ lệ
A. 100% tính trạng trội. B. 50% trội : 50% lặn. C. 100% tính trạng lặn. D. 3 trội : 1 lặn.
Câu 32. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con của phép lai AaBbDd x AaBbDd được triển khai từ biểu thức nào sau
đây?
A. (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1). B. (1 : 2 : 1) (3 : 1).
C. (3 : 1) (3 : 1) (3 : 1). D. (1 : 2 : 1) (3 : 1) (1 : 1).
Câu 33. Cho biết mỗi gen qui đinh một tính trạng, các gen có quan hệ trội lặn hoàn toàn và phân ly độc
lập. Tỷ lệ loại kiểu gen AaBbCc từ phép lai: AaBbCC x Aabbcc là
A. 9/16. B. 3/8. C. 1/4. D. 3/16.
Câu 34. Trong cấu trúc phân tử của NST sinh vật nhân thực, sợi cơ bản của nhiễm sắc thể chính là chuỗi
nuclêôxôm,
một nuclêôxôm gồm
A. 8 phân tử histôn và một đoạn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit
B. 8 phân tử histôn và một đoạn ADN gồm 148 cặp nuclêôtit
C. 10 phân tử histôn và một đoạn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit
D. 10 phân tử histôn và một đoạn ADN gồm 148 cặp nuclêôtit
C©u 35. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là do:
A. Sự phân li của các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng trong quá trình phát sinh giao tử dẫn đến
sự phân li của cặp gen tương ứng.
B. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh tạo ra nhiều loại hợp tử.

3
C. Sự phân li độc lập tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng trong quá trình giảm phân phát sinh
giao tử.
D. Sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao
tử.
C©u 36. Trong mô hình operon Lac, gen điều hoà tổng hợp protein ức chế khi
A. môi trường không có lactozơ. B. có những tín hiệu đặc biệt của môi trường.
C. môi trường có lactozơ. D. môi trường có và không có lactozơ.
C©u 37. Khẳng định nào dưới đây là đúng về vùng khởi động trong mô hình operon Lac ở vi khuẩn:
A. Nó mã hoá cho prôtêin ức chế.
B. Nó là điểm gắn của của các phân tử cảm ứng.
C. Nó là nơi ARN pôlymeaza bám vào và khởi đầu phiên mã .
D. Nó qui định sao mã hay ức chế sao mã với các gen cấu trúc.
Câu 38. Dạng ĐB cấu trúc NST nào làm thay đổi nhóm gen liên kết:
A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn giữa 2 NST. C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn.
C©u 39. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24, làm tiêu bản một số tế bào của một cá thể thuộc loài nói trên
đếm được trong mỗi tế bào có 25 nhiễm sắc thể. Cá thể nói trên thuộc loại :
A. Thể ba nhiễm. B. Thể dị đa bội. C. Thể tự đa bội. D. Thể một nhiễm.
C©u 40. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24, làm tiêu bản một số tế bào của một cá thể thuộc loài nói trên
đếm được trong mỗi tế bào có 25 nhiễm sắc thể. Cá thể nói trên thuộc loại :
A. Thể ba nhiễm. B. Thể dị đa bội. C. Thể tự đa bội. D. Thể một nhiễm.
C©u 41. Thể tự đa bội là cơ thể có bộ NST trong tất cả các tế bào
A. Tăng lên một hoặc một vài NST.
B. Tăng lên thành bội số của bộ đơn bội.
C. Có 2 bộ NST lưõng bội của 2 loài.
D. Tăng lên thành bội số của bộ đơn bội lớn hơn 2n.
II- Tự luận
Câu 1. Nêu cơ chế phát sinh hội chứng Đao ở người.
Câu 2. Một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBbDd. Viết kiểu gen của thể 3n, 4n, 2n+1, 2n-1
(mỗi thể đột biến viết từ 1-3 kiểu gen nếu có)
Câu 3. Cho cải bắp 2n = 18B và cải củ 2n = 18R. Hãy nêu phương pháp tạo cải lai song nhị bội
(18B+18R).
Câu 4. Cho 2 NST có cấu trúc trình tự các gen như sau:
ABCDE*FGH và MNOPQ*R
a/ Hãy cho biết và giải thích các đột biến cấu trúc NST tạo ra các NST có cấu trúc và trình tự gen
tương ứng với 7 trường hợp sau:
(1) ABCF*EDGH (4) MNOABCDE*FGH và PQ*R
(2) ABCBCDE*FGH (5) MNOCDE*FGH và ABPQ*R
(3) ABCE*FGH (6) ADCBE*FGH
b/ Hãy nêu hậu quả của dạng đột biến thuộc trường hợp 4,5.
Câu 5. Hai có thể bố mẹ lưỡng bội có kiểu gen lần lượt là: AA và aa. Hãy viết sơ đồ cơ chế hình thành
đời con có bộ NST 3n và 4n.

You might also like