You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KỲ I- SINH HỌC 12A2,3,4,5

Câu 1. Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5’UAX3’. B. 5’UGX3’. C. 5’UGG3’. D. 5’UAG3’.
Câu 2. Quan sát hình ảnh và cho biết đây là dạng nào của đột biến gen?

A. Đột biến mất 1 cặp nucleotit. B. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit cùng loại.
C. Đột biến thêm 1 cặp nucleotit. D. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit khác
loại.
Câu 3.Đặc điểm nổi bật của ưu thế lai là
A. con lai có nhiều đặc điểm vượt trội so với bố mẹ. B. con lai biểu hiện những đặc điểm
tốt.
C. con lai xuất hiện kiểu hình mới. D. con lai có sức sống mạnh mẽ.
Câu 4. Để đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận có thể dùng chất nào sau đây?
A. Xung điện. B. Muối CaCl2. C. Côxixin D. Muối CaCl2 hoặc xung
điện.
Câu 5. Một trong những đặc điểm rất quan trọng của các chủng vi khuẩn sử dụng trong
công nghệ gen là
A. phổ biến và không có hại. B. dùng làm vectơ thể truyền.
C. có khả năng xâm nhập và tế bào. D. có tốc độ sinh sản nhanh.
Câu 6. Sữa cừu chứa prôtêin người là kết quả của việc
A. ứng dụng công nghệ lai tế bào B. ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi
C. ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi D. ứng dụng công nghệ gen.
Câu 7. Ở người, cặp nhiễm sắc thể số 21 có 3 chiếc, đây là hội chứng
A. claiphentơ. B. siêu nữ. C. tơcnơ. D. Đao.
Câu 8.Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái
tương tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức
năng khác nhau.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo
giống nhau.
Câu 9. Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là
A. bằng chứng phôi sinh học. B. bằng chứng địa lí sinh vật học.
C. bằng chứng giải phẩu học so sánh. D. bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
Câu 10. Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là
A. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
B. những sai khác giữa các cá thể trong loài phát sinh qua quá trình sinh sản.
C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
D. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh
Câu 11. Tiến hoá nhỏ là quá trình
A.hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B.biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 12. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là
A. đột biến. B. biến dị tổ hợp. C. nguồn gen du nhập. D. quá trình giao
phối.
Câu 13. Cho các nhân tố tiến hóa sau đây :
(1) Đột biến.       (2) Giao phối không ngẫu nhiên. (3) CLTN.      
(4) Yếu tố ngẫu nhiên.       (5) Di – nhập gen.
Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần
thể là:
A. (1), (3) và (5) B. (1), (2) và (3) C. (1), (2), (3), (4) và (5) D. (1), (3) , (4) và
(5)
Câu 14. Cách li trước hợp tử là
A .trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.
C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
Câu 15. Tiêu chuẩn hoá sinh được xem là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các chủng, loài
ở dạng sinh vật nào sau đây?
A. Động vật bậc cao. B. Thực vật bậc cao.
C. Thực vật và động vật bậc thấp. D. Vi khuẩn.
Câu 16. Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao
phối với nhau. Đó là dạng cách li
A. sau hợp tử B. tập tính C. trước hợp tử D. cơ học
Câu 17. Một đoạn gen ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung là:
5'… GGG XAA TTT TGA…3'. Trình tự nuclêôtit trên đoạn mARN được tổng hợp từ
đoạn gen trên là:
A. 5'... GGG XAA UUU UGA…3' B. 5'... GGX XAA TGG GGA…3'
C. 5'... XXX GTT AAA AXA…3' D. 5'... XXX GUU AAA AXU…3'
Câu 18. Đậu hà lan có bộ NST 2n = 14. Theo lí thuyết, số lượng NST có trong thể ba là
A. 12. B. 14. C. 13. D. 15.
Câu 19. Một cơ thể có KG AAbbCCDdEe , Các gen phân li độc lập sẽ cho bao nhiêu loại
giao tử?
A. 4 B. 8 C. 16 D. 32
Câu 20. Ở người bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn a trên nhiễm sắc thể giới tính X
quy định. Bố mẹ có kiểu gen nào mà sinh con gái mắc bệnh với tỉ lệ 25%?
A. XaXa x XaY B. XAXA x XaY C. XAXa x XAY D. XAXa x XaY
Câu 21. Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo.
B. Ưu thế lai có thể biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.
C. Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng để làm thương phẩm.
D. Ưu thế lai chỉ biểu hiện ở phép lai thuận.
Câu 22. Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
IV. Tạo dòng thuần chủng.
Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
A. I → III → II. B. III → II → I. C. III → II → IV. D. II → III → IV.
Câu 23. Để phòng ngừa ung thư, giải pháp nhằm bảo vệ tương lai di truyền của loài người
là gì?
A. Duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh làm thay đổi môi trường sinh lí, sinh hóa của cơ thể.
B. Không kết hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp lặn về gen đột biến gây ung
thư.
C. Bảo vệ môi trường sống, hạn chế các tác nhân gây ung thư.
D. Tất cả các giải pháp nêu trên.
Câu 24. Quan sát bảng dưới đây
Các loài trong bộ linh trưởng Tinh tinh Gorila Vượn Gibbon Khỉ Rhezus Khỉ sóc
Số aa trong chuỗi hemoglobin 0 1 3 8 9
khác với người
Loài nào trong bộ linh trưởng có quan hệ họ hàng gần gũi với loài người nhất ?
A. Gorila B. Vượn C. Tinh tinh D. Khỉ
Câu 25. Nhân tố nào sau đây là nhân tố tiến hóa có hướng?
A. Đột biến gen B. Di nhập gen C. chọn lọc tự nhiên D. Giao phối không ngẫu
nhiên
Câu 26. Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì
A. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
B. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
C. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần
thể.
Câu 27. Nhân tố tiến hóa nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần
thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Di - nhập gen. D. Các yếu tố ngẫu
Câu 28. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Phương án đúng là:
A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (2) và (4). D. (1) và (3).
Câu 29. Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã?
A. 5’GGA3’. B. 5 XAA3’. C. 5’AUG3’ D. 5’AGX3’.
Câu 30. Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu
trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit.
Câu 31. Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh
trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là
A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu
trội.
Câu 32. Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới,
từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là
A. công nghệ tế bào. B. công nghệ sinh học. C. công nghệ gen. D. công nghệ vi
sinh vật.
Câu 33. Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A)
trong hạt.
B. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
C. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.
D. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
Câu 34. Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là:
A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào
chứa ADN tái tổ hợp.
B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào
nhận.
C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào
nhận.
D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp→ tạo ADN tái tổ hợp→ chuyển ADN tái tổ
hợp vào TB nhận.
Câu 35. Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh
A. ung thư máu. B. bệnh Đao. C. máu khó đông. D. hồng cầu hình lưỡi liềm.
Câu 36. Cơ quan tương tự là những cơ quan
A. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo
giốngnhau.
B. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
C. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái
tương tự.
D. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 37. Hai cơ quan tương tự là:
A. Chi trước của ngựa và tay của người.
B. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế chũi.
C. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan.
D. Chân trước của mèo và cánh dơi
Câu 38. Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các
giống vật nuôi, cây trồng là:
A. biến dị cá thể. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị xác định. D. chọn lọc nhân
tạo.
Câu 39. Tiến hoá lớn là quá trình
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại
trên loài.
Câu 40. Nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là
A. đột biến. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp. D. quá trình giao
phối.
Câu 41. Cho các nhân tố tiến hóa sau đây :
(1)Đột biến. (2) Giao phối không ngẫu nhiên. (3) CLTN.
(3) Yếu tố ngẫu nhiên. (5) Di – nhập gen.
Các nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định là:
A. (1),(3) và (5) B. (1), (2) và (5) C.(1),(2),(4) và (5) D. (1), (4) và (5)
Câu 42. Cách li sau hợp tử không phải là
A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo ra con lai.
C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
Câu 43.Tiêu chuẩn phân biệt nào là quan trọng nhất để phân biệt các loài vi khuẩn có quan
hệ thân thuộc?
A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn địa lí, sinh thái.
C. Tiêu chuẩn sinh lí, hóa sinh. D. Tiêu chuẩn di truyền.
Câu 44 .Một số loài muỗi Anopheles sống ở vùng nước lợ, một số đẻ trứng ở vùng nước
chảy, một số lại đẻ trứng ở vùng nước đứng. Loại cách li sinh sản nào cách li những loài
nói trên?
A. Cách li tập tính. B. Cách li nơi sống.
C. Khác nhau thời gian chín sinh dục. D. Cách li cơ học.
Câu 45. Một đoạn gen ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung là:
5'… AAA XAA TTT TGA…3'. Trình tự nuclêôtit trên đoạn mARN được tổng hợp từ
đoạn gen trên là:
A. 5'... UUU GUU AAA AXU…3' B. 5'... GGX XAA TGG GGA…3'
C. 5'... XXX GTT AAA AXA…3' D. 5'... AAA XAA UUU UGA…3'
Câu 46. Lúa nước có bộ NST 2n = 24. Theo lí thuyết, số lượng NST có trong thể một là
A. 36. B. 12. C. 23. D. 25.
Câu 47. Một cơ thể có KG AabbCcDdEE , Các gen phân li độc lập sẽ cho bao nhiêu loại
giao tử?
A. 4 B. 8 C. 16 D. 32
Câu 48. ở người, bệnh mù màu do gen lặn m liên kết trên NST X ở đoạn không tương
đồng với Y gây nên. Trong một gia đinh, bố mù màu và mẹ bình thường, có 2 con. Con gái
bình thường, con trai bị mù màu. Kiểu gen của người mẹ là
A. XMXm B. XMXM C. XMXM hoặc XmXm D. XMXM hoặc XMXm
Câu 49. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 vì:
A. kết hợp các đặc điểm di truyền của bố mẹ. B. các cơ thể lai luôn ở trạng thái dị
hợp.
C. biểu hiện các tính trạng tốt của bố. D. biểu hiện các tính trạng tốt của mẹ.
Câu 50.Trong chọn giống người ta có thể tiến hành các công việc sau:
1. Tạo ra dòng thuần chủng
2. Lai giữa các giống thuần chủng với nhau
3. Chọn lọc các cá thể có kiểu hình mong muốn
4. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến
5. Thực hiện chế độ chăm sóc tốt để giống biểu hiện các đặc tính tốt.
Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến có thể tiến hành theo thứ tự các
bước sau đây:
A. 1,2,5 B. 4, 3,1 C. 1,2,3,5 D. 4,1,3,5
Câu 51. Nguyên nhân của bệnh phêninkêtô niệu là do
A. bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu.
B. đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuỗiβ -hêmôglôbin.
C. thiếu enzim xúc tác chuyển hóa phenylalanin thành tirôzin.
D. đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 52. Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ
Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của
người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau:
Khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ
Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa
người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật:
A. Người – tinh tinh - vượn Gibbon- khỉ Vervet - khỉ Capuchin - khỉ Rhesut
B. Người – tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut
C. Người – tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Vervet
D. Người – tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin
Câu 53. Nhân tố tiến hóa nào không làm thay đổi tần số alen mà chỉ làm thay đổi thành
phần kiểu gen của quần thể:
A. Đột biến B. Các yếu tố ngẫu nhiên
C. Chọn lọc tự nhiên D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 54. Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình
A. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
B. tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.
C. đào thải những biến dị bất lợi.
D. tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
Câu 55. Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể
sinh vật?
A. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen. B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến và di - nhập gen.
Câu 56. Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu
hiện cho
A. cách li trước hợp tử. B. cách li tập tính.
C. cách li mùa vụ. D. cách li sau hợp tử.

Phần II: Tự Luận ( 3 điểm)


Câu 1. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,1 AA + 0,8 Aa + 0,1 aa = 1. Sau 3 thế
hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là?
Câu 2. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,4 AA + 0,4 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế
hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là?
Câu 3. Giải thích vì sao cần phải tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh.
Câu 4. Đề xuất các biện pháp hạn chế hậu quả của một số bệnh di truyền ở người.
Câu 5. Phép lai P: AaBbDd x aaBbDD, ở thế hệ sau tạo cá thể có kiểu hình trội về 3 gen
trên với tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 6. Phép lai P: AaBbDd x AaBbdd, ở thế hệ sau tạo cá thể có kiểu hình trội về 3 gen
trên với tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 7. Giải thích được vì sao cần phải tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh.
Câu 8. Đề xuất được các biện pháp hạn chế hậu quả của một số bệnh di truyền ở người.

You might also like