You are on page 1of 12

Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia

ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đột biến xảy ra ở vùng vận hành hay vùng khởi động của gen có thể làm cho gen đó không biểu hiện được
chức năng.
B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở
tất cả các gen là bằng nhau.
C. 5BU và consixin là những tác nhân gây đột biến gen rất mạnh, được sử dụng nhiều trong thực nghiệm.
D. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen
dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
Câu 2: Khẳng định nào dưới đây không phải là ý nghĩa của kỹ thuật nuôi cấy mô?
A. Tạo ra một số lượng lớn các dạng biến dị tổ hợp phát sinh bởi quy trình chọn lọc xôma.
B. Góp phần bảo tồn các giống cây trồng với nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
C. Tạo ra một số lượng lớn cây giống đồng nhất về di truyền và tuổi trong thời gian ngắn.
D. Tiết kiệm được diện tích phục vụ cho công tác nhân giống so với nhân giống truyền thống.
Câu 3.Phương pháp nào sau đây sẽ tạo ra được các cá thể có mức phản ứng hoàn toàn giống với dạng ban đầu?
A. Nuôi cấy tế bào thực vật thành mô sẹo, sau đó dùng hoocmon sinh trưởng kích thích phát triển thành cây
B. Dung hợp tế bào trần để tạo ra tế bào lai, và sử dụng hoocmon sinh trưởng kích thích thành cây
C. Nuôi cấy hạt phấn sau đó gây lưỡng bội hóa
D. Sử dụng công nghệ chuyển gen
Câu 4: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến mất đoạn có thể không gây chết sinh vật
B. Đột biến lặp đoạn làm gia tăng số lượng gen, và có thể xảy ra trên nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể
giới tính
C. Đột biến chuyển đoạn do gây chết sinh vật nên có thể làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di
truyền
D. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.
Câu 5.Khi nói về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp phân tử, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Enzim AND polimeraza có khả năng tháo xoắn và xúc tác cho quá trình nhân đôi của AND
B. Enzim ARN polimeraza có khả năng tháo xoắn và tách 2 mạch của phân tử AND
C. Enzim ligaza có chức năng lắp giáp các nucleotit tự do của môi trường vào các đoạn Okazaki.
D. Enzim AND polimeraza có chức năng tổng hợp nucleotit đầu tiên và mở đầu mạch mới
Câu 6.Vai trò của Lactose trong cơ chế điề hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli:
A. Liên kết đặc hiệu với protein điều hòa, khiến nó mất khả năng bám vào trình tự vận hành, tạo điều kiện cho
ARN polymerase hoạt động.
B. Gắn vào trình tự vận hành Operator để khởi đầu quá trình phiên mã của operon
C. Hoạt hóa trình tự khởi động promoter để thực hiện quá trình phiên mã ở gen điều hòa
D. ức chế gen điều hòa và cản trở quá trình phiên mã của gen này để tạo ra protein điều hòa.
Câu 7: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử :
A. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau
B. Protein của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại acid amin
C. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit
D. Các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào
Câu 8: trong một số điều kiện nhất định, trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối là trạng thái mà
trong đó:
A. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệệ
B. Tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ
C. Tỉ lệ cá thể đực và cá thể cái được duy trì ổn định qua các thể hệ
D. Tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ
Câu 9: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ?
A. Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định giới tính.
B. ở giới cái nhiễm sắc thể giới tính luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
C. ở người, trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại không thành từng cặp
alen.
D. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định tính trạng thường.

Tài liệu lưu hành nội bộ 1


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 10: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu
nào sau đây là không đúng ?
A. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi
mạch đơn.
B. Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử
mARN.
C. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit ở vùng mã hoá
trên mạch mã gôc của gen.
D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiêu điêm trong môi phân tử ADN tạo ra nhicu đơn vị tái bản.
Câu 11: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài.
B. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân đột biên,
C. Đột biến gen trội vẫn có thể không biêu hiện ra kiêu hình của cơ thê bị đột biên.
D. các đột biên gen gày chêt vẫn có thê được truyên lại cho đời sau.
Câu 12: Trong sự di truyền qua tế bào chất, giải thích nào sau đây đúng về kiểu hình của con luôn luôn giống
mẹ ?
A. Gen trên NST của bố bị gen trên NST của mẹ lấn át.
B. Tốc độ nhân đôi của gen có nguồn gốc từ bố chậm hơn tốc độ nhân đôi của gen có nguôn gốc từ mẹ.
C. Tế bào chất của hợp tử chủ yếu là tế bào chất của trứng, tế bào chất của tinh trùng không đáng kể.
D. Sau khi thụ tinh, hợp tử chì chứa nguyên liệu di truyền của mẹ.
Câu 13: Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự
A. Phân tử ADN→ sợi cơ bản→ nuclêôxôm→ sợi nhiễm sấc→ crômatit.
B. Phân tử ADN→ sợi cơ bản→ sợi nhiễm sắc→nuclêôxôm→ crômatit
C. Phân tử ADN→ nuclêôxôm→ sợi cơ bản→ sợi nhiễm sắc→ crômatit.
D. Phân tử ADN→ nuclêôxôm→ sợi nhiễm sắc→ sợi cơ bản→ crômatit.
Câu 14: Một gen có cấu trúc đầy đủ, nếu gen đó đứt ra và quay ngược 1800, sau đó gắn trở lại vào ADN khi đó
quá trình phiên mã?
A. Không diễn ra vì cùng trình tự nucleotit ở vùng điều hòa không nhận biết và liên kết với ARN polymeraza
dễ khới động phiên mã và điều hòa phiên mã.
B. Có thể không diễn ra phiên mã vì cấu trúc gen bị thay đổi.
C. Diễn ra bình thường vì vùng trình tự nucleotit ở vùng điều hòa vẫn nhận biết và liên kết với ARN
polymeraza để khởi động và điều hòa phiên mã.
D. Có thể phiên mã bình thường hoặc không vì enzim ARN polymeraza nhận rat hay đổi cấu trúc của gen.
Câu 15: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu
đựng đối với nhiệt độ tương ứng là +5,60C +420C. Dựa vào các số liệu trên,hãy cho biết nhận định nào sau đây
về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
Câu 16: Trật tự thời gian các kì địa chất nào sau đây là đúng?
A. Tân sinh <=> Trung sinh<=> Cổ sinh <=> Nguyên sinh Thái cổ.
B. Cổ sinh <=>Nguyên sinh <=> Thái cổ<=> Trung sinh<=> Tân sinh.
C. Tân sinh<=> Trung sinh <=>Cổ sinh <=> Thái cổ <=> Nguyên sinh.
D. Thái cổ <=> Cổ sinh <=>Nguyên sinh<=> Trung sinh <=> Tân sinh.
Câu 17: Một đột biến gen có thể gây ra biến đổi nucleotit ở bất kì vị trí nào trên gen. Nếu như đột biến xảy ra
tại vùng điều hòa của gen thì gây nên hậu quả gì?
A. Cấu trúc sản phẩm của gen sẽ thay đổi kết quả thường là có hại vì nó phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa các
gen trong kiểu gen và giữa cơ thể với môi trường.
B. Lượng sản phẩm của gen sẽ tăng lên nhưng cấu trúc của gen chỉ thay đổi đôi chút do biến đổi chỉ xảy ra ở
vùng điều hòa không liên quan đến vùng mã hóa của gen.
C. Lượng sản phẩm của gen sẽ giảm xuống do khả năng liên kết với ARN polymeraza giảm xuống, nhưng cấu
trúc sản phẩm của gen không thay đổi.
D. Cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi nhưng sản lượng sản phẩm của gen có thể thay đổi theo hướng
tăng cường hoặc giảm bớt.

Tài liệu lưu hành nội bộ 2


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 18: Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn là:
A. Chưa giải thích thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi.
B. Chưa đi sâu vào cơ chế hình thành loài mới.
C. Chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị.
D. Chưa có quan niệm đúng về nguyên nhân của sự đấu tranh sinh tồn.
Câu 19: ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin tạo ra bằng kĩ thuật di truyền được đưa vào trong tế bào
Ecoli nhằm
A. Ức chế hoạt động hệ gen của tế bào Ecoli
B. Làm bất hoạt các enzim cần cho sự nhân đôi ADN của Ecoli.
C. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
D. Làm cho ADN tái tổ hợp với ADN vi khuẩn.
Câu 20: Tạo giống thực vật bằng công nghệ gen, để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành xenlulozo,
phương pháp không được sử dụng là:
A. Chuyển gen bằng plasmit B. Chuyển gen bằng súng bắn gen.
C. Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn. D. Chuyển gen bằng thực khuẩn thể.
Câu 21: Có đột biến xảy ra trong gen quy định một chuỗi polipeptit chuyển bộ ba 5’UGG3’ mã hóa cho axit
amin Tryptophan thành bộ ba 5’UGA3’ ở giữa vùng mã hóa của phân tử mARN. Tuy vậy trong tế bào lại còn
có một đột biến thứ hai thay thế nucleotit trong gen mã hóa tARN tạo ra các tARN có khả năng “sửa sai” đột
biến thứ nhất. Nghĩa là đột biến thứ hai “át chế” được sự biểu hiện của đột biến thứ nhất, nhờ tARN lúc này
vẫn đọc được 5’UGA3’ như là bộ ba mã hóa cho Trytophan. Nếu như phân tử tARN bị đột biến này tham gia
vào quá trình dịch mã của gen bình thường khác quy định chuỗi polipeptit thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Chuỗi polipeptit được tạo ra sẽ có chiều dài khác hơn bình thường.
B. Chuỗi polipeptit được tạo ra sẽ có chiều dài dài hơn bình thường.
C. Chuỗi polipeptit được tạo ra sẽ có chiều dài bằng bình thường.
D. Chuỗi polipeptit được tạo ra sẽ có chiều dài ngắn hơn bình thường.
Câu 22: Bệnh pheniketo niệu do:
A. Thiếu axit amin phenialanin khi đó thừa tiroxin trong cơ thể.
B. Thiếu enzim chuyển hóa axit amin phenialanin thành tiroxin trong cơ thể.
C. Thừa enzim chuyển hóa axit amin phenialanin thành tiroxin trong cơ thể.
D. Bị rối loạn quá trình lọc axit amin phenialanin trong tuyến bài tiết.·
Câu 23: Có thể tạo được cành tứ bội trên cây lưỡng bội bằng cách tác động consixin là hóa chất gây đột biến đa
bội:
A. Lên bầu nhụy trước khi cho giao phấn.
B. Lên tế bào sinh hạt phấn trong quá trình giảm phân của nó.
C. Lên đỉnh sinh trưởng của một cành cây.
D. Vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
Câu 24: Nhiểu gen của người có trình tự các nucleotit rất giống với các trình tự tương ứng ở tinh tinh. Giải
thích đúng nhất cho quan sát này là:
A. Người được tiến hóa từ tinh tinh.
B. Người và tinh tinh có chung một tổ tiên tương đối gần
C. Tiến hóa hội tụ đã dẫn đến sự giống nhau về ADN.
D. Tinh tinh được tiến hóa từ người
Câu 25: Ở một loài cỏ, quần thể phía trong bờ sông ra hoa kết hạt đúng vào mùa lũ về, quần thể ở bãi bồi ven
sông ra hoa kết hạt trước mùa lũ về nền không giao phấn được với nhau. Đây là ví dụ về?
A. Cách li mùa vụ B. Cách li sinh thái C. Cách li nơi ở D. Cách li tâp tính
Đây là ví dụ về cách li mùa vụ. 2 loài có mùa sinh sản khác thời điểm của nhau
Đáp án A
Câu 26: Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng.
A. Tự thụ phấn qua các thê hệ làm tăng tần số alen lặn, giảm tần số các alen trội
B. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.
C. Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phối ngẫu nhiên.
D. Quần thể tự phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng về các kiểu gen khác nhau.
Câu 27: Trong hệ sinh thái, về quan hệ dinh dưỡng thứ tự nào sau đây đúng:
A. Sinh vật sản xuất →Sinh vật tiêu thụ →Sinh vật phân giải
B. Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất
C. Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ

Tài liệu lưu hành nội bộ 3


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
D. Sinh vật tiêu thụ →. Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải
Câu 28: Giai đoạn nào sau đây không có ở diễn thế nguyên sinh?
A. Giai đoạn giữa có sự biến đổi tuần tự của các quần xã trung gian
B. Giai đoạn cuối hình thành một quần xã tương đối ổn định
C. Giai đoạn tiên phong là giai đoạn các sinh vật phát tán đầu tiên hình thành quần xã tiên phong
D. Giai đoạn khởi đầu từ môi trường có sẵn một quần xã ổn định
Câu 29: Theo quan điểm của Đacuyn, nội dung của chọn lọc tự nhiên là:
A. Từ các dạng hoang dại ban đầu tạo ra nhiều giống mới
B. Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi
C. Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với muc tiêu của con người
D. Hình thành nhiều loài mới mang nhiều đặc điểm thích nghi
Câu 30: Kết quả thí nghiệm của Mi lo và Uray (1953) đã chứng minh
A. Các chất hữu cơ được hình thành phổ biến từ con đường sinh học
B. Các chất hữu cơ được hình thành trong kh quyển nguyên thủy nhờ năng lượng sinh học
C. Các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của trái đất
D. Ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến theo con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên
Câu 31: Điểm giống nhau giữa quan hệ cạnh tranh và hỗ trợ cùng loài là:
A. Giúp loài mở rộng vùng phân bố
B. Giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống
C. Giúp các cá thể trong quần thể tăng khả năng sinh sản
D. Đảm bảo cho quần thể tồn tại và phát triển
Câu 32: Khoảng thuận lợi của các nhân tố sinh thái là khoảng?
A. Gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật
B. Không gian cho phép loài đó tồn tại và phát triển
C. Sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định
D. Đảm bảo cho sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất
Câu 33: Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ. Nguyên nhân nào sau
đây đúng?
A. Ở sinh vật nhân sơ vật chất di truyền có cấu trúc nhiễm sắc thể
B. Ở sinh vật nhân thực gen có cấu trúc phân mảnh
C. Quá trình phiên mã, dịch mã ở sinh vật nhân thực xảy ra trong nhân tế bào
D. ADN của sinh vật nhân thực có cấu trúc mạch thẳng
Câu 34: Ốc bươu vàng nhập vào Việt Nam có thể gây nên những tác hại to lớn trong nông nghiệp, giải thích
nào sau đây không hợp lí?
A. Chúng có rất ít thiên địch, ít gặp cạnh tranh của các loài bản địa
B. Chúng có tốc độ sinh sản cao, giới hạn sinh thái hẹp hơn các loài bản địa
C. Chúng có thể cạnh tranh loại trừ với một số loài bản địa có ổ sinh thái trùng với nó
D. Chúng có tốc độ sinh sản cao, giới hạn sinh thái rộng hơn các loài bản địa
Câu 35: Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có đặc điểm:
A. Làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể
B. Hình thành quần thể thích nghi
C. Làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo một hướng xác định
D. Làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể không theo hướng xác định
Câu 36: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
B. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
D. Cá thế có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
Câu 37: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi
A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thế.
C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gất giữa các cá thể trong quần thể.

Tài liệu lưu hành nội bộ 4


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 38: Sau khi gặt hái, người nông dân Nam Bộ thường đốt rơm rạ ngoài đồng. Tập quán đó có mục đích
quan trọng bậc nhất nào về mặt sinh thái học?
A. Tránh sự ô nhiễm đồng ruộng.
B. Trả lại nhanh vật chất cho các chu trình.
C. Nhanh chóng giảm nguồn rơm rạ quá dư thừa không có nơi tích trữ.
D. Giải phóng nhanh đồng ruộng để sớm gieo trồng vụ tiếp.
Câu 39: Thể song nhị bội
A. Có tế bào mang hai bộ NST lưỡng bội của hai loài bó mẹ.
B. Chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.
C. Có 2n NST trong tế bào.
D. Chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 40: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái?
A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đinh nhỏ.
C. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.
D. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.

Tài liệu lưu hành nội bộ 5


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đột biến xảy ra ở vùng vận hành hay vùng khởi động của gen có thể làm cho gen đó không biểu hiện được
chức năng.
B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở
tất cả các gen là bằng nhau.
C. 5BU và consixin là những tác nhân gây đột biến gen rất mạnh, được sử dụng nhiều trong thực nghiệm.
D. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen
dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
Lời giải
Cùng 1 tác nhân đột biến, cường độ và liều lượng như nhau, các gen khác nhau phản ứng khác nhau nên tần số
đột biến cùng không giống nhau.
Tác động gây đột biến của 5BU không mạnh, nên thường chỉ gây đột biến tại 1 điểm trên gen.
Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh dạng đột biến
thay thế.
Chọn A.
Câu 2: Khẳng định nào dưới đây không phải là ý nghĩa của kỹ thuật nuôi cấy mô?
A. Tạo ra một số lượng lớn các dạng biến dị tổ hợp phát sinh bởi quy trình chọn lọc xôma.
B. Góp phần bảo tồn các giống cây trồng với nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
C. Tạo ra một số lượng lớn cây giống đồng nhất về di truyền và tuổi trong thời gian ngắn.
D. Tiết kiệm được diện tích phục vụ cho công tác nhân giống so với nhân giống truyền thống.
Lời giải
Tạo ra một số lượng lớn các dạng biến dị tổ hợp phát sinh bởi quy trình chọn lọc xôma là ý nghĩa của phương
pháp chọn dòng tế bào xoma có biến dị.
Chọn A.
Câu 3.Phương pháp nào sau đây sẽ tạo ra được các cá thể có mức phản ứng hoàn toàn giống với dạng ban đầu?
A. Nuôi cấy tế bào thực vật thành mô sẹo, sau đó dùng hoocmon sinh trưởng kích thích phát triển thành cây
B. Dung hợp tế bào trần để tạo ra tế bào lai, và sử dụng hoocmon sinh trưởng kích thích thành cây
C. Nuôi cấy hạt phấn sau đó gây lưỡng bội hóa
D. Sử dụng công nghệ chuyển gen
Lời giải:
Các cá thể có mức phản ứng hoàn toàn giống ban đầu  cùng 1 kiểu gen  Nuôi cấy tế bào thực vật thành mô
sẹo, sau đó dùng hoocmon sinh trưởng kích thích phát triển thành cây => các cây có cùng kiểu gen
Đáp án A
Câu 4: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến mất đoạn có thể không gây chết sinh vật
B. Đột biến lặp đoạn làm gia tăng số lượng gen, và có thể xảy ra trên nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể
giới tính
C. Đột biến chuyển đoạn do gây chết sinh vật nên có thể làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di
truyền
D. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.
Lời giải:
Sử dụng biến phát lại trừ
A- Đúng , mất đoạn nhỏ NST không làm mất gen trên NST
B- Đúng – lặp đoạn làm tăng lượng gen trên NST
D- Đúng – đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng và thành phần kiểu gen trong quần thể
Đáp án C sai
Câu 5.Khi nói về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp phân tử, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Enzim AND polimeraza có khả năng tháo xoắn và xúc tác cho quá trình nhân đôi của AND
B. Enzim ARN polimeraza có khả năng tháo xoắn và tách 2 mạch của phân tử AND
C. Enzim ligaza có chức năng lắp giáp các nucleotit tự do của môi trường vào các đoạn Okazaki.
D. Enzim AND polimeraza có chức năng tổng hợp nucleotit đầu tiên và mở đầu mạch mới
11Lời giải:
Phát biểu đúng là : B
A sai, enzim ADN polimelaza không có chức năng tháo xoắn

Tài liệu lưu hành nội bộ 6


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
C sai, enzim ligaza có chức năng nối các đoạn Okazaki với nha
D sai mở đầu mạch mới là đoạn ARN mồi do ARN polimeaza tổng hợp
Đáp án B
Câu 6.Vai trò của Lactose trong cơ chế điề hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli:
A. Liên kết đặc hiệu với protein điều hòa, khiến nó mất khả năng bám vào trình tự vận hành, tạo điều kiện cho
ARN polymerase hoạt động.
B. Gắn vào trình tự vận hành Operator để khởi đầu quá trình phiên mã của operon
C. Hoạt hóa trình tự khởi động promoter để thực hiện quá trình phiên mã ở gen điều hòa
D. ức chế gen điều hòa và cản trở quá trình phiên mã của gen này để tạo ra protein điều hòa.
Lời giải:
Vai trò của lactose là liên kết đặc hiệu với protein điều hòa, khiến nó mất khả năng bám vào trình tự vận hành,
tạo điều kiện cho ARN polymerase hoạt động
Đáp án A
Câu 7: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử :
A. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau
B. Protein của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại acid amin
C. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit
D. Các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào
Đáp án : D
Các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào không được xem là bằng chứng sinh học phân tử, đó là bằng chứng
tế bào học
Câu 8: trong một số điều kiện nhất định, trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối là trạng thái mà
trong đó:
A. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệệ
B. Tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ
C. Tỉ lệ cá thể đực và cá thể cái được duy trì ổn định qua các thể hệ
D. Tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ
Đáp án : B
Trạng thái cân bằng của quần thể giao phối không có sự thay đổi tần số các alen và tần số các kiểu gen biến qua
các thế hệ, không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa khác
Câu 9: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ?
A. Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định giới tính.
B. ở giới cái nhiễm sắc thể giới tính luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
C. ở người, trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại không thành từng cặp
alen.
D. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định tính trạng thường.
Đáp án : D
Trên NST giới tính chứa ngòai các gen quy định tính trạng thường còn có các gen quy định tính trạng thường
=> tính trạng di truyền liên kết với giới tính
Giới cái NST giới tính có thể không tương đồng, ví dụ gà mái XY
Trên vùng tương đồng XY ở người, các gen tồn tại trên X cũng có gen tương ứng trên Y => các gen tồn
tại thành từng cặp tương đồng
Câu 10: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu
nào sau đây là không đúng ?
A. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi
mạch đơn.
B. Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử
mARN.
C. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit ở vùng mã hoá
trên mạch mã gôc của gen.
D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiêu điêm trong môi phân tử ADN tạo ra nhicu đơn vị tái bản.
Đáp án : B
Trong dịch mã, bộ ba kết thúc không mã hóa cho aa nên không kết cặp bổ sung với bộ ba đối mã trên tARN
Câu 11: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài.
B. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân đột biên,

Tài liệu lưu hành nội bộ 7


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
C. Đột biến gen trội vẫn có thể không biêu hiện ra kiêu hình của cơ thê bị đột biên.
D. các đột biên gen gày chêt vẫn có thê được truyên lại cho đời sau.
Đáp án : A
Đột biến gen tạo ra các alen mới cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa, không thể tạo ra locut mới trong bộ
NST của loài
Đột biến gen có thể xảy ra do hỗ biến mà không cần tác nhân đột biến
Các đột biến gây chết có thể di truyền cho đời sau nếu nó gây chết sau tuổi sinh sản
Đột biến gen trội có thể không đước biểu hiện ra kiểu hình của cá tể đột biến khi sự biểu hiện của nó bị át cế
bởi một gen thuộc locut khác
Câu 12: Trong sự di truyền qua tế bào chất, giải thích nào sau đây đúng về kiểu hình của con luôn luôn giống
mẹ ?
A. Gen trên NST của bố bị gen trên NST của mẹ lấn át.
B. Tốc độ nhân đôi của gen có nguồn gốc từ bố chậm hơn tốc độ nhân đôi của gen có nguôn gốc từ mẹ.
C. Tế bào chất của hợp tử chủ yếu là tế bào chất của trứng, tế bào chất của tinh trùng không đáng kể.
D. Sau khi thụ tinh, hợp tử chì chứa nguyên liệu di truyền của mẹ.
Đáp án : C
Tế bào chất của hợp tử chủ yếu là tế bào chất của trứng, còn của tinh trùng không đáng kể, do đó khi phân chia
về các tế bào con, các tế bào con nhận chủ yếu là tế bào chất từ mẹ, do đó gen tế bào chất mẹ bị đột biến thì
con cũng nhận các gen đọt biến => ở đời con biểu hiện các kiểu hình của mẹ
Câu 13: Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự
A. Phân tử ADN→ sợi cơ bản→ nuclêôxôm→ sợi nhiễm sấc→ crômatit.
B. Phân tử ADN→ sợi cơ bản→ sợi nhiễm sắc→nuclêôxôm→ crômatit
C. Phân tử ADN→ nuclêôxôm→ sợi cơ bản→ sợi nhiễm sắc→ crômatit.
D. Phân tử ADN→ nuclêôxôm→ sợi nhiễm sắc→ sợi cơ bản→ crômatit.
Đáp án : C
Cấu trúc NST nhân thực: phân tử ADN→ nuclêôxôm→ sợi cơ bản→ sợi nhiễm sắc→ crômatit.
Câu 14: Một gen có cấu trúc đầy đủ, nếu gen đó đứt ra và quay ngược 1800, sau đó gắn trở lại vào ADN khi đó
quá trình phiên mã?
A. Không diễn ra vì cùng trình tự nucleotit ở vùng điều hòa không nhận biết và liên kết với ARN polymeraza
dễ khới động phiên mã và điều hòa phiên mã.
B. Có thể không diễn ra phiên mã vì cấu trúc gen bị thay đổi.
C. Diễn ra bình thường vì vùng trình tự nucleotit ở vùng điều hòa vẫn nhận biết và liên kết với ARN
polymeraza để khởi động và điều hòa phiên mã.
D. Có thể phiên mã bình thường hoặc không vì enzim ARN polymeraza nhận rat hay đổi cấu trúc của gen.
C
Do cấu trúc của gen vẫn còn nguyên vẹn nên ARN polimeraza vẫn nhận biết được vùng trình tự nu đặc hiệu ở
vùng điều hòa để tiến hành phiên mã
Cả 2 mạch của ADN đều có thể sử dụng làm khuôn tổng hợp ARN được vì cả 2 mạch đều có chiều 3’ - 5’ chỉ là
cách đọc mã trong không gian ngược nhau mà thôi
Câu 15: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu
đựng đối với nhiệt độ tương ứng là +5,60C +420C. Dựa vào các số liệu trên,hãy cho biết nhận định nào sau đây
về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
C
Cá chép : 20C – 44 0C
Cá rô phi : 5,60C – 420C
Vậy cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì chịu được khoảng nhiệt độ rộng hơn
Đáp án C
Câu 16: Trật tự thời gian các kì địa chất nào sau đây là đúng?
A. Tân sinh <=> Trung sinh<=> Cổ sinh <=> Nguyên sinh Thái cổ.
B. Cổ sinh <=>Nguyên sinh <=> Thái cổ<=> Trung sinh<=> Tân sinh.
C. Tân sinh<=> Trung sinh <=>Cổ sinh <=> Thái cổ <=> Nguyên sinh.
D. Thái cổ <=> Cổ sinh <=>Nguyên sinh<=> Trung sinh <=> Tân sinh.

Tài liệu lưu hành nội bộ 8


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
A
Tân sinh <=> Trung sinh <=>Cổ sinh <=> Nguyên sinh <=>Thái cổ.
Câu 17: Một đột biến gen có thể gây ra biến đổi nucleotit ở bất kì vị trí nào trên gen. Nếu như đột biến xảy ra
tại vùng điều hòa của gen thì gây nên hậu quả gì?
A. Cấu trúc sản phẩm của gen sẽ thay đổi kết quả thường là có hại vì nó phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa các
gen trong kiểu gen và giữa cơ thể với môi trường.
B. Lượng sản phẩm của gen sẽ tăng lên nhưng cấu trúc của gen chỉ thay đổi đôi chút do biến đổi chỉ xảy ra ở
vùng điều hòa không liên quan đến vùng mã hóa của gen.
C. Lượng sản phẩm của gen sẽ giảm xuống do khả năng liên kết với ARN polymeraza giảm xuống, nhưng cấu
trúc sản phẩm của gen không thay đổi.
D. Cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi nhưng sản lượng sản phẩm của gen có thể thay đổi theo hướng
tăng cường hoặc giảm bớt.
D
Đột biến tại vùng điều hòa của gen sẽ dẫn đến việc :
Vùng điều hòa đảm nhận nhiệm vụ điều hòa lượng sản phẩm được tạo ra từ gen
Khi đột biến ở vùng điều hòa thì dẫn đến sản lượng sản phẩm của gen có thể thay đổi theo hướng tăng cường
hoặc giảm bớt.
Câu 18: Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn là:
A. Chưa giải thích thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi.
B. Chưa đi sâu vào cơ chế hình thành loài mới.
C. Chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị.
D. Chưa có quan niệm đúng về nguyên nhân của sự đấu tranh sinh tồn.
C
Hạn chế chủ yếu trong thuyết tiến hóa của Đac uyn là C
Chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị
Ở thời Đac uyn chưa có các thành tựu về sinh học tế bào, chưa có các khái niệm về gen , NST, đột biến,…
Câu 19: ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin tạo ra bằng kĩ thuật di truyền được đưa vào trong tế bào
Ecoli nhằm
A. Ức chế hoạt động hệ gen của tế bào Ecoli
B. Làm bất hoạt các enzim cần cho sự nhân đôi ADN của Ecoli.
C. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
D. Làm cho ADN tái tổ hợp với ADN vi khuẩn.
C
Đưa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin vào trong tế bào Ecoli nhằm tạo điều kiện cho gen đã ghép được
biểu hiện, giúp cho việc sản xuất insulin nhiều hơn
Đáp án C
Câu 20: Tạo giống thực vật bằng công nghệ gen, để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành xenlulozo,
phương pháp không được sử dụng là:
A. Chuyển gen bằng plasmit B. Chuyển gen bằng súng bắn gen.
C. Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn. D. Chuyển gen bằng thực khuẩn thể.
D
Phương pháp không được sử dụng là D
Thực khuẩn thể ( phage) là virut của vi khuẩn , chúng không có khả năng xâm nhập vào cơ thể thực vật ( do
tính đặc hiệu – tham kahor SGK lớp 10 – Chu trình nhân lên của virut )
Câu 21: Có đột biến xảy ra trong gen quy định một chuỗi polipeptit chuyển bộ ba 5’UGG3’ mã hóa cho axit
amin Tryptophan thành bộ ba 5’UGA3’ ở giữa vùng mã hóa của phân tử mARN. Tuy vậy trong tế bào lại còn
có một đột biến thứ hai thay thế nucleotit trong gen mã hóa tARN tạo ra các tARN có khả năng “sửa sai” đột
biến thứ nhất. Nghĩa là đột biến thứ hai “át chế” được sự biểu hiện của đột biến thứ nhất, nhờ tARN lúc này
vẫn đọc được 5’UGA3’ như là bộ ba mã hóa cho Trytophan. Nếu như phân tử tARN bị đột biến này tham gia
vào quá trình dịch mã của gen bình thường khác quy định chuỗi polipeptit thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Chuỗi polipeptit được tạo ra sẽ có chiều dài khác hơn bình thường.
B. Chuỗi polipeptit được tạo ra sẽ có chiều dài dài hơn bình thường.
C. Chuỗi polipeptit được tạo ra sẽ có chiều dài bằng bình thường.
D. Chuỗi polipeptit được tạo ra sẽ có chiều dài ngắn hơn bình thường.
B
Bộ ba 5’UGA3’ là bộ ba kết thức không mã hóa aa nhưng đột biến làm cho

Tài liệu lưu hành nội bộ 9


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
tARN lúc này vẫn đọc được 5’UGA3’ như là bộ ba mã hóa cho Trytophan=> chuỗi có tiếp tức dịch mã và
chuỗi được tạo ra có chiều dài dài hơn bình thường
Câu 22: Bệnh pheniketo niệu do:
A. Thiếu axit amin phenialanin khi đó thừa tiroxin trong cơ thể.
B. Thiếu enzim chuyển hóa axit amin phenialanin thành tiroxin trong cơ thể.
C. Thừa enzim chuyển hóa axit amin phenialanin thành tiroxin trong cơ thể.
D. Bị rối loạn quá trình lọc axit amin phenialanin trong tuyến bài tiết.·
B
Bệnh phenylketo niệu là do thiếu enzim chuyển hóa axit amin pheninalanin thành tiroxin trong cơ thể
Từ đó tích tụ lượng lớn pheninalanin, gây độc cho tế bào thần kinh
Câu 23: Có thể tạo được cành tứ bội trên cây lưỡng bội bằng cách tác động consixin là hóa chất gây đột biến đa
bội:
A. Lên bầu nhụy trước khi cho giao phấn.
B. Lên tế bào sinh hạt phấn trong quá trình giảm phân của nó.
C. Lên đỉnh sinh trưởng của một cành cây.
D. Vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
C
Tạo cành tự bội trên cây lưỡng bội bằng cách tác động consixin lên đỉnh sinnh trưởng của một cành cây ( tác
động vào quá trình nguyên phân )
Câu 24: Nhiểu gen của người có trình tự các nucleotit rất giống với các trình tự tương ứng ở tinh tinh. Giải
thích đúng nhất cho quan sát này là:
A. Người được tiến hóa từ tinh tinh.
B. Người và tinh tinh có chung một tổ tiên tương đối gần
C. Tiến hóa hội tụ đã dẫn đến sự giống nhau về ADN.
D. Tinh tinh được tiến hóa từ người
B
Giải thích đúng là người và tinh tinh có 1 tổ tiên chung tương đối gần
Câu 25: Ở một loài cỏ, quần thể phía trong bờ sông ra hoa kết hạt đúng vào mùa lũ về, quần thể ở bãi bồi ven
sông ra hoa kết hạt trước mùa lũ về nền không giao phấn được với nhau. Đây là ví dụ về?
A. Cách li mùa vụ B. Cách li sinh thái C. Cách li nơi ở D. Cách li tâp tính
Đây là ví dụ về cách li mùa vụ. 2 loài có mùa sinh sản khác thời điểm của nhau
Đáp án A
Câu 26: Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng.
A. Tự thụ phấn qua các thê hệ làm tăng tần số alen lặn, giảm tần số các alen trội
B. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.
C. Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phối ngẫu nhiên.
D. Quần thể tự phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng về các kiểu gen khác nhau.
D
Phát biểu đúng là D
A sai, tự thụ phấn, không có nhân tố tiến hóa tác động, không làm thay đổi tần số alen
B sai, tự thụ phấn chưa hẳn đã tạo ra thoái hóa giống, có những loài đã thích nghi với điều này : ví dụ Đậu Hà
Lan tự thụ phấn nghiêm ngặt
C sai, quần thể tự thụ phấn thường không đa dạng bằng quần thể giao phối ngẫu nhiên
Câu 27: Trong hệ sinh thái, về quan hệ dinh dưỡng thứ tự nào sau đây đúng:
A. Sinh vật sản xuất →Sinh vật tiêu thụ →Sinh vật phân giải
B. Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất
C. Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ
D. Sinh vật tiêu thụ →. Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải
Đáp án : A
Quan hệ thứ tự dinh dưỡng đúng là :
Sinh vật sản xuất →Sinh vật tiêu thụ →Sinh vật phân giải
Câu 28: Giai đoạn nào sau đây không có ở diễn thế nguyên sinh?
A. Giai đoạn giữa có sự biến đổi tuần tự của các quần xã trung gian
B. Giai đoạn cuối hình thành một quần xã tương đối ổn định
C. Giai đoạn tiên phong là giai đoạn các sinh vật phát tán đầu tiên hình thành quần xã tiên phong
D. Giai đoạn khởi đầu từ môi trường có sẵn một quần xã ổn định

Tài liệu lưu hành nội bộ 10


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Đáp án : D
Diễn thế nguyên sinh không khởi đầu từ môi trường có sẵn một quần xã ổn định
Đặc điểm đó thuộc về diến thế thứ sinh
Câu 29: Theo quan điểm của Đacuyn, nội dung của chọn lọc tự nhiên là:
A. Từ các dạng hoang dại ban đầu tạo ra nhiều giống mới
B. Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi
C. Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với muc tiêu của con người
D. Hình thành nhiều loài mới mang nhiều đặc điểm thích nghi
Đáp án : B
Theo quan điểm của Đacuyn, nội dung của chọn lọc tự nhiên quá trình đào thải các biến dị có hại, tích lũy các
biến dị có lợi
Câu 30: Kết quả thí nghiệm của Mi lo và Uray (1953) đã chứng minh
A. Các chất hữu cơ được hình thành phổ biến từ con đường sinh học
B. Các chất hữu cơ được hình thành trong kh quyển nguyên thủy nhờ năng lượng sinh học
C. Các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của trái đất
D. Ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến theo con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên
Đáp án : C
Thí nghiệm đã chứng minh là : các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên
thủy của trái đất
Câu 31: Điểm giống nhau giữa quan hệ cạnh tranh và hỗ trợ cùng loài là:
A. Giúp loài mở rộng vùng phân bố
B. Giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống
C. Giúp các cá thể trong quần thể tăng khả năng sinh sản
D. Đảm bảo cho quần thể tồn tại và phát triển
Đáp án : D
Điểm giống nhau giữa quan hệ cạnh tranh và hỗ trợ cùng loài là đảm bảo cho quần thể tồn tại và phát triển
Câu 32: Khoảng thuận lợi của các nhân tố sinh thái là khoảng?
A. Gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật
B. Không gian cho phép loài đó tồn tại và phát triển
C. Sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định
D. Đảm bảo cho sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất
Đáp án : D
Khoảng thuận lợi là khoảng mà đảm bảo cho sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất
Câu 33: Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ. Nguyên nhân nào sau
đây đúng?
A. Ở sinh vật nhân sơ vật chất di truyền có cấu trúc nhiễm sắc thể
B. Ở sinh vật nhân thực gen có cấu trúc phân mảnh
C. Quá trình phiên mã, dịch mã ở sinh vật nhân thực xảy ra trong nhân tế bào
D. ADN của sinh vật nhân thực có cấu trúc mạch thẳng
Đáp án : B
Nguyên nhân đúng là ở sinh vật nhân thực, gen có cấu trúc phân mảnh.
Do đó cơ chế điều hòa sẽ hiều hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với ở sinh vật nhân sơ
Câu 34: Ốc bươu vàng nhập vào Việt Nam có thể gây nên những tác hại to lớn trong nông nghiệp, giải thích
nào sau đây không hợp lí?
A. Chúng có rất ít thiên địch, ít gặp cạnh tranh của các loài bản địa
B. Chúng có tốc độ sinh sản cao, giới hạn sinh thái hẹp hơn các loài bản địa
C. Chúng có thể cạnh tranh loại trừ với một số loài bản địa có ổ sinh thái trùng với nó
D. Chúng có tốc độ sinh sản cao, giới hạn sinh thái rộng hơn các loài bản địa
Đáp án : B
Giải thích không hợp lý là :B
Ốc bươu vàng cótốc độ sinh sản cao , giới hạn sinh thái rộng hơn các loài ở bản địa nên chúng thích nghi được
tốt hơn các loài ở bản địa
Câu 35: Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có đặc điểm:
A. Làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể
B. Hình thành quần thể thích nghi
C. Làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo một hướng xác định

Tài liệu lưu hành nội bộ 11


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
D. Làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể không theo hướng xác định
Đáp án : A
Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều có đặc điểm làm thay đổi cấu trúc di truyền
của quần thể ( thành phần kiểu gen và tần số alen )
Câu 36: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
B. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
D. Cá thế có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
Đáp án : B
Quần thể của loài có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (tăng trưởng liên tục không bị giới hạn) thường
có kích thước cơ thể nhỏ, sinh sản nhanh và nhiều , thời gian thế hệ ngắn, nhu cầu dinh dưỡng ít,.
Câu 37: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi
A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thế.
C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gất giữa các cá thể trong quần thể.
Đáp án : C
Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều,không
có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, nguồn sống dồi dào
Câu 38: Sau khi gặt hái, người nông dân Nam Bộ thường đốt rơm rạ ngoài đồng. Tập quán đó có mục đích
quan trọng bậc nhất nào về mặt sinh thái học?
A. Tránh sự ô nhiễm đồng ruộng.
B. Trả lại nhanh vật chất cho các chu trình.
C. Nhanh chóng giảm nguồn rơm rạ quá dư thừa không có nơi tích trữ.
D. Giải phóng nhanh đồng ruộng để sớm gieo trồng vụ tiếp.
Đáp án : B
Đốt rơm rạ để trả lại nhanh nguồn khoáng chất cho đất. Các chất hữu cơ bị đốt cháy thành CO2 và H2O nhưng
còn các nguyên tố vi lượng sẽ ở lại đất. Trong tro rơm rạ đặc biệt nhiều kali. Nhờ đó các khoáng chất cây sử
dụng được bồi hoàn lại đất một phần mà không bị mất đi
Câu 39: Thể song nhị bội
A. Có tế bào mang hai bộ NST lưỡng bội của hai loài bó mẹ.
B. Chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.
C. Có 2n NST trong tế bào.
D. Chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.
Đáp án : A
Thể song nhị bội là cơ thể có các tế bào mang 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau
Câu 40: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái?
A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đinh nhỏ.
C. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.
D. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.
Đáp án : B
Tháp số lượng có thể có dạng đáy nhỏ đỉnh lớn. Ví dụ khi một con vật bị nhiều con sống kí sinh hút máu, vật bị
kí sinh lại có số lượng nhỏ hơn nhưng số lượng nhiều hơn so với vật kí sinh
Tháp năng lượng luôn có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ
Tháp sinh khối cũng có biến dạng với trường hợp thực vật nổi sống vùng nước ngọt

Tài liệu lưu hành nội bộ 12

You might also like