You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 SINH 12

Câu 1. Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số alen a của quần thể này là
A. 0,5. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,6.

Câu 2: Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm:


A. tăng tốc độ tiến hoá của quẩn thể B. tăng biến dị tổ hợp trong quần thể.
C. tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp. D. tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 3: Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần có đặc điểm là:
A. quần thể giao phối một cách ngẫu nhiên. B. Qua các thế hệ tỉ lệ kiểu gen đồng hợp giảm.
C. Tần số alen không thay đổi qua các thế hệ D. Qua các thế hệ tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng.
Câu 4: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a là 0,7. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể
này là:
A. 0,42. B. 0,60. C. 0,49. D. 0,09.
Câu 5: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần
thể này là
D. 0,16.
A. 0,48. B. 0,60. C. 0,40.

Câu 6 .Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
B. Qua các thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần.
C. Quần thể ngẫu phối đa dạng di truyền.
D. Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.
Câu 7: Trong quần thể,ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ vì:
A. tỉ lệ dị hợp giảm,tỉ lệ đồng hợp tăng B. tỉ lệ đồng hợp giảm, tỉ lệ dị hợp tăng
C. tỉ lệ phát sinh biến dị tổ hợp nhanh D. tần số đột biến có xu hướng tăng
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây nói về ưu thế lai là đúng?
A. lai các dòng thuần chủng khác nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao
B. lai các dòng thuần chủng khác nhau về kiểu gen luôn cho ưu thế lai cao
C. chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai
D. không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về kiểu hình
Câu 9 : Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn;
2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau;
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:
A. 1, 2, 3 B. 3, 1, 2 C. 2, 3, 1 D. 2, 1, 3
Câu 10: Để tạo được ưu thế lai, khâu cơ bản đầu tiên trong quy trình là.
A. cho tự thụ phấn kéo dài. B. tạo ra dòng thuần. C. cho lai khác dòng. D. cho lai khác loài.
Câu 11: Trình tự các bước trong chọn giống bằng phương pháp gây đột biến:
(1): chọn lọc các cá thể có KH mong muốn (2): tạo các dòng thuần (3): xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến
A. (1)→(2)→(3) B. (3)→(2)→(1) C. (2)→(1)→(3) D. (3)→(1)→(2)
Câu 12: Cho các thành tựu sau: (1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt;
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội 3n; (3) Tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp  -caroten trong hạt;
(4) Tạo giống nho không hạt; (5) Tạo cừu Đôly; (6) Tạo cừu sản xuất protein huyết thanh của người.
Số thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 13: Trong kĩ thuật lai tế bào,các tế bào trần là:
A. các tế bào xô ma tự do được tách ra từ mô sinh dưỡng B. các tế bào đã được xử lí làm tan màng sinh chất
C. các tế bào đã được xử lí làm tan thành tế bào D. các tế bào khác loài đã hoà nhập để trở thành tế bào lai
Câu 14: Chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cho phát triển trong cơ thể nhiều con cái khác để tạo hàng loạt nhiều con có
kiểu gen giống nhau gọi là phương pháp:
A. cấy truyền phôi B. Cấy truyền hợp tử C. công nghệ sinh học tế bào D. nhân bản vô tính động vật
Câu 15: Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân bản?
A. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.
B. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.
C. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
1
D. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai.
Câu 16: Cừu Đôly được tạo nên từ nhân bản vô tính mang đặc điểm chủ yếu giống với :
A. cừu cho nhân B. Cừu cho trứng C. cừu cho nhân và cho trứng D. cừu mẹ mang thai
Câu 17. Phân tử ADN tái tổ hợp là:
A. phân tử ADN lạ được chuyển vào tế bào nhận B. phân tử ADN được tìm thấy trong nhân của vi khuẩn
C. Một dạng ADN cấu tạo nên các plasmit của vi khuẩn D. Đoạn ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của plasmit
Câu 18: Enzim giới hạn và enzim nối trong kĩ thuật chuyển gen là :
A. Restrictaza và lipaza B. Restrictaza và ligaza C. Lipaza và restrictaza D. Ligaza và restrictaza
Câu 19. Trong kỹ thuật chuyển gen thì gen đánh dấu có vai trò
A. giúp nhận biết tế bào đang phân chia B. phân biệt các loại tế bào khác nhau
C. giúp nhận biết tế bào có ADN tái tổ hợp D. gây biến đổi một gen khác
Câu 20: Khâu nào sau đây đóng vai trò trung tâm trong công nghệ gen?
A. Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào. B. Tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen.
C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp

Câu 21 .Bệnh nào sau đây ở người do đột biến NST gây nên?
A. Mù màu. B. Máu khó đông. C. Ung thư máu ác tính. D. Bạch tạng.
Câu 22 .Hình dưới là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này

A. mắc hội chứng Claiphentơ. B. mắc hội chứng Đao.


C. mắc hội chứng Tớcnơ. D. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

Câu 23.Người mắc hội chứng bệnh nào sau đây là thể một?
A. Hội chứng Đao. B. Hội chứng Claiphentơ. C. Hội chứng Tơcnơ. D. Hội chứng AIDS.
Câu 24.Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử?
A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử.
B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về bệnh di truyền phân tử.
C. Hội chứng Đao là một loại bệnh di truyền phân tử.
D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên.
Câu 25 .Ở người, bệnh hoặc hội chứng nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên?
A. Bệnh phêninkêtô niệu. B. Bệnh mù màu đỏ và xanh lục.
C. Bệnh máu khó đông. D. Hội chứng Tơcnơ.
Câu 26.Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây nên?
A. Bệnh máu khó đông. B. Bệnh phêninkêtô niệu. C. Hội chứng Đao. D. Bệnh bạch tạng.
Câu 27.Người mắc hội chứng bệnh nào sau đây là do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây nên?
A. Hội chứng Claiphentơ. B. Hội chứng tiếng mèo kêu. C. Hội chứng Tơcnơ. D. Hội chứng Đao.
Câu 28.Người mắc hội chứng bệnh nào sau đây không phải là thể ba?
A. Hội chứng Đao. B. Hội chứng Claiphentơ. C. Hội chứng Tơcnơ. D. Hội chứng 3X.
Câu 29.Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới?
A. Hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng AIDS. C. Hội chứng Đao. D. Hội chứng Claiphentơ.

2
Câu 30: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các sinh vật người ta không dựa vào
A. cơ quan tương đồng. B. cơ quan tương tự. C. cơ quan thoái hóa. D. bằng chứng tế bào học.
Câu 31: Vòi hút bướm ruồi và mỏ chim ruồi là cơ quan
A. cơ quan tương đồng. B. cơ quan tương tự. C. cơ quan thoái hóa. D. bằng chứng tế bào học.
Câu 32: Chi trước của mèo tương đồng với cơ quan nào sau đây?
A. Cánh dơi. B. Chân dế dũi. C. Cánh bướm. D. Chân vịt.
Câu 33. Cơ quan nào sau đây ở người là cơ quan thoái hóa?
A. Ruột non. B. Ruột thừa. C. Phổi. D. Gan.
Câu 34. Cặp cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A. Cánh dơi và cánh bướm. B. Mang cá và mang tôm.
C. Chân chuột chũi và chân dế dũi. D. Cánh chim và chi trước của mèo.
Câu 35. Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương đồng?
A. Tay người và cánh dơi B. cánh dơi và cánh ong mật C. tay người và vây cá D. cánh dơi và cánh bướm
Câu 36. Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A. Chân chuột chũi và chân dế chũi. B. Gai xương rồng và gai hoa hồng.
C. Mang cá và mang tôm. D. Tay người và vây cá voi\ .
Câu 37. Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự?
A. Cánh chim và cánh bướm. B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.
C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. D. Chân trước của mèo và cánh dơi.
Câu 38. Cho các cặp cơ quan sau:
(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người (2) Cánh dơi và chi trước của ngựa
(3) Gai xương rồng và lá cây lúa (4) Cánh bướm và cánh chim
Các cặp cơ quan tương đồng là:
A. (1), (3), (4) B. (1), (2), (3) C. (1), (2), (4) D. (2), (3), (4)
Câu 39. Cho các cặp cơ quan sau:
(1) Cánh sâu bọ và cánh dơi. (2) Mang cá và mang tôm.
(3) Chân chuột chũi và chân dế chũi. (4) Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng.
(5) Gai cây hoa hồng và gai cây xương rồng. (6) Nọc độc của rắn và nọc độc của bọ cạp.
Số cặp cơ quan tương tự là:
A. 6 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 40. Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau là chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới
thuộc:
A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng địa lí sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 41: Người và tinh tinh khác nhau nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì
đó là:
A. bằng chứng sinh học phân tử. B. bằng chứng gián tiếp.
C. bằng chứng giải phẫu so sánh. D. bằng chứng trực tiếp.
Câu 42: Loài người ngày nay khó biến thành các loài khác do
A. con người không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. B. con người hiện đại đã phát triển toàn diện.
C. giữa các quần thể người hiện nay gần như không có cơ chế cách li.
D. người hiện đại đã ở bậc thang tiến hoá cao nhất.
Câu 43: Theo Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là
A. thường biến. B. biến dị cá thể. C. đột biến. D. biến dị tổ hợp.
Câu 44: Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là
A. đấu tranh sinh tồn.
B. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên.
C. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể.
Câu 45. Tiến hoá nhỏ là quá trình:
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 46. Tiến hoá lớn là quá trình:
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 47. Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là
A. cá thể. B.quần thể. C. loài. D.phân tử.
3
Câu 48. Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là
A. đột biến cấu trúc NST. B. đột biến NST. C. biến dị tổ hợp. D. đột biến gen.
Câu 49. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là
A. đột biến. B. CLTN. C. giao phối. D. yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 50. Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại
A. đồng hợp. B. alen lặn. C. alen trội. D. alen thể dị hợp.
Câu 51. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố qui định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá
trình tiến hoá là:
A. chọn lọc tự nhiên B. đột biến. C. giao phối. D. các cơ chế cách li.
Câu 52. Nhân tố tiến hoá không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể giao
phối là:
A. đột biến. B. di - nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 53. Nhân tố nào sau đây có khả năng làm phát sinh các alen mới trong quần thể?
A. Đột biến. B. Cách li di truyền. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối.
Câu 54. Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
A. kiểu hình. B. kiểu gen. C. alen. D. nhiễm sắc thể.
Câu 55. Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?
A. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen. B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến và di - nhập gen.
Câu 56: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữacác quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến. D. Cách li địa lí.
Câu 57: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Di - nhập gen. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 58: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi QT là do tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 59: Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần thể
khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến.
Câu 60. Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhân tố nào sau đây có tính sáng tạo ra các alen mới thích nghi
trong quần thể từ đó làm nguyên liệu cho quá trình hình thành quẩn thể thích nghi?
A. Đột biến gen. B. Giao phối. C. Biến dị tổ hợp. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 61. Điểm ưu việt của nuôi cấy tế bào thực vật là
A. từ một cơ thể ban đầu có thể tạo ra nhiều cơ thể có kiểu gen khác nhau.
B. từ một quần thể ban đầu có thể tạo ra cá thể có tất cả các gen trong quần thể.
C. từ một cơ thể ban đầu có thể tạo nên một quần thể đồng nhất về kiểu gen.
D. từ một cơ thể ban đầu có thể tạo nên một quần thể đa hình và kiểu gen và kiểu hình.
Câu 62: Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc
biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là
A. đột biến. B. di nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 63: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một
chiều hướng nhất định?
A. Di nhập gen B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Đột biến D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 64: Sự truyền hạt phấn và sự phát tán bào tử nhờ sâu bọ là ví dụ về
A. Yếu tố ngẫu nhiên B. chọn lọc tự nhiên C. Đột biến D. Di nhập gen
Câu 65: Tác động của chọn lọc sẽ làm giảm tần số một loại alen khỏi quần thể nhanh nhất là:
A. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp. B. Chọn lọc chống lại thể dị hợp.
C. Chọn lọc chống lại alen lặn. D. Chọn lọc chống lại alen trội.
Câu 66. Theo quan niệm thuyết tiến hoá hiện đại, một gen đột biến lặn có hại sẽ
A. bị chọn lọc tự nhiên đào thải khỏi quần thể ngay sau một thế hệ.
B. không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn khỏi quần thể
C. không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. D. bị chọn lọc tự nhiên đào thải nhanh hơn so với đột biến gen trội có hại.
Câu 67: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có
hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải :
A. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn. B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.
C. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội. D. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội.
Câu 68: Cho các nhân tố sau: (1). Yếu tố ngẫu nhiên. (2). Đột biến. (3). CLTN.
(4). Giao phối không ngẫu nhiên. (5). Di nhập gen.
Cho các phát biểu sau: I.Các nhân tố làm nghèo vốn gen của quần thể chỉ có (1) và (3).
II. Có 2 nhân tố có thể làm giàu vốn gen của quần thể.
III. Có 2 nhân tố làm thay đổi tần số thành phần KG trong quần thể theo 1 hướng xác định.
4
IV. Cả 5 nhân tố đều làm thay đổi tần số alen của quần thể.
V. Có 3 nhân tố làm thay đổi cả thành phần KG và tần số alen của quần thể vô hướng.
Số phát biểu đúng: A. 4 B. 3 C. 1 D. 2.
Câu 69. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về nhân tố tiến hóa có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu có sự di – nhập gen chắc chắn làm giảm alen của quần thể.
(2) Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen quần thể.
(3) Nếu quần thể chịu tác động của đột biến có thể xuất hiện alen mới.
(4) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể.
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2.
Câu 70. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên?
(1). Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần
số alen của quần thể.
(2). Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen
lặn.
(3). Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(4). Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2

Câu 71.Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể có kích thước nhỏ.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
Câu 72 .Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?
A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Đột biến. C. Di - nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 73 .Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể?
A. Di- nhập gen. B. Giao phối ngẫu nhiên C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự
nhiên.
Câu 74 .Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai khi nói về di- nhập gen?
A. Di- nhập gen chỉ ảnh hưởng tới các quần thể có kích thước lớn.
B. di- nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. di- nhập gen làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
D. di- nhập gen là nhân tố tiến hóa vô hướng.
Câu 75.Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được
gọi là
A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến. C. di - nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 76. Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
C. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.
Câu 77 .Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên có chung đặc điểm nào sau đây?
A. Làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định.
B. Luôn dẫn đến hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật.
C. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa. D. Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 78 .Nhân tố tiến hóa nào sau đây là nhân tố tiến hóa có hướng?
A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Di - nhập gen. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 79 .Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
A. kiểu gen. B. alen. C. kiểu hình. D. gen.
Câu 80: Trong các quần thể sau đây, quần thể nào có tần số alen a thấp nhất?
A. 0,3AA : 0, 5Aa : 0,2aa B. 0,2AA : 0, 8Aa C. 0,5AA : 0, 4Aa : 0,1aa D. 0,4AA : 0,3Aa : 0,3aa
Câu 81: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của
quần thể sẽ không thay đổi.
B. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến
hóa.
D. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến
hóa.
5
Câu 82: Thành quả nào sau đây có được ở cây trồng mà không phải do công nghệ gen?
A. Giống lúa "gạo vàng" B. Giống bông kháng sâu hại.
C. Giống lúa lùn năng suất cao IR22. D. Giống cà chua để lâu không bị hư hỏng.
Câu 83. Theo giả thuyết siêu trội, kiểu gen có ưu thế lai thấp nhất là
A. AaBBDD B. AaBbDD C. AaBbDd D. aaBBDD
Câu 84. Trong công tác tạo giống, muốn tạo một giống vật nuôi có thêm đặc tính của một loài khác, phương pháp nào
sau đây được cho là hiệu quả nhất?
A. Gây đột biến. B. Lai tạo. C. Công nghệ gen. D. Công nghệ tế bào.
Câu 85.: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau?
A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Đột biến.
C. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. D. Tạo giống nhờ công nghệ gen.
Câu 86: Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình hình thành loài mới?
A. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu
gen mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu.
B. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi và cách li
sinh sản với các quần thể thuộc loài khác.
C. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng xác định, tạo ra nhiều
cá thể mới có kiểu hình mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu.
D. Là một quá trình lịch sử dưới tác động của môi trường tạo ra những quần thể mới cách li sinh sản với quần thể
ban đầu.
Câu 87: Loài lúa mì trồng hiện nay (Triticum aestivum) được hình thành trên cơ sở
A. sự cách li địa lí giữa dạng lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mĩ. B. là kết quả của quá trình lai khác loài.
C. là kết quả của quá trình tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì.
D. là kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá.
Câu 88: Kapêtrencô (1927) đã tạo ra loài cây mới từ cải củ (2n = 18) và cải bắp (2n = 18)như thế nào?
A. Lai cải bắp với cải củ tạo ra con lai hữu thụ.
B. Đa bội hoá dạng cải bắp rồi cho lai với cải củ tạo ra con lai hữu thụ.
C. Đa bội hoá dạng cải củ rồi cho lai với cải bắp tạo ra con lai hữu thụ.
D. Lai cải bắp với cải củ được F1, đa bội hoá F1 được dạng lai hữu thụ.
Câu 89: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có
bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 toàn NST nhỏ. Cơ chế nào đã dẫn
đến sự hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52?
A. Con đường cách li tập tính. B. Con đường địa lí.
C. Con đường sinh thái. D. Con đường lai xa và đa bội hoá.
Câu 90: Thể song nhị bội là cơ thể có
A. tế bào mang bộ NST lưỡng bội. B. tế bào mang bộ NST tứ bội.
C. tế bào mang 2 bộ NST lưỡng bội của hai loài bố mẹ.
D. tế bào chứa bộ NST lưỡng bội với một nửa nhận từ loài bố và nửa kia nhận từ loài mẹ.
Câu 91: Nguồn gốc của loài cỏ chăn nuôi Spartina ở Anh với 120 NST đã được xác định là kết quả lai tự nhiên giữa một
loài cỏ gốc Châu Âu và một loài cỏ gốc Mĩ nhập vào Anh có bộ NST là
A. 60 và 60. B. 50 và 70. C. 40 và 80. D. 30 và 90.
Câu 92: Dáng đứng thẳng của người được củng cố dưới tác dụng của
A. việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động. B. việc chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất trống trải.
C. việc dùng lửa để nấu chín thức ăn. D. đời sống tập thể.
Câu 93: Dáng đứng thẳng đã dẫn đến thay đổi quan trọng nào trên cơ thể người?
A. Giải phóng 2 chi trước khỏi chức năng vận chuyển. B. Lồng ngực chuyển thành dạng uống cong.
C. Bàn chân có dạng vòm. D. Bàn tay được hoàn thiện.
Câu 94: Nhân tố chính chi phối quá trình phát triển loài người ở giai đoạn người hiện đại là
A. thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu ở kỉ Đệ tam. B. lao động, tiếng nói, tư duy.
C. việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích. D. quá trình biến dị di truyền và chọn lọc tự nhiên.
Câu 95: Con người thích nghi với môi trường sống chủ yếu qua
A. lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh. B. biến đổi hình thái, sinh lí cơ thể.
C. sự phân hoá và chuyển hoá các cơ quan. D. sự phát triển lao động và tiếng nói.

6
7

You might also like