You are on page 1of 4

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN SINH LỚP 12- BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN


ĐỀ LUYỆN TẬP 1:
Câu 1: Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại A của gen liên kết bổ sung với loại nuclêôtit nào ở
môi trường nội bào?
A. Uraxin. B. Xitozin. C. Guanin. D. Timin.
Câu 2: Quá trình nào sau đây sử dụng axit amin làm nguyên liệu?
A. Tổng hợp ARN. B. Tổng hợp prôtêin.
C. Tổng hợp mARN. D. Tổng hợp ADN.
Câu 3: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa chuỗi polipeptit được gọi là
A. Vùng mã hóa. B. Gen. C. Nhiễm sắc thể. D. Mã di truyền.
Câu 4: Loại axit nuclêic nào sau đây được dùng làm khuôn để tổng hợp nên các loại còn lại?
A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN.
Câu 5. Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính
A. thoái hóa. B. đặc hiệu. C. phổ biến. D. liên tục.
Câu 6. Guanin dạng hiếm ( G*) xuất hiện tạo nên đột biến
A. Mất 1 cặp A-T. B. Thay thế cặp X-G bằng cặp A-T.
C. Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. D. Thêm 1 cặp A-T.
Câu 7. Ở Opêron Lac, nếu đột biến xảy ra ở vùng nào sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc không hoạt
động tổng hợp prôtêin?
A. Vùng vận hành O. B. Gen cấu trúc Z.
C. Vùng khởi động P. D. Gen điều hòa R.
Câu 8: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là
A. Gen tăng cường. B. Gen điều hòa. C. Gen đa hiệu. D. Gen trội.
Câu 9: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
B. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
C. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
D. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
Câu 10: Ở đậu Hà Lan, alen quy định kiểu hình thân cao và alen quy định kiểu hình nào sau đây
được gọi là 1 cặp alen?
A. Thân thấp. B. Hoa đỏ. C. Hạt vàng. D. Hạt nhăn.
Câu 11: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào:
A. Tác động của các tác nhân gây đột biến.
B. Điều kiện môi trường sống của thể đột biến.
C. Tổ hợp gen mang đột biến.
D. Môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.
Câu 12: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêrôn Lac ở vi khuẩn E.coli, đột biến xảy ra tại vị trí
nào sau đây của opêron thì quá trình phiên mã của các gen cấu trúc Z, Y, A có thể không diễn ra
ngay cả khi môi trường có lactôzơ?
A. Gen điều hoà. B. Gen cấu trúc. C. Vùng khởi động. D. Vùng vận hành.
Câu 13: Bản chất quy luật phân li của Menđen là
A. Sự phân li độc lập của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
B. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các alen trong giảm phân và thụ tinh.
C. Sự phân li đồng đều và tổ hợp tự do của các alen trong giảm phân và thụ tinh.
D. Sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
Câu 14: Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được?
A. Đột biến ở bộ ba giữa gen. B. Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc.
C. Đột biến ở mã mở đầu. D. Đột biến ở mã kết thúc.
Câu 15: Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện tính trạng:
A. Lặp đoạn.
B. Mất đoạn.
C. Chuyển đoạn tương hỗ hay không tương hỗ.
D. Đảo đoạn.
Câu 16: Dạng đột biến cấu trúc thường làm giảm số lượng gen trên một NST là:
A. Lặp đoạn NST. B. Chuyển đoạn trên một NST.
C. Mất đoạn NST. D. Đảo đoạn NST.
Câu 17: Kiểu tác động của các gen mà trong đó mỗi gen có vai trò như nhau tới sự phát triển của
tính trạng là:
A. Tác động át chế. B. Tác động đa hiệu.
C. Tác động bổ sung. D. Tác động cộng gộp.
Câu 18: Cơ chế điều hòa hoạt động của gen có ý nghĩa gì?
A. Phát huy vai trò của gen điều hòa.
B. Tiết kiệm năng lượng.
C. Hạn chế hoạt động của enzim.
D. Hạn chế hoạt động của nhóm gen cấu trúc.
Câu 19. Cơ sở tế bào học của qui luật phân ly là
A. Khi giảm phân tạo giao tử, các thành viên của một cặp alen phân ly đồng đều về các giao tử,
mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng cũng phân ly đồng đều về các giao tử.
B. Mỗi NST trong từng căp NST tương đồng phân ly không đồng đều về các giao tử.
C. Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền qui định.
D. Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST trong cặp NST tương đồng.
Câu 20. Thể đa bội được hình thành do trong phân bào
A. Một cặp nhiễm sắc thể không phân ly.
B. Một nửa số cặp nhiễm sắc thể không phân ly.
C. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân ly.
D. Một số cặp nhiễm sắc thể không phân ly.
ĐỀ LUYỆN TẬP 2:
Câu 1. Dạng đột biến điểm nào sau đây làm cho gen bị giảm đi 1 liên kết hiđrô?
A. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X.
B. Mất một cặp G – X.
C. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.
D. Mất một cặp A – T.
Câu 2. Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ?
A. đột biến mất đoạn. B. đột biến lệch bội.
C. đột biến đảo đoạn. D. đột biến chuyển đoạn.
Câu 3: Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng:
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 4: Hóa chất gây đột biến 5-BU thường gây đột biến gen dạng:
A. Thay thế cặp A – T bằng T – A B. Thay thế cặp G – X bằng cặp X – G
C. Thay thế cặp A – T bằng G – X D. Thay thế cặp G – X bằng T – A
Câu 5. Theo cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E. coli, khi có mặt của lactôzơ trong tế
bào, lactôzơ sẽ tương tác với
A. prôtêin ức chế. B. vùng khởi động.
C. enzim phiên mã. D. vùng vận hành.
Câu 6. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi ADN là
A. A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
B. A liên kết với X, G liên kết với T.
C. A liên kết với U, G liên kết với X.
D. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
Câu 7. Trong đột biến gen thì đột biến điểm là loại đột biến liên quan đến mấy cặp nuclêôtit?
A. Một số cặp nuclêôtit. B. Ba cặp nuclêôtit.
C. Hai cặp nuclêôtit. D. Một cặp nuclêôtit.
Câu 8. Lai xa kết hợp với gây đa bội hoá có thể tạo ra
A. thể không nhiễm. B. thể tam nhiễm. C. thể song nhị bội. D. thể tứ nhiễm.
Câu 9. Hiện tượng ở lúa mì màu hạt đỏ đậm, nhạt khác nhau tùy thuộc vào số gen trội có mặt trong
kiểu gen, khi số lượng gen trội trong kiểu gen càng nhiều thì màu đỏ càng đậm. Hiện tượng này là
kết quả của
A. Tác động của 1 gen lên nhiều tính trạng.
B. Tác động cộng gộp của các gen không alen.
C. Tương tác át chế giữa các gen lặn không alen.
D. Tương tác bổ sung giữa các gen lặn không alen.
Câu 10: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêrôn Lac ở vi khuẩn E. coli, prôtêin nào sau đây
được tổng hợp ngay cả khi môi trường không có lactôzơ?
A. Prôtêin Lac Y. B. Prôtêin Lac A. C. Prôtêin Lac Z. D. Prôtêin ức chế
Câu 11. Trong một operon, nơi enzim ARN pôlimeraza bám vào khởi động phiên mã là
A. vùng điều hòa. B. vùng mã hóa.
C. vùng vận hành. D. vùng khởi động.
Câu 12. Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới
A. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.
B. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
C. một số cặp nhiễm sắc thể.
D. toàn bộ các cặp NST.
Câu 13. Kiểu gen nào sau đây là thuần chủng?
A. AaBb. B. Aabb. C. AAbb. D. aaBb.
Câu 14: Gen bị đột biến làm tăng thêm hay mất đi một cặp nuclêôtit sẽ dẫn đến kết quả gì?
A. Thay đổi toàn bộ mã di truyền và làm thay đổi chức năng prôtêin.
B. Mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí đột biến và làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi
pôlypeptit.
C. Làm thay đổi trình tự 1 axit amin trong chuỗi pôlypeptit dẫn đến thay đổi chức năng prôtêin.
D. Mã di truyền bị đọc sai ngay vị trí đột biến và làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi
pôlypeptit.
Câu 15: Thế nào là tính trạng tương phản?
A. Những tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
B. Các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau
C. Tính trạng do một cặp alen quy định.
D. Các tính trạng khác nhau.
Câu 16. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc ngược chiều.
B. Nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc giữ lại một nửa.
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu.
Câu 17. Bộ ba mở đầu trên mARN là
A. TAX. B. UAA. C. UGA. D. AUG.
Câu 18. Ở sinh vật nhân sơ, quá trình điều hòa biểu hiện gen chủ yếu ở mức độ
A. phiên mã. B. đóng xoắn NST. C. hoàn thiện mARN. D. dịch mã.
Câu 19. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình được gọi là
A. gen đột biến. B. thể đột biến.
C. alen đột biến. D. tần số đột biến gen.
Câu 20. Thành phần không thuộc Operon Lac ở vi khuẩn E. coli là
A. vùng vận hành. B. gen điều hòa. C. các gen cấu trúc. D. vùng khởi
động.
ĐỀ LUYỆN TẬP 3:
Câu 1. Loại nuclêôtit có ở ARN và không có ở ADN là
A. Uaxin. B. Guanin. C. Ađênin. D. Timin.
Câu 2: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây không diễn ra ở trong nhân?
A. Tái bản ADN. B. Phiên mã tổng hợp mARN.
C. Phiên mã tổng hợp tARN. D. Dịch mã.
Câu 3. Côđon nào sau đây làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã?
A. 3’AAU5’. B. 3’UAG5’. C. 3’UGA5’. D. 5’AUG3’.
Câu 4. Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa loại axit amin nào sau đây?
A. Lizin. B. Mêtiônin. C. Glixin. D. Valin.
Câu 5. Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở
A. màng trong ti thể. B. màng nhân. C. nhân tế bào. D. màng sinh chất.
Câu 6. Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở:
A. Trong nhân tế bào B. Trên phân tử ADN
C. Trên màng tế bào D. Tại ribôxôm của tế bào chất
Câu 7. Để khởi động cho quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza sẽ bám vào vùng nào sau đây
trên gen cấu trúc:
A. Vùng khởi động B. Vùng điều hòa. C. Vùng phiên mã. D. Vùng kết thúc.
Câu 8. Theo cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E. coli, khi có mặt của lactôzơ trong tế
bào, lactôzơ sẽ tương tác với
A. vùng khởi động. B. enzim phiên mã. C. prôtêin ức chế. D. vùng vận hành.
Câu 9. Dạng đột biến được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn là
A. đột biến đảo đoạn NST. B. đột biến mất đoạn NST.
C. đột biến chuyển đoạn NST. D. đột biến lặp đoạn NST.
Câu 10. Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi trình tự phân bố các gen nhưng không làm
thay đổi chiều dài của NST?
A. Mất đoạn NST. B. Đảo đoạn NST. C. Mất 1 cặp nuclêôtit. D. Thêm 1 cặp nuclêôtit
Câu 11. Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột
biển gen?
A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 12. Ở cà chua, bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Số NST trong một tế bào đột biến thể tam
bội là
A. 13. B. 23. C. 72. D. 36.
Câu 13. Cải củ có bộ NST 2n = 20. Theo lí thuyết, số NST có trong thể một nhiễm là
A. 21. B. 19. C. 10. D. 9.
Câu 14. Một loài thực vật, xét 2 cặp NST kí hiệu là D, d và E, e. Cơ thể có bộ NST nào sau
đây là thể một?
A. DDdEe. B. Ddeee. C. DEE. D. DdEe.
Câu 15. Kiểu gen nào sau đây là dị hợp?
A. AaBb B. AAbb C. aabb D. AABB
Câu 16. Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen không thuần chủng?
A. aabb. B. AABB. C. AaBb. D. aaBB.
Câu 17. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?
A. AA × Aa. B. AA × aa. C. Aa × Aa. D. Aa × aa.
Câu 18. Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là
A. các gen không hoà lẫn vào nhau B. các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau.
C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.
Câu 19. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây chỉ tạo 1 loại giao tử?
A. AABb B. aaBb C. AaBb D. aaBB.
Câu 20. phép lai nào sau đây là phép lai phân tích ?
A. ♂aa ´ ♀aa. B. ♂AA ´ ♀AA C. ♂Aa ´ ♀AA. D. ♂Aa ´ ♀aa.

You might also like