You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023-2024

MÔN : SINH HỌC 12


Câu 1: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên
A. vốn gen của quần thể. B. kiểu gen của quần thể.
C. kiểu hình của quần thể. D. thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 2: Tần số của một kiểu gen là tỉ lệ
A. giao tử mang kiểu gen đó trên các kiểu gen trong quần thể.
B. các alen của kiểu gen đó trong các kiểu gen của quần thể.
C. cá thể chứa kiểu gen đó trong tổng số các cá thể của quần thể.
D. giao tử mang alen của kiểu gen đó trên tổng số các giao tử trong quần thể.
Câu 3: Định luật Hacđi – Vanbec phản ánh
A. sự cân bằng di truyền trong quần thể. B. sự ổn định của tần số tương đối các alen trong quần thể.
C. sự mất ổn định của tần số các alen trong quần thể. D. trạng thái động của quần thể.
Câu 4: Nếu kí hiệu p là tần số alen A, q là tần số alen a trong quần thể thì ở một quần thể cân bằng di
truyền sẽ có tần số các kiểu gen dị hợp là
A. pq. B. 4qp. C. 2pq. D. 3pq.
Câu 5: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển
vượt trội bố mẹ gọi là
A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội.
Câu 6: Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên nguồn biến dị tổ hợp chỉ áp dụng có hiệu quả
đối với
A. bào tử, hạt phấn. B. vật nuôi, vi sinh vật.
C. vật nuôi, cây trồng. D. cây trồng, vi sinh vật.
Câu 7: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến ở các nhóm sinh vật nào?
A. Vi sinh vật và động vật. B. Thực vật và vi sinh vật.
C. Thực vật và động vật. D. Thực vật, động vật, vi sinh vật.
Câu 8: Vì sao phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với vi sinh vật?
A. Vì việc xử lí vi sinh vật không tốn nhiều công sức và thời gian.
B. Vì vi sinh vật dễ dàng đối với việc xử lí các tác nhân gây đột biến.
C. Vì vi sinh vật có tốc độ sinh sản nhanh nên dễ phân lập được các dòng đột biến.
D. Vì vi sinh vật rất mẫn cảm với tác nhân gây đột biến.
Câu 9: Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội ở thực vật, do nó có khả năng
A. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ.
B. cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho bộ nhiễm sắc thể không phân li.
C. kích thước cơ quan sinh dưỡng phát triển. D. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào.
Câu 10: Dạng đột biến nào dưới đây là rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống
năng suất cao, phẩm chất tốt, không có hạt?
A. Đột biến gen. B. Đột biến lệch bội. C. Đột biến đa bội. D. Đột biến tam nhiễm.
Câu 11: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Lai tế bào xôma. B. Gây đột biến nhân tạo.
C. Cấy truyền phôi. D. Nhân bản vô tính động vật.
Câu 12: Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng
để nhân giống nhanh chóng nhiều động vật quý hiếm được gọi là phương pháp
A. nuôi cấy hợp tử. B. cấy truyền phôi. C. kĩ thuật chuyển phôi. D. nhân giống đột biến.
Câu 13: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là
A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái
tổ hợp.
B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

1
D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp→ tạo ADN tái tổ hợp→ chuyển ADN tái tổ hợp vào TB
nhận.
Câu 14: Trong kĩ thuật chuyển gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì chúng
A. có tốc độ sinh sản nhanh. B. thích nghi cao với môi trường.
C. dễ phát sinh biến dị. D. có cấu tạo cơ thể đơn giản.
Câu 15: Làm thế nào để nhận biết việc chuyển phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận đã thành công?
A. Chọn thể truyền có các dấu chuẩn (gen đánh dấu) dễ nhận biết.
B. Dùng CaCl2 làm dãn màng tế bào hoặc xung điện.
C. Dùng xung điện làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất.
D. Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.
Câu 16: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?
A. Ung thư máu. B. Đao. C. Claiphentơ. D. Hồng cầu lưỡi liềm.
Câu 17: Bệnh phêninkêtô niệu là do
A. đột biến gen trên NST giới tính. B. đột biến cấu trúc NST thường.
C. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin.
D. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin.
Câu 18: Người mang bệnh phêninkêtô niệu biểu hiện
A. mất trí. B. tiểu đường. C. máu khó đông. D. mù màu.
Câu 19: Người mắc hội chứng Đao trong tế bào có
A. 3 NST số 21. B. 3 NST số 13. C. 3 NST số 18. D. 3 NST số 15.
Câu 20: Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A. Cánh dơi và tay người B. Gai xương rồng và gai hoa hồng.
C. Vây cá voi và vây cá mập D. Cánh chim và cánh bướm.
Câu 21: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?
A. Cánh dơi và tay người. B. Cánh chim và cánh côn trùng.
C. Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng. D. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng
Câu 22: Theo Đacuyn, nguyên liệu cung cấp cho tiến hóa là
A. biến dị cá thể. B. đột biến gen.
C. đột biến NST. D. biến dị tổ hợp.
Câu 23: Phát biểu nào dưới đây không đúng với tiến hóa nhỏ?
A. Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới
B. Trải qua thời gian hàng triệu năm
C. Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
D. Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa
Câu 24: Các nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quần thể là
A. đột biến, giao phối không ngẫu nhiên. B. CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên.
C. giao phối không ngẫu nhiên, di- nhập gen. D. đột biến, di - nhập gen.
Câu 25: Cách li trước hợp tử là
A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.
C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
Câu 26: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
B. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
Câu 27: Ưu thế lai thường giảm dần qua các thế hệ vì làm
A. thể dị hợp không thay đổi. B. sức sống của sinh vật có giảm sút.
C. xuất hiện các thể đồng hợp. D. xuất hiện các thể đồng hợp lặn có hại.
Câu 28: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hemoglobin như nhau
chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là
2
A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng địa lí sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 29: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố quy định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể,
định hướng quá trình tiến hoá là
A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. quá trình đột biến.
C. quá trình giao phối. D. các cơ chế cách li.
Câu 30. Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là
A. chọn lọc chống lại alen lặn. B. chọn lọc chống lại thể đồng hợp.
C. chọn lọc chống lại alen trội. D. chọn lọc chống lại thể dị hợp.
Câu 37: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi rất nhỏ tần số tương đối của các alen thuộc một gen là
A. đột biến. B. biến động di truyền. C. chọn lọc tự nhiên. D. di nhập gen.
Câu 31: Cho các nhân tố sau: (1) Đột biến, (2) Các yếu tố ngẫu nhiên, (3) Giao phối không ngẫu nhiên,
(4) Di – nhập gen. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là
A. (2), (4) B. (1), (4) C. (2), (3) D. (1), (2)
Câu 32: Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các
cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen
theo một hướng xác định.
Câu 33: Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng này biểu hiện cho
A. cách li trước hợp tử. B. cách li sau hợp tử.
C. cách li tập tính. D. cách li mùa vụ.
Câu 34. Cho một số hiện tượng sau:
(1) Chim sẻ và chim gõ kiến không giao phối với nhau vì tập tính ve vãn khác nhau.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn
cho hoa của loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li trước hợp tử?
A. (3), (4). B. (1), (2). C. (2), (3). D. (1), (4).
Câu 35: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của
châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 toàn NST
nhỏ. Cơ chế nào đã dẫn đến sự hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52?
A. Con đường cách li tập tính. B. Con đường cách li địa lí.
C. Con đường cách li sinh thái. D. Con đường lai xa và đa bội hoá.
Câu 36: Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như loài mới vì
A. cây tứ bội có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội.
B. cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội.
C. cây tứ bội có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội.
D. cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con 3n bị bất thụ.
Câu 37: Phát biểu nào dưới đây về v ai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng
nhất?
A. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản
B. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới
C. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của
quần thể.
D. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp với tốc độ
rất chậm.
3
Câu 38: Sự xuất hiện loài mới được đánh dấu bằng
A. cách li cơ học. B. cách li sinh sản (cách li di truyền). C. cách li tập tính. D. cách li sinh
thái.
Câu 39: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa. Tần số của
alen A và alen a trong quần thể lần lượt là:
A. A = 0,8; a = 0,2. B. A = 0,2; a = 0,8. C. A = 0,3; a = 0,7. D. A = 0,7; a = 0,3.

__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
Câu 40: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa là
A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhiễm sắc thể.

BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ


1. Biết tính tần số các alen
QT 1: 0.5AA : 0,4Aa: 0,1 aa

__________________________________________________________________________
QT 2: 0,6Aa : 0,4 aa

__________________________________________________________________________
QT 3: 0,4AA : 0,6aa

__________________________________________________________________________
2. Biết tính tần số các kiểu gen sau n thế hệ tự thụ
VD: Quần thể P: 0,25AA : 0,4Aa : 0,35aa sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì
- Tần số từng KG là bao nhiêu ?

__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
- Tần số các KG đồng hợp là bao nhiêu ?
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
4
3. Biết vận dụng tính chất của quần thể cân bằng
Khi QT ngẫu phối đạt trạng thái cân bằng thỏa mãn đẳng thức cân bằng, biết tần số KG đồng hợp lặn (q2)
có thể tính đc tần số alen lặn (q) và tần số alen trội (p) và tần số các kiểu gen còn lại.
VD 1: Một quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec có 64% cây hoa đỏ và 36 % cây hoa trắng.
Biết A: hoa đỏ, a: hoa trắng.
- Tần số của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
- Xác định CTDT của QT:

__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________

5
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________

You might also like