You are on page 1of 11

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

TỔ: TIN - SINH – CNNN SINH HỌC 12 – NH: 2020 - 2021

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để
tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi
3 loại nuclêôtit được sử dụng là:
A. ba loại G, A, U B. ba loại A, G, X C. ba loại U, A, X D. ba loại U, G, X
Câu 2: Điều nào dưới đây là đúng để giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của
phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn một mạch được tổng hợp gián đoạn?
A. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng enzim ADN polimeraza chỉ xúc tác tổng hợp
mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
B. Sự liên kết các nucleotit trên 2 mạch diễn ra không đồng thời.
C. Do giữa 2 mạch có nhiều liên kết bổ sung khác nhau.
D. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng enzim ADN polimeraza chỉ xúc tác tổng hợp
mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
Câu 3: Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho
một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa?
A. 5’AUG3’, 5’UGG3’ B. 5’XAG3’, 5’AUG3’
C. 5’UUU3’, 5’AUG3’ D. 5’UXG3’. 5’AGX3’
Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Vectơ chuyển gen được dùng là plasmit cũng có thể là thể thực khuẩn.
B. Việc cắt phân tử ADN trong kĩ thuật chuyển gen nhờ enzym ligaza.
C. Việc nối các đoạn ADN trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp do enzym restrictaza.
D. Vectơ chuyển gen là phân tử ADN tồn tại độc lập trong tế bào nhưng không có khả năng tự
nhân đôi.
Câu 5: Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở
sinh vật nhân thực là:
A. đều có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza để lắp ráp với các nucleotit trên mạch khuôn
theo nguyên tắc bổ sung.
B. các quá trình thường thực hiện một lần trong một tế bào.
C. diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN.
D. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
Câu 6: Trong công nghệ gen, ADN tái tổ hợp là phân tử lai được tạo ra bằng cách nối đoạn ADN
của
A. tế bào cho vào ADN của plasmít. B. tế bào cho vào ADN của tế bào nhận.
C. plasmít vào ADN của tế bào nhận. D. plasmít vào ADN của vi khuẩn E. coli.
Câu 7: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là
A. codon. B. axit amin. C. anticodon. C. triplet.
Câu 8: Chiều của mạch khuôn trên ADN được dùng để tổng hợp mARN và chiều tổng hợp
mARN lần lượt là:
A. 5’ → 3’ và 5’ → 3’ B. 3’ → 5’ và 3’ → 5’
C. 5’ → 3’ và 3’ → 5’ D. 3’ → 5’ và 5’ → 3’
Câu 9: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là
A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ADN.

1
Câu 10: Ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có sự khác nhau về axit amin mở đầu cho việc
tổng hợp chuỗi polipeptit. Sự sai khác đó là:
A. ở sinh vật nhân sơ, axit amin mở đầu là foocmin metonin còn ở sinh vật nhân thực là
metionin.
B. ở sinh vật nhân thực là axit amin foocmin metionin còn ở sinh vật nhân sơ là metionin.
C. ở sinh vật nhân sơ là axit amin foocmin metionin còn ở sinh vật nhân thực là valin.
D. ở sinh vật nhân sơ là axit amin foocmin metionin còn ở sinh vật nhân thực là glutamic.
Câu 11: Điều nào sau đây là không đúng với plasmit?
A. Chứa phân tử ADN dạng vòng.
B. Là một loại virút kí sinh trên tế bào vi khuẩn.
C. Là phân tử ADN nhỏ nằm trong tế bào chất của vi khuẩn.
D. ADN plasmit tự nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể.
Câu 12: Bản chất của mối quan hệ ADN → ARN → chuỗi polipeptit là gì?
A. Trình tự các cặp nucleotit trên ADN quy định trình tự các nucleotit trên mARN, từ đó quy
định trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit.
B. Trình tự các bộ ba mã sao quy định trình tự các bộ ba đói mã trên tARN, từ đó quy định trình
tự các axit amin.
C. Trình tự các nucleotit trên mạch khuôn ADN quy định trình tự các nucleotit trên mARN, từ đó
quy định trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit.
D. Trình tự các nucleotit trên mARN quy định trình tự các nucleotit trên ADN, từ đó quy định
trình tự các axit amin trên chuỗi polipepetit.
Câu 13: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của
A. mạch mã hoá. B. mARN. C. tARN. D. mạch mã gốc.
Câu 14: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. ADN và ARN B. prôtêin C. ARN D. ADN
Câu 15: Trình tự các thành phần cấu tạo của một operon là
A. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc.
B. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc.
C. nhóm gen cấu trúc – vùng vận hành – vùng khởi động.
D. nhóm gen cấu trúc – vùng khởi động – vùng vận hành.
Câu 16: Trong một opêron, nơi enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động phiên mã là
A. vùng vận hành. B. vùng khởi động. C. vùng mã hóa. D. vùng điều hòa.
Câu 17: Trong kĩ thuật cấy gen dùng plasmit, tế bào nhận thường dùng phổ biến là (M) nhờ vào
đặc điểm (N) của chúng. (M) và (N) lần lượt là:
A. (M): E. coli, (N): cấu tạo đơn giản. B. (M): E. coli, (N): sinh sản rất nhanh.
C. (M): virút, (N): cấu tạo đơn giản. D. (M): virút, (N): sinh sản rất nhanh.
Câu 18: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. mARN B. ADN C. prôtêin D. mARN và prôtêin
Câu 19: Điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn?
A. Mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể. B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
C. Làm hạn chế các biến dị tổ hợp. D. Luôn duy trì các nhóm gen liên kết quý.
Câu 20: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên
tục nhờ enzim:
A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza D. ADN ligaza
Câu 21: Từ một cây trồng có kiểu gen quý, người ta sử dụng công nghệ tế bào nào để tạo ra một
quần thể cây trồng có kiểu gen đồng hợp?
A. Nuôi cấy tế bào in vitro tạo mô sẹo. B. Nuôi cấy hạt phấn.
2
C. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xoma có biến dị. D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 22. Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng DT học trong tạo giống
bằng công nghệ tế bào:
Loại ứng dụng Đặc điểm
(1) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội (a) Từ một mô sinh dưỡng ban đầu có thể tạo ra
hóa. một số lượng lớn cá thể có kiểu gen hoàn toàn
giống nhau chỉ trong một thời gian ngắn.
(2) Nuôi cấy mô thực vật. (b) Được xem là Công nghệ tăng sinh ở động
vật.
(3) Tách phôi động vật thành nhiều phần, (c) Có sự dung hợp giữa nhân tế bào sinh dưỡng
mỗi phần phát triển thành một phôi riêng với tế bào chất của trứng
biệt.
(4) Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển (d) Tạo được các dòng đồng hợp về tất các cặp
nhân ở động vật. gen.
(5) Dung hợp tế bào trần. (e) Cơ thể lai mang bộ NST của hai loài bố mẹ.
Tổ hợp ghép đúng là:
A. 1d, 2a, 3b, 4c, 5e. B. ld, 2b, 3a, 4c, 5e. C. ld, 2d, 3b, 4e, 5a. D. le, 2a, 36, 4c, 5a.
Câu 23: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì
A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành. B. prôtêin ức chế không được tổng hợp.
C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra.
D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động.
Câu 24: Trong bảng mã di truyền của mARN mã mở đầu là AUG, các mã kết thúc là UAA,
UAG, UGA. Bộ ba nào sau đây trên mạch gốc của gen có thể bị biến đổi thành bộ ba vô nghĩa
(không mã hoá axit amin nào cả) bằng cách chỉ thay 1 nucleotit.
A. TAX. B. AXX. C. AGG. D. AAG.
Câu 25: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là:
A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN
tái tổ hợp.
B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → tạo ADN tái tổ hợp→ chuyển ADN tái tổ hợp
vào tế bào nhận.
Câu 26: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của
prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit.
Câu 27: Cho biết các bước của một quy trình như sau:
(1) Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.
(2) Theo dõi, ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.
(3) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen.
(4) Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người
ta phải thực hiện theo trình tự các bước là:
A. (1) → (2) → (3) → (4) B. (3) → (1) → (2) → (4)
C. (1) → (3) → (2) → (4) D. (3) → (2) → (1) → (4)
Câu 28. Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, người ta không sử dụng kiểu lai nào dưới đây?

3
A. Lai khác dòng. B. Lai thuận nghịch. C. Lai phân tích.. D. Lai khác dòng kép.
Câu 29.Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. 4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình:
A. 1, 2, 3, 4 B. 4, 1, 2, 3 C. 2, 3, 4, 1 D. 2, 3, 1, 4
Câu 30: Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là
A. đột biến gen. B. đột biến NST. C. biến dị tổ hợp. D. biến dị đột biến.
Câu 31: Một quần thể chuột khởi đầu có số lượng 3000 con, trong đó chuột lông xám đồng hợp
là 2100 con, chuột lông xám dị hợp là 300 con, chuột lông trắng là 600 con. Biết màu lông do 1
gen gồm 2 alen (A và a) quy định. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể trên là:
A. A = 0,7 ; a = 0,3 B. A = 0,6 ; a = 0,4
C. A = 0,75 ; a = 0,25 D. A = 0,8 ; a = 0,2
Câu 32: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
(1): ABCD.EFGH → ABGFE.DCH (2): ABCD.EFGH → AD.EFGBCH
A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
C. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.
D. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
Câu 33: Trong một quần thể cây trồng đạt trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa vàng
chiếm 36%. Biết rằng, tính trạng màu sắc hoa do 1 gen quy định, trong đó A quy định hoa đỏ trội
hoàn toàn so với a quy định hoa vàng. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là:
A. A = 0,6 ; a = 0,4 B. A = 0,4 ; a = 0,6
C. A = 0,8 ; a = 0,2 D. A = 0,2 ; a = 0,8
Câu 34: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả
trắng. Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16.
Kiểu gen của các cây bố mẹ là
A. AaBb x Aabb. B. AaBB x aaBb.
C. Aabb x AaBB. D. AaBb x AaBb.
Câu 35: Định luật Hacđi – Vanbec không cần có điều kiện nào sau đây để nghiệm đúng?
A. Có sự cách li sinh sản giữa các cá thể trong quần thể.
B. Các cá thể trong quần thể giao phối với nhau ngẫu nhiên..
C. Không có đột biến và cũng như không có chọn lọc tự nhiên.
D. Khả năng thích nghi của các kiểu gen không chênh lệch nhiều.
Câu 36: Đặc điểm nổi bật của phương pháp lai tế bào so với lai xa:
A. Tránh được hiện tượng bất thụ của con lai. B. Tạo được dòng thuần chủng nhanh nhất.
C. Tạo được giống mới mang những đặc điểm mới không có ở bố mẹ.
D. Tạo giống mới mang đặc điểm của 2 loài bố mẹ.
Câu 37: Ở cà chua gen A quy định thân cao, a thân thấp, B:quả tròn, b:quả bầu dục. Giả sử 2 cặp
gen này cùng nằm trên một NST tương đồng. Hiện tượng nào dưới đây không xảy ra quá trình di
truyền?
A. Phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen chi phối tính trạng trong quá trình di truyền.
B. Thay đổi vị trí của các gen trên NST tương đồng do trao đổi chéo trong giảm phân.
C. Liên kết gen hạn chế biến dị tổ hợp.
D. Xuất hiện hiện tượng biến dị tổ hợp tạo ra các tổ hợp gen mới.
Câu 38: Trong tế bào sinh dưỡng của người, thể ba nhiễm có số lượng NST là:
A. 45 B. 46 C. 47 D. 48
4
Câu 39: Khâu đầu tiên trong quy trình chuyển gen là việc tạo ra
A. vectơ chuyển gen. B. biến dị tổ hợp. C. gen đột biến. D. ADN tái tổ hợp.
Câu 40: Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình
nhân bản?
A. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.
B. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.
C. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
D. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai.
Câu 41: Ở người, alen A quy định mắt đen là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt xanh. Nếu
không có đột biến xảy ra, cặp vợ chồng nào sau đây có thể sinh ra con có người mắt đen, có người
mắt xanh?
A. aa × aa. B. AA × Aa. C. Aa × aa. D. aa × AA.
Câu 42: Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định
tính trạng đó
A. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y. B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X
C. nằm trên nhiễm sắc thể thường. D. nằm ở ngoài nhân.
Câu 43: Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể là
A. sự tiếp hợp các NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I
B. sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì trước của giảm phân II
C. sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I
D. sự phân li và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân
Câu 44: Để tạo ra cơ thể mang bộ NST của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính,
người ta sử dụng phương pháp
A. lai tế bào B. gây đột biến nhân tạo
C. nhân bản vô tính D. cây truyền phôi
Câu 45: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của định luật Hacdi -Vanbec:
A. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở tiến hóa
B. Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen từ tỉ lệ kiểu hình.
C. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định trong thời gian dài.
D. Từ tỉ lệ các cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra tần số của alen đột biến
trong quần thể.
Câu 46: Cho các đặc điểm sau:
- Đây là phương pháp tế bào để tạo ra một giống mới.
- Đối tượng tác động là tế bào thực vật.
- Trong suốt quá trình, có sử dụng chất hóa học cosixin.
- Kết quả là tạo thành một quần thể đồng hợp về mọi cặp gen.
- Phương pháp này được ứng dụng để nhân nhanh giống quý.
Các đặc điểm sau đang nói về:
A. Phương pháp lai tế bào trần. B. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn.
C. Phương pháp lai xa, kèm theo đa bội hóa. D. Phương pháp nuôi cấy mô.
Câu 47: Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng chuyển thành
quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?
A. Cho quần thể sinh sản hữu tính. B. Cho quần thể tự phối.
C. Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng. D. Cho quần thể giao phối tự do.
Câu 48: Điểm nào sau đây không thuộc định luật Hacđi-Vanbec?

5
A. Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể, giải thích vì sao trong thiên nhiên có
những quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
B. Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu
hình trong quần thể.
C. Phản ánh trạng thái động của quần thể, thể hiện tác dụng của chọn lọc và giải thích cơ sở của
tiến hoá.
D. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.
Câu 49: Điểm chung giữa quy luật di truyền phân li độc lập và di truyền tương tác gen là:
1. Đều làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
2. Đều có tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 giống nhau.
3. Đều có sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các gen không alen.
4. Đều có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 giống nhau.
A. 1, 2. B. 2, 3. C. 1, 2, 3. D. 1, 2, 3, 4.
Câu 50: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự
A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối.
B. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối.
C. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.
D. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.
Câu 51: Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là
A. nuclêôxôm. B. sợi nhiễm sắc. C. sợi siêu xoắn. D. sợi cơ bản.
Câu 52: Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp
A. nhân bản vô tính. B. dung hợp tế bào trần.
C. nuôi cấy tế bào, mô thực vật. D. nuôi cấy hạt phấn.
Bd
Câu 53: Một cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa:
bD
A. 4 loại giao tử. B. 8 loại giao tử. C. 16 loại giao tử. D. 32 loại giao tử.
Câu 54: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-
Vanbec?
A. Quần thể có kích thước lớn. B. Có hiện tượng di nhập gen.
C. Không có chọn lọc tự nhiên. D. Các cá thể giao phối tự do.
Câu 55. Vốn gen của quần thể là gì?
A. Là tập hợp của tất cả các alen của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
B. Là tập hợp của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
C. Là tập hợp của tất cả các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
D. Là tập hợp của tất cả các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định.
Câu 56. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít
nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì
tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
C. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát
sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
Câu 57. Gen ở vùng tương đồng trên cặp nhiễm sắc thể giới tính XY di truyền
A. thẳng. B. chéo. C. như gen trên NST thường. D. theo dòng mẹ
Câu 58. Cho các nhận xét sau:
(1) Hoán vị gen xảy ra do hiện tượng trao đổi chéo giữa 2 cromatit cùng nguồn của cặp nhiễm sắc

6
thể tương đồng ở kì đầu 1.
(2) Hoán vị gen tạo điều kiện cho sự tái tổ hợp của các gen không alen trên nhiễm sắc thể.
(3) Hoán vị gen làm xuất hiện biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
(4) Các gen càng xa nhau trên nhiễm sắc thể càng khó xảy ra hoán vị.
(5) Tần số hoán vị gen luôn nhỏ hơn hoặc bằng 50%.
Khi nói về hoán vị gen, có bao nhiêu phát biểu ở trên là không đúng?
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 59. Điều nào sau đây về quần thể tự phối là không đúng?
A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ
phấn.
C. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm.
D. Quần thể biểu hiện tính đa hình.
Câu 60. Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự lần lượt là Val – Trp – Lys – Pro. Biết
rằng các codon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp – UGG; Val – GUU; Lys – AAG;
Pro – XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói trên có trình
tự nuclêôtít là
A. 5’ TGG – XTT – XXA – AAX 3’. B. 5’ GTT – TGG – AAG – XXA 3’.
C. 5’ GUU – UGG – AAG – XXA 3’. D. 5’ XAA – AXX – TTX – GGT 3’
Câu 61. Từ một cơ thể có kiểu gen AabbDdEE, có thể tạo ra cơ thể có kiểu gen nào sau đây bằng
phương pháp nuôi cất hạt phấn và lưỡng bội hóa?
A. AabbDdEE B. AabbDdEE C. aabbddEE D. aaBBddEE
Câu 62. Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối
của alen A, a lần lượt là: A. 0,3 ; 0,7 B. 0,8 ; 0,2 C. 0,7 ; 0,3 D. 0,2 ;
0,8
Câu 63. Đơn vị cơ bản cấu tạo nên NST là
A. nuclêôxôm. B. nuclêôtit. C. ribôxôm D. crômatit.
Câu 64. Cấu trúc nào sau đây có số lần cuộn xoắn nhiều nhất?
A. sợi nhiễm sắc. B. crômatit ở kì giữa. C. sợi siêu xoắn. D. nuclêôxôm
Câu 65. Thành phần hoá học chính của NST ở sinh vật nhân thực là
A. ADN mạch kép và prôtêin dạng histôn. B. ADN mạch đơn và prôtêin dạng hisôn.
C. ADN và các enzim nhân đôi. D. ADN và prôtêin dạng histôn và phi histôn.
Câu 66. Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là
A. sợi ADN. B. sợi cơ bản. C. sợi nhiễm sắc. D. cấu trúc siêu xoắn
Câu 67. Một quần thể ở thế hệ F 1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự phối
bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là:
A. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa. B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa.
C. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa. D. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa.
Câu 68. Một quần thể có TPKG: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở
thế hệ sau khi cho tự phối là : A. 50% B. 20% C. 10% D. 70%
Câu 69. Khi nói về NST giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y đều không mang gen.
B. Trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.
C. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp.
D. Trên vùng tương đồng của NST giới tính, gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên
NST Y.
Câu 70. Những đột biến nào gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất?
7
A. Mất đoạn và lặp đoạn. B. Mất đoạn và chuyển đoạn lớn
C. Đảo đoạn và chuyển đoạn. D. Lặp đoạn và chuyển đoạn.
Câu 71. Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng
được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một?
A. AaaBb B. AaBb C. AaBbDdd D. AaBbd
Câu 72. Khi nói về NST giới tính có các phát biểu sau:
(1) NST giới tính chỉ có ở động vật.
(2) NST giới tính có ở tất cả các loài động vật.
(3) Ở những loài có NST giới tính thì luôn có nhiều hơn 1 loại NST giới tính trong quần thể.
(4) Trên NST giới tính ngoài các gen quy định giới tính còn có các gen quy định tính trạng
thường.
Số phát biểu chính xác là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 73. Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng
A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp. B. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp
tử.
C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen. D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu
gen khác nhau.
Câu 74. Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Di truyền theo dòng mẹ thường xảy ra ở các tính trạng do gen nằm ngoài nhân quy định.
B. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
C. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.
D. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới
đực.
Câu 75. Để các alen phân li đồng đều về các giao tử: 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử
chứa alen kia thì cần có điều kiện gì
1: Số lượng cá thể nhiều 2: Trội hoàn toàn 3: mỗi gen qui định một tính trạng
4: Giảm phân bình thường 5: Bố mẹ thuần chủng
Câu trả lời đúng là:
A. 1;2;4;5 B. 1;2;3;4;5 C. 2;4 D. 4
Câu 76. Khi nói về sự liên quan giữa kiểu gen, kiểu hình về môi trường thì câu nào sai?
A. Giữa kiểu gen với ngoại cảnh và kiểu hình có mối quan hệ phức tạp.
B. Kiểu gen là tổ hợp tất cả các gen có tác động riêng rẽ độc lập nhau.
C. Kiểu hình chịu ảnh hưởng của sự tác động giữa các gen và ngoại cảnh.
D. Ngoài tác động giữa các gen alen, còn tác động giữa các gen không alen quy định sự hình
thành tính trạng.
Câu 77. Xét các kết luận sau đây:
(1) Hoán vị gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
(2) Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.
(3) Số lượng gen nhiều hơn số lượng nhiễm sắc thể nên liên kết gen là phổ biến.
(4) Hai cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì không liên kểt với nhau.
(5) Số nhóm gen liên kết luôn bằng số NST trong bộ đơn bội của loài.
Có bao nhiêu kết luận sai?
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 78. Cho cá thể có kiểu gen AB//ab (các gen liên kết hoàn toàn) tự thụ phấn. F 1 thu được loại
kiểu gen ab//ab với tỉ lệ là:
A. 50% B. 25% C. 75% D. 100%
8
Câu 79. Hiện tượng đa hiệu là hiện tượng
A. Nhiều gen quy định 1 tính trạng. B. Tác động gộp.
C. Một gen quy định nhiều tính trạng. D. Nhiều gen alen cùng chi phối một thứ tính trạng
Câu 80. Một cá thể có kiểu gen AB//ab DE//de. Nếu các cặp gen liên kết hoàn toàn trong giảm
phân thì qua thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại dòng thuần ở thế hệ sau?
A. 9 B. 4 C. 8 D. 16
Câu 81. Các gen ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể X có sự di truyền
A. theo dòng mẹ. B. thẳng. C. như các gen trên NST thường. D. chéo.
Câu 82. Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:
A. quần thể giao phối có lựa chọn. B. quần thể tự phối và ngẫu phối.
C. quần thể tự phối. D. quần thể ngẫu phối.
Câu 83. Ở cà chua gen A quy định thân cao, a thân thấp, B:quả tròn, b:quả bầu dục. Giả sử 2 cặp
gen này cùng nằm trên một NST tương đồng. Hiện tượng nào dưới đây không xảy ra quá trình di
truyền?
A. Phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen chi phối tính trạng trong quá trình di truyền.
B. Thay đổi vị trí của các gen trên NST tương đồng do trao đổi chéo trong giảm phân.
C. Liên kết gen hạn chế biến dị tổ hợp.
D. Xuất hiện hiện tượng biến dị tổ hợp tạo ra các tổ hợp gen mới.
Câu 84. Điểm khác nhau cơ bản giữa thể tự đa bội với thể dị đa bội là
A. thể tự đa bội chỉ chứa 1 bộ NST của 1 loài; thể dị đa bội chứa 2 bộ NST của 2 loài khác
nhau.
B. thể tự đa bội chứa 2 bộ nhiễm săc thể của 2 loài; thể dị đa bội chứa 1 bộ NST của 1 loài.
C. tự đa bội có bộ nhiễm sắc thể tăng một số nguyên lần bộ đơn bội.
D. dị đa bội có bộ nhiễm sắc thể tăng một số nguyên lần bộ đơn bội của 2 loài.
Câu 85. Ở 1 loài thực vật, màu sắc hạt do một gen có 2 alen quy định: gen B quy định hạt vàng
trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt xanh. Cho các quần thể sau:
quần thể 1: 100% cây cho hạt vàng;
quần thể 2: 100% cây cho hạt xanh;
quần thể 3: 25% cây cho hạt xanh.
Quần thể luôn ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec là:
A. Quần thể 2 và quần thể 3. B. Quần thể 1.
C. Quần thể 2. D. Quần thể 1 và quần thể 2.
Câu 86. Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen
ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc
độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung
thư loại này thường là:
A. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
B. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
C. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
D. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
Câu 87: Cho các so sánh sau giữa quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối, số so sánh đúng là:
(1) Kiểu hình ở quần thể tự phối kém đa dạng hơn.
(2) Quần thể giao phối ít tồn tại gen gây chết, nửa gây chết hoặc có hại.
(3) Quần thể giao phối có đột biến lặn có thể tồn tại ở kiểu gen dị hợp lâu hơn.
(4) Các gen chủ yếu ở trạng thái dị hợp là đặc điểm quan trọng của quần thể tự phối.
(5) Sự trao đổi vật chất di truyền giữa các cá thể trong quần thể giao phối hạn chế hơn.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
9
Câu 88: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
IV. Tạo dòng thuần chủng.
Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
A. I → III → II. B. III → II → I. C. III → II → IV. D. II → III → IV.
Câu 89: Khi nói về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây là
không đúng:
A. Các cá thể giao phối tự do với nhau. B. Đơn vị sinh sản, đơn vị tiến hóa của loài
C. Hạn chế về kiểu gen và kiểu hình.
D. Sự trao đổi vật chất di truyền trong quần thể không ngừng diễn ra.
Câu 90: Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp
A. cấy truyền phôi. B. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo.
C. dung hợp tế bào trần. D. nuôi cấy hạt phấn.
Câu 91: Cho trật tự sắp xếp một mạch đơn như sau: 5' - ATT - GGX - GAT - XXX - GXA -
GGA - 3'. Trật tự sắp xếp nào dưới đây là đúng đối với mạch còn lại?
A. 5' - ATT - GGX - GAT - XXX - GXA - GGA - 3'.
B. 5' - UAA - XXG - XUA - GGG - XGU - XXU - 3'.
C. 5' - TAA - XXG - XTA - GGG - XGT - XXT - 3'.
D. 5' - TXX - TGX - GGG - ATX - GXX - AAT - 3'.
Câu 92: Nhờ hiện tượng hoán vị gen mà các gen… (M : alen/ N : không alen) nằm trên… (C:
các cặp NST tương đồng khác nhau/ D: các NST khác nhau của cặp tương đồng) có điều kiện tổ
hợp với nhau trên… (K: cùng 1 kiểu gen/ S: cùng một NST) tạo thành nhóm gen liên kết.
Hãy lựa chọn các cụm từ ngữ trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong nội dung trên cho phù hợp.
Lựa chọn đúng là:
A. M, C, K B. M, C, S C. N, C, S D. M, D, S
Câu 93: Cặp NST giới tính quy định giới tính nào dưới đây không đúng ?
A. Ở lợn: XX – cái, XY – đực.
B. Ở ruồi giấm: XX – đực, XY – cái.
C. Ở gà: XX – trống, XY – mái.
D. Ở người: XX – nữ, XY – nam.
Câu 94: Bảng sau cho biết tên và nguyên nhân của một số bệnh di truyền ở người. Hãy ghép tên
bệnh với 1 nguyên nhân gây bệnh sao cho phù hợp.
Các bệnh Nguyên nhân gây bệnh

1. Bệnh máu khó đông a) Ở nữ giới thừa 1 NST X

2. Hội chứng Đao b) 3NST số 21

3. Hội chứng Tơcno c) Mất đoạn NST số 21

4. Pheninketo niệu d) Đột biến gen lặn trên NST X

5. Ung thư e) Đột biến gen lặn trên NST thường

f) Do đột biến gen hoặc đột biến NST

10
g) Ở nữ giới khuyết NST X
Phương án đúng là:
A. 1d, 2b, 3f, 4e, 5g B. 1e, 2c, 3g, 4a, 5f
C. 1d, 2b, 3g, 4e, 5f D. 1e, 2c, 3g, 4a, 5f
Câu 95: Khi nói về nhiệm vụ của di truyền y học tư vấn, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Góp phần chế tạo ra 1 số loại thuốc chữa bệnh di truyền
B. Định hướng sinh đẻ để dự phòng và hạn chế hậu quả xấu của các bệnh di truyền
C. Cho lời khuyên trong kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh ở trạng thái dị
hợp
D. Chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên và khả năng mắc 1 loại bệnh di truyền nào
đó ở thế sau
Câu 96: Người ta đã sử dụng kĩ thuật nào sau đây để phát hiện sớm bệnh pheninketo niệu ở
người?
A. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích protein
B. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích ADN
C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường
D. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X
Câu 97: Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen
đánh dấu với mục đích
A. giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit
B. dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp
C. để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng
D. để plasmit có thể nhận ADN ngoại lai
Câu 98: Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chin của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa
hoặc để lâu mà không bị bỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
A. gen sản sinh ra etilen đã được hoạt hóa
B. cà chua này là thể đột biến
C. cà chua này đã được chuyển gen kháng virut
D. gen sản sinh ra etilen đã bị bất hoạt
Câu 99: Thành tựu nào dưới đây không được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen?
A. Vi khuẩn E. coli sản xuất hoocmon insulin của người
B. Lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – caroten
C. Ngô DT6 có năng suất cao, hàm lượng protein cao
D. Cừu chuyển gen tổng hợp protein của người trong sữa
Câu 100: Cho các bước tạo động vật chuyển gen:
(1) Lấy trứng ra khỏi con vật.
(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình
thường.
(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.
(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi.
Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là:
A. (3) → (4) → (2) → (1) B. (1) → (4) → (3) → (2)
C. (1) → (3) → (4) → (2) D. (2) → (3) → (4) → (2)

11

You might also like