You are on page 1of 11

Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia

ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1: Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng?
A. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên kết
được với bộ ba khởi đầu trên mARN
B. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit quan đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên mARN
C. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết
được với bộ ba khởi đầu trên mARN
D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp vào với bộ ba kết thúc trên mARN
Câu 2: Đóng góp lớn nhất của học thuyết Đacuyn là
A. Giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
B. Đưa ra được khái niệm biến dị cá thể để phân biệt với biến đổi hàng loạt
C. Giải thích được sự hình thành loài mới theo con đường phân li tính trạng
D. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
Câu 3: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi
trường. Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên?
A. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều
B. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới
C. Nhóm cây bụi mọc hoang dại,đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam Cực
D. Các câu thông trong rừng thông,chim hải âu làm tổ
Câu 4: Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi
A. Đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ khơi đại dương vào bờ
B. Đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ bờ ra đến khơi đại dương
C. Đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ khời đại dương vào bờ
D. Đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp , từ bờ ra khơi đại dương
Câu 5: Kết quả được xem là quan trọng nhất của việc ứng dụng kĩ thuật chuyển gen là
A. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp thông qua các quá trình lai giống ở vật nuôi hoặc cây trồng để ứng dụng vào
công tác tạo ra giống mới
B. Tạo ra nhiều đột biến gen và đột biến NST thông qua tác động bằng các tác nhân lí, hóa học phù hợp
C. Điều chỉnh sửa chữa gen, tạo ra AND và NST mới từ sự kết hợp các nguồn gen khác nhau
D. Giải thích được nguồn gốc các giống vật nuôi và cây trồn g làm nền tảng cho công tác chọn giống
Kết quả được xem là quan trọng nhất là
C.Điều chỉnh sửa chữa gen, tạo ra AND và NST mới từ sự kết hợp các nguồn gen khác nhau
Câu 6: Cho một hệ sinh thái rừng gồm các loài và nhóm các loài sau: nấm, vi khuẩn, trăn, diều hâu, quạ, mối,
kiến, chim gõ kiến, thằn lằn, sóc, chuột, cây gỗ lớn, cây bụi, cỏ nhỏ. Các loài nào sau đây có thể xếp vào bậc
dinh dưỡng cấp 2
A. Nấm, mối, sóc, chuột, kiến
B. Kiến, thằn lằn, chim gõ kiến, diều hâu
C. Chuột, quạ, trăn, diều hâu, vi khuẩn
D. Chuột, thằn lằn, trăn, diều hâu
Câu 7: Trả lời phương án không đúng về quần thể người:
A. Ở các nước phát triển kích thước dân số ở trạng thái ổn định, ở các nước đang phát triển dân số chưa ổn định
B. Tăng trưởng của quần thể người là dạng tăng trưởng lý thuyết về sự phát triển khoa học con người đã chủ
động giảm được tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
C. Biến động dân số của loài người là loại biến động không theo chu kì do đặc điểm sinh học sinh sản của
người và sự chi phối của điều kiện kinh tế xã hội
D. Tăng trưởng của quần thể người là tăng trưởng thực tế vì sự tăng dân số của quần thể người phụ thuộc các
điều kiện kinh tế xã hội
Câu 8: Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là
A. Thảo nguyên,rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga
B. Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới
C. Rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới,thảo nguyên, đồng rêu hàn đới
D. Đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga,thảo nguyên
Câu 9: Nuclêôxôm là đơn vị cơ bản của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực. Ở mỗi nulêôxôm gồm:
A. Phân tử ADN mạch kép, dạng vòng, trần.
B. Đoạn ADN quấn quanh các prôtêin histôn.
C. Đoạn ADN quấn quanh các prôtêin phi histôn.

Tài liệu lưu hành nội bộ 1


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
D. Các prôtêin histôn quấn quanh ADN.
Câu 10: Nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, tính trạng không phân đều ở hai giới, tính trạng
lặn phổ biến ở giới dị giao tử (XY) thì kết luận nào sau đây là đúng?
A. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể Y vùng không tương đồng.
B. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X vùng không tương đồng.
C. Gen qui định tính trạng nằm trong ti thể của tế bào chất.
D. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 11: Người đầu tiên phát hiện ra quy luật di truyền liên kết với giới tính trên ruồi giấm là
A. Men đen. B. Đac uyn. C. Coren. D. Moocgan.
Câu 12: Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và linh dương là quan hệ:
A. Hợp tác. B. Cộng sinh. C. Cạnh tranh. D. Kí sinh.
Câu 13: Một gen ở sinh vật nhân sơ xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit
khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Nguyên nhân là
do:
A. Mã di truyền có tính thoái hoá. B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền là mã bộ ba.
Câu 14: Ở một loài thực vật, phép lai P : ♀ Cây lá đốm x ♂ Cây lá xanh, ở F1 đều có kiểu hình lá đốm. Tiếp
tục cho F1 tự thụ phấn, ở F2 đều có kiểu hình lá đốm. Kết luận nào được rút ra dưới đây là đúng?
A. Gen quy định tính trạng màu lá nằm trên NST thường.
B. Gen quy định tính trạng màu lá nằm trên NST giới tính X.
C. Gen quy định tính trạng màu lá nằm trong lục lạp của tế bào chất.
D. Gen quy định tính trạng màu lá nằm trong ti thể của tế bào chất.
Câu 15: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái trong đó:
A. Tỉ lệ đực cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.
B. Tần số alen và tần số kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
C. Tỉ lệ nhóm tuổi được duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. Tần số alen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 16: Nguồn biến dị chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên theo quan điểm Đacuyn là:
A. Đột biến. B. Biến dị tổ hợp. C. Thường biến. D. Biến dị cá thể.
Câu 17: Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, gen điều hoà có vai trò:
A. Nơi tiếp xúc với enzim ARN pôlimeraza.
B. Nơi liên kết với prôtêin điều hòa.
C. Mang thông tin qui định prôtêin ức chế (prôtêin điều hòa).
D. Mang thông tin qui định enzim ARN pôlimeraza.
Câu 18: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN- pôlimeraza có vai trò:
A. Bẻ gẫy các liên kết hiđrô giữa hai mạch ADN.
B. Lắp ráp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
C. Nối các đoạn Okazaki.
D. Tháo xoắn phân tử ADN.
Câu 19: Vì sao người ta không phát hiện được bệnh nhân có thừa nhiễm sắc thể số 1 hoặc số 2?
A. Do phôi thai mang 3 NST số 1 hoặc số 2 đều bị chết ở giai đoạn sớm trong cơ thể mẹ.
B. Do cặp NST số 1 và 2 không bao giờ bị rối loạn phân li trong giảm phân tạo giao tử.
C. Do NST số 1 và 2 rất nhỏ, có ít gen nên thể ba NST số 2 hoặc số 2 khỏe mạnh bình thường.
D. NST số 1 và 2 có kích thước lớn nhất, nhưng có ít gen nên thể ba NST số 1 hoặc số 2 khỏe mạnh bình
thường.
Câu 20: Cá rô phi nuôi ở nước ta sống và phát triển ổn định ở nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC. Chúng sinh trưởng
và phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ từ 20oC đến 35oC. Khoảng giá trị xác định từ 20oC đến 35oC gọi là:
A. Khoảng thuận lợi. B. Giới hạn sinh thái.
C. Khoảng chống chịu. D. Giới hạn dưới và giới hạn trên.
Câu 21: Nói về đột biến gen (đột biến điểm), câu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các đột biến điểm đều có hại cho cơ thể mang đột biến.
B. Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
C. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá.
D. Cá thể mang gen đột biến gọi là thể đột biến.

Tài liệu lưu hành nội bộ 2


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 22: Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi thành phần kiểu gen nhưng không làm thay đổi tần số các
alen của quần thể?
A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 23: Ở miền Bắc Việt Nam, vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC, số lượng bò sát
và ếch nhái giảm mạnh. Đây là dạng biến động số lượng cá thể:
A. Theo chu kì tuần trăng. B. Không theo chu kì.
C. Theo chu kì năm. D. Theo chu kì mùa.
Câu 24: Kiểu phân bố nào sau đây không phải là phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A. Phân bố đồng đều. B. Phân bố theo nhóm.
C. Phân bố theo chiều thẳng đứng. D. Phân bố ngẫu nhiên.
Câu 25: Khi đánh cá, nếu các mẻ lưới chỉ có cá con, cá lớn rất ít thì ta hiểu rằng
A. Quần thể cá đã rơi vào trạng thái bị khai thác quá mức.
B. Nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép.
C. Quần thể cá đang tăng trưởng mạnh kích thước.
D. Nghề đánh cá cần phải tiếp tục khai thác với quy mô lớn hơn.
Câu 26: Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh
vào quần xã sinh vật?
A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật phân giải.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
Câu 27: Chuỗi thức ăn sau đây: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Đại bàng.
Trong chuỗi thức ăn trên bậc dinh dưỡng cấp 4 là:
A. Sâu ăn lá ngô. B. Nhái. C. Rắn hổ mang. D. Đại bàng.
Câu 28: Khi các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thì
A. Chúng phân li độc lập với nhau trong giảm phân tạo giao tử.
B. Chúng liên kết thành từng nhóm trong giảm phân tạo giao tử.
C. Dễ phát sinh đột biến dưới tác động của tác nhân gây đột biến.
D. Bao giờ cũng xảy ra hoán vị gen trong giảm phân tạo giao tử .
Câu 29: Người mang hội chứng Tớcnơ, trong tế bào xôma
A. Cặp NST 21 có 3 chiếc. B. Cặp NST 23 có 3 chiếc.
C. Cặp NST 21 có 1 chiếc bị mất đoạn. D. Cặp NST số 23 chỉ có 1 chiếc.
Câu 30: Vai trò của đột biến trong quá trình tiến hoá là:
A. Làm thay đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định th́ úc đẩy quá trình hình thành loài mới.
B. Tạo ra các tổ hợp gen thích nghi cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
C. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
D. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
Câu 31: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng?
A. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh
tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường , có sự cạnh tranh gay
gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất , giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi
của môi trường.
D. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
Câu 32: Trong quá trình phát sinh sự sống, kết quả cuối cùng ở giai đoạn tiến hoá hoá học là:
A. Sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ.
B. Sự xuất hiện các giọt Côaxecva.
C. Sự hình thành các hệ tương tác giữa các đại phân tử hữu cơ.
D. Sự xuất hiện những mầm sống đầu tiên.
Câu 33: Khi nói về cơ chế di ch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN.
C. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN.
D. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.

Tài liệu lưu hành nội bộ 3


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 34: Một nhiễm sắc thể bị đột biến, có kích thước ngắn hơn bình thường . Kiểu đột biến gây nên nhiễm
sắc thể bất thường này là:
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc chuyển đơn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể hoặc chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn trên cùng nhiễm sắc thể hoặc mất đoạn.
Câu 35: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?
A. Với 3 loại nuclêôtit (A, U, X) có thể tạo ra tối đa 26 bộ ba mã hoá axit amin khác nhau trên mARN.
B. Vào có 3 bộ ba kết thúc vào 1 bộ ba mở đầu nên chỉ có 60 bộ ba mã hoá các axit amin.
C. Khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba 5’UAG3’ trên mARN thì quá trình dịch mã lại.
D. Nếu bộ ba 5’AUG3’ nằm ở vi ̣ trí bất kì trong vùng mã của mARN đều mã hoá cho axit amin mêtiônin.
Câu 36: Việc ứng dụng di truyền học vào lĩnh vực y học đã giúp con người:
A. Hiểu được cơ chế phát sinh các tật, bệnh di truyền liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể, nhưng chưa hiểu
được cơ chế phát sinh các tật, bệnh di truyền liên quan đến đột biến gen.
B. Ngăn chặn được các tác nhân đột biến của môi trường tác động lên con người.
C. Hiểu được nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng và phần nào chữa tri ̣được một số bệnh di truyền ở người.
D. Chữa tri ̣được mọi di ̣tật do rối loạn di truyền.
Câu 37: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau , ưu thế lai biểu hiện ở đời F1 sau đó tăng dần qua
các thế hệ.
B. Các con lai F1 có ưu thế lai luôn được giữ lại làm giống.
C. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng
phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai vào ngược lại.
D. Khi lai giữa hai cá thể thuộc cùng một dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai.
Câu 38: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghi ch khác nhauở hai
giới , tính trạng lặn xuất hiện ở giới di ̣giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này
được quy định bởi gen:
A. Nằm ngoài nhiễm sắc thể.
B. Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X.
C. Nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
Câu 39: Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây KHÔNG đúng?
A. Ở cơ thể con non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.
B. Những loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.
C. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.
D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn.
Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
B. Sự hình thành loài mới không liên quan gì đến quá trình phát sinh đột biến.
C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
D. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một
hướng xác định từ đó hình thành loài mới.

Tài liệu lưu hành nội bộ 4


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1: Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng?
A. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên kết
được với bộ ba khởi đầu trên mARN
B. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit quan đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên mARN
C. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết
được với bộ ba khởi đầu trên mARN
D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp vào với bộ ba kết thúc trên mARN
Mô tả đúng là C
Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết được
với bộ ba khởi đầu( AUG) trên mARN
A sai, AUG là bộ ba mở đầu trên mARN, đối mã nó trên tARN là UAX
B sai, quá trình dịch mã kết thức khi riboxom tiếp xúc với bộ ba kết thúc
D sai, không có bộ ba đối mã với các bộ ba kết thúc
Câu 2: Đóng góp lớn nhất của học thuyết Đacuyn là
A. Giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
B. Đưa ra được khái niệm biến dị cá thể để phân biệt với biến đổi hàng loạt
C. Giải thích được sự hình thành loài mới theo con đường phân li tính trạng
D. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
Lời giải Đóng góp lớn nhất của Dacuyn là phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
Đáp án D
Câu 3: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi
trường. Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên?
A. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều
B. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới
C. Nhóm cây bụi mọc hoang dại,đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam Cực
D. Các câu thông trong rừng thông,chim hải âu làm tổ
Ví dụ về phân bố ngẫu nhiên là : Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới
Các cây thông trong rừng , các loài sò , chim hải âu phân bố theo đồng đều để giảm bớt sự cạnh tranh của các
cá thể trong quần thể
Nhóm cây bụi mọc hoang dại,đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam Cực : phân bố theo nhóm
Đáp án B
Câu 4: Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi
A. Đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ khơi đại dương vào bờ
B. Đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ bờ ra đến khơi đại dương
C. Đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ khời đại dương vào bờ
D. Đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp , từ bờ ra khơi đại dương
Vùng vĩ độ cao thuộc khu vực ôn đới khí hậu lạnh, ít sinh vật, độ đa dạng trong loài không cao. Ở vùng vĩ độ
thấp khu vực nhiệt đới , thảm thực vật phát triển => kéo theo sự phát triển của dộng vật => sinh vật đa dạng
Sinh vật ở ngoài đại dương đa dạng hơn sinh vật ở gần bờ
Sinh vật càng đa dạng thì chuỗi thức ăn càng phức tạp
Đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ bờ ra đại dương
Đáp án D
Câu 5: Kết quả được xem là quan trọng nhất của việc ứng dụng kĩ thuật chuyển gen là
A. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp thông qua các quá trình lai giống ở vật nuôi hoặc cây trồng để ứng dụng vào
công tác tạo ra giống mới
B. Tạo ra nhiều đột biến gen và đột biến NST thông qua tác động bằng các tác nhân lí, hóa học phù hợp
C. Điều chỉnh sửa chữa gen, tạo ra AND và NST mới từ sự kết hợp các nguồn gen khác nhau
D. Giải thích được nguồn gốc các giống vật nuôi và cây trồn g làm nền tảng cho công tác chọn giống
Kết quả được xem là quan trọng nhất là
C.Điều chỉnh sửa chữa gen, tạo ra AND và NST mới từ sự kết hợp các nguồn gen khác nhau
Đây là điều mà các phương pháp tạo giống, lai giống thông thường không thể thực hiện đượ C. ngoài ra, việc
sửa chữa gen mở ra một con đường mới dành cho việc điều trị các bệnh di truyền hiện nay và tạo ra các sinh vật
chuyển gen .
Đáp án C

Tài liệu lưu hành nội bộ 5


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 6: Cho một hệ sinh thái rừng gồm các loài và nhóm các loài sau: nấm, vi khuẩn, trăn, diều hâu, quạ, mối,
kiến, chim gõ kiến, thằn lằn, sóc, chuột, cây gỗ lớn, cây bụi, cỏ nhỏ. Các loài nào sau đây có thể xếp vào bậc
dinh dưỡng cấp 2
A. Nấm, mối, sóc, chuột, kiến
B. Kiến, thằn lằn, chim gõ kiến, diều hâu
C. Chuột, quạ, trăn, diều hâu, vi khuẩn
D. Chuột, thằn lằn, trăn, diều hâu
Các loài có thể xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2  sinh vật tiêu thụ bậc 1 là nâm, mối, sóc, chuột, kiến
B, C , D – loại vì diều hâu là dộng vật ăn thịt
Đáp án A
Câu 7: Trả lời phương án không đúng về quần thể người:
A. Ở các nước phát triển kích thước dân số ở trạng thái ổn định, ở các nước đang phát triển dân số chưa ổn định
B. Tăng trưởng của quần thể người là dạng tăng trưởng lý thuyết về sự phát triển khoa học con người đã chủ
động giảm được tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
C. Biến động dân số của loài người là loại biến động không theo chu kì do đặc điểm sinh học sinh sản của
người và sự chi phối của điều kiện kinh tế xã hội
D. Tăng trưởng của quần thể người là tăng trưởng thực tế vì sự tăng dân số của quần thể người phụ thuộc các
điều kiện kinh tế xã hội
Phương án không đúng về quần thể người là : Tăng trưởng của quần thể người là dạng tăng trưởng lý thuyết về
sự phát triển khoa học con người đã chủ động giảm được tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh Mặc dù sự phát triển của
khoa học và y tế đã giúp cho dân số bùng nổ nhưng sự tăng trưởng của con người vẫn là sự tăng trưởng thực tế,
bị chi phối bởi điều kiện kinh tế - xã hôi, các chính sách của từng nước,…
Đáp án B
Câu 8: Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là
A. Thảo nguyên,rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga
B. Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới
C. Rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới,thảo nguyên, đồng rêu hàn đới
D. Đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga,thảo nguyên
Các khu sinh học trên cạn sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là :
Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới
Đáp án B
Câu 9: Nuclêôxôm là đơn vị cơ bản của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực. Ở mỗi nulêôxôm gồm:
A. Phân tử ADN mạch kép, dạng vòng, trần.
B. Đoạn ADN quấn quanh các prôtêin histôn.
C. Đoạn ADN quấn quanh các prôtêin phi histôn.
D. Các prôtêin histôn quấn quanh ADN.
Lời giải
Mỗi nucleoxom gồm một đoạn phân tử ADN ( khoảng 146 cặp nu) quấn quanh 8 phân tử histon
Đáp án B
Câu 10: Nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, tính trạng không phân đều ở hai giới, tính trạng
lặn phổ biến ở giới dị giao tử (XY) thì kết luận nào sau đây là đúng?
A. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể Y vùng không tương đồng.
B. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X vùng không tương đồng.
C. Gen qui định tính trạng nằm trong ti thể của tế bào chất.
D. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Lời giải
Kết luận đúng là : B
Tính trạng không phân đều 2 giới  gen qui định tính trạng không nằm trên NST thường, không nằm trên vùng
tương đồng của cặp NST giới tính, không nằm trong tế bào chất
Tính trạng có xuất hiện ở 2 giới gen qui định tính trạng không nằm trên NST giới tính Y
 Hoặc nằm trên thường nhưng bị chi phối bởi giới tính hoặc nằm trên vùng không tương đồng của NST giới
tính X
Tính trạng lặn phổ biến ở giới dị giao tử (XY)
 Khẳng định cho việc gen nằm trên vùng không tương đồng NST giới tính X
Đáp án B
Câu 11: Người đầu tiên phát hiện ra quy luật di truyền liên kết với giới tính trên ruồi giấm là

Tài liệu lưu hành nội bộ 6


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
A. Men đen. B. Đac uyn. C. Coren. D. Moocgan.
Lời giải
Moocgan là người đầu tiên phát hiện ra quay luật di truyền liên kết với giới tính
Đáp án D
Câu 12: Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và linh dương là quan hệ:
A. Hợp tác. B. Cộng sinh. C. Cạnh tranh. D. Kí sinh.
Lời giải
Quan hệ chim mỏ đỏ và linh dương là quan hệ hợp tác. 2 bên cùng có lợi nhưng không phụ thuộc quá nhiều vào
nhau
Đáp án A
Câu 13: Một gen ở sinh vật nhân sơ xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit
khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Nguyên nhân là
do:
A. Mã di truyền có tính thoái hoá. B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền là mã bộ ba.
Lời giải
Nguyên nhân là do : mã di truyền có tính thoái hóa, một acid amin có thể được qui định bởi nhiều bộ ba. Khi bị
đột biến thay thế, chúng vẫn có thẻ có khả năng mã hóa acid amin ban đầu
Đáp án A
Câu 14: Ở một loài thực vật, phép lai P : ♀ Cây lá đốm x ♂ Cây lá xanh, ở F1 đều có kiểu hình lá đốm. Tiếp
tục cho F1 tự thụ phấn, ở F2 đều có kiểu hình lá đốm. Kết luận nào được rút ra dưới đây là đúng?
A. Gen quy định tính trạng màu lá nằm trên NST thường.
B. Gen quy định tính trạng màu lá nằm trên NST giới tính X.
C. Gen quy định tính trạng màu lá nằm trong lục lạp của tế bào chất.
D. Gen quy định tính trạng màu lá nằm trong ti thể của tế bào chất.
Lời giải
P : ♀ Cây lá đốm
F1 : lá đốm
F1 tự thụ
F2 : lá đốm
 Đời con có kiểu hình giống với cây mẹ ban đầu
 Di truyền theo dòng mẹ
 Gen quy định tính trạng màu lá nằm trong tế bào chất ( lục lạp)
 Đáp án C
D sai vì gen nằm trong tế bào chất của thực vật nằm ở lục lạp
Câu 15: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái trong đó:
A. Tỉ lệ đực cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.
B. Tần số alen và tần số kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
C. Tỉ lệ nhóm tuổi được duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. Tần số alen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Lời giải
Trạng thái cân bằng di truyền là trạng thái trong đó tần số alen và tần số kiểu gen được duy trì ổn định qua các
thế hệ
Đáp án B
Câu 16: Nguồn biến dị chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên theo quan điểm Đacuyn là:
A. Đột biến. B. Biến dị tổ hợp. C. Thường biến. D. Biến dị cá thể.
Lời giải
Theo Đacuyn thì nguồn biến dị chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là biến dị cá thể
Đáp án D
Câu 17: Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, gen điều hoà có vai trò:
A. Nơi tiếp xúc với enzim ARN pôlimeraza.
B. Nơi liên kết với prôtêin điều hòa.
C. Mang thông tin qui định prôtêin ức chế (prôtêin điều hòa).
D. Mang thông tin qui định enzim ARN pôlimeraza.
Lời giải
Gen điều hòa có vai trò mang thông tin qui định prôtêin ức chế (prôtêin điều hòa).

Tài liệu lưu hành nội bộ 7


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Đáp án C
Câu 18: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN- pôlimeraza có vai trò:
A. Bẻ gẫy các liên kết hiđrô giữa hai mạch ADN.
B. Lắp ráp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
C. Nối các đoạn Okazaki.
D. Tháo xoắn phân tử ADN.
Lời giải
Enzim ADN- pôlimeraza có vai trò lắp ráp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của
ADN
Đáp án B
Câu 19: Vì sao người ta không phát hiện được bệnh nhân có thừa nhiễm sắc thể số 1 hoặc số 2?
A. Do phôi thai mang 3 NST số 1 hoặc số 2 đều bị chết ở giai đoạn sớm trong cơ thể mẹ.
B. Do cặp NST số 1 và 2 không bao giờ bị rối loạn phân li trong giảm phân tạo giao tử.
C. Do NST số 1 và 2 rất nhỏ, có ít gen nên thể ba NST số 2 hoặc số 2 khỏe mạnh bình thường.
D. NST số 1 và 2 có kích thước lớn nhất, nhưng có ít gen nên thể ba NST số 1 hoặc số 2 khỏe mạnh bình
thường.
Lời giải
Dáp án A
Nguyên nhân là do NST số 1 và NST số 2 rất lớn, mang rất nhiều gen liên quan đến quá trình sinh trưởng và
phát triển nên việc thừa NST số 1 hoặc số 2 dẫn đến mất cân bằng nghiêm trọng trong hệ gen dẫn đến sự chết
sớm của thai
Câu 20: Cá rô phi nuôi ở nước ta sống và phát triển ổn định ở nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC. Chúng sinh trưởng
và phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ từ 20oC đến 35oC. Khoảng giá trị xác định từ 20oC đến 35oC gọi là:
A. Khoảng thuận lợi. B. Giới hạn sinh thái.
C. Khoảng chống chịu. D. Giới hạn dưới và giới hạn trên.
Lời giải
Khoảng giá trị mà sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất được gọi là khoảng thuận lợi
Câu 21: Nói về đột biến gen (đột biến điểm), câu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các đột biến điểm đều có hại cho cơ thể mang đột biến.
B. Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
C. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá.
D. Cá thể mang gen đột biến gọi là thể đột biến.
Lời giải
Phát biểu đúng là B
A sai vì đột biến điểm có thể có hại, có thể có lợi hoặc trung tính. Ví dụ như đột biến điểm : thay thế một cặp
nu nhưng không làm thay đổi trình tự mã hóa acidamin là một đột biến trung tính
C sai vì đột biến đưuọc coi là nhân tố tiến hóa quan trọng nhất, nó cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình
tiến hóa
D sai vì cá thể mang gen đột biến phải biểu hiện kiểu hình mới là thể đột biến
Câu 22: Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi thành phần kiểu gen nhưng không làm thay đổi tần số các
alen của quần thể?
A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Lời giải
Nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen, không làm thay đổi thành phần kiểu hình là các yếu tố ngẫu nhiên
Đáp án C
Câu 23: Ở miền Bắc Việt Nam, vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC, số lượng bò sát
và ếch nhái giảm mạnh. Đây là dạng biến động số lượng cá thể:
A. Theo chu kì tuần trăng. B. Không theo chu kì.
C. Theo chu kì năm. D. Theo chu kì mùa.
Lời giải
Đây là biến động không theo chu kì vì những năm rét xảy ra không theo chu kì
Đáp án B
Câu 24: Kiểu phân bố nào sau đây không phải là phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A. Phân bố đồng đều. B. Phân bố theo nhóm.
C. Phân bố theo chiều thẳng đứng. D. Phân bố ngẫu nhiên.

Tài liệu lưu hành nội bộ 8


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Lời giải
Kiểu phân bố không phải là phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên là phân bố theo chiều thẳng
đứng. Đây là kiểu phân bố của các quần thể trong một quần xã.
Đáp án C
Câu 25: Khi đánh cá, nếu các mẻ lưới chỉ có cá con, cá lớn rất ít thì ta hiểu rằng
A. Quần thể cá đã rơi vào trạng thái bị khai thác quá mức.
B. Nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép.
C. Quần thể cá đang tăng trưởng mạnh kích thước.
D. Nghề đánh cá cần phải tiếp tục khai thác với quy mô lớn hơn.
Lời giải
Các mẻ lưới chỉ có cá con, cá lớn ít tức là quần thể cá đã rơi vào trạng thái bị khai thác quá mức, các cá thể
trưởng thành đã bị khai thác cạn kiệt, chỉ còn lại cá thế non
Đáp án A
Câu 26: Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh
vào quần xã sinh vật?
A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật phân giải.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
Lời giải
Nhóm sinh vật có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã là sinh vật sản xuất qua quá
trình quang hợp
Đáp án A
Câu 27: Chuỗi thức ăn sau đây: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Đại bàng.
Trong chuỗi thức ăn trên bậc dinh dưỡng cấp 4 là:
A. Sâu ăn lá ngô. B. Nhái. C. Rắn hổ mang. D. Đại bàng.
Lời giải
Bậc dinh dưỡng cấp 4 là rắn hổ mang
Đáp án C
Đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc 4 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5
Câu 28: Khi các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thì
A. Chúng phân li độc lập với nhau trong giảm phân tạo giao tử.
B. Chúng liên kết thành từng nhóm trong giảm phân tạo giao tử.
C. Dễ phát sinh đột biến dưới tác động của tác nhân gây đột biến.
D. Bao giờ cũng xảy ra hoán vị gen trong giảm phân tạo giao tử .
Lời giải
Khi các alen qui định tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST thì chúng liên kết thành từng nhóm trong giảm phân
tạo giao tử
Đáp án B
Câu 29: Người mang hội chứng Tớcnơ, trong tế bào xôma
A. Cặp NST 21 có 3 chiếc. B. Cặp NST 23 có 3 chiếc.
C. Cặp NST 21 có 1 chiếc bị mất đoạn. D. Cặp NST số 23 chỉ có 1 chiếc.
Lời giải
Người mang hội chứng tocno, trong tế bào xô ma thì cặp NST giới tính (cặp số 23) chỉ có duy nhất 1 chiếc NST
X
Đáp án D
Câu 30: Vai trò của đột biến trong quá trình tiến hoá là:
A. Làm thay đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định th́ úc đẩy quá trình hình thành loài mới.
B. Tạo ra các tổ hợp gen thích nghi cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
C. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
D. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
Lời giải
Vai trò của đột biến trong quá trình tiến hóa là cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá
Đáp án : D
Câu 31: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng?
A. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh
tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Tài liệu lưu hành nội bộ 9


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường , có sự cạnh tranh gay
gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất , giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi
của môi trường.
D. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
Lời giải:
Phân bố theo nhóm thường gặp khi môi trường không đồng nhất các cá thể có xu h̛ ớng sống quần tụ , các cá thể
hỗ trợ nhau chống lại các bất lợi của môi trường , không có sự cạnh tranh trong phân bố nhóm .
 B sai
 Đáp án : B
Câu 32: Trong quá trình phát sinh sự sống, kết quả cuối cùng ở giai đoạn tiến hoá hoá học là:
A. Sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ.
B. Sự xuất hiện các giọt Côaxecva.
C. Sự hình thành các hệ tương tác giữa các đại phân tử hữu cơ.
D. Sự xuất hiện những mầm sống đầu tiên.
Lời giải
Tiến hóa hóa học làm xuất hiện các đại phân tử hữu cơ
Đáp án : A
Câu 33: Khi nói về cơ chế di ch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN.
C. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN.
D. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
Lời giải
Khi dịch mã , ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’→3’ trên mARN => B sai
Đáp án : B
Câu 34: Một nhiễm sắc thể bị đột biến, có kích thước ngắn hơn bình thường . Kiểu đột biến gây nên nhiễm
sắc thể bất thường này là:
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc chuyển đơn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể hoặc chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn trên cùng nhiễm sắc thể hoặc mất đoạn.
Lời giải
Kết thúc ngắn hơn BT  Mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
Đáp án : B
Câu 35: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?
A. Với 3 loại nuclêôtit (A, U, X) có thể tạo ra tối đa 26 bộ ba mã hoá axit amin khác nhau trên mARN.
B. Vào có 3 bộ ba kết thúc vào 1 bộ ba mở đầu nên chỉ có 60 bộ ba mã hoá các axit amin.
C. Khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba 5’UAG3’ trên mARN thì quá trình dịch mã lại.
D. Nếu bộ ba 5’AUG3’ nằm ở vi ̣ trí bất kì trong vùng mã của mARN đều mã hoá cho axit amin mêtiônin.
Lời giải
B sai vì bộ 3 mở đầu mã hóa aa Methioninở sinh vật nhân thực , aa foocmin – Methioninở sinh vật nhân sơ =>
61 bộ ba mã hóa
Đáp án : B
Câu 36: Việc ứng dụng di truyền học vào lĩnh vực y học đã giúp con người:
A. Hiểu được cơ chế phát sinh các tật, bệnh di truyền liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể, nhưng chưa hiểu
được cơ chế phát sinh các tật, bệnh di truyền liên quan đến đột biến gen.
B. Ngăn chặn được các tác nhân đột biến của môi trường tác động lên con người.
C. Hiểu được nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng và phần nào chữa tri ̣được một số bệnh di truyền ở người.
D. Chữa tri ̣được mọi di ̣tật do rối loạn di truyền.
Lời giải
Việc ứng dụng di truyền học vào lĩnh vực y học đã giúp con người : Hiểu được nguyên nhân , chẩn đoán, đề
phòng và phần nào chữa trị được một số bệnh di truyền ở người.
Đáp án : C
Câu 37: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?

Tài liệu lưu hành nội bộ 10


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
A. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau , ưu thế lai biểu hiện ở đời F1 sau đó tăng dần qua
các thế hệ.
B. Các con lai F1 có ưu thế lai luôn được giữ lại làm giống.
C. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng
phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai vào ngược lại.
D. Khi lai giữa hai cá thể thuộc cùng một dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai.
Lời giải
Phat biểu đúng ưu thế lai :
Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau , phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng
phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 , sau đó giảm dần qua các thế hệ , không được dùng làm giống , không phải
lúc nào cũng tạo ngay được ưu thế lai
Đáp án : C
Câu 38: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghi ch khác nhauở hai
giới , tính trạng lặn xuất hiện ở giới di ̣giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này
được quy định bởi gen:
A. Nằm ngoài nhiễm sắc thể.
B. Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X.
C. Nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
Lời giải
Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới ,
tính trạng lặn xuất hiện ở giới di ̣ giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy
định bởi gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
Đáp án : D
Câu 39: Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây KHÔNG đúng?
A. Ở cơ thể con non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.
B. Những loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.
C. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.
D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn.
Lời giải
Điều không đúng về sinh thái là C
Giới hạn sinh thái càng hẹp , phân bố càng hẹp
Đáp án : C
Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
B. Sự hình thành loài mới không liên quan gì đến quá trình phát sinh đột biến.
C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
D. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một
hướng xác định từ đó hình thành loài mới.
Lời giải
Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
Đáp án : C

Tài liệu lưu hành nội bộ 11

You might also like