You are on page 1of 11

BÀI ÔN TẬP SINH CUỐI KỲ 1

CHƯƠNG 1.
1. Mã di truyền
Câu 2: Tính thoái hoá của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác
nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau
đây có tính thoái hoá?
A. 5’AUG3’, 5’UGG3’. B. 5’XAG3’,
5’AUG3’.
C. 5’UUU3’, 5’AUG3’. D. 5’UXG3’,
5’AGX3’.
Câu 4: Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện như thế nào?
A. mọi loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền.
B. mỗi axit amin thường được mã hoá bởi nhiều bộ ba.
C. mỗi bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit.amin.
D. mã đi truyền được đọc theo cụm nối tiếp, không gối nhau.
Câu 6: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình
dịch mã là :
A. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’UGA5’.
B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.
C. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’AGU5’.
D. 3’GAU5’ ; 3’AAƯ5’; 3’AƯG5’.
2. Sự khác nhau trong nhân đôi, phiên mã, dịch mã của
sinh vật nhân thực và nhân sơ
Câu 7: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của
ADN ở E. coli về
(1) Chiều tổng hợp.
(2) Các enzim tham gia.
(3) Thành phần tham gia.
(4) Số lượng các đơn vị nhân đôi.
(5) Nguyên tắc nhân đôi.
Phương án đúng là:
A. (1) và (2).B.(2),(3) và (4). C. (2) và (4). D. (2), (3)
và (5).
Câu 5: Một trong những điểm giống nhau nào giữa quá trình nhân đôi ADN
và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực?
A. đều có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza để lắp ráp với các
nuclêôtit trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung.
B. các quá trình thường thực hiện một lần trong một tế
bào.
C. diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN.
D. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ
sung.
Câu 10: Ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có sự khác nhau về axit
amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Sự sai khác đó gì?
A. ở sinh vật nhân sơ, axit amin mở đầu là foocmin mêthiônin còn ở sinh vật
nhân thực là mêthiônin.
B. ở sinh vật nhân thực là axit amin foocmin mêthiônin còn ở sinh vật nhân
sơ là mêthiônin.
C. ở sinh vật nhân sơ là axit amin foocmin mêthiônin còn ở sinh vật nhân
thực là valin.
D. ở sinh vật nhân sơ là axit amin foocmin mêthiônin còn ở sinh vật nhân
thực là glutamic.
Câu 17: Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã
hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi
pôlipeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau
thành mARN trưởng thành.
Các thông tin về quá trình phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân
thực và tế bào nhân sơ là các thông tin nào?
A. (2) và (3). B. (3) và (4). C.(l) và (4). D.(2)
và (4).
Câu 20: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế
bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là
đúng?
A. các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số
lần phiên mã thường khác nhau.
B. các gen nằm trên cùng một NST có số lần nhân đôi khác nhau và số lần
phiên mã thường khác nhau.
C. các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần
phiên mã thường bằng nhau.
D. các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần
phiên mã bằng nhau.
3. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
Câu 14: Bản chất của mối quan hệ ADN  ARN  chuỗi pôlipeptit là gì?
A. trình tự các cặp nuclêôtit trên ADN quy định trình tự các nuclêôtit trên
mARN, từ đó quy định trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit.
B. trình tự các bộ ba mã sao quy định trình tự các bộ ba đối mã trên tARN,
từ đó quy định trình tự các axit amin.
C. trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn ADN quy định trình tự các
nuclêôtit trên mARN, từ đó quy định trình tự các axit amin trên chuỗi
pôlipeptit.
D. trình tự các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các nuelêôtit trên
ADN, từ đó quy định trình tự các axit amịn trên chuỗi pôlípeptit.
Câu 1: Mối quan hệ nào sau đây là chính xác nhất?
A. một gen quy định một tính trạng.
B. một gen quy định một enzim/prôtêin.
C. một gen quy định một chuỗi polipeptit.
D. một gen quy định một kiểu hình.
4.Điều hòa hoạt động của gen của sinh vật nhân sơ-
nhân thực
Câu 1: Sự điều hoà hoạt động của gen tổng hợp enzime phân giải lactôzơ
của vi khuẩn E. coli diễn ra ở cấp độ nào?
A. diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau dịch mã.
B. diễn ra hoàn toàn ở cấp độ dịch mã.
C. diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã.
D. diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau phiên mã.
Câu 6: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau
đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có
lactôzơ?
A. một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
C. các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến
hành phiên mã.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của điều
hoà hoạt động gen ở tế bào nhân thực?
A. cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh
vật nhân sơ.
B. phần lớn các trình tự nuclêôtit trên ADN được mã hoá thành các
thông tin di truyền.
C. phần ADN không mã hoá thì đóng vai trò điều hoà hoặc không hoạt
động.
D. có nhiều mức điều hoà, qua nhiều giai đoạn: từ nhiễm sắc thể (NST) tháo
xoắn đến biến đổi sau dịch mã.
5.Đột biến gen
Câu 1: Đột biến điểm là những biến đối trong cấu trúc của gen xảy ra tại
A. một điểm nào đó trên phân tử axit nuclêic, liên quan tới một hoặc một vài
cặp nuclêôtit.
B. một điểm nào đó trên phân tử axit nuclêic, liên quan tới một hoặc một vài
nuclêôtit.
C. nhiều điểm trên phân tử axit nuclêic, liên quan tới một hoặc một số cặp
nuclêôtit.
D. một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan tới một cặp nuclêôtit.
Các dạng đột biến gen: thay thế, mất, thêm  L, C, M, N, H
4.NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN NST
Câu 1: Cấu trúc của một nuclêôxôm gồm thành phần nào?
A. một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử
histôn.
B. phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
C. phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp
nuclêôtit.
D. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146
cặp nucỉêôtit.
Câu 2: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực, sợi cơ bản có đường
kính bằng bao nhiêu nm?
A. 2 nm. B. 11 nm. C. 20 nm. D.
30 nm.
Câu 3: Cho các cấu trúc sau :
(1) Crômatit. (2) Sợi cơ bản. (3) ADN xoắn kép. (4) Sợi nhiễm sắc.
(5) Vùng xếp cuộn. (6) NST ở kì giữa. (7) Nuclêôxôm.
Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực thì trình tự nào sau đây là
đúng?
A. (2) - (7) - (3) - (4) - (5) - (1) - (6). B. (3) - (7) - (2) - (4) - (5) - (1)
- (6).
C. (6) - (7) - (2) - (4) - (5) - (1) - (3). D. (3) - (1) - (2) - (4) - (5) - (7)
- (6).
5. Hậu quả của đột biến cấu trúc NST
Câu: Trong đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến nào không làm thay đổi
số lượng gen trên NST?
A. mất đoạn. B. lặp đoạn.
C. đảo đoạn. D. chuyển đoạn.
Câu 9: Đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện gen mới trong nhóm gen liên
kết là dạng nào?
A. mất đoạn. B. đảo đoạn.
C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn.
Câu 13: Người ta có thể sử dụng dạng đột biến cấu trúc nào sau đây để loại
bỏ những gen không mong muốn ra khỏi NST trong chọn giống cây trồng ?
A. đột biến chuyển đoạn NST.
B. đột biến mất đoạn NST.
C. đột biến đảo đoạn NST.
D. đột biến lặp đoạn NST.
6.Tự đa bội (4n) tứ bội –song nhị bội
Câu 14: Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do sự kết hợp nào?
A. sự thụ tinh của hai giao tử 2n thuộc hai cá thể khác nhau.
B. sự tạo thành giao tử 2n từ thể lưỡng bội và sự thụ tinh của hai giao
tử này.
C. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân li.
D. NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li.
7. Bài tập vận dụng DNA-RNA- đột biến
Bài 1: Một cơ thể chứa cặp gen Aa, mỗi gen đều dài 0,51 µm. Gen A có
3900 liên kết hyđrô, gen a có A – G = 18%.
a) Tính số lượng và tỷ lệ % từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
b) Gen A bị đột biến thành gen a 1 nhưng số lượng nuclêôtit không thay đổi.
A
Gen a1 có tỷ lệ G ≈ 66,48%. Xác định:
- Loại đột biến gen.
- Khi gen đột biến nhân đôi 3 lần thì số lượng liên kết hyđrô có trong các
gen con là bao nhiêu?
Bài 5: Ở tế bào chất ở sinh vật nhân thực, xét hai gen A và B có chiều dài
bằng nhau. Hai gen này nhân đôi một số lần không bằng nhau đòi hỏi môi
trường cung cấp 18000 nuclêôtit tự do. Tổng số nuclêôtit trong các gen con
tạo ra từ hai gen A và B là 21600 nuclêôtit.
a) Tìm số lần nhân đôi của mỗi gen, biết số lần nhân đôi của gen A nhiều
hơn số lần nhân đôi của gen B.
b) Nếu gen A có 2385 liên kết hyđrô thì số nuclêôtit mỗi loại của gen này là
bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
a) Theo đề bài ta có: N(2x - 1) + N(2y - 1) = 18000 (1)
N2x + N2y = 21600 (2)
Từ (1) và (2) ta được: N = 1800 (Nu) và 2x + 2y = 12 .
 Gen A nhân đôi 3 lần, gen B nhân đôi 2 lần.
b) 2A + 2G = 1800 (3)
2A + 3G = 2385 (4)
Từ (3) và (4) ta được: A = T = 315 (Nu); G = X = 585 (Nu).

CHƯƠNG 2
8. Phương pháp phân tích cơ thể lai của Mendel
Câu 1: Phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Menđen gồm các bước:
(1) Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết.
(2) Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc vài tính trạng rồi phân tích
kết quả ở F1, F2, F3.
(3) Tạo các dòng thuần chủng. (4) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết
quả lai.
Trình tự đúng của các bước mà Menđen đã thực hiện là như thế nào?
A. (2) - (3) - (4) - (1). B. (1) - (2) - (4) - (3).
C. (3) - (2) - (4) - (1). D. (1) - (2) - (3) - (4).
Bản chất quy luật
Câu 5: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là gì?
A. sự phân li và tổ họp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ
tinh..
B. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
C. sự phân li và tố hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ
tinh.
D. sự tổ hợp của cặp NST tương đồng trong thụ tinh.
Câu 4: Điều nào sau đây không đúng với quy luật phân li của Menđen?
A. mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định,
B. mỗi tính trạng của cơ thể do cặp gen nhiều quy định.
C. do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ
chứa một nhân tố của cặp.
D. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết.
Tính tỷ lệ kiểu gen/ kiểu hình trong phép lai (liên kết-
plđl)  bài tập vận dụng cao
Câu 11: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các
alen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu
hình A-bbC-D- ở đời con là bao nhiêu?
3 1 8 27
A. 256 . B. 16 . C. 256 . D. 256 .
Câu 4: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn.
Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE x aaBBDdee cho đời con có kết quả
như thế nào?
A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
AB
Câu 5: Cho cá thể có kiểu gen ab (các gen liên kết hoàn toàn) tự thụ phấn.
F1 thu được loại kiểu gen này với tỉ lệ bao nhiêu?
A. 50%. B.25% C.75% D.100%

Câu 15: Một cá thể có kiểu gen là Aa Bd//bD, tần số hoán vị gen giữa hai
alen B và b là 20%. Tỉ lệ giao tử aBD là bao nhiêu?
A. 20%. B. 5%. C.15%.
D. 10%.
hoán vị gen
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây về quy luật hoán vị gen là không đúng?
A. làm xuất hiện các tổ hợp gen mới từ sự đổi chỗ giữa các alen nằm trên
các NST khác nhau của cặp tương đồng.
B. trên cùng một NST, các gen nằm càng xa nhau thì tần số hoán vị gen
càng bé và ngược lại.
C. do xu hướng chủ yếu của các gen là liên kết nên trong giảm phân tần số
hoán vị gen không vượt quá 50%.
Phân biệt tương tác gen và phân ly độc lập
Câu 5: Điểm khác nhau giữa hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương
tác gen là hiện tượng phân li độc lập gì?
A. có thế hệ lai dị hợp về cả 2 cặp gen.
B. làm tăng biến dị tổ hợp.
C. có tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen.
D. có tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen.
Câu 7: Các alen ở trường hợp nào có thể có sự tác động qua lại với nhau?
A. các alen cùng một lôcut.
B. các alen cùng hoặc khác lôcut nằm trên một NST.
C. các alen nằm trên các cặp NST khác nhau.
D. các alen cùng hoặc khác lôcut nằm trên cùng một cặp NST hoặc trên
các cặp NST khác nhau.

Liên kết với giới tính – di truyền thẳng, di truyền chéo, vận
dụng viết kiểu gen, XX : giới cái/ đực XY: đực/ cái
Câu 2: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) do đột biến gen lặn nằm trên NST
giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thi con trai bị
mù màu của họ đã nhận Xm từ ai?
A. bố. B. bà nội. C. ông nội. D. mẹ.
Câu 3: Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trên NST giới tính
X, không có alen trên Y. Alen A quy định trứng có màu sẫm, a quy định
trúng có màu sáng. Cặp lai nào dưới đây đẻ trứng màu sẫm luôn nở ra tằm
đực, còn trứng màu sáng luôn nở ra tằm cái?
A. XAXa x XaY. B. XAXa x XaY.
C. XAXA x XaY D. XaXa x XAY.
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây là của hiện tượng di truyền qua tế bào chất?
A. số lượng gen ngoài NST ở các tế bào con là giống nhau.
B. không tuân theo các quy luật của thuyết di truyền
NST.
C. có đặc điểm di truyền giống như gen trên NST.
D. có sự phân chia đồng đều gen ngoài NST cho các tế bào con.
Câu 5: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về
NST giới tính ở động vật?
(1) NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2) NST giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
(3) Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể
đực.
(4) NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Thường biến
Câu 3: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ
các đầu mút của cơ thế như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen.
Giải thích nào sau đây không đúng?
A. do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế bào ở
phần thân.
B. nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng họp mêlanin, nên các tế
bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm cho lông có màu
trắng.
C. nhiệt độ thấp làm enzim điều hoà tổng hợp mêlanin hoạt động nên các tế
bào vùng đầu mút tổng hợp được mêlanin làm lông đen.
D. do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế
bào ở phần thân.
Câu 4: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu
hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tuỳ
thuộc vào yếu tố nào?
A. nhiệt độ môi trường. B. cường độ ánh sáng.
C. hàm lượng phân bón. D. độ pH của đất.
Câu 6: Hiện tượng nào dưới đây là ví dụ về sự mềm dẻo kiểu hình?
A. tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.
B. bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.
C. lợn con sinh ra có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng.
D. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.
Bài tập vận dụng hoán vị gen
Câu 20: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy
định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa
đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần
chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F 1 tự
thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu
dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và
giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận
sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?
(1) F2 có 9 loại kiểu gen.
(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1, chiếm tỷ lệ 50%.
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
A. 2. B.3. C. 1. D. 4.
CHƯƠNG 3
Bài tập vận dụng quần thể
p2 + 2pq + q2 =1, p +q = 1
quần thể tự thụ
Câu 10: Quần thể cây đậu Hà Lan tự thụ phấn có cấu trúc di truyền ở thế hệ
xuất phát Po: 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. Biết rằng, alen A quy định hoa đỏ trội
hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
(1) Sau 1 thế hệ tự thụ phấn, quần thể có cấu trúc di truyền là 0,5AA : 0,2
Aa: 0,3 aa.
(2) Tần số các alen trong quần thể sau 4 thể hệ tự thụ phấn là pA = 0,6 ; qa =
0,4.
(3) Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình của quần thế là 62,5% đỏ :
37,5% trắng.
(4) Sau 2 thế hệ tự thụ phấn, tần số kiểu gen đồng hợp chiếm 90%.
Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên?
A.4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 8: Một quần thể chuột khởi đầu có số lượng 3000 con, trong đó chuột
lông xám đồng hợp là 2100 con, chuột lông xám dị hợp là 300 con, chuột
lông trắng là 600 con. Biết màu lông do một gen gồm 2 alen (A và a) quy
định. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể trên là bao nhiêu?
A. A = 0,7; a = 0,3. B. A = 0,6; a = 0,4.
C. A = 0,75; a = 0,25. D. A = 0,8; a = 0,2.

Nội dung ôn tập mang tính chất tham khảo!

You might also like