You are on page 1of 13

1.

Biết được một số ứng dụng trong di truyền 6 CÂU TN


CN TẾ BÀO
- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháo nuôi cấy tế nào hoặc mô để tạo ra
cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn thiết yếu: tách tế bào hoặc mô từ cơ thể để nuôi cấy thành mô sẹo;
dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
2. Ứng dụng
a. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
- Nhằm tăng nhanh số lượng cây trồng trong thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu sản xuất.
b. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng.
- Ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào và mô để phát hiện và chọn lọc dòng tế bào xôma biến dị.
c. Nhân bản vô tính ở động vật.
1. Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ
thể hoàn chỉnh được gọi là gì?
A. Công nghệ tế bào.
B. Công nghệ gen.
C. Kỹ thuật PCR.
D. Công nghệ sinh học.
2. Ứng dụng của công nghệ tế bào là
A. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng.
B. nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống.
C. nhân bản vô tính.
D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng, nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống, nhân
bản vô tính.
3. Mô sẹo là mô:
A. Gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.
B. Gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.
C. Gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có kiểu gen tốt.
D. Gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen tốt
4. Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trông có ý nghĩa gì?
A. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng mới.
B. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường.
C. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng cho năng suất cao.
D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
5. Để phát hiện và chọn lọc dòng tế bào soma biến dị người ta sử dụng phương pháp gì?
A. Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào.
B. Phương pháp chuyển gen.
C. Phương pháp nhân bản vô tính.
D. Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
6. Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh sau khi tế bào hoặc mô được nuôi cấy nhờ công nghệ tế bào có kiểu gen
như dạng gốc vì
A. Cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ một tế bào của dạng gốc.
B. Bộ gen trong nhân được sao chép lại nguyên vẹn nhờ nguyên phân.
C. Các mô, tế bào được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp.
D. Cả A, B, C
7. Đâu không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính là gì?
A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
B. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.
C. Tạo ra các động vật biến đổi gen.
D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc.
8. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhân bản vô tính không làm giảm tuổi thọ của động vật được nhân bản.
B. Ở Việt Nam đã nhân bản vô tính thành công đối với cá trạch.
C. Nhân bản vô tính mở ra triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
D. Nhân bản vô tính giúp tăng nhanh số lượng cá thể từ một mô sẹo ban đầu ở thực vật.
9. Ở nước ta, những loài thực vật nào đã được nhân giống vô tính trong ống nghiệm thành công?
A. Khoai tây
B. Mía
C. Dứa
D. Cả A, B, C
10. Để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh người ta sử dụng gì?
A. Hoocmon sinh trưởng.
B. Môi trường dinh dưỡng.
C. Vitamin.
D. Đáp án khác.
CN GEN
- Kĩ thuật gen (kĩ thuật di truyền) là các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN mang một
hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền.
- Ứng dụng:
+ Tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học với số lượng lớn
và giá thành rẻ như hoocmôn, kháng sinh, ...
+ Tạo giống cây trồng đột biến gen có các đặc tính quý như kháng sâu bệnh, năng suất và hàm lượng dinh
dưỡng cao, …
+ Tạo động vật biến đổi gen: thành tựu còn nhiều hạn chế.
Các thao tác tác động lên AND để chuyển một đoạn AND mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài
cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền được gọi là gì?
A. Kỹ thuật gen.
B. Công nghệ tế bào.
C. Kỹ thuật PCR.
D. Đáp án khác.
Câu 2: Quan sát sơ đồ chuyển gen và tế bào vi khuẩn E.coli.

Các số 1, 3, 6 lần lượt là kí hiệu của:


A. đoạn ADN tách từ tế bào cho, ADN tái tổ hợp, AND tái tổ hợp của thế hệ tiếp theo.
B. đoạn ADN tách từ tế bào cho, phân tử ADN làm thể truyền, ADN tái tổ hợp.
C. đoạn ADN tách từ tế bào cho, phân tử ADN dạng vòng của vi khuẩn, AND tái tổ hợp.
D. đoạn ADN tách từ tế bào cho, phân tử ADN làm thể truyền, ADN tái tổ hợp của thế hệ tiếp theo.
Câu 3: Đâu không phải là ứng dụng của công nghệ gen?
A. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới.
B. Tạo giống cây trồng biến đổi gen.
C. Nhân bản vô tính ở động vật.
D. Tạo động vật biến đổi gen.
Câu 4: Kỹ thuật gen gồm các khâu cơ bản là:
A. tách; cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp.
B. cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. tách ADN từ tế bào cho, đưa ADN vào tế bào nhận.
D. tách; cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 5: Trong kỹ thuật gen, các tế bào nhận được dùng phổ biến hiện nay là gì?
A. Nấm men, nấm mốc.
B. Nấm men, vi khuẩn E.coli.
C. Nấm mốc, vi khuẩn E.coli.
D. Vi khuẩn E.coli.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kĩ thuật gen được ứng dụng để tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm
sinh học với số lượng cao, giá thành rẻ.
B. Tế bào E.coli được dùng làm tế bào nhận do dễ nuôi cấy và có khả năng sinh sản rất nhanh.
C. Tế bào E.coli có vai trò nâng cao hiệu quả trong sản xuất các chất kháng sinh.
D. Chủng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ đột biến nhân tạo.
Câu 7: Chủng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ
A. nhân bản vô tính.
B. công nghệ gen.
C. dung hợp tế bào trần.
D. gây đột biến nhân tạo.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Bằng kĩ thuật gen người ta đã đưa nhiều gen quy định nhiều đặc điểm quý vào cây trồng.
B. Cây trồng biến đổi gen không được tạo ra nhờ kĩ thuật gen.
C. Ở Việt Nam, trong điều kiện phòng thí nghiệm đã chuyển được gen kháng virus, gen kháng rầy nâu…
vào một số cây trồng như lúa, ngô.
D. Tạo giống cây trồng biến đổi gen là một trong những ứng dụng của công nghệ gen.
Câu 9: Đâu là thành tựu chuyển gen vào động vật nhờ công nghệ gen?
A. Chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn, giúp cho hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn, hàm lượng mỡ ít hơn
lợn bình thường.
B. Chuyển gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng ở người vào cá trạch ở Việt Nam.
C. Chuyển được gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng và gen chịu lạnh từ cá Bắc Cực vào cá hồi và cá chép.
D. Cả A, B, C.
Câu 10: Ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học
cần thiết cho con người được gọi là gì?
A. Công nghệ sinh học.
B. Công nghệ gen.
C. Công nghệ tế bào.
D. Công nghệ chuyển nhân và phôi.
Hiển thị đáp án
Câu 11: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học hiện đại?
A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường.
B. Công nghệ chuyển nhân và phôi.
C. Công nghệ tạo giống đột biến.
D. Công nghệ tế bào thực vật và động vật.
Hiển thị đáp án
Câu 12: Hoocmon nào sau đây được dùng để điều trị bệnh đái tháo đường?
A. Glucagon
B. Adrenaline
C. Tiroxin
D. Insulin
2. Ưu điểm chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt ĐỌC SƠ
Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể
Áp dụng khi chọn lọc nhiều cá thể vật nuôi để làm giống Hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo ra có độ đồn
trong thời gian ngắn. năng suất ổn định, giống được sử dụng trong thời gian
Dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không tốn kém. Cần nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu kỹ thu
cao.
Hiệu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định.

3. Nhân tố sinh thái là gì, phân biệt nhân tố vô sinh với nhân tố hữu sinh ĐỌC SƠ
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh
- Là những nhân tố vật lí, hóa học của môi - Là các nhân tố sống tác động đến sinh vật;
trường; các nhân tố này tác động đến đặc các nhân tố này tạo nên mối quan hệ giữa các
điểm hình thái, chức năng sinh lí và tập tính sinh vật trong môi trường (quan hệ hỗ trợ, cạnh
của sinh vật. tranh hoặc đối địch).
NHÂN TỐ KHÔNG SỐNG NHÂN TỐ SỐNG
- Ví dụ: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không - Ví dụ: Cùng sống trên một cánh đồng lúa, cỏ
khí,… là các nhân tố vô sinh tác động đến dại cạnh tranh chất dinh dưỡng với lúa nên khi
cây xanh. cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm.
4. Trình bày và phân biệt các mối quan hệ cùng loài và khác loài ĐỌC SƠ

5. Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên sinh vật như thế nào? 6 CÂU TN
I. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý, tập tính của sinh vật.
- Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 500C. Ở thực vật, cây chỉ quang hợp và hô hấp ở
nhiệt độ từ 20 – 300C. Nhiệt độ trên 400C và dưới 00C cây ngừng quang hợp và hô hấp.
+ Thực vật vùng nóng thường có lá màu xanh đậm, bề mặt lá có tầng cutin dày hoặc lá biến thành gai hạn
chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, thân mọng nước...
+ Thực vật vùng lạnh về mùa đông thường rụng lá: giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, thân và rễ có
lớp bần dày tạo thành lớp bảo vệ cây.
- Động vật ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau
+ Động vật vùng lạnh có lông dày hơn, kích thước lớn hơn so với thú sống ở vùng nóng.
+ Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng hoặc lạnh quá bằng cách: chui vào hang, ngủ đông hoặc
ngủ hè…
+ Có 1 số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao như vi khuẩn suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 – 900C.
Một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất thấp như ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ - 270C.
- Dựa vào sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Người ta chia sinh vật thành 2 nhóm:
+ Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhóm này gồm: vi sinh vật,
nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
+ Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Gồm: các động vật
có tổ chức cao như: chim, thú và con người.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
- Độ ẩm không khí và độ ẩm của đất ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
+ Có những sinh vật thường xuyên sống trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt ven các bờ suối, dưới tán
cây rừng rậm…

+ Có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như hoang mạc, vùng núi đá…
- Sinh vật sống ở những vùng có độ ẩm khác nhau có hình thái, cấu tạo khác nhau:
+ Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng: phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.
+ Cây sống nơi ẩm ướt, ánh sáng mạnh: phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.
+ Cây sống nơi khô hạn: cơ thể mọng nước, lá và thân tiêu giảm, lá biến thành gai.
+ Động vật sống nơi ẩm ướt (ếch, nhái ..) khi trời nóng cơ thể mất nước nhanh vì da chúng là da trần, bò sát
khả năng chống mất nước hiệu quả hơn vì da có lớp vảy sừng bao bọc.
- Dựa vào ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật người ta chia sinh vật thành các nhóm: thực vật ưa ẩm,
thực vật chịu hạn, động vật ưa ẩm và động vật chịu hạn.
- Về ảnh hưởng của nhiệt độ :
+ Nhìn chung, nhiệt độ thường xuyên ảnh hưởng đến các hoạt động sống của sinh vật và các loài sinh vật
khác nhau phản ứng khác nhau đối với tác động của nhiệt độ.
Trong tự nhiên, đa số các loài sống được trong khoảng nhiệt độ 0 - 50°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
đều ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật. Trong tự nhiên, có loài chỉ sống được ở nơi ấm áp, có loài chỉ
sống được ở nơi giá lạnh.
Mỗi loài có một giới hạn sinh thái về nhiệt độ. Nhiệt độ thường xuyên ảnh hưởng đến sinh vật, đến các đặc
điểm hình thái, sinh lí của chúng.
+ Ví dụ :
Với thực vật : ở vùng nóng, lá cây thường có tầng cutin dày để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ lên
cao ; ở vùng ôn đới, cây thường rụng lá về mùa đông làm giảm tối đa diện tích tiếp xúc với không khí lạnh
và hạn chế sự thoát hơi nước.
Với động vật : Ở vùng nóng, thú thường có lông ngắn, thưa và kích thước tai và đuôi lớn. Còn ở vùng lạnh
thì ngược lại, thú thường có lông dài, dày và kích thước tai và đuôi nhỏ.
+ Căn cứ vào sự phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể với nhiệt độ môi trường, người ta chia sinh vật thành hai
nhóm : sinh vật biến nhiệt (có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiột độ môi trường) và sinh vật hằng nhiệt (có
nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc nhiệt độ môi trường).
- Về ảnh hưởng của ánh sáng :
+ Ánh sáng mặt trời là nguồn nhiệt quan trọng để sưởi ấm Trái Đất và là nguồn năng lượng cơ bản cho mọi
hoạt động sống của sinh vật vì : cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để quang hợp, tổng hợp chất
hữu cơ cung cấp cho động vật và con người.
+ Ánh sáng ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí diễn ra trong cơ thể sinh vật, do đó ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng, phát triển và sinh sản cũng như sự phân bố của sinh vật.
Ví dụ : Thực vật có tính hướng sáng, ngọn và thân cây có xu hướng vươn lên về phía ánh sáng ; cây mọc
trong rừng thường có thân cao, ít cành và cành tập trung ở phần ngọn, còn những cây mọc ở nơi trống vắng,
nhiéu sáng thì cây thấp, nhiều cành và tán rộng.
Ánh sáng giúp cho động vật nhận biết các vật và giúp chúng di chuyển trong không gian, có nhóm động vật
hoạt động mạnh vào ban đêm nhưng ngược lại, có nhóm động vật hoạt động mạnh vào ban ngày...
+ Căn cứ vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng mà thực vật được chia làm 2 nhóm : nhóm cây ưa
sáng và nhóm cây ưa bóng. Hai nhóm cây này khác nhau về các đặc điểm như chiều cao thân, chiều rộng tán
lá, độ lớn phiến lá, số lượng cành...
Động vật cũng được chia làm hai nhóm : nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối. Hai nhóm này
thích nghi với những điều kiện chiếu sáng khác nhau. Vì vậy một nhóm gồm những động vật hoạt động vào
ban ngàv và nhóm kia gồm những động vật ưa hoạt động vào ban đêm hoặc sống trong hang, trong đất hay ở
những vùng nước sâu.
- Về ảnh hưởng của độ ẩm :
+ Độ ẩm của không khí và đất ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển sinh vật. Thực vật cũng như
động vật mang nhiều đặc điểm thích nghi với những môi trường có độ ẩm khác nhau như ếch nhái có lớp da
trân thích nghi với môi trường ẩm ướt, còn thằn lằn lại thích nghi với môi trường khô hạn vì có lớp vảy sừng
hay xương rồng có thân cây mọng nước và lá biến thành gai đế có thể tồn tại được trên sa mạc...
+ Mỗi loài sinh vật đều có cho riêng mình một giới hạn chịu đựng về độ ẩm.
+ Căn cứ vào khả năng thích nghi với độ ẩm của môi trường mà thực vật được chia làm hai nhóm là thực vật
ưa ẩm và thực vật chịu hạn, còn động vật được chia thành hai nhóm là động vật ưa ẩm và động vật ưa khô.
Câu 1: Hãy lựa chọn phát biểu đúng
A. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá dày, thân cao hơn so với cây sống trong bóng râm.
B. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá mỏng, thân thấp, có nhiều cành, tán rộng hơn so với cây sống
trong bóng râm.
C. Các cây sống ở nơi quang đãng có kích thước, hình dạng của lá và thân không đổi so với cây sống trong
bóng râm.
D. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá to, dày hơn so với cây sống trong bóng râm
Câu 2: Cho các loại cây sau: Bạch đàn, lá lốt, dong riềng, cây xoài, cây phượng, bằng lăng. Những cây nào
thuộc nhóm cây ưa bóng?
A. Lá lốt, dong riềng.
B. Lá lốt, dong riềng, bằng lăng.
C. Bạch đàn, cây xoài, cây phương, bằng lăng.
D. Lá lốt.
Câu 3: Cây nào trong các cây sau thuộc nhóm cây ưa sáng?
A. Cây xoài
B. Cây dong riềng
C. Cây lá lốt
D. Cây lưỡi hổ
Câu 4: Hãy lựa chọn phát biểu đúng
A. Ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp…
và khả năng hút nước của cây.
B. Nhóm cây ưa bóng bao gồm những cây chỉ tồn tại được ở nơi có ánh sáng yếu.
C. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái của cây.
D. Ảnh hưởng của ánh sáng không tác động lên các đặc điểm sinh lý của cây.
Câu 5: Chọn đáp án phù hợp điền vào chỗ trống: …. bao gồm những cây sống nơi quang đãng. … bao gồm
những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán của cây khác, cây trồng làm
cảnh đặt trong nhà.
A. Nhóm cây ưa bóng, nhóm cây ưa sáng.
B. Nhóm cây kỵ bóng, nhóm cây ưa sáng.
C. Nhóm cây ưa sáng, nhóm cây ưa bóng.
D. Nhóm cây ưa bóng, nhóm cây kỵ sáng.
Câu 6: Cho các loài động vật sau: cáo, dê, dơi, chồn, cú mèo, trâu, chó, nai. Những loài động vật thuộc
nhóm động vật ưa tối là
A. cáo, chồn, cú mèo.
B. cáo, dơi, chồn, cú mèo.
C. cáo, dơi, chồn.
D. cáo, dơi, cú mèo.
Câu 7: Hãy chọn phát biểu đúng
A. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định
hướng di chuyển trong không gian.
B. Cú mèo không thuộc nhóm động vật ưa tối.
C. Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm không ảnh hưởng tới hoạt động của các loài động vật.
D. Nhóm động vật ưa sáng gồm những động vật không hoạt động vào ban ngày.
Câu 8:Cho các phát biểu sau
1. Cây bạch đàn có thân cao, lá nhỏ xếp xiên, màu lá nhạt, mọc ở nơi quang đãng thuộc nhóm cây ưa bóng.
2. Tùy theo sự thích nghi với các điều kiện chiếu sáng, người ta chia động vật thành hai nhóm là nhóm động
vật ưa sáng và nhóm động vật ưa bóng.
3. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới hoạt động quang hợp ở thực vật.
4. Cây lá lốt thuộc nhóm cây ưa bóng.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9: Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa sáng?
A. Dơi
B. Cú mèo
C. Chim chích chòe
D. Diệc
Câu 10: Động vật nào sau đây hoạt động vào ban đêm?
A. Trâu
B. Nai
C. Sóc
D. Cừu
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ưa bóng?
A. Có phiến lá mỏng
B. Mô giậu kém phát triển
C. Lá nằm nghiêng so với mặt đất
D. Mọc dưới tán của cây khác
Câu 1: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt trong các động vật sau
A. Hổ
B. Thằn lằn
C. Cú mèo
D. Cừu
Câu 2: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt trong các động vật sau
A. Giun đất
B. Thằn lằn
C. Tắc kè
D. Chồn
Câu 3: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau
A. Tất cả các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0-50 C.
B. Người ta chia sinh vật thành hai nhóm sinh vật chịu nhiệt và sinh vật hằng nhiệt.
C. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào môi trường.
D. Các động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của
môi trường.
Câu 4: Cho các phát biểu sau
1. Cây sống ở vùng ôn đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ
không khí cao.
2. Gấu sống ở vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.
3. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
4. Con người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu sai là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5: Những nhóm sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt?
A. Thực vật, cá, ếch, nhái, bò sát.
B. Cá, chim, thú, con người.
C. Chim, thú, con người.
D. Thực vật, cá, chim, thú.
Câu 6: Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng thường có đặc điểm
A. phiến lá mỏng, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển.
B. phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.
C. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu phát triển.
D. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển.
Câu 7: Lựa chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau
A. Cây sống ở nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như hồ ao có phiến lá hẹp, mô giậu kém phát triển.
B. Cây sống ở nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.
C. Bò sát có khả năng chống mất nước kém hơn ếch nhái.
D. Bò sát thích nghi kém với môi trường khô hạn của sa mạc.
Câu 8: Thực vật nào sau đây có khả năng chịu hạn kém
A. Cây rêu
B. Cây xoài
C. Cây xương rồng
D. Cây bắp cải
Câu 9: Thực vật nào sau đây có khả năng chịu hạn tốt
A. Cây thài lài
B. Cây nha đam
C. Cây bắp cải
D. Cây rêu
Câu 10: Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa ẩm
A. Thằn lằn
B. Tắc kè
C. Ếch nhái
D. Bọ ngựa
Câu 11: Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa khô
A. Thằn lằn
B. Hà mã
C. Giun đất
D. Hải cẩu
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
1. Độ ẩm không khí và đất ảnh hưởng ít đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
2. Con người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.
3. Nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt của môi trường.
4. Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0-50C.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
6. Khái niệm quần thể, quần xã, hệ sinh thái. Cho ví dụ 3 CÂU TN, 1 CÂU TL
- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở
một thời điếm nhất định.
Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Vd:
- Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau
sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào số lượng thức ăn trên đồng.
- Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam
- Những cây lúa trên ruộng lúa
- Đàn én
- Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một
khoảng không gian có các điều kiện sinh thái tương tự nhau, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó như một thể
thống nhất.
Vd:
Khu rừng mưa nhiệt đới.
+ Các quần thể sinh vật có trong rừng mưa nhiệt đới:
 Quần thể động vật: hổ, báo, thỏ, mối…
 Quần thể thực vật: lim, chò, các loại cỏ, rêu, dương xỉ…
 Các quần thể nấm, vi sinh vật…
Tự luận:
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh), các sinh vật luôn tác
động qua lại lẫn nhau tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Ví dụ: hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
- Các thành phần của hệ sinh thái:
+ Thành phần vô sinh: Đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ,...
+ Thành phần hữu sinh :
● Sinh vật sản xuất: Cây gỗ, cây cỏ,…
● Sinh vật tiêu thụ bậc 1: Sâu ăn lá cây, chuột, hươu, …
● Sinh vật tiêu thụ bậc 2: Bọ ngựa, cầy,…
● Sinh vật tiêu thụ bậc 3: Rắn, đại bàng, hổ,…
● Sinh vật phân giải: Vi sinh vật, nấm, địa y, giun đất,
Hệ sinh thái ao:
+ Thành phần vô sinh: đất, đá, cát, nước, bùn,...
+ Thành phần hữu sinh:
Sinh vật sản xuất: cỏ, bèo, tảo,...
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: tôm, ốc,...
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: cá chép, cá rô phi, ếch..
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: rắn nước,...
Sinh vật phân giải: vi sinh vật, vi khuẩn
Hệ sinh thái biển:
+ Thành phần vô sinh: nước biển, cát
+ Thành phần hữu sinh:
 Sinh vật sản xuất: rong, bèo, cây thủy sinh, tảo hiển vi.
 Sinh vật tiêu thụ cấp 1: cá nhỏ ăn rong, bèo. tôm, động vật nổi, tép, cua
 Sinh vật tiêu thụ cấp 2: cá to, vừa
 Sinh vật tiêu thụ cấp 3: cá lớn.
 Sinh vật phản giải: vi sinh vật
7. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm
giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? TỰ LUẬN
- Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ thích hợp. kết hợp tỉa thưa cây, bón phân và tưới nước đầy đủ, tạo
điều kiện cho cây trồng phát triển tốt, năng suất cao.
- Đối với chăn nuôi: Khi đàn quá đông, nhu cầu về thức ăn, chỗ ở trở nên thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm
ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho
vật nuôi phát triển tốt.
8. Trong chọn giống vật nuôi, người ta sử dụng phương pháp nào? TỰ LUẬN
- Trong chọn giống vật nuôi, lai giống là phương pháp chủ yếu để tạo nguồn biến dị cho chọn giống mới, cải
tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế lai vì quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và chi phí rất
lớn.
Câu 1: Quần thể sinh vật là
A. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất
định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
B. tập hợp các các thể sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những
cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
C. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất
định.
D. những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 2: Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hơp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau.
B. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao.
C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Câu 3: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
A. Rừng tre phân bố tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình.
B. Tập hợp cá rô phi sống trong một cái ao.
C. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với
nhau sinh ra chuột con.
D. Cá chép, cá mè cùng sống chung trong một bể cá.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Câu 4: Đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. tỉ lệ giới tính.
B. thành phần nhóm tuổi.
C. mật đô quần thể.
D. tất cả các đáp án trên.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Câu 5: Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa
A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
B. quyết định mức sinh sản của quần thể.
C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.
D. làm cho kích thước quần thể giảm sút.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 6: Mật độ quần thể là
A. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị thể tích.
B. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
C. số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
D. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Câu 7: Phát biểu đúng về mật độ quần thể là
A. Mật độ quần thể luôn cố định.
B. Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động thất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng
hoặc dịch bệnh.
C. Mật độ quần thể không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
D. Quần thể sinh vật không thể tự điều chỉnh về mức cân bằng.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 8: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi
dào và nơi ở rộng rãi… Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao sẽ dẫn đến
A. nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.
B. nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết.
C. mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.
D. cả A, B, C đều đúng.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Câu 9: Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?
A. Vào các tháng mùa mưa trong năm số lượng muỗi giảm đi.
B. Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.
C. Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc và nguồn thức ăn, nơi ở và các
điều kiện sống của môi trường.
D. Mật độ quần thể tăng mạnh khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
1. Ngỗng và vịt có tỉ lệ đực/cái là 40/60.
2. Quần thể được đặc trưng bởi: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ quần thể.
3. Số lượng cá thể trong quần thể không bị thay đổi trước các điều kiện của môi trường.
4. Nhóm tuổi trước sinh sản có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp tuổi?
A. Tháp tuổi không phải lúc nào cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
B. Tháp dạng phát triển bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
C. Tháp tuổi dạng ổn định đáy nhỏ, đỉnh lớn.
D. Tháp tuổi dạng giảm sút có đáy hẹp định hẹp.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Câu 1: Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định
và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau được gọi là
A. quần xã sinh vật.
B. hệ sinh thái.
C. sinh cảnh.
D. hệ thống quần thể.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 2: Số lượng các loài trong quần xã được đặc trưng bởi các chỉ số
A. độ đa dạng
B. độ nhiều
C. độ thường gặp
D. cả A, B, C đều đúng
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Câu 3: Ví dụ nào sau đây được coi là một quần xã sinh vật?
A. Cây sống trong một khu vườn.
B. Cá rô phi sống trong một cái ao.
C. Rắn hổ mang sống trên 3 hòn đảo khác nhau.
D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 4: Loài đặc trưng là
A. loài có số lượng ít nhất trong quần xã.
B. loài có số lượng nhiều trong quần xã.
C. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
D. loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Câu 5: Loài ưu thế là
A. loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
B. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
C. loài có mật độ cá thể cao trong quần xã.
D. loài có số lượng ít nhất trong quần xã.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 6: Cho các hoạt động sau:
1. Cây rụng lá vào mùa đông.
2. Chim di cư về phía Nam vào mùa đông.
3. Cú mèo hoạt động ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm.
4. Hoa Quỳnh nở vào buổi tối.
Trong các hoạt động trên, những hoạt động có chu kỳ mùa là
A. 1, 2 B. 3, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 4
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 7: Những nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi?
A. Nhân tố sinh thái vô sinh.
B. Nhân tố sinh thái hữu sinh.
C. Nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh.
D. Nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, con người.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Câu 8: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần loài các sinh vật.
B. Loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
C. Loài đặc trưng là loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
D. Tập hợp cá rô phi trong ao tạo thành một quần xã
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 9: “Gặp khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số
lượng chim sâu cũng tăng theo.Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới
số lượng sâu lại giảm” Đây là ví dụ minh họa về
A. diễn thế sinh thái.
B. cân bằng quần thể.
C. giới hạn sinh thái.
D. cân bằng sinh học
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Câu 10: Hãy lựa chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau
A. Độ đa dạng của quần xã thể hiện bởi mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
B. Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh.
C. Số lượng loài trong quần xã được đánh giá qua những chỉ số về độ đa dang, độ nhiều, độ thường gặp.
D. Quần xã có cấu trúc không ổn định, luôn thay đổi.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Câu 1: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?
A. Bể cá cảnh B. Cánh đồng C. Rừng nhiệt đới D. Công viên
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Câu 2: Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác
phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau là
A. lưới thức ăn
B. bậc dinh dưỡng
C. chuỗi thức ăn
D. mắt xích
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Câu 3: Xét chuỗi thức ăn:Cỏ - chuột – rắn hổ mang – diều hâu. Trong đó, sinh vật tiêu thụ là
A. Cỏ, chuột, rắn hổ mang, đại bàng.
B. Chuột, rắn hổ mang, đại bàng.
C. Cỏ, đại bàng.
D. Đại bàng.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 4: Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm
A. sinh vật sản xuất.
B. sinh vật tiêu thụ.
C. sinh vật phân giải.
D. tất cả 3 đáp án trên.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Câu 5: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
A. các thành phần vô sinh, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
B. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.
C. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
D. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Câu 6: Có bao nhiêu chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn sau?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Câu 7: Nhận định nào sau đây sai về chuỗi thức ăn sau: Cỏ  Châu chấu  Gà rừng Hổ  Vi khuẩn?
A. Cỏ là sinh vật sản xuất.
B. Chỉ có gà rừng và hổ là sinh vật tiêu thụ.
C. Vi khuẩn là sinh vật phân giải.
D. Châu chấu, gà rừng và hổ là sinh vật tiêu thụ.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 8: Nhận định nào sau đây sai về hệ sinh thái?

A. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh chỉ có các thành phần gồm sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất.
B. Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
C. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt là ba nhóm hệ sinh thái chính.
D. Hoang mạc là một hệ sinh thái trên cạn.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 9: Hãy chọn chuỗi thức ăn phù hợp khi có các sinh vật sau: cỏ, nấm, châu chấu, gà rừng.
A. Nấm  cỏ  châu chấu  gà rừng.
B. Cỏ  châu chấu  gà rừng nấm .
C. Gà rừng châu chấu  cỏ  nấm.
D. Châu chấu  gà rừng  nấm  cỏ.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 10: Các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đều bắt đầu từ
A. sinh vật sản xuất.
B. sinh vật tiêu thụ.
C. sinh vật phân giải.
D. con người.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 11: Hệ sinh thái nào dưới đây không phải là hệ sinh thái trên cạn?
A. Rừng lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới
B. Rừng ngập mặn
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Vùng thảo nguyên và hoang mạc
Hiển thị đáp án
Đáp án: B

You might also like