You are on page 1of 17

Đề cương ôn tập giữa học kì II- Sinh 9

Năm học 2021- 2022


I/ PHẠM VI KIẾN THỨC:
Ôn tập các chương:
 Chương VI: Ứng dụng di truyền học (phần di truyền và biến dị)
 Chương I: Sinh vật và môi trường ( phần sinh vật và môi trường)
II/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:
A/ Câu hỏi trắc nghiệm:
Chọn ý trả lời đúng trong các câu dưới đây:
* Chương VI: Ứng dụng di truyền học.
1/ Bài 31: Công nghệ tế bào:
Câu 1: Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo
ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được gọi là gì?
A. Công nghệ tế bào. B. Công nghệ gen. C. Kỹ thuật PCR. D. Công nghệ sinh học.
Câu 2: Ứng dụng của công nghệ tế bào là
A. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng. B. nhân bản vô tính.
C. nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống. D. cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh người ta sử
dụng gì?
A. Hoocmon sinh trưởng. B. Môi trường dinh dưỡng.
C. Vitamin. D. Đáp án khác.
Câu 4: Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng có ý nghĩa gì?
A. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng mới.
B. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi
trường.
C. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng cho năng suất cao.
D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Câu 5: Để phát hiện và chọn lọc dòng tế bào xôma biến dị người ta sử dụng phương pháp
gì?
A. Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào.
B. Phương pháp chuyển gen.
C. Phương pháp nhân bản vô tính.
D. Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Câu 6: Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh sau khi tế bào hoặc mô được nuôi cấy nhờ công
nghệ tế bào có kiểu gen như dạng gốc vì
A. Cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ một tế bào của dạng gốc.
B. Bộ gen trong nhân được sao chép lại nguyên vẹn nhờ nguyên phân.
C. Các mô, tế bào được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp.
D. Cả A, B, C
Câu 7: phát biểu nào dưới đây không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính?
A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
B. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.
C. Tạo ra các động vật biến đổi gen.
D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen giống cá thể gốc.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhân bản vô tính không làm giảm tuổi thọ của động vật được nhân bản.
B. Ở Việt Nam đã nhân bản vô tính thành công đối với cá trạch.
C. Nhân bản vô tính mở ra triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ
tuyệt diệt.
D. Nhân bản vô tính giúp tăng nhanh số lượng cá thể từ một mô sẹo ban đầu ở thực vật.
Câu 9: Để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh người ta sử
dụng gì?
A. Hoocmon sinh trưởng. B. Môi trường dinh dưỡng.
C. Vitamin. D. Đáp án khác.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhân bản vô tính không làm giảm tuổi thọ của động vật được nhân bản.
B. Ở Việt Nam đã nhân bản vô tính thành công đối với cá trạch.
C. Nhân bản vô tính mở ra triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ
tuyệt diệt.
D. Nhân bản vô tính giúp tăng nhanh số lượng cá thể từ một mô sẹo ban đầu ở thực vật.
2/ Bài 32: Công nghệ gen
Câu 11: Các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN mang một hoặc một cụm
gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền được gọi là gì?
A. Kỹ thuật gen. B. Công nghệ tế bào. C. Kỹ thuật PCR. D. Đáp án khác.
Câu 12: Sản phẩm nào không phải là ứng dụng của công nghệ gen?
A. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới. B. Tạo giống cây trồng biến đổi gen.
C. Nhân bản vô tính ở động vật. D. Tạo động vật biến đổi gen.
Câu 13: Kỹ thuật gen gồm các khâu cơ bản là:
A. tách; cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp.
B. cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. tách ADN từ tế bào cho, đưa ADN vào tế bào nhận.
D. tách; cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 14: Trong kỹ thuật gen, các tế bào nhận được dùng phổ biến hiện nay là gì?
A. Nấm men, nấm mốc. B. Nấm men, vi khuẩn E.coli.
C. Nấm mốc, vi khuẩn E.coli. D. Vi khuẩn E.coli.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kĩ thuật gen được ứng dụng để tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất
nhiều loại sản phẩm sinh học với số lượng cao, giá thành rẻ.
B. Tế bào E.coli được dùng làm tế bào nhận do dễ nuôi cấy và có khả năng sinh sản rất
nhanh.
C. Tế bào E.coli có vai trò nâng cao hiệu quả trong sản xuất các chất kháng sinh.
D. Chủng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ đột biến
nhân tạo.
Câu 16: Chủng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ
A. nhân bản vô tính. B. công nghệ gen.
C. dung hợp tế bào trần. D. gây đột biến nhân tạo.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Bằng kĩ thuật gen người ta đã đưa nhiều gen quy định nhiều đặc điểm quý vào cây trồng.
B. Cây trồng biến đổi gen không được tạo ra nhờ kĩ thuật gen.
C. Ở Việt Nam, trong điều kiện phòng thí nghiệm đã chuyển được gen kháng virus, gen
kháng rầy nâu… vào một số cây trồng như lúa, ngô.
D. Tạo giống cây trồng biến đổi gen là một trong những ứng dụng của công nghệ gen.
Câu 18: Đâu là thành tựu chuyển gen vào động vật nhờ công nghệ gen?
A. Chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn, giúp cho hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn, hàm
lượng mỡ ít hơn lợn bình thường.
B. Chuyển gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng ở người vào cá trạch ở Việt Nam.
C. Chuyển được gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng và gen chịu lạnh từ cá Bắc Cực vào cá
hồi và cá chép.
D. Cả A, B, C.
Câu 19: Ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản
phẩm sinh học cần thiết cho con người được gọi là gì?
A. Công nghệ sinh học. B. Công nghệ gen.
C. Công nghệ tế bào. D. Công nghệ chuyển nhân và phôi.
Câu 20: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học hiện đại?
A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường. B. Công nghệ chuyển nhân và phôi.
C. Công nghệ tạo giống đột biến. D. Công nghệ tế bào thực vật và động vật.
Câu 21: Hoocmon nào sau đây được dùng để điều trị bệnh đái tháo đường?
A. Glucagon B. Adrenaline C. Tiroxin D. Insulin
3/ Bài 34:Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
Câu 22: Biểu hiện của thoái hoá giống là
A. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng B. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ
C. Năng suất thu hoạch luôn được tăng lên D. Con lai có sức sống kém dần
Câu 23: Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa
A. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau.
B. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây.
C. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau.
D. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau
Câu 24: Giao phối cận huyết là
A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ.
B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen.
C. Giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau.
D. Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố mẹ chúng
Câu 25: Hiện tượng nào dưới đây thường xuất hiện do giao phối gần?
A. Con ở đời F1 luôn có các đặc điểm tốt. B. Con luôn có nguồn gen tốt của bố mẹ.
C. Xuất hiện quái thai, dị tật ở con. D. Con thường sinh trưởng tốt hơn bố mẹ.
Câu 26: Hiện tượng xuất hiện ở thế hệ sau nếu thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao
phấn là
A. Có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường
B. Con cháu xuất hiện ngày càng đông, có nhiều kiểu gen, kiểu hình
C. Cho năng suất cao hơn thế hệ trước
D. Sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ tính trạng xấu
Câu 27: Hiện tượng không xuất hiện khi cho vật nuôi giao phối cận huyết là
A. Sức sinh sản ở thế hệ sau giảm.
B. Con cháu xuất hiện các đặc điểm ưu thế so với bố mẹ.
C. Xuất hiện quái thai, dị hình.
D. Tạo ra nhiều kiểu gen mới trong bầy, đàn.
Câu 28: Tại sao ở một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt và ở động vật thường xuyên
giao phối gần không bị thoái hóa?
A. Vì chúng có những gen đặc biệt có khả năng kìm hãm tác hại của những cặp gen lặn gây
hại.
B. Vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng.
C. Vì chúng có những gen gây hại đã làm mất khả năng hình thành hợp tử.
D. Vì chúng là những loài sinh vật đặc biệt không chịu sự chi phối của các quy luật di
truyền.
Câu 29: Kết quả dẫn đến về mặt di truyền khi cho giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn là
A. Giảm tỉ lệ thể dị hợp và tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể.
B. Sự đa dạng về kiểu gen trong quần thể.
C. Sự đa dạng về kiểu hình trong quần thể.
D. Làm tăng khả năng xuất hiện đột biến gen.
Câu 30: Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng vẫn được
sử dụng trong chọn giống vì
A. Để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần chủng.
B. Tạo ra giống mới để góp phần phát triển chăn nuôi và trồng trọt.
C. Là một biện pháp quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi và trồng trọt.
D. Tạo ra nhiều biến dị và tổ hợp đột biến mới.
4/ Bài 35: ưu thế lai
Câu 31: Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển
mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ
hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là gì?
A. Ưu thế lai. B. Thoái hóa. C. Dòng thuần. D. Tự thụ phấn.
Câu 32: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của ưu thế lai?
A. Cơ thể lai F1 có sức sống cao, sinh trưởng phát triển mạnh.
B. Cơ thể lai F1 có năng suất giảm.
C. Cơ thể lai F1 có khả năng chống chịu tốt hơn với các điều hiện môi trường so với cơ thể
mẹ.
D. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng về ưu thế lai?
A. Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế
lai.
B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
C. Để khắc phục hiện tượng ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ, người ta dùng phương pháp
nhân giống hữu tính.
D. Khi lai các dòng thuần với nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất.
Câu 34: Để tạo ưu thế lai ở thực vật, người ta chủ yếu dùng phương pháp lai nào?
A. Lai phân tích. B. Tự thụ phấn. C. Lai khác dòng. D. Lai kinh tế.
Câu 35: Phương pháp cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác
nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống được gọi là
A. Lai kinh tế. B. Lai phân tích. C. Ngẫu phối. D. Giao phối gần.
Câu 36: Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào?
A. Dùng con đực thuộc giống trong nước cho giao phối với con cái thuốc giống thuần nhập
nội.
B. Dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống
thuần nhập nội.
C. Dùng con đực và con cái ở trong nước cho giao phối với nhau.
D. Dùng con đực và con cái nhập từ nước ngoài về cho giao phối với nhau.
Câu 37: Ngày nay,việc tạo con lai kinh tế đối với bò và lợn có nhiều thuận lợi nhờ kĩ thuật
nào?
A. Kĩ thuật giữ tinh đông lạnh.
B. Thụ tinh nhân tạo.
C. Kĩ thuật kích thích nhiều trứng cùng rụng một lúc để thụ tinh.
D. Tất cả các kĩ thuật trên.
Câu 38: Vì sao không dùng con lai kinh tế làm giống?
A. Vì các con lai không có khả năng thụ tinh.
B. Vì các con lai thụ tinh tạo hợp tử bất thường.
C. Vì các con lai giao phối với nhau có thể tạo thể đồng hợp lặn ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 39: Muốn duy trì ưu thế lai cần sử dụng phương pháp gì?
A. Nhân giống vô tính. B. Nhân giống hữu tính.
C. Lai phân tích. D. Lai kinh tế.
* Chương I: Sinh vật và môi trường.
1/Bài 41:Môi trường và các nhân tố sinh thái.
Câu 40: Hãy lựa chọn đáp án đúng về khái niệm Môi trường?
A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật.
B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu
sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh hoặc hữu
sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật.
D. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái hữu sinh ảnh
hưởng gián tiếp đến đời sống sinh vật.
Câu 41: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi
A. chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
B. chúng tạo ra nơi ở cho các sinh vật khác.
C. chúng cung cấp dinh dưỡng cho các sinh vật khác.
D. chúng cung cấp nơi ở cho các sinh vật khác
Câu 42: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với
A. tất cả các nhân tố sinh thái. B. nhân tố sinh thái hữu sinh.
C. nhân tố sinh thái vô sinh. D. một nhân tố sinh thái nhất định.
Câu 43: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh
thái sau: mức độ ngập nước (1), nhiệt độ không khí (2), kiến (3), ánh sáng (4), rắn hổ mang
(5), cây gỗ (6), gỗ mục (7), sâu ăn lá cây (8). Những nhân tố nào thuộc nhóm nhân tố sinh
thái vô sinh?
A. (1), (2), (4), (7) B. (1), (2), (4), (5), (6)
C. (1), (2), (5), (6) D. (3), (5), (6), (8)
Câu 44: Lựa chọn phát biểu đúng:
A. Ánh sáng, nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
B. Con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
C. Chỉ có ba loại môi trường sống chủ yếu là môi trường nước, môi trường đất và môi
trường không khí.
D. Các nhân tố sinh thái chỉ thay đổi phụ thuộc vào thời gian
Câu 45: Cho các phát biểu sau
1. Ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.
2. Sinh vật không thể tồn tại nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái.
3. Cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn nhiệt độ từ 5C đến 42C, trong đó điểm cực thuận là
32C
4. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với tất cả các nhân tố sinh thái gọi là giới hạn
sinh thái.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
Câu 46: Các nhân tố sinh thái
A. chỉ ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật
B. thay đổi theo từng môi trường và thời gian
C. chỉ gồm nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái con người
D. gồm nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh, con người thuộc nhóm nhân
tố sinh thái vô sinh.
Câu 47: Các nhân tố sinh thái vô sinh gồm có
A. nấm, gỗ mục, ánh sáng, độ ẩm. B. gỗ mục, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.
C. vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật. D. ánh sáng, nhiệt độ, gỗ mục, cây gỗ.
Câu 48: Nhân tố sinh thái được chia thành
A. nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
B. nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái con người.
C. nhân tố sinh thái hữu sinh và nhân tố sinh thái con người.
D. nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh, trong đó con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái
hữu sinh.
2/ Bài 42: ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
Câu 49: Hãy lựa chọn phát biểu đúng
A. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá dày, thân cao hơn so với cây sống trong bóng râm.
B. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá mỏng, thân thấp, có nhiều cành, tán rộng hơn so với
cây sống trong bóng râm.
C. Các cây sống ở nơi quang đãng có kích thước, hình dạng của lá và thân không đổi so với
cây sống trong bóng râm.
D. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá to, dày hơn so với cây sống trong bóng râm
Câu 50: Những nhóm nào gồm toàn cây ưa bóng?
A. Lá lốt, dong riềng, dương xỉ.
B. Lá lốt, dong riềng, bằng lăng.
C. Bạch đàn, xoài, cây phượng, ngô.
D. Lá lốt, trầu không, lúa.
Câu 51: Hãy lựa chọn phát biểu đúng:
A. Ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp,
hô hấp… và khả năng hút nước của cây.
B. Nhóm cây ưa bóng bao gồm những cây chỉ tồn tại được ở nơi có ánh sáng yếu.
C. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái của cây.
D. Ảnh hưởng của ánh sáng không tác động lên các đặc điểm sinh lý của cây.
Câu 52: Chọn đáp án phù hợp điền vào chỗ trống: …. bao gồm những cây sống nơi quang
đãng. … bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới
tán của cây khác, cây trồng làm cảnh đặt trong nhà.
A. Nhóm cây ưa bóng, nhóm cây ưa sáng.
B. Nhóm cây kỵ bóng, nhóm cây ưa sáng.
C. Nhóm cây ưa sáng, nhóm cây ưa bóng.
D. Nhóm cây ưa bóng, nhóm cây kỵ sáng.
Câu 53: Nhóm nào gồm toàn những loài động vật thuộc nhóm động vật ưa tối?
A. Cú mèo, dơi, gà. B. Dơi, cú mèo, giun đất.
C. Cáo, dơi, dê. D. Ong, dơi, cú mèo.
Câu 54: Hãy chọn phát biểu đúng
A. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật
và định hướng di chuyển trong không gian.
B. Cú mèo không thuộc nhóm động vật ưa tối.
C. Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm không ảnh hưởng tới hoạt động của các loài động vật.
D. Nhóm động vật ưa sáng gồm những động vật không hoạt động vào ban ngày.
Câu 55: Cho các phát biểu sau
1. Cây bạch đàn có thân cao, lá nhỏ xếp xiên, màu lá nhạt, mọc ở nơi quang đãng thuộc
nhóm cây ưa bóng.
2. Tùy theo sự thích nghi với các điều kiện chiếu sáng, người ta chia động vật thành hai
nhóm là nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa bóng.
3. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới hoạt động quang hợp ở thực vật.
4. Cây lá lốt thuộc nhóm cây ưa bóng.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 56: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ưa bóng?
A. Có phiến lá mỏng
B. Mô giậu kém phát triển
C. Lá nằm nghiêng so với mặt đất
D. Mọc dưới tán của cây khác
3/ Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.
Câu 57: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt trong các động vật sau
A. Hổ B. Thằn lằn C. Cú mèo D. Cừu
Câu 58: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt trong các động vật sau
A. Giun đất B. Thằn lằn C. Tắc kè D. Chồn
Câu 59: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau
A. Tất cả các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0-50 C.
B. Người ta chia sinh vật thành hai nhóm sinh vật chịu nhiệt và sinh vật hằng nhiệt.
C. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào môi trường.
D. Các động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào
nhiệt độ của môi trường.
Câu 60: Cho các phát biểu sau
1. Cây sống ở vùng ôn đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi
nước khi nhiệt độ không khí cao.
2. Gấu sống ở vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.
3. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
4. Con người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu sai là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 61: Những nhóm sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt?
A. Thực vật, cá, ếch, nhái, bò sát.
B. Cá, chim, thú, con người.
C. Chim, thú, con người.
D. Thực vật, cá, chim, thú.
Câu 62: Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng thường có đặc điểm
A. phiến lá mỏng, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển.
B. phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.
C. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu phát triển.
D. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển.
Câu 63: Lựa chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau
A. Cây sống ở nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như hồ ao có phiến lá hẹp, mô giậu kém
phát triển.
B. Cây sống ở nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến
thành gai.
C. Bò sát có khả năng chống mất nước kém hơn ếch nhái.
D. Bò sát thích nghi kém với môi trường khô hạn của sa mạc.
Câu 64: Thực vật nào sau đây có khả năng chịu hạn kém?
A. Cây rêu B. Cây xoài C. Cây xương rồng D. Cây bắp cải
Câu 65: Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa ẩm?
A. Thằn lằn B. Tắc kè C. Ếch nhái D. Bọ ngựa
Câu 66: Cho các phát biểu sau:
1. Độ ẩm không khí và đất ảnh hưởng ít đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
2. Con người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.
3. Nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt của môi
trường.
4. Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0-50C.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
4/ Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Câu 67: Hãy lựa chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
B. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nguồn thức ăn nhanh chóng.
C. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự
cạn kiệt nguồn thức ăn.
D. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng nguồn thức ăn.
Câu 68: Quan hệ cộng sinh là
A. sự hợp tác cùng có lợi giữa các sinh vật cùng loài.
B. sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật .
C. sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng
không có hại.
D. sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu… từ sinh
vật đó.
Câu 69: Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ cộng sinh?
A. Địa y sống bám trên cành cây. B. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
C. Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu. D. Giun đũa sống trong ruột người.
Câu 70: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm do nguyên nhân nào?
A. Môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội. B. Số lượng cá thể tăng quá cao.
C. Con đực tranh giành nhau con cái. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 71: Sự hợp tác có lợi giữa các loài sinh vật là quan hệ
A. hỗ trợ B. cộng sinh C. hội sinh D. cạnh tranh
Câu 72: Ví dụ về tảo gây tử vong cho nhiều loài tôm, cá… bằng cách tiết chất độc vào môi
trường nước gây hiện tượng thủy triều đỏ thuộc quan hệ
A. cạnh tranh B. ức chế - cảm nhiễm
C. kí sinh. D. sinh vật này ăn sinh vật khác
Câu 73: Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ?
A. Số lượng cây mọc nhiều trong một diện tích nhỏ. B. Cây thiếu ánh sáng.
C. Cây không lấy đủ dinh dưỡng. D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 74: Cho các ví dụ sau
1. Hoa lan sống trên các cành gỗ mục trong rừng.
2. Địa y sống bám trên cành cây.
3. Tầm gửi sống bám trên cây thân gỗ.
4. Vi khuẩn sống trong nốt sần các cây họ đậu.
Trong các ví dụ trên, có bao nhiêu ví dụ biểu hiện quan hệ kí sinh-nửa kí sinh?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 75: Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác gồm có
A. Động vật ăn thực vật. B. Động vật ăn thịt con mồi.
C. Thực vật bắt sâu bọ. D. Tất cả các đáp án trên
Câu 76: Cho các phát biểu sau
1) Các sinh vật sống cùng loài thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
2) Trong mối quan hệ khác loài, các sinh vật hỗ trợ hoặc đối địch với nhau.
3) Địa y sống bám trên cây gỗ thuộc quan hệ ký sinh - nửakí sinh.
4) Tảo biển tiết chất độc vào môi trường nước gây tử vong cho nhiều loài tôm cá thuộc quan
hệ ức chế cảm nhiễm.
Trong các phát biểu trên, các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4)
Câu 77: Trong tự nhiên, hiện tượng sống thành bầy đàn ở động vật không có ý nghĩa thích
nghi nào sau đây?
A. Giúp tích lũy các biến dị có lợi cho bản thân sinh vật.
B. Giúp tìm kiếm thức ăn được nhiều hơn.
C. Giúp tự vệ tốt hơn.
D. Giúp phát hiện kẻ thù nhanh hơn.
Câu 78: Cây sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?
A. Giúp cây lấy được nhiều ánh sáng và thức ăn hơn.
B. Giúp cây đỡ bị chết rét khi trời lạnh.
C. Giúp cây đỡ bị đổ khi gió thổi mạnh.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 79: Quan hệ cộng sinh là
A. Hai loài sống với nhau, loài này tiêu diệt loài kia
B. Hai loài sống với nhau và cùng có lợi
C. Hai loài sống với nhau và gây hại cho nhau
D. Hai loài sống với nhau và không gây ảnh hưởng cho nhau
Câu 80: Địa y bám trên cây, giữa địa y và cây có mối quan hệ gì?
A. Hội sinh B. Cộng sinh C. Kí sinh D. Nửa kí sinh
B/ Bài tập:
1/ Bài tập 1, 4 (trang 121 - SGK)
2/ Bài tập trong mục II – Trang 132 (SGK)
III/ ĐỀ MINH HỌA:
Họ và tên:………………………..
Lớp 9…

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II


Môn: Sinh 9 - Thời gian: 45 phút.
Năm học 2021 - 2022
Em hãy chọn ý trả lời đúng trong các câu sau và điền vào bảng dưới đây:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án
Câu 1 12 13 14 15 16 17 18 19 20
1
Đáp án
Câu 2 22 23 24 25 26 27 28 29 30
1
Đáp án

Câu 1: Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng có ý nghĩa gì?
A. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
B. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng mới.
C. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi
trường.
D. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng cho năng suất cao.
Câu 2: Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh sau khi tế bào hoặc mô được nuôi cấy nhờ công
nghệ tế bào có kiểu gen như dạng gốc vì
A. Cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ một tế bào của dạng gốc.
B. Bộ gen trong nhân được sao chép lại nguyên vẹn nhờ nguyên phân.
C. Các mô, tế bào được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp.
D. Cả A, B, C
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính?
A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
B. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.
C. Tạo ra các động vật biến đổi gen.
D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen giống cá thể gốc.
Câu 4: Các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN mang một hoặc một cụm
gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền được gọi là gì?
A. Công nghệ tế bào. B. Kỹ thuật gen. C. Kỹ thuật PCR. D. Đáp án khác.
Câu 5: Sản phẩm nào không phải là ứng dụng của công nghệ gen?
A. Nhân bản vô tính ở động vật. B. Tạo giống cây trồng biến đổi gen.
C. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới. D. Tạo động vật biến đổi gen.
Câu 6: Hoocmon nào sau đây được dùng để điều trị bệnh đái tháo đường?
A. Insulin B. Adrenaline C. Tiroxin D. Glucagon
Câu 7: Biểu hiện của thoái hoá giống là
A. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng.
B. Con lai có sức sống kém dần.
C. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ.
D. Năng suất thu hoạch luôn được tăng lên.
Câu 8: Giao phối cận huyết là
A. giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ.
B. lai giữa các cây có cùng kiểu gen.
C. giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố mẹ chúng.
D. giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau.
Câu 9: Cây sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?
A. Giúp cây lấy được nhiều ánh sáng và thức ăn hơn.
B. Giúp cây đỡ bị chết rét khi trời lạnh.
C. Giúp cây đỡ bị đổ khi gió thổi mạnh.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 10: Hiện tượng nào dưới đây thường xuất hiện do giao phối gần?
A. Xuất hiện quái thai, dị tật ở con. B. Con luôn có nguồn gen tốt của bố mẹ.
C. Con ở đời F1 luôn có các đặc điểm tốt. D. Con thường sinh trưởng tốt hơn bố mẹ.
Câu 11: Cho các phát biểu sau
1) Các sinh vật sống cùng loài thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
2) Trong mối quan hệ khác loài, các sinh vật hỗ trợ hoặc đối địch với nhau.
3) Địa y sống bám trên cây gỗ thuộc quan hệ ký sinh - nửakí sinh.
4) Tảo biển tiết chất độc vào môi trường nước gây tử vong cho nhiều loài tôm cá thuộc quan
hệ ức chế cảm nhiễm.
Trong các phát biểu trên, các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4)
Câu 12: Trong tự nhiên, hiện tượng sống thành bầy đàn ở động vật không có ý nghĩa thích
nghi nào sau đây?
A.Giúp tìm kiếm thức ăn được nhiều hơn.
B.Giúp tự vệ tốt hơn.
C.Giúp phát hiện kẻ thù nhanh hơn.
D.Giúp tích lũy các biến dị có lợi cho bản thân sinh vật.
Câu 13: Tại sao ở một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt và ở động vật thường xuyên
giao phối gần không bị thoái hóa?
A. Vì chúng có những gen đặc biệt có khả năng kìm hãm tác hại của những cặp gen lặn gây
hại.
B. Vì chúng có những gen gây hại đã làm mất khả năng hình thành hợp tử.
C. Vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng.
D. Vì chúng là những loài sinh vật đặc biệt không chịu sự chi phối của các quy luật di
truyền.
Câu 14: Kết quả dẫn đến về mặt di truyền khi cho giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn là
A. Sự đa dạng về kiểu gen trong quần thể.
B. Giảm tỉ lệ thể dị hợp và tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể.
C. Sự đa dạng về kiểu hình trong quần thể.
D. Làm tăng khả năng xuất hiện đột biến gen.
Câu 15: Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng vẫn được
sử dụng trong chọn giống vì
A. Để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần chủng.
B. Tạo ra giống mới để góp phần phát triển chăn nuôi và trồng trọt.
C. Là một biện pháp quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi và trồng trọt.
D. Tạo ra nhiều biến dị và tổ hợp đột biến mới.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của ưu thế lai?
A. Cơ thể lai F1 có năng suất giảm.
B. Cơ thể lai F1 có sức sống cao, sinh trưởng phát triển mạnh.
C. Cơ thể lai F1 có khả năng chống chịu tốt hơn với các điều hiện môi trường so với cơ thể
mẹ.
D. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng về ưu thế lai?
A. Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế
lai.
B. Để khắc phục hiện tượng ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ, người ta dùng phương pháp
nhân giống hữu tính.
C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
D. Khi lai các dòng thuần với nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất.
Câu 18: Để tạo ưu thế lai ở thực vật, người ta chủ yếu dùng phương pháp lai nào?
A. Lai phân tích. B. Tự thụ phấn. C. Lai khác dòng. D. Lai kinh tế.
Câu 19: Phương pháp cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác
nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống được gọi là
A. Lai phân tích. B. Ngẫu phối. C. Giao phối gần. D. Lai kinh tế.
Câu 20: Quan hệ cộng sinh là
A. sự hợp tác cùng có lợi giữa các sinh vật cùng loài.
B. sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật .
C. sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng
không có hại.
D. sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu… từ sinh
vật đó.
Câu 21: Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào?
A. Dùng con đực thuộc giống trong nước cho giao phối với con cái thuốc giống thuần nhập
nội.
B. Dùng con đực và con cái ở trong nước cho giao phối với nhau.
C. Dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống
thuần nhập nội.
D. Dùng con đực và con cái nhập từ nước ngoài về cho giao phối với nhau.
Câu 22: Hãy lựa chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
B. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nguồn thức ăn nhanh chóng.
C. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng nguồn thức ăn.
D. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự
cạn kiệt nguồn thức ăn.
Câu 23: Vì sao không dùng con lai kinh tế làm giống?
A. Vì các con lai không có khả năng thụ tinh.
B. Vì các con lai thụ tinh tạo hợp tử bất thường.
C. Vì các con lai giao phối với nhau có thể tạo thể đồng hợp lặn ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 24: Muốn duy trì ưu thế lai cần sử dụng phương pháp gì?
A. Nhân giống hữu tính. B. Nhân giống vô tính.
C. Lai phân tích. D. Lai kinh tế.
Câu 25: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với
A. một nhân tố sinh thái nhất định.
B. tất cả các nhân tố sinh thái.
C. nhân tố sinh thái hữu sinh.
D. nhân tố sinh thái vô sinh.
Câu 26: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh
thái sau: mức độ ngập nước (1), nhiệt độ không khí (2), kiến (3), ánh sáng (4), rắn hổ mang
(5), cây gỗ (6), gỗ mục (7), sâu ăn lá cây (8). Những nhân tố nào thuộc nhóm nhân tố sinh
thái vô sinh?
A. (1), (2), (4), (7)
B. (1), (2), (4), (5), (6)
C. (1), (2), (5), (6)
D. (3), (5), (6), (8)
Câu 27: Cho các phát biểu sau
1. Ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.
2. Sinh vật không thể tồn tại nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái.
3. Cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn nhiệt độ từ 5C đến 42C, trong đó điểm cực thuận là
32C
4. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với tất cả các nhân tố sinh thái gọi là giới hạn
sinh thái.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 3 C. 2 D.4
Câu 28: Các nhân tố sinh thái vô sinh gồm có
A. nấm, gỗ mục, ánh sáng, độ ẩm.
B. vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật.
C. gỗ mục, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.
D. ánh sáng, nhiệt độ, gỗ mục, cây gỗ.
Câu 29: Nhóm nào gồm toàn những loài động vật thuộc nhóm động vật ưa tối?
A. Cú mèo, dơi, gà. B. Cáo, dơi, dê.
C. Ong, dơi, cú mèo. D. Dơi, cú mèo, giun đất.
Câu 30: Hãy chọn phát biểu đúng
A. Cú mèo không thuộc nhóm động vật ưa tối.
B. Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm không ảnh hưởng tới hoạt động của các loài động vật.
C. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật
và định hướng di chuyển trong không gian.
D. Nhóm động vật ưa sáng gồm những động vật không hoạt động vào ban ngày.
..........................................Chúc các em làm bài tốt………………………..

Họ và tên:………………………
Lớp 9…

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II


Môn: Sinh 9 - Thời gian: 45 phút.
Năm học 2021 - 2022
Em hãy chọn ý trả lời đúng trong các câu sau và điền vào bảng dưới đây:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án
Câu 1 12 13 14 15 16 17 18 19 20
1
Đáp án
Câu 2 22 23 24 25 26 27 28 29 30
1
Đáp án
Câu 1: Cho các phát biểu sau
1) Các sinh vật sống cùng loài thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
2) Trong mối quan hệ khác loài, các sinh vật hỗ trợ hoặc đối địch với nhau.
3) Địa y sống bám trên cây gỗ thuộc quan hệ ký sinh - nửakí sinh.
4) Tảo biển tiết chất độc vào môi trường nước gây tử vong cho nhiều loài tôm cá thuộc quan
hệ ức chế cảm nhiễm.
Trong các phát biểu trên, các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (4) B. (1), (2), (3)
C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4)
Câu 2: Trong tự nhiên, hiện tượng sống thành bầy đàn ở động vật không có ý nghĩa thích
nghi nào sau đây?
A.Giúp tìm kiếm thức ăn được nhiều hơn.
B.Giúp tự vệ tốt hơn.
C.Giúp phát hiện kẻ thù nhanh hơn.
D.Giúp tích lũy các biến dị có lợi cho bản thân sinh vật.
Câu 3: Tại sao ở một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt và ở động vật thường xuyên
giao phối gần không bị thoái hóa?
A. Vì chúng có những gen đặc biệt có khả năng kìm hãm tác hại của những cặp gen lặn gây
hại.
B. Vì chúng có những gen gây hại đã làm mất khả năng hình thành hợp tử.
C. Vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng.
D. Vì chúng là những loài sinh vật đặc biệt không chịu sự chi phối của các quy luật di
truyền.
Câu 4: Kết quả dẫn đến về mặt di truyền khi cho giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn là
A. Sự đa dạng về kiểu gen trong quần thể.
B. Giảm tỉ lệ thể dị hợp và tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể.
C. Sự đa dạng về kiểu hình trong quần thể.
D. Làm tăng khả năng xuất hiện đột biến gen.
Câu 5: Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng vẫn được
sử dụng trong chọn giống vì
A. Để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần chủng.
B. Tạo ra giống mới để góp phần phát triển chăn nuôi và trồng trọt.
C. Là một biện pháp quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi và trồng trọt.
D. Tạo ra nhiều biến dị và tổ hợp đột biến mới.
Câu 6: Hoocmon nào sau đây được dùng để điều trị bệnh đái tháo đường?
A. Insulin B. Adrenaline C. Tiroxin D. Glucagon
Câu 7: Biểu hiện của thoái hoá giống là
A. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng. B. Con lai có sức sống kém dần.
C. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ. D. Năng suất thu hoạch luôn được tăng
lên.
Câu 8: Giao phối cận huyết là
A. giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ.
B. lai giữa các cây có cùng kiểu gen.
C. giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố mẹ chúng.
D. giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau.
Câu 9: Cây sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?
A. Giúp cây lấy được nhiều ánh sáng và thức ăn hơn.
B. Giúp cây đỡ bị chết rét khi trời lạnh.
C. Giúp cây đỡ bị đổ khi gió thổi mạnh.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 10: Hiện tượng nào dưới đây thường xuất hiện do giao phối gần?
A. Xuất hiện quái thai, dị tật ở con. B. Con luôn có nguồn gen tốt của bố mẹ.
C. Con ở đời F1 luôn có các đặc điểm tốt. D. Con thường sinh trưởng tốt hơn bố mẹ.
Câu 11: Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng có ý nghĩa gì?
A. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng mới.
B. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
C. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi
trường.
D. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng cho năng suất cao.
Câu 12: Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh sau khi tế bào hoặc mô được nuôi cấy nhờ công
nghệ tế bào có kiểu gen như dạng gốc vì
A. Cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ một tế bào của dạng gốc.
B. Bộ gen trong nhân được sao chép lại nguyên vẹn nhờ nguyên phân.
C. Các mô, tế bào được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp.
D. Cả A, B, C
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính?
A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
B. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.
C. Tạo ra các động vật biến đổi gen.
D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen giống cá thể gốc.
Câu 14: Các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN mang một hoặc một cụm
gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền được gọi là gì?
A. Công nghệ tế bào. B. Kỹ thuật gen. C. Kỹ thuật PCR. D. Đáp án khác.
Câu 15: Sản phẩm nào không phải là ứng dụng của công nghệ gen?
A. Nhân bản vô tính ở động vật. B. Tạo giống cây trồng biến đổi gen.
C. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới. D. Tạo động vật biến đổi gen.
Câu 16: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh
thái sau: mức độ ngập nước (1), nhiệt độ không khí (2), kiến (3), ánh sáng (4), rắn hổ mang
(5), cây gỗ (6), gỗ mục (7), sâu ăn lá cây (8). Những nhân tố nào thuộc nhóm nhân tố sinh
thái vô sinh?
A. (1), (2), (4), (7) B. (1), (2), (4), (5), (6)
C. (1), (2), (5), (6) D. (3), (5), (6), (8)
Câu 17: Cho các phát biểu sau
1. Ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.
2. Sinh vật không thể tồn tại nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái.
3. Cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn nhiệt độ từ 5C đến 42C, trong đó điểm cực thuận là
32C
4. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với tất cả các nhân tố sinh thái gọi là giới hạn
sinh thái.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 3 C. 2 D.4
Câu 18: Các nhân tố sinh thái vô sinh gồm có
A. nấm, gỗ mục, ánh sáng, độ ẩm. B. vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật.
C. gỗ mục, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. D. ánh sáng, nhiệt độ, gỗ mục, cây gỗ.
Câu 19: Nhóm nào gồm toàn những loài động vật thuộc nhóm động vật ưa tối?
A. Cú mèo, dơi, gà. B. Cáo, dơi, dê.
C. Ong, dơi, cú mèo. D. Dơi, cú mèo, giun đất.
Câu 20: Quan hệ cộng sinh là
A. sự hợp tác cùng có lợi giữa các sinh vật cùng loài.
B. sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật .
C. sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng
không có hại.
D. sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu… từ sinh
vật đó.
Câu 21: Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào?
A. Dùng con đực thuộc giống trong nước cho giao phối với con cái thuốc giống thuần nhập
nội.
B. Dùng con đực và con cái ở trong nước cho giao phối với nhau.
C. Dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống
thuần nhập nội.
D. Dùng con đực và con cái nhập từ nước ngoài về cho giao phối với nhau.
Câu 22: Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để
tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được gọi là gì?
A. Công nghệ sinh học. B. Công nghệ gen.
C. Kỹ thuật PCR. D. Công nghệ tế bào.
Câu 23: Để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh người ta sử
dụng gì?
A. Môi trường dinh dưỡng. B. Vitamin.
C. Hoocmon sinh trưởng. D. Đáp án khác.
Câu 24: Cho các phát biểu sau
1. Cây sống ở vùng ôn đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi
nước khi nhiệt độ không khí cao.
2. Gấu sống ở vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.
3. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
4. Con người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu sai là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 25: Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ cộng sinh?
A. Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu.
B. Địa y sống bám trên cành cây.
C. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
D. Giun đũa sống trong ruột người.
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của ưu thế lai?
A. Cơ thể lai F1 có năng suất giảm.
B. Cơ thể lai F1 có sức sống cao, sinh trưởng phát triển mạnh.
C. Cơ thể lai F1 có khả năng chống chịu tốt hơn với các điều hiện môi trường so với cơ thể
mẹ.
D. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng về ưu thế lai?
A. Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế
lai.
B. Để khắc phục hiện tượng ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ, người ta dùng phương pháp
nhân giống hữu tính.
C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
D. Khi lai các dòng thuần với nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất.
Câu 28: Để tạo ưu thế lai ở thực vật, người ta chủ yếu dùng phương pháp lai nào?
A. Lai phân tích. B. Tự thụ phấn.
C. Lai khác dòng. D. Lai kinh tế.
Câu 29: Phương pháp cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác
nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống được gọi là
A. Lai phân tích. B. Ngẫu phối.
C. Giao phối gần. D. Lai kinh tế.
Câu 30: Hãy chọn phát biểu đúng
A. Cú mèo không thuộc nhóm động vật ưa tối.
B. Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm không ảnh hưởng tới hoạt động của các loài động vật.
C. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật
và định hướng di chuyển trong không gian.
D. Nhóm động vật ưa sáng gồm những động vật không hoạt động vào ban ngày.

You might also like