You are on page 1of 8

ÔN TẬP ĐỊNH HƯỚNG DGNL GV: Hà Dung - 0974087603

CHUYÊN ĐỀ II. SINH HỌC 12


CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 1. Mang thông tin mã hóa axit amin là chức năng của vùng nào trên gen?
A. Vùng điều hòa. B. Vùng khởi động. C. Vùng kết thúc D. Vùng mã hóa.
Câu 2. Trong quá trình tự nhân đôi AND, các đoạn Okaraki được nối với nhau nhờ enzim nào:
A. ADN polimeraza. B. ADN Ligaza. C.Helicaza. D. Amilaza.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN (tái bản ADN)?
A. Cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
B. Sau một lần tự nhân đôi, từ một phân tử ADN hình thành nên 2 phân tử ADN giống nhau, trong đó
1 phân tử ADN có hai mạch được tổng hợp mới hoàn toàn.
C. Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra trong tế bào ở kì giữa của quá trình phân bào.
D. Mạch ADN mới được tổng hợp liên tục theo chiều 3’-5’.
Câu 4. Trong cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin ở vi khuẩn E. coli, khi môi trường có lactôzơ (có chất
cảm ứng) thì diễn ra các sự kiện nào?
(1) Gen điều hoà tổng hợp một loại prôtêin ức chế và protein này gắn vào vùng vận hành.
(2) Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hoá chất ức chế.
(3) Quá trình phiên mã của các gen cấu trúc bị ức chế, không tổng hợp được mARN.
(4) Vùng vận hành được khởi động, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp mARN, từ đó tổng hợp các chuỗi
pôlipeptit.
A. 1, 2. B. 1, 3. C. 1, 4. D. 2, 4.
Câu 5. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN - pôlimeraza có vai trò
A. tháo xoắn phân tử ADN mẹ.
B. lắp ráp các Nu vào mạch mới của ADN con.
C. bẻ gẫy các liên kết hiđrô giữa 2 mạch của ADN mẹ
D. đóng xoắn phân tử ADN con.
Câu 6. Liên kết tạo nên sự bền vững và đặc thù trong cấu trúc ADN là
A. liên kết phốtpho đieste nối các nuclêôtit trong chuỗi polynuclêôtit.
B. liên kết giữa bazơ nitơ và đường đêzôxyribô.
C. liên kết hyđrô hình thành giữa bazơ nitơ của hai mạch
D. liên kết giữa ADN và Prôtêin trong sợi nhiếm sắc.
Câu 7. Loại liên kết nào sau đây đặc trưng cho cấu trúc bậc 1 (mạch polinuclêôtit) của phân tử ADN?
A. Liên kết ion B. Liên kết Hiđrô C. Liên kết cộng hoá trị. D. Liên kết peptit
Câu 8. Enzim xúc tác cho quá trình tổng hợp ARN là
A. ARN pôlimeraza. B. amilaza. C. ligaza. D. ADN pôlimeraza.
Câu 9. Phân tử ADN con được tạo ra có đặc điểm:
A. hai mạch đơn được tạo thành liên tục.
B. hai mạch đơn được tạo thành gián đoạn.
C. có một mạch từ ADN mẹ, một mạch từ các nu của môi trường nội bào
D. cả hai mạch đều lấy nu từ môi trường nội bào.
Câu 10. Đoạn okazaki là
A. đoạn ADN được tổng hợp không liên tục trong quá trình nhân đôi
B. đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo hướng ngược với chiều tháo xoắn của AND trong qtr nhân
đôi
C. đoạn ADN được tổng hợp không liên tục trên 1 trong 2 mạch đơn.
D. đoạn ADN được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của 1 trong 2 mạch đơn
Câu 11. Ở sinh vật nhân thực, quá trình tái bản được thực hiện ở nhiều điểm, nhằm
A. tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu B. tăng hiệu suất tái bản
C. huy động nhiều enzym tham gia D. tăng nhanh số lượng ADN
1
ÔN TẬP ĐỊNH HƯỚNG DGNL GV: Hà Dung - 0974087603
Câu 12. Phiên mã không có ý nghĩa:
A. tổng hợp các loại ARN để thực hiện dịch mã
B. truyền thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất quy định protein
C. truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào
D. tạo ra ADN mới.
Câu 13. Nhiều riboxom cùng trượt trên mARN gọi là
A. polyriboxom B. polyxom C. chuỗi polyxom D. chuỗi nucleoxom
Câu 14. Dạng đột biến nào sau đây làm biến đổi cấu trúc của prôtêin tương ứng nhiều nhất?
A. Mất một nuclêôtit sau mã mở đầu.
B. Thêm một nuclêôtit ở bộ ba trước mã kết thúc.
C. Thêm một nuclêôtit ở giữa gen.
D. Thay một nuclêôtit ở vị trí thứ ba trong một bộ ba ở giữa
gen không làm xuất hiện mã kết thúc.
Câu 15. Dạng nào dưới đây là đột biến gen?
A. Mất một gen trên NST B. Mất một cặp Nuclêôtit.
C. Nhiều gen trên NST lặp lại. D. Chuyển đoạn.
Câu 16. Thể đột biến là những cá thể:
A. Mang những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử.
B. Mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
C. Mang đột biến phát sinh ở giao tử, qua thụ tinh vào một hợp tử ở trạng thái dị hợp.
D. Mang những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ tế bào.
Câu 17. Thể khảm được tạo nên do:
A. Đột biến phát sinh trong giảm phân, rồi nhân lên trong một mô.
B. Tổ hợp gen lặn tương tác với môi trường biểu hiện ra kiểu hình.
C. Đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
D. Đột biến xảy ra trong nguyên phân, phát sinh trong một tế bào sinh dưỡng rồi nhân lên trong một
mô.
Câu 18. Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến
thuộc dạng
A. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. B. mất một cặp nuclêôtit.
C. thêm một cặp nuclêôtit. D. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
Câu 19. Một prôtêin bình thường có 400 axit amin. Prôtêin đó bị biến đổi do có axit amin thứ 350 bị thay
thế bằng một axit amin mới. Dạng đột biến gen có thể sinh ra prôtêin biến đổi trên là:
A. Thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 350.
B. Mất nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350.
C. Thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350.
D. Đảo vị trí hoặc thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350.
Câu 20. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các
cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AABb, AaBB. B. AABB, AABb. C. AaBb, AABb. D. aaBb, Aabb.
Câu 21. Loại đột biến gen nào sau đây có khả năng nhất không làm thay đổi thành phần aa trong chuỗi
polipeptit
A. Thay thế 1 cặp nu ở vị trí thứ 2 trong bộ ba mã hóa. B. Thêm 1 cặp nucleotit.
C. Thay thế 1 cặp nu ở vị trí thứ 3 trong bộ ba mã hóa. D. Mất 1 cặp nucleotit
Câu 22. Một đoạn mạch gốc của gen sao mã ra mARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
Mạch mã gốc ……AXX GAG XTA GTX TTT…...
Bộ ba thứ …… 3 4 5 6 7 …...
Đột biến xảy ra làm G ở bộ ba thứ 6 trên mạch mã gốc của gen được thay bằng A sẽ dẫn đến hiện tượng
gì?
2
ÔN TẬP ĐỊNH HƯỚNG DGNL GV: Hà Dung - 0974087603
A. Axit amin ở vị trí thứ 6 bị thay bằng một axit amin khác.
B. Không làm thay đổi trật tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
C. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit sẽ bị rối loạn từ mã thứ 6 trở đi.
D. Biến bộ mã thứ 6 thành mã kết thúc, chuỗi polipeptit do gen quy định bị ngắn lại.
Câu 23. Đơn vị cấu tạo cơ bản của NST là
A. nuclêôtit. B. axit amin. C. nuclêôxôm. D. ribônuclêôtit.
Câu 24. Sơ đồ biểu thị các mức xoắn khác nhau của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn là:
A. Phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit → nhiễm sắc thể.
B. Phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit → nhiễm sắc thể.
C. Crômatit → phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể.
D. Sợi nhiễm sắc → phân tử ADN → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể.
Câu 25. Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là
A. sự phân ly không bình thường của nhiễm sắc thể ở kỳ sau của quá trình phân bào.
B. quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn.
C. cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ.
D. quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn.
Câu 26. Ở ruồi giấm, mắt lồi thành mắt dẹt là do đột biến...... gây ra.
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 27. Bệnh, hội chứng di truyền nào sau đây ở người là do gen đột biến lặn gây nên?
A. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. B. Hội chứng Tơcnơ.
C. Bệnh bạch tạng. D. Hội chứng Claiphentơ (Klaiphentơ).
Câu 28. Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
(1): ABCD􀁺EFGH → ABGFE􀁺DCH
(2): ABCD􀁺EFGH → AD􀁺EFGBCH
A. (1)chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
C. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.
D. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
Câu 29. Bệnh nào sau đây là do đột biến mất đoạn NST thứ 21:
A. Bệnh bạch tạng. B. Bệnh ung thư máu.
C. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. D. Bệnh Đao.
Câu 30. Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG􀁺HKM đã bị đột biến.
Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG􀁺HKM. Dạng đột biến này
A. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
B. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
C. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
D. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
Câu 31. Đột biến chuyển đoạn NST có ý nghĩa trong tiến hoá và chọn giống thể hiện ở chỗ
A. giúp cho việc thiết lập bản đồ gen.
B. có thể chuyển gen quý từ loài này sang loài khác.
C. loại bỏ đi các gen có hại vì chúng được chuyển sang NST khác.
D. làm sáng tỏ quan hệ giữa gen và NST.
Câu 32. Nhữnng đột biến nào thường gây chết
A. Mất đoạn và lặp đoạn. B. Mất đoạn và đảo đoạn.
C. Lặp đoạn và đảo đoạn. D. Mất đoạn và chuyển đoạn
Câu 33. Người ta vận dụng loại đột biến nào để loại bỏ những gen có hại?
A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn.
C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ
3
ÔN TẬP ĐỊNH HƯỚNG DGNL GV: Hà Dung - 0974087603
Câu 34. Người con trai có NST giới tính ký hiệu là XXY, mắc hội chứng nào sau đây:
A. Siêu nữ. B. Claiphentơ (Klinefelter). C. Tớcnơ (Turner). D. Đao (Down).
Câu 35. Người con gái mắc hội chứng siêu nữ thì trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST là
A. 2n – 1. B. 2n +1. C. 2n – 2. D. 2n + 2.
Câu 36. Hội chứng Đao ở người là hậu quả của hiện tượng nào?
A. Tiếp hợp lệch của NST khi giảm phân.
B. Phân ly không đồng đều của các NST.
C. Một cặp NST sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau nguyên phân.
D. Không phân ly của cặp NST thứ 21 ở kỳ sau phân bào I hay phân bào II của giảm phân.
Câu 37. Thể một nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:
A. 2n + 1 B. 2n - 1 C. n + 1 D. n – 1.
Câu 38. Sự rối loạn của một cặp NST tương đồng ở các tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện các loại giao
tử mang bộ NST:
A. n, 2n+1. B. n, n+1, n-1 C. 2n+1,2n- 1. D. n+1,n-1
Câu 39. Sự rối loạn phân ly của một cặp NST tương đồng ở các tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện :
A. Thể khảm B. Thể đột biến. C. Thể lệch bội. D. Thể đa bội
Câu 40. Ở người sự rối loạn phân ly của cặp NST 21 trong lần phân bào 2 ở 1 trong 2 tế bào con của tế bào
sinh tinh sẽ có thể tạo ra:
A. 2 tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng thừa 1 NST 21.
B. 2 tinh trùng thiếu 1 NST 21 và 2 tinh trùng bình thường.
C. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 1 tinh trùng thiếu 1 NST 21.
D. 4 tinh trùng bất thường.
Câu 41. Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành
giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm
phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp
về nhiễm sắc thể là:
A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
C. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. D. 2n-2; 2n; 2n+2+1.
Câu 42. Trong thể dị bội, tế bào sinh dưỡng chỉ chứa một nhiễm sắc thể của cặp tương đồng nào đó, gọi
là:
A. Thể khuyết nhiễm. B. Thể một nhiễm.
C. Thể đa nhiễm. D. Thể ba nhiễm.
Câu 43. Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của ruồi
giấm thuộc thể lệch bội dạng bốn nhiễm là
A. 10. B. 16. C. 32. D. 12.
Câu 44. Một cặp NST tương đồng được quy ước là Aa. Nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm
phân II thì sẽ tạo ra các loại giao tử nào?
A. AA, Aa, A, a B. Aa, O, A, a C. AA, O, aa D. Aa, aa
Câu 45. Những tế bào mang bộ NST lệch bội (dị bội) nào sau đây được hình thành trong nguyên phân
A. 2n+1, 2n-1, 2n+2, 2n-2. B. 2n+1, 2n-1, 2n+2, n-2.
C. 2n+1, 2n-1, 2n+2, n+2. D. 2n+1, 2n-1, 2n+2, n+1.
Câu 46. Thể tứ bội kiểu gen AAaa giảm phân cho các loại giao tử với tỉ lệ tương ứng là
A. 100% Aa B. 1 AA : 1 aa C. 1 AA : 4 Aa : 1 aa D. 1AA : 2Aa : 1 aa.
Câu 47. Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội (song nhị bội) so với thể tự đa bội là
A. Tổ hợp các tính trạng của cả hai loài khác nhau
B. Tế bào mang cả hai bộ NST của 2 loài khác nhau
C. Khả năng tổng hợp chất hữu cơ kém hơn
D. Khả năng phát triển và sức chống chịu bình thường

4
ÔN TẬP ĐỊNH HƯỚNG DGNL GV: Hà Dung - 0974087603
Câu 48. Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể
tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết
tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là:
A. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
B. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.
C. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.
D. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa.
Câu 49. Thể song nhị bội
A. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.
B. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.
C. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào.
D. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ.
Câu 50. Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=36. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng
của thể tam bội (3n) được hình thành từ loài này là
A. 108. B. 37. C. 54. D. 35.
Câu 51. Trong các bộ NST sau đây, bộ NST nào là của cơ thể song nhị bội?
A. 52 NST = 26 x 2. B. 52 NST = 13 x 4
C. 52 NST = 22 + 30. D. 52 NST = 13 + 39
Câu 52. Bằng phương pháp tứ bội hoá, từ hợp tử lưỡng bội kiểu gen Aa có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen
A. Aaaa. B. AAAA. C. AAAa. D. AAaa.
Câu 53. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, kiểu
gen nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 50%?
A. aaaa. B. AAaa. C. AAAa. D. Aaaa.
Câu 54. Chất cosixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội ở thực vật, do nó có khả năng
A. Kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển
B. Cản trở sự hình thành thôi phân bào làm cho NST không phân li
C. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ
D. Tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào
Câu 55. Phân tử ADN có A = 600 nu; G = 800 nu tiến hành nhân đôi 2 lần liên tiếp. Số nu từng loại trong
thế hệ phân tử ADN sau khi kết thúc lần nhân đôi thứ 2 là?
A. A = T = 1200 nu; G = X = 1600 nu B. A = T = 1800 nu ; G = X = 2400 nu
C. A = T = 2400 nu; G = X = 3200 nu D. A = T = 3200 nu; G = X = 2400 nu
Câu 56. Các nu cấu tạo nên 1 mARN có tỉ lệ A:U:G:X = 1 : 2: 3 : 4. Số liên kết cộng hóa trị giữa các đơn
phân là 1499 liên kết. Số nu từng loại của phân tử mARN đó là?
A. 150A, 300U, 450G, 600X B. 600A, 450U, 300G, 150X
C. 120A, 240U, 360G, 480X D. 480A, 360U, 240G, 120X
Câu 57. Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại
ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất
có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là
A. 375 và 745. B. 355 và 745. C. 375 và 725. D. 370 và 730.
Câu 58. Ở 1 loài thực vật, gen A: hoa đỏ, a: hoa vàng. Ở 1 cây có kiểu gen Aa, người ta sử dụng consisin
để tạo ra các cây tứ bội. Sau đó, đem lai các cây tứ bội này với nhau, tỉ lệ kiểu gen của cây Aaaa ở thế hệ
sau là?
A. 16/36. B. 18/36. C. 8/36. D. 1/36
Câu 59. Trong thực nghiệm người ta tạo ra một loại mARN chỉ có 2 loại nu là A và U với tỉ lệ tương ứng
là 4 : 3. Xác định tỉ lệ các bộ ba có 1 nuclêôtit loại A và 2 nu loại U trên tổng số các bộ ba có thể có của
mARN trên?
A. 27/343. B. 1/64 C. 64/343 D. 108/343

5
ÔN TẬP ĐỊNH HƯỚNG DGNL GV: Hà Dung - 0974087603
Câu 60. Hình trên mô tả quá trình nào trong phân bào và bộ NST của loài?

A. kì giữa nguyên phân, 2n = 4. B. kì giữa giảm phân 2, 2n = 8


C. kì sau nguyên phân, 2n = 4. D. A và B đúng

CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN


(dạng bài đơn giản)
Câu 1: Nếu cho cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn thì xác suất thu được ít nhất 1 cây có kiểu hình trội của
một hoặc hai gen là bao nhiêu: xs cây không có KH trội = ?
A. 63,5% B. 75,25% C. 93,75% D. 83,75%
Câu 2: Một người đàn ông có bố mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy 1 người vợ bình
thường, có bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết. Người vợ hiện đang mang thai con
đầu long. Xác suất đứa con sinh ra bị bệnh galacto huyết là bao nhiêu? Biết bệnh galacto huyết do đột biến
gen lặn trên NST thường qui định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh. Câu trả lời đúng
là:
A. 0,083 B. 0,063 C. 0,111 D. 0,043
Câu 3. Ở người, có các kiểu gen qui định nhóm máu sau đây:
- IAIA, IAIO qui định máu A. - IBIB, IBIO qui định máu B.
- IAIB qui định máu AB. - IOIO qui định máu O.
Có 2 anh em sinh đôi cùng trứng, người anh cưới vợ máu A sinh đứa con máu B, người em cưới vợ
máu B sinh đứa con máu A. Kiểu gen, kiểu hình của 2 anh em sinh đôi nói trên là
A. IAIB (máu AB). A. IAIA hoặcIAIO (máu A).
C. IBIB hoặc IBIO(máu B). D. IOIO (máu O).
Câu 4. Ở một loài bọ cánh cứng: A mắt dẹt, trội hoàn toàn so với a: mắt lồi. B: mắt xám, trội hoàn toàn so
với b: mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi
được sinh ra. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Số cá thể con có
mắt lồi, màu trắng là
A. 65. B. 130. C. 195. D. 260.
Câu 5. Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ phấn các cây F1
với nhau, thu được F2 có 75 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lí thuyết, hãy cho biết số cây mang kiểu gen
AaBbDd ở F2 là bao nhiêu?
A. 150 cây. B. 300 cây. C. 450 cây. D. 600 cây.
Câu 6. Nếu P thuần chủng về hai cặp gen tương phản PLĐL thì tỉ lệ của các thể đồng hợp thu được ở F2 là
A. 12,5%. B. 18,75%. C. 25%. D. 37,5%
Câu 7. Tỉ lệ kiểu hình không xuất hiện ở con lai từ phép lai 2 cặp tính trạng di truyền độc lập là
A. 6,25% : 6,25% : 12,5% : 18,75% : 18,75% : 37,5%.
B. 12,5% : 12,5% : 37,5% : 37,5%.
C. 25% : 25% : 25% : 25%.
D. 7,5% : 7,5% : 42,5% : 42,5%.
Câu 8. Cây có kiểu gen AaBbCcDd khi tự thụ phấn sẽ cho tỉ lệ các cá thể đồng hợp tử trội về tất cả các cặp
alen trên tổng số các cá thể là bao nhiêu? Biết rằng các gen qui định các tính trạng nằm trên các NST khác
nhau.
A. 1/128. B. 1/256. C. 1/64. D. 1/512

6
ÔN TẬP ĐỊNH HƯỚNG DGNL GV: Hà Dung - 0974087603
Câu 9. Cho P: AaBbDdEeFf giao phấn với cây cùng KG. Cho biết tính trạng trội là trội hoàn toàn và mỗi
gen quy định một tính trạng. Hãy tính tỉ lệ cá thể ở F1 có KH 3 trội : 2 lặn?
A. 9/32 B. 27/64 C. 135/512 D. đáp án khác
Câu 10. Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau:
(1) AaBbDd × AaBbDd. (2) AaBBDd × AaBBDd.
(3) AaBBDd × AaBbDD. (4) AABBDd × AAbbDd.
Các phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen là
A. (2) và (3). B. (1) và (3). C. (1) và (4). D. (2) và (4).
Câu 11. Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Có thể có
bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể?
A. 1 B. 6 C. 9 D. 4
Câu 12. Cho biết, mỗi gen quy định 1 tính trạng; trội hoàn toàn và các gen PLĐL với nhau. Phép lai
AaBbDd x aabbDD sẽ cho ra
A. 8 kiểu gen: 4 kiểu hình B. 12 kiểu gen: 4 kiểu hình
C. 4 kiểu gen: 4 kiểu hình D. 6 kiểu gen: 4 kiểu hình
Câu 13. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen
này di truyền phân ly độc lập với nhau. Tiến hành lai giữa 2 cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và
lục, trơn được F1, cho F1 tự thụ phấn, ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ
A. 3 vàng trơn : 1xanh trơn
B. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn
C. 3 vàng trơn : 1 xanh nhăn-----------------------------
D. 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 vàng trơn : 1 xanh nhăn
Câu 14. Cho các kiểu tương tác giữa các gen sau đây:
1: Alen trội át hoàn toàn alen lặn 2: tương tác bổ sung 3: tương tác cộng gộp
4: Alen trội át không hoàn toàn alen lặn 5: Tương tác át chế
Các kiểu tương tác giữa các gen không alen là
A. 2, 3, 5. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 1,2,3,4, 5.
Câu 15. Việc sử dụng cá thể F1 làm giống sẽ dẫn đến kết quả:
A. duy trì được sự ổn định của tính trạng qua các thế hệ.
B. cá thể F2 bị bất thụ.
C. tạo ra hiện tượng ưu thế lai.
D. thoái hóa giống.
Câu 16. Cho cây có hoa đỏ (P) tự thụ phấn đời sau thu được toàn bộ cây có hoa đỏ (F1). Lại lấy cây hoa
đỏ (F1) tự thụ phấn tiếp, đời sau cũng thu được toàn bộ các cây có hoa màu đỏ (F2). Nhận định nào sau đây
đúng về cây hoa đỏ (P)?
A. là dòng thuần chủng. B. có kiểu gen đồng hợp tử trội.
C. có kiểu gen đồng hợp tử lặn. D. là dòng thuần chủng của tính trạng trội.
Câu 17. Lai giữa 2 dòng hành thuần chủng củ trắng với củ đỏ, ở đời F1 thu được tất cả đều củ trắng, ở đời
F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 12 củ trắng: 3 củ đỏ: 1 củ vàng. Tính trạng màu sắc củ tuân theo quy luật di
truyền
A. Phân li độc lập. B. gen đa hiệu. C. Phân li. D. Tương tác gen.
Câu 18. Mendel nhận định rằng các cặp alen phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử vì?
A. vì đây là phép lai 2 tính trạng
B. mỗi gen 1 tính trạng và trội lặn hoàn toàn
C. mỗi tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3:1 nên các cặp alen phải phân li độc lập
D. bố mẹ thuần chủng tương phản về 2 tính trạng nghiên cứu
Câu 19: Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?
I. Aa x aa. II. Aa x Aa. III. AA x aa. IV. AA x Aa. V. aa x aa. Câu trả lời đúng là:
A. I,III, V B. I, III C. II, III D. I, V
7
ÔN TẬP ĐỊNH HƯỚNG DGNL GV: Hà Dung - 0974087603
Câu 20. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ
phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1?
A. Aabb x aaBb. B. aaBb x AaBb. C. Aabb x AAbb. D. AaBb x AaBb.
Câu 21. Phép lai một cá thể có kiểu hình trội với một cá thể có kiểu hình lặn để kiểm tra kiểu gen được gọi
là?
A. Lai khác dòng. B. Lai thuận nghịch. C. Lai xa. D. Lai phân tích.
Câu 22. Cơ thể có kiểu gen AaBbddHhEe qua giảm phân sẽ cho tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 12. B. 6. C. 16. D. 8.
Câu 23. Cho phép lai sau P: ♀AaBbDd  ♂AabbDd (biết rằng một gen qui định một tính trạng, trội hoàn
toàn).Tỉ lệ kiểu hình A-B-dd ở F1 là bao nhiêu ?
A. 9/64. B. 9/32. C. 9/16. D. 1/8.
Câu 24. Quy luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng:
A. Phân ly ngẫu nhiên của các cặp gen trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
B. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.
C. Liên kết giữa các gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng.
D. Thay đổi vị trí giữa các gen cùng nằm trên 2 NST khác nhau của cặp NST tương đồng.
Câu 25. Cho phép lai AaBbDd x aaBbdd. Tỉ lệ xuất hiện kiểu gen aabbdd ở F1 là?
A. 1/16. B. 1/2. C. 1/4. D. 1/8.
Câu 26. Gen đa hiệu là?
A. Nhiều gen cùng bổ sung với nhau để quy định 1 tính trạng mới
B. Nhiều tính trạng chịu tác động đồng thời của 1 gen
C. Một gen quy định 1 tính trạng
D. Nhiều gen cùng quy định 1 tính trạng
Câu 27. Tỉ lệ KH nào sau đây là tỉ lệ của tác động gen kiểu cộng gộp?
A. 93,75% : 6,25%. B. 75% : 18,75% : 6,25%.
C. 81,25% : 18,75%. D. 56,25% : 43,75%.
Câu 28. Ở người, quy ước gen A: tóc xoăn, gen B: mũi cong, gen D: lông mi dài trội hoàn toàn so với gen
a:tóc thẳng, gen b: mũi thẳng, gen d: lông mi ngắn. Các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau.
Bố và mẹ đều có tóc xoăn, mũi cong, lông mi dài sinh được đứa con có tóc thẳng, mũi thẳng, lông mi ngắn.
Kiểu gen của bố và của mẹ?
A. Bố và mẹ đều là: AaBbDd. B. Bố : AAbbDd và mẹ : AaBbdd.
C. Bố : AaBBDd và mẹ : AABbDd. D. Bố : AaBbDd và mẹ : AABbDd.
Câu 29. Cơ thể có kiểu kiểu gen AaBbddEe khi giảm phân không cho loại giao tử nào sau đây?
A. aBde. B. AbdE. C. aBdE. D. ABDe.
Câu 30. Khi F1 dị hợp n cặp gen phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp về tất cả các gen ở F2 là?
A. (9/16)n. B. (1/4)n. C. (3/4)n. D. (1/2)n.

You might also like